Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 môn Tiếng Việt

Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 môn Tiếng Việt. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1
Phần 1: Đọc hiểu
Sông Hương
Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa
Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên
nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá
tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con ng này yếu tố tính quyết định để
người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.
Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú
của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các
miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc
hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình.
Người ta thường dòng sông Hương duyên dáng như gái Huế e ấp nụ cười dưới
vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc
ngang qua sông Hương.
[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn
Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên
Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn thể
ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu
sắc trong ngày.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm)
A. 40km
B. 80km
C. 30km
D. 60km
2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)
A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.
B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.
C. Tngã ba Bằng Lãng chảy qua c huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy
ra biển.
D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa
lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm)
A. Cầu Tràng Tiền
B. Cầu Nhật Lệ
C. Cầu Rồng
D. Cầu Phú Mỹ
Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):
“Từ chùa, bạn thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu n
mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):
“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú
của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các
miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):
Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mẹ em chuẩn bđể nấu xôi mừng chị gái thi
đậu đại học.
Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)
a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________
b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả một người bạn thân của mình.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2
Phần 1: Đọc hiểu
Ruộng bậc thang Sa Pa
Tháng 10, một mình một con “ngựa sắt hai bánh” Min-xcơ được tiếng là “khỏe như trâu”,
tôi vượt yên ngựa Trung Chải dốc cao tức ngực, hun hút khe sâu, đến thôn Vù Lùng
Sung lãng đãng ẩn hiện trong sương trắng dập dềnh, miền đất “kỳ quanruộng bậc
thang 121 bậc, nhiều bậc nhất Việt Nam, như chiếc “thang mây” bắc lên lưng trời. Trên
độ cao hơn 700 m so với mực nước biển, thôn Lùng Sung nằm chính giữa đỉnh núi
cao nhất nơi đây.
Già làng Lò Diếu Chỉn đón khách, niềm nở như người thân lâu ngày gặp lại, câu chuyn
nở bung về những tháng ngày gian khổ lập bản. Ngày xa xưa y, vùng này không
người ở, bởi “vù luồng” theo tiếng người Dao nghĩa “đỉnh rồng”, núi cao chót vót,
hoang bí ẩn. Cụ tổ của dòng họ Lò là người đầu tiên dám xung phong lên đây “khai
sơn phá thạch” để lập bản. Đứng ở nấc trên cùng của kỳ quan thang mây 121 bậc, tầm
mắt bao quát cả một vùng núi non điệp trùng “sóng lúa” ruộng bậc thang, rực lên mầu
vàng no ấm. Đang mùa gặt, khắp các sườn núi vang tiếng cười trong trẻo, thoảng trong
tiếng kèn lá, khèn môi vui được mùa cơm mới theo điệu dân ca Mông tình tứ. Còn gì vui
bằng mùa gặt ruộng bậc thang của người Mông, người Dao, người Nhì nơi “đầu
non đầu suối”. Phụ nữ gặt đến đâu, đàn ông kéo theo những chiếc “phàn thống” (hòm
đựng lúa) được đóng bằng gỗ, hình thang cân lật ngược đến đấy. Họ dùng những chiếc
“néo” là hai đoạn gỗ nhỏ, cứng chắc, được kết nối với nhau bằng da con trâu cái già, để
ghìm lúa đập vào “phàn thống” cho rụng hạt, rồi đóng bao đưa lên lưng ngựa hoặc
dùng xe máy chở về nhà.
Câu 1: Em hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Ngôi làng nào nằm trên đỉnh ngọn núi cao nhất Sa Pa? (0,5 điểm)
A. Vù Lùng Sung
B. Tả Phìn
C. Lao Chải
D. Tả Van
2. Ruộng bậc thang nhiều bậc nhất nước ta bao nhiêu bậc? (0,5 điểm)
A. 120 bậc
B. 102 bậc
C. 121 bậc
D. 112 bậc
3. Đâu không phải dân tộc tham gia cày cấy thu hoạch lúa trên các thửa ruộng bậc thang
Sa Pa? (0,5 điểm)
A. Dân tộc Mông
B. Dân tộc Khmer
C. Dân tộc Dao
D. Dân tộc Hà Nhì
Câu 2: Dựa vào bài đọc em hãy điền vào chỗ trống nghĩa của các từ sau (0,5 điểm):
vù luồng: _____________________ ;
phàn thống: _____________________
Câu 3: Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có trong đoạn 1 của văn bản (1 điểm).
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Em hãy điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các u có
nghĩa (1 điểm)
a. ____________ em đi học chăm ngoan ___________ giáo đã khen ngợi em trước
lớp vào giờ sinh hoạt.
b. ________ mưa ngày càng lớn ________ ruộng đồng ngập hết cả.
Câu 2: Em hãy tìm trong câu sau các từ nhiều nghĩa chỉ ra đâu nghĩa gốc, đâu
nghĩa chuyển (1 điểm)
Hùng mở to đôi mắt tròn xoe nhìn vào cái lưới đánh cá của ông, vừa nhìn bé vừa tò
chạm vào những mắt lưới và cười khoái chí.
Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây sử dụng một cặp từ đồng âm, em hãy tìm giải
nghĩa.
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy viết 1 đơn gửi cho thầy giáo để xin được học bơi lớp học bơi vào mùa
của trường.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu
Tò he
he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể
ăn được. Thuở đầu, he sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường hình thù
các con vật ncông, gà, trâu, bò, lợn, cá... vậy, người ta gọi sản phầm này “đồ
chơi chim cò”. Một số vùng quê Việt Nam, người ta còn gọi “con bánh” vì bên cạnh
hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi...
tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở
đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người ta gọi là
“tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”.
Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he. Họ tạo
ra những con he bằng niềm yêu thương hồn nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng
nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới. Để làm ra những con he xinh
xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo
nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay. Sau đó, bột được cho vào nồi
nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm
của người thực hiện. Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa
chín tới. Nếu bột ướt quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.
Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho khâu quan trọng, mang
đậm tính thẩm mỹnhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm
màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he. Đó
màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm
nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ
nghệ đen.
Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo,
những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ
ngác, chàng hiệp uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm
hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối,
buồng cau, thủ lợn rất sống động.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Ngôi làng nào nổi tiếng với nghề nặn he? (0,5 điểm)
A. Làng cổ Đường Lâm
B. Làng chài Mũi Né
C. Làng Xuân La
D. Làng chài Cửa Vạn
2. Cách tạo hình nào sau đây không phải của he? (0,5 điểm)
A. Nặn hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá…
B. Nặn thành hình quanh các khung bằng tre, nứa
C. Nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi…
D. Sau khi nặn gắn vào một chiếc kèn ống, đầu kèn quét chút mạch nha, khi thổi
phát ra âm thanh “tò te”
3. Màu vàng đậm của he được làm từ nguyên liệu nào? (0,5 điểm)
A. Củ nghệ
B. Quả dành dành
C. Lá cây cơm nếp
D. Hoa dâm bụt giấm
Câu 2: Em hãy sắp xếp các công đoạn làm tò he dưới đây theo trật tự đúng (0,5 điểm)
a. Trộn bột với phẩm màu
b. Tạo phẩm màu từ các nguyên liệu thiên nhiên
c. Luộc bột bắp
d. Nặn thành các hình dáng khác nhau.
Câu 3: Ngoài tò he thì em biết những trò chơi truyền thống nào? (1 điểm).
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên. (0,5 điểm)
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được để đặt thành 1 câu ghép. (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Em hãy kể tên các cặp quan hệ từ tăng tiến. (0,5 điểm)
b. Đặt 1 câu ghép với 1 trong các cặp quan hệ từ em đã tìm được. (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ dưới đây (1 điểm):
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả khung cảnh bãi biển mà em yêu thích nhất.
Phiếu bài tập ôn lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4
Phần 1: Đọc hiểu
Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI tại phố Hội (Quảng Nam) tồn tại hơn 400 năm như
một trong những sản phẩm nghệ thuật thcông truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Đèn
lồng Hội An lưu giữ trong mình một nét hoài cổ, tinh tế mà huyền dịu trong mắt người
dân địa phương và cả bạn bè thế giới. Tựa một nét đặc trưng rất riêng, khi nhắc đến Hội
An, không ai không nhớ đến đèn lồng tỏa sáng cả một trời phố Cổ vào mỗi dịp Tết Nguyên
Đán hay lung linh, mấp mé trên dòng sông Hoài những ngày trăng tròn.
Không phải ngẫu nhiên mà đèn lồng nơi đây lại trở thành nét đẹp văn hóa, đó bởi
những tinh túy, sự cẩn trọng và nâng niungười dân nơi đây chắt chiu trong từng sản
phẩm thủ công xinh xắn qua nhiều thế hệ. Bắt đầu từ khâu chọn tre đến xử lí tre và định
nh khung cho đèn, người nghệ nhân tỉ mẩn, khéo léo uốn và tạo hình khung cho chiếc
đèn, điều đặc biệtđây là kích thước của đèn lồng sẽ phụ thuộc vào kích thước nan tre
làm nên chiếc đèn ấy. Sau khi tạo khung đèn, quá trình bọc vải cho khung chính là công
đoạn tạo nên vẻ đẹp gây ấn tượng của sản phẩm. Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn
lồng Hội An, thường được sử dụng là vải lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang
đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam u đơn sắc. Bên cạnh đó, đèn lồng ng
được trang trí bên ngoài bằng những bức tranh non nưc gần gũi về con người và thiên
nhiên nước Việt trên nền vi trắng trang nhã. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, độc đáo về
chất liệu, người nghệ nhân còn sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ sang trọng
nhưng vẫn giữ được tinh hoa trong chiếc đèn lồng để phù hợp trang trí cho nhiều không
gian khác nhau như : đèn lồng bánh ú, đèn củ tỏi, đèn tròn, đèn củ tỏi ngược, đèn kiểu
dù hay kiểu quả trám…
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Đèn lồng Hội An thường được thắp vào các dịp nào? (0,5 điểm)
A. Trên dòng sông Hoài mỗi dịp trăng tròn.
B. Trên đường phố Sài Gòn
C. Trên sân khấu chào mừng năm học mới
D. Trên các chuyến tàu
2. Kích thước của những chiếc đèn lồng Hội An phụ thuộc vào điều gì? (0,5 điểm)
A. Bàn tay của người thợ làm đèn lồng.
B. Yêu cầu của người mua đèn lồng.
C. Kích thước nan tre làm nên chiếc đèn lồng.
D. Kích thước tấm vải bọc bên ngoài đèn lồng đã được vẽ sẵn.
3. Nghệ nhân thường dùng loại vải nào để bọc bên ngoài đèn lồng? (0,5 điểm)
A. Vải bò
B. Vải lụa tơ tằm
C. Vải bông
D. Vải gai
Câu 2: Để đèn lồng Hội An thể phù hợp với nhiều không gian tiếp tục phát triển
môi trường đèn điện cùng phổ biến như hiện nay, các nghệ nhân đã làm điều gì? (1
điểm)
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm):
“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng vải lụa
tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu
đơn sắc”.
Câu 2: Viết 1 đoạn hội thoại ngắn giữa em bạn, trong đó sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa
và 1 cặp từ đồng nghĩa (1 điểm).
Câu 3: Từ chân trong câu dưới đây từ nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích. (1
điểm)
Nhờ tài đá bóng cừ khôi, Tuấn đang có một chân trong đội bóng của trường.
Câu 4: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ “Tuy… nhưng…”. Xác định các thành phần của
câu vừa đặt (1 điểm)
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp của mình.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5
Phần 1: Đọc hiểu
Nằm phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một
vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên
nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa là sự kết hợp giữa sức sáng tạo của con người
cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh của rừng. Tạo nên bức tranh sự sắp xếp
theo một bố cục hài hoà về một vùng đất nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm
trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ
lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, thtài nguyên giá đó khí hậu trong
lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm độ cao trung bình 1500m 1800m,
nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-
18°C. Riêng từ tháng 5 đến tháng 8 mưa nhiều.
Tên gọi Sa Pa này bắt nguồn từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa”
cát, “Pả” bãi. Địa danh của “bãi cát” này bên phải cầu 32km từ Lào Cai vào Sa Pa.
Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do
vậy, dân địa phương ai cũng nói “đi chợ Sa Pả”. Thai chữ “Sa Pả”, người Phương
Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là
“Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa
phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên
Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này mới có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm.
Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú,
như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng
Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng, 864 loài thực vật, trong đó
có 173 loài cây thuốc. Trong đó có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Phong cảnh thiên nhiên Sa Pa đặc biệt? (0,5 điểm)
A. Đều là những khung cảnh hùng vĩ của mẹ thiên nhiên ban tặng.
B. Đều là những khung cảnh ấn tượng do con người tạo dựng, sắp xếp.
C. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh
của rừng.
D. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người và các bãi cát, cồn cát lớn.
2. Loại tài nguyên được xem giá Sa Pa gì? (0,5 điểm)
A. Dầu mỏ, dầu khí
B. Các loại dược liệu quý hiếm
C. Khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng
D. Mạch nước ngầm trong lành, dồi dào
3. Thông tin nào sau đây chưa đúng khi nói về Sa Pa? (0,5 điểm)
A. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m
B. Khí hậu ít nhiều mang sắc thái của xứ ôn đới
C. Nhiệt độ trung bình 18-25°C
D. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều
4. Tên gọi nào chưa từng được sử dụng để gọi tên vùng đất Sa Pa?
A. Sa Pả
B. Cha Pa
C. Sa Pà
D. Sa Pa
5. sao dãy núi Sa Pa được đặt tên Hoàng Liên? (0,5 điểm)
A. Vì người đầu tiên tìm ra dãy núi này tên là Hoàng Liên.
B. Vì chính quyền sau khi họp đã chọn ra tên Hoàng Liên để đặt cho dãy núi này.
C. Vì đây là dãy núi duy nhất có cây Hoàng Liên - một loại được liệu quý.
D. Vì sách cổ có ghi lại tên dãy núi này là Hoàng Liên.
6. Đâu không phải đặc điểm về sinh vật cảnh của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn? (0,5 điểm)
A. 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng
B. 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc
C. 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam
D. 65 loại khoáng sản trong lòng đất
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Đọc đoạn trích dưới đây:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ
bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc còn phải chkhi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ
ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại...
- Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
(Lão Hạc - Nam Cao)
a. Em hãy gạch chân dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
b. Em hãy liệt kê các từ ghép có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 2: Em hãy giải nghĩa các từ “đông” có trong đoạn văn dưới đây (1 điểm):
Sang tháng 11, mùa đông thực sự đã về đến Hà Nội. Đất trời trở nên khô hanh, lạnh lẽo.
Các cửa hàng bán đồ giữ ấm trở nên đông đúc, nhộn nhịp hẳn. Những giọt sương đọng
trên lá cây buổi sớm mai trông như bị đông cứng lại bởi giá buốt.
Câu 3: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chú chó. Trong đó có sử dụng
ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa (1 điểm).
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả về người anh/chị thân nhất của mình.
Đáp án bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. C
2. D
3. A
Câu 2:
- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp ca Hương
giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông.
Câu 3:
- Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng,
chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành
phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp,
béo - gầy…
b. Đặt câu:
- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác.
Câu 2:
Nghĩa của các từ “đậu”:
- Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.
- Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.
- Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt.
Câu 3:
a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.
b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả.
2. Thân bài
- Tả khái quát:
Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào?
- Tả chi tiết:
Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt,
đôi mắt, bàn tay…)
Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào?
Sở thích, thần tượng, môn học… yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì?
Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể)
- Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy.
3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho bạn ấy.
- Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào?
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. A
2. C
3. B
Câu 2:
Vù luồng: đỉnh rồng ;
Phàn thống: hòm đựng lúa
Câu 3:
- So sánh chiếc xe Min-xcơ khỏe như trâu.
- So sánh ruộng bậc thang 121 bậc như chiếc thang mây bắc lên lưng trời.
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Vì em đi học chăm ngoan nên cô giáo đã khen ngợi em trước lớp vào giờ sinh hoạt.
b. Nếu mưa ngày càng lớn thì ruộng đồng ngập hết cả.
hoặc Do ngày càng lớn nên ruộng đồng ngập hết cả.
Câu 2:
- Từ nhiều nghĩa xuất hiện trong câu văn là “mắt”. Trong đó:
Từ “mắt” trong “đôi mắt” nghĩa gốc chỉ một bộ phận của con người dùng để nhìn,
ngắm.
Từ “mắt” trong “mắt lưới” nghĩa chuyển chỉ bộ phận của lưới đánh cá, khe hở
giữa 4 nút của dây lưới, tạo thành hình giống như mắt người.
Câu 3:
- Từ đồng âm xuất hiện trong đoạn thơ là từ “lợi”, trong đó:
1 từ “lợi” chỉ lợi ích.
1 từ “lợi” chỉ bộ phận trong miệng của con người.
Phần 3: Tập làm văn
Gợi ý mẫu đơn:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội ngày tháng năm
ĐƠN XIN ĐĂNG KÍ HỌC MÔN BƠI
Kính gửi: Ban giám hiệu trường ________________________ và Giáo viên dạy môn bơi.
Em tên là: _____________________________________ Học sinh lớp:
_______________
Sinh ngày: ______________________ Số điện thoại:
_____________________________
Địa chỉ:
_________________________________________________________________
Sau khi đọc Thông báo kế hoạch dạy phổ cập bơi của nhà trường. Em nhận thức được
việc học bơi có thể giúp chúng em tự cứu mình khi gp s c đuối nước. Đồng thời còn
giúp rèn luyn và nâng cao sc khe.
vậy hôm nay em viết đơn này để xin được tham gia các lớp học bơi của trường. Trong
quá trình tham gia học tập em xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi yêu cầu, nội quy mà nhà
trường và huấn luyện viên đưa ra.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phụ huynh học sinh Học
sinh
Nguyễn Văn A
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. C
2. B
3. B
Câu 2:
Thứ tự đúng là c - b - a - d
Câu 3:
Ví dụ: ô ăn quan, rồng rắn lên mây, thả diều, cá sấu lên bờ, nu na nu nống…
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên: nắng - mưa, nóng - lạnh, ngày - đêm, tươi tốt
- héo úa…
b. Đặt câu: dụ: Mới lúc sáng trời còn nắng chang chang vậy mà sang chiều đã mưa
dông ập đến.
Câu 2:
a. Cặp quan hệ từ tăng tiến: càng càng, chẳng những còn, không những còn,
không chỉ mà còn…
b. Đặt câu: Ví dụ: Trời càng mưa to, nước sông càng dâng lên cao.
Câu 3:
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân a. Biến những đồ vật, động vật như con mèo,
con gà, quả na, quả chuối, cây tre, đám mây, nồi đng, chổi quét nhà có những xưng hô,
hành động giống như con người. Làm cho hình ảnh thơ trở nên sống động và hấp dẫn.
Phần 3: Tập làm văn
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu về bãi biển mà em định tả (Ví dụ: Nước ta rất nhiều khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp, hùng vĩ như núi, sông, hang động…Trong đó em thích nhất chính là các
bãi biển, đặc biệt là biển Nhật Lệ).
2. Thân bài
- Giới thiệu chung v bãi biển (nằm đâu, được khai thác cách đây bao lâu, nổi tiếng về
điều gì…)
- Miêu tả khung cảnh i biển (có sự thay đổi giữa buổi sáng sớm, trưa chiều đêm
tối): ánh nắng, bãi cát, nước biển, bầu trời, cây cối…
- Những hoạt động thú vị bãi biển (ngồi tàu ngắm cảnh, lướt ván, lặn, đánh bóng chuyền
bãi biển, chụp ảnh…)
- Các món ngon ở bãi biển (các loại đồ uống, đồ ăn, nhà hàng…)
3. Kết bài
- Tình cảm mà em dành cho bãi biển.
- Mong muốn được trở lại bãi biển này thêm nhiều lần nữa.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
1. A
2. C
3. B
Câu 2:
Các nghệ nhân đã sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ và sang trọng nhưng vẫn giữ
được tinh hoa trong chiếc đèn lồng để phù hợp trang trí cho nhiều không gian khác nhau,
đáp ứng thị hiếu của con người hiện đại như: đèn lồng bánh ú, đèn củ tỏi, đèn tròn,
đèn củ tỏi ngược, đèn kiểu dù hay kiểu quả trám…
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng vải lụa
tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu
đơn sắc”.
→ Chủ ngữ: chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng.
Vị ngữ: vải lụa tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông
cổ điển với gam màu đơn sắc.
Câu 2:
Đoạn hội thoại mẫu:
Lan: Nhi ơi, chiều mai cậu có rảnh không? Sang nhà tớ cho xem cái này hay lắm!
Nhi: Cậu muốn cho mình xem cái gì đấy? Nó có xinh xắn không?
Lan: Có, nó xinh đẹp lắm. Là một chú cún con đấy, lông nó trắng mà mềm như bông .
Nhi: Ôi, thích thế. Tiếc thật, chiều mai t lại bận mất rồi. Tớ có hẹn đi tập bơi với chMai.
Lan: Chán thế nhỉ. Vậy hôm nào có thời gian cậu sang ngắm em cún con với tớ nhé?
Nhi: Tất nhiên rồi!
→ Cặp từ đồng nghĩa: xinh xắn, xinh đẹp.
Cặp từ trái nghĩa: rảnh - bận
Câu 3:
Từ “chân” trong câu văn là từ nghĩa chuyển.
- Nghĩa gốc: bộ phận dưới cùng của con người, dùng để đng, chống đỡ thể di
chuyển.
- Nghĩa chuyển của từ chân trong câu văn: ý chmột vị trí, chỗ đứng, địa vị trong 1 tập
thể.
Câu 4:
Ví dụ:
(Tuy) bạn Minh | học không giỏi, (nhưng) bạn ấy | chơi thể thao rất tuyt.
Phần 3: Tập làm văn
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu về buổi lễ bế giảng cuối cấp của em.
(Ví dụ: Sau 5 năm được học tập và rèn luyện dưới mái trường tiểu học thân yêu, thì hôm
nay ngày chia tay cũng đến. Em các bạn sẽ tạm biệt trường để đến học một ngôi
trường mới. như một lời chia tay, trường em đã tổ chức buổi lễ bế giảng cuối năm
học để chúng em và thầy cô được ngồi lại chuyện trò với nhau)
2. Thân bài
- Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ bế giảng c khách mời sẽ đến tham
dự.
- Những yêu cầu dành cho học sinh, giáo viên, phụ huynh đến tham dự (về trang phục,
thời gian, lời tri ân, tiết mục văn nghệ…)
- Khung cảnh thiên nhiên ngày diễn ra buổi lễ bế giảng cuối cấp (nắng/mưa, mát mẻ/nóng
bức, gió nhẹ/mây xanh…)
- Trước khi diễn ra buổi lễ bế giảng:
Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Em đến trường với những khác so với thường
ngày? (đến trường sớm hơn, ngắm nhìn mọi thứ thật kĩ, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm
cũ…)
Sân trường sân khấu được trang trí như thế nào? (trải thảm dọc lối đi, đặt c lẵng
hoa, bong bóng, dãy bàn ghế cho mọi người ngồi…)
Các học sinh, giáo viên, phụ huynh mặt trước buổi lễ hoạt động như thế nào (tụ
tập nói chuyện, chụp ảnh, tâm sự, học sinh chơi trò chơi…)
Ban hậu cần tranh thủ điều chỉnh lại sân khấu, loa mic để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.
- Buổi lễ diễn ra:
2 MC dẫn chương trình đọc qua các phần của buổi lễ tuyên bố khai mạc buổi lễ
bế giảng năm học.
Mọi người đứng dậy sửa soạn trang phục để chào cờ và hát quốc ca.
Phần phát biểu đầy cảm động của thầy cô, cô chú phụ huynh cùng các bạn học sinh.
Những tiết mục văn nghệ hấp dẫn (hát, múa, nhảy, diễn kịch…)
Phần trao phần thưởng cho từng bạn học sinh.
MC tuyên bố kết thúc buổi lễ.
→ Trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, em có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
- Kết thúc buổi lễ:
Mọi người thu dọn và trở về nhà
Em có nán lại, đi thăm 1 vòng quanh trường lần cuối.
3. Kết bài
- Những tâm trạng, suy nghĩ của em khi kết thúc buổi lễ bế giảng cuối cấp.
- Em sẽ trở lại thăm trường một lần nữa.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5
Phần 1: Đọc hiểu
1. C
2. C
3. C
4. C
5. C
6. D
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1:
a. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ
bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc còn phải chkhi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ
ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại...
- Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
b. Các từ ghép có trong đoạn trích: ông giáo, nghiêm trang, dài dòng.
Câu 2:
- Từ đông thứ nhất: danh từ chỉ mùa đông - một mùa trong năm bắt đầu từ tháng 10
đến tháng 12.
- Từ đông thứ 2: là tính từ chỉ một trạng thái tụ tập rất nhiều người/sự vật với mật độ ca,
dày.
- Tđông thú 3: tính từ chỉ một trạng thái của sự vật khi trong môi trường rất lạnh
với thời gian dài, làm chuyển biến từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
Câu 3:
Đoạn văn mẫu:
Milu một chú cún con rất thông minh. Khi nhà một mình chú rất ngoan ngoãn nằm
ngủ trong chiếc chăn của mình. Nhưng khi bé Bi đến chơi với chú thì Milu trở nên nghịch
ngợm ngay. Chú chạy nhảy, lăn lóc đuổi theo quả cầu lông trông khoái chí lắm. Lúc thì
chú nằm im quan sát, lúc thì chú bật chạy đuổi theo. Cứ thế, đến khi kết thúc trò chơi t
bộ lông sạch sẽ lúc đầu của chú cũng lem luc đi nhiều. Lúc ấy, em thường lấy khăn lau
sạch cho chú.
→ Cặp từ trái nghĩa: ngoan ngoãn - nghịch ngợm, nằm im - bật chạy, sạch sẽ - lem luốc.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn bài gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về người anh/chị mà em định tả
2. Thân bài
- Tả khái quát:
Anh/chị ấy có tên/ biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
Anh/chị ấy cao, nặng khoảng bao nhiêu?
Vóc người như thế nào (cao ráo/ gầy/ đầy đặn/ mạnh khỏe…)
- Tả chi tiết:
Miêu tả c bộ phận em thấy ấn tượng anh/chị ấy (mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt,
bàn tay, cái mũi…)
Miêu tả các sở thích, thói quen, mơ ước của anh/chị ấy trong học tập và cuộc sống.
Miêu tả tính cách, thái độ của anh/chị ấy với mọi người.
- Kể về một kỉ niệm làm em nhớ mãi giữa em và anh/chị ấy.
3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho anh/chị ấy.
- Những mong muốn của em về tình cảm của 2 người.
| 1/14

Preview text:

Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1 Phần 1: Đọc hiểu
Sông Hương
Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa
Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên
nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà
tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để
người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa.
Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú
của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các
miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc
hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình.
Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới
vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương.
[...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn
Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên
Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể
ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? (0,5 điểm) A. 40km B. 80km C. 30km D. 60km
2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? (0, 5 điểm)
A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển.
B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển.
C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển.
D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa
lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? (0,5 điểm) A. Cầu Tràng Tiền B. Cầu Nhật Lệ C. Cầu Rồng D. Cầu Phú Mỹ
Câu 2: Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó (1 điểm):
“Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ
mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau (0,5 điểm):
“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú
của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các
miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: (1 điểm)
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người.
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây (1 điểm):
Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi đậu đại học.
Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép (1 điểm)
a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________
b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả một người bạn thân của mình.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2 Phần 1: Đọc hiểu Ruộng bậc thang Sa Pa
Tháng 10, một mình một con “ngựa sắt hai bánh” Min-xcơ được tiếng là “khỏe như trâu”,
tôi vượt yên ngựa Trung Chải dốc cao tức ngực, hun hút khe sâu, đến thôn Vù Lùng
Sung lãng đãng ẩn hiện trong sương trắng dập dềnh, miền đất có “kỳ quan” ruộng bậc
thang 121 bậc, nhiều bậc nhất Việt Nam, như chiếc “thang mây” bắc lên lưng trời. Trên
độ cao hơn 700 m so với mực nước biển, thôn Vù Lùng Sung nằm chính giữa đỉnh núi cao nhất nơi đây.
Già làng Lò Diếu Chỉn đón khách, niềm nở như người thân lâu ngày gặp lại, câu chuyện
nở bung về những tháng ngày gian khổ lập bản. Ngày xa xưa ấy, vùng này không có
người ở, bởi “vù luồng” theo tiếng người Dao có nghĩa là “đỉnh rồng”, núi cao chót vót,
hoang dã và bí ẩn. Cụ tổ của dòng họ Lò là người đầu tiên dám xung phong lên đây “khai
sơn phá thạch” để lập bản. Đứng ở nấc trên cùng của kỳ quan thang mây 121 bậc, tầm
mắt bao quát cả một vùng núi non điệp trùng “sóng lúa” ruộng bậc thang, rực lên mầu
vàng no ấm. Đang mùa gặt, khắp các sườn núi vang tiếng cười trong trẻo, thoảng trong
tiếng kèn lá, khèn môi vui được mùa cơm mới theo điệu dân ca Mông tình tứ. Còn gì vui
bằng mùa gặt ruộng bậc thang của người Mông, người Dao, người Hà Nhì ở nơi “đầu
non đầu suối”. Phụ nữ gặt đến đâu, đàn ông kéo theo những chiếc “phàn thống” (hòm
đựng lúa) được đóng bằng gỗ, hình thang cân lật ngược đến đấy. Họ dùng những chiếc
“néo” là hai đoạn gỗ nhỏ, cứng chắc, được kết nối với nhau bằng da con trâu cái già, để
ghìm bó lúa đập vào “phàn thống” cho rụng hạt, rồi đóng bao đưa lên lưng ngựa hoặc
dùng xe máy chở về nhà.
Câu 1: Em hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Ngôi làng nào nằm trên đỉnh ngọn núi cao nhất Sa Pa? (0,5 điểm) A. Vù Lùng Sung B. Tả Phìn C. Lao Chải D. Tả Van
2. Ruộng bậc thang có nhiều bậc nhất nước ta có bao nhiêu bậc? (0,5 điểm) A. 120 bậc B. 102 bậc C. 121 bậc D. 112 bậc
3. Đâu không phải là dân tộc tham gia cày cấy và thu hoạch lúa trên các thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa? (0,5 điểm) A. Dân tộc Mông B. Dân tộc Khmer C. Dân tộc Dao D. Dân tộc Hà Nhì
Câu 2: Dựa vào bài đọc em hãy điền vào chỗ trống nghĩa của các từ sau (0,5 điểm):
vù luồng: _____________________ ;
phàn thống: _____________________
Câu 3: Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có trong đoạn 1 của văn bản (1 điểm).
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Em hãy điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các câu có nghĩa (1 điểm)
a. ____________ em đi học chăm ngoan ___________ cô giáo đã khen ngợi em trước lớp vào giờ sinh hoạt.
b. ________ mưa ngày càng lớn ________ ruộng đồng ngập hết cả.
Câu 2: Em hãy tìm trong câu sau các từ nhiều nghĩa và chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển (1 điểm)
Hùng mở to đôi mắt tròn xoe nhìn vào cái lưới đánh cá của ông, vừa nhìn bé vừa tò mò
chạm vào những mắt lưới và cười khoái chí.
Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây có sử dụng một cặp từ đồng âm, em hãy tìm và giải nghĩa.
Bà già đi chợ cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy viết 1 lá đơn gửi cho thầy giáo để xin được học bơi ở lớp học bơi vào mùa hè của trường.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 Phần 1: Đọc hiểu Tò he
Tò he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể
ăn được. Thuở đầu, tò he là sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù
các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là “đồ
chơi chim cò”. Một số vùng quê ở Việt Nam, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh
hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi...
tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở
đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người ta gọi là
“tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”.
Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he. Họ tạo
ra những con tò he bằng niềm yêu thương hồn nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng
nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới. Để làm ra những con tò he xinh
xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo
nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay. Sau đó, bột được cho vào nồi
nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm
của người thực hiện. Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa
chín tới. Nếu bột ướt quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.
Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang
đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm
màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he. Đó là
màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm
nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen.
Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo,
những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ
ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm
hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối,
buồng cau, thủ lợn rất sống động.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Ngôi làng nào nổi tiếng với nghề nặn tò he? (0,5 điểm) A. Làng cổ Đường Lâm B. Làng chài Mũi Né C. Làng Xuân La D. Làng chài Cửa Vạn
2. Cách tạo hình nào sau đây không phải của tò he? (0,5 điểm)
A. Nặn hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá…
B. Nặn thành hình quanh các khung bằng tre, nứa
C. Nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi…
D. Sau khi nặn gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi
phát ra âm thanh “tò te”
3. Màu vàng đậm của tò he được làm từ nguyên liệu nào? (0,5 điểm) A. Củ nghệ B. Quả dành dành C. Lá cây cơm nếp D. Hoa dâm bụt giấm
Câu 2: Em hãy sắp xếp các công đoạn làm tò he dưới đây theo trật tự đúng (0,5 điểm)
a. Trộn bột với phẩm màu
b. Tạo phẩm màu từ các nguyên liệu thiên nhiên c. Luộc bột bắp
d. Nặn thành các hình dáng khác nhau.
Câu 3: Ngoài tò he thì em biết những trò chơi truyền thống nào? (1 điểm).
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên. (0,5 điểm)
b. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được để đặt thành 1 câu ghép. (0,5 điểm) Câu 2:
a. Em hãy kể tên các cặp quan hệ từ tăng tiến. (0,5 điểm)
b. Đặt 1 câu ghép với 1 trong các cặp quan hệ từ em đã tìm được. (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ dưới đây (1 điểm):
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao! Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả khung cảnh bãi biển mà em yêu thích nhất.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4 Phần 1: Đọc hiểu
Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI tại phố Hội (Quảng Nam) và tồn tại hơn 400 năm như
một trong những sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Đèn
lồng Hội An lưu giữ trong mình một nét hoài cổ, tinh tế mà huyền dịu trong mắt người
dân địa phương và cả bạn bè thế giới. Tựa một nét đặc trưng rất riêng, khi nhắc đến Hội
An, không ai không nhớ đến đèn lồng tỏa sáng cả một trời phố Cổ vào mỗi dịp Tết Nguyên
Đán hay lung linh, mấp mé trên dòng sông Hoài những ngày trăng tròn.
Không phải ngẫu nhiên mà đèn lồng nơi đây lại trở thành nét đẹp văn hóa, đó là bởi
những tinh túy, sự cẩn trọng và nâng niu mà người dân nơi đây chắt chiu trong từng sản
phẩm thủ công xinh xắn qua nhiều thế hệ. Bắt đầu từ khâu chọn tre đến xử lí tre và định
hình khung cho đèn, người nghệ nhân tỉ mẩn, khéo léo uốn và tạo hình khung cho chiếc
đèn, điều đặc biệt ở đây là kích thước của đèn lồng sẽ phụ thuộc vào kích thước nan tre
làm nên chiếc đèn ấy. Sau khi tạo khung đèn, quá trình bọc vải cho khung chính là công
đoạn tạo nên vẻ đẹp gây ấn tượng của sản phẩm. Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn
lồng Hội An, thường được sử dụng là vải lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang
đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu đơn sắc. Bên cạnh đó, đèn lồng cũng
được trang trí bên ngoài bằng những bức tranh non nước gần gũi về con người và thiên
nhiên nước Việt trên nền vải trắng trang nhã. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, độc đáo về
chất liệu, người nghệ nhân còn sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ và sang trọng
nhưng vẫn giữ được tinh hoa trong chiếc đèn lồng để phù hợp trang trí cho nhiều không
gian khác nhau như : đèn lồng bánh ú, đèn củ tỏi, đèn tròn, đèn củ tỏi ngược, đèn kiểu dù hay kiểu quả trám…
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Đèn lồng Hội An thường được thắp vào các dịp nào? (0,5 điểm)
A. Trên dòng sông Hoài mỗi dịp trăng tròn.
B. Trên đường phố Sài Gòn
C. Trên sân khấu chào mừng năm học mới D. Trên các chuyến tàu
2. Kích thước của những chiếc đèn lồng Hội An phụ thuộc vào điều gì? (0,5 điểm)
A. Bàn tay của người thợ làm đèn lồng.
B. Yêu cầu của người mua đèn lồng.
C. Kích thước nan tre làm nên chiếc đèn lồng.
D. Kích thước tấm vải bọc bên ngoài đèn lồng đã được vẽ sẵn.
3. Nghệ nhân thường dùng loại vải nào để bọc bên ngoài đèn lồng? (0,5 điểm) A. Vải bò B. Vải lụa tơ tằm C. Vải bông D. Vải gai
Câu 2: Để đèn lồng Hội An có thể phù hợp với nhiều không gian và tiếp tục phát triển ở
môi trường đèn điện vô cùng phổ biến như hiện nay, các nghệ nhân đã làm điều gì? (1 điểm)
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm):
“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng là vải lụa tơ
tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu đơn sắc”.
Câu 2: Viết 1 đoạn hội thoại ngắn giữa em và bạn, trong đó có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa
và 1 cặp từ đồng nghĩa (1 điểm).
Câu 3: Từ chân trong câu dưới đây là từ nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích. (1 điểm)
Nhờ tài đá bóng cừ khôi, Tuấn đang có một chân trong đội bóng của trường.
Câu 4: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ “Tuy… nhưng…”. Xác định các thành phần của câu vừa đặt (1 điểm)
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp của mình.
Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5 Phần 1: Đọc hiểu
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một
vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên
nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa là sự kết hợp giữa sức sáng tạo của con người
cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh của rừng. Tạo nên bức tranh có sự sắp xếp
theo một bố cục hài hoà về một vùng đất có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm
trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ
lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong
lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m,
nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15- 18°C. Riêng từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Tên gọi Sa Pa này bắt nguồn từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là
cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu 32km từ Lào Cai vào Sa Pa.
Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do
vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”. Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương
Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là
“Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa
phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi là Hoàng Liên
Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này mới có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm.
Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú,
như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng
Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng, 864 loài thực vật, trong đó
có 173 loài cây thuốc. Trong đó có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Phong cảnh thiên nhiên Sa Pa có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
A. Đều là những khung cảnh hùng vĩ của mẹ thiên nhiên ban tặng.
B. Đều là những khung cảnh ấn tượng do con người tạo dựng, sắp xếp.
C. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người cùng với địa hình tự của núi đồi, màu xanh của rừng.
D. Kết hợp giữa sức sáng tạo của con người và các bãi cát, cồn cát lớn.
2. Loại tài nguyên được xem là vô giá ở Sa Pa là gì? (0,5 điểm) A. Dầu mỏ, dầu khí
B. Các loại dược liệu quý hiếm
C. Khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng
D. Mạch nước ngầm trong lành, dồi dào
3. Thông tin nào sau đây chưa đúng khi nói về Sa Pa? (0,5 điểm)
A. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m
B. Khí hậu ít nhiều mang sắc thái của xứ ôn đới
C. Nhiệt độ trung bình 18-25°C
D. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều
4. Tên gọi nào chưa từng được sử dụng để gọi tên vùng đất Sa Pa? A. Sa Pả B. Cha Pa C. Sa Pà D. Sa Pa
5. Vì sao dãy núi ở Sa Pa được đặt tên là Hoàng Liên? (0,5 điểm)
A. Vì người đầu tiên tìm ra dãy núi này tên là Hoàng Liên.
B. Vì chính quyền sau khi họp đã chọn ra tên Hoàng Liên để đặt cho dãy núi này.
C. Vì đây là dãy núi duy nhất có cây Hoàng Liên - một loại được liệu quý.
D. Vì sách cổ có ghi lại tên dãy núi này là Hoàng Liên.
6. Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật cảnh của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn? (0,5 điểm)
A. 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng
B. 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc
C. 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam
D. 65 loại khoáng sản trong lòng đất
Phần 2: Luyện từ và câu
Câu 1: Đọc đoạn trích dưới đây:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ
ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại... - Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ! (Lão Hạc - Nam Cao)
a. Em hãy gạch chân dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
b. Em hãy liệt kê các từ ghép có trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 2: Em hãy giải nghĩa các từ “đông” có trong đoạn văn dưới đây (1 điểm):
Sang tháng 11, mùa đông thực sự đã về đến Hà Nội. Đất trời trở nên khô hanh, lạnh lẽo.
Các cửa hàng bán đồ giữ ấm trở nên đông đúc, nhộn nhịp hẳn. Những giọt sương đọng
trên lá cây buổi sớm mai trông như bị đông cứng lại bởi giá buốt.
Câu 3: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chú chó. Trong đó có sử dụng
ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa (1 điểm).
Phần 3: Tập làm văn (4 điểm)
Em hãy tả về người anh/chị thân nhất của mình.
Đáp án bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1 Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1: 1. C 2. D 3. A Câu 2:
- Gạch chân dưới từ Hán Việt: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương
giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”.
→ Giải nghĩa: “giang” có nghĩa là dòng sông. Câu 3:
- Gạch chân dưới quan hệ từ: “Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng,
chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành
phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”.
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. 3 cặp từ trái nghĩa về con người: hiền lành - độc ác, chăm chỉ - lười biếng, cao - thấp, béo - gầy… b. Đặt câu:
- Ví dụ: Cô Tấm rất chăm chỉ và hiền lành, còn Cám thì lười biếng và độc ác. Câu 2:
Nghĩa của các từ “đậu”:
- Từ “đậu” thứ nhất: là động từ, chỉ hành động hạ cánh, đáp xuống của chú ruồi.
- Từ “đậu” thứ hai: là danh từ, chỉ một loại thực vật.
- Từ “đậu” thứ ba: là động, chỉ đã đạt được một kết quả tốt. Câu 3:
a. Hễ trời mưa to thì mực nước sông lại dâng lên cao.
b. Nếu trời không mưa to thì em đã được đi bơi với bạn.
Phần 3: Tập làm văn Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn tả. 2. Thân bài - Tả khái quát:
 Bạn ấy có biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
 Bạn ấy có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Thân hình như thế nào? - Tả chi tiết:
 Tả các bộ phận tiêu biểu, làm em ấn tượng ở bạn ấy (mái tóc, màu da, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay…)
 Bạn ấy thường mặc trang phục như thế nào?
 Sở thích, thần tượng, môn học… yêu thích và chán ghét của bạn ấy là gì?
 Bạn ấy có tính cách như thế nào? (nêu dẫn chứng cụ thể)
- Kể một kỷ niệm đặc biệt giữa em và bạn ấy. 3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho bạn ấy.
- Em mong muốn tình bạn của cả 2 sẽ như thế nào?
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2 Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: 1. A 2. C 3. B Câu 2: Vù luồng: đỉnh rồng ;
Phàn thống: hòm đựng lúa Câu 3:
- So sánh chiếc xe Min-xcơ khỏe như trâu.
- So sánh ruộng bậc thang 121 bậc như chiếc thang mây bắc lên lưng trời.
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. Vì em đi học chăm ngoan nên cô giáo đã khen ngợi em trước lớp vào giờ sinh hoạt.
b. Nếu mưa ngày càng lớn thì ruộng đồng ngập hết cả.
hoặc Do ngày càng lớn nên ruộng đồng ngập hết cả. Câu 2:
- Từ nhiều nghĩa xuất hiện trong câu văn là “mắt”. Trong đó:
 Từ “mắt” trong “đôi mắt” là nghĩa gốc chỉ một bộ phận của con người dùng để nhìn, ngắm.
 Từ “mắt” trong “mắt lưới” là nghĩa chuyển chỉ bộ phận của lưới đánh cá, là khe hở
giữa 4 nút của dây lưới, tạo thành hình giống như mắt người. Câu 3:
- Từ đồng âm xuất hiện trong đoạn thơ là từ “lợi”, trong đó:
 1 từ “lợi” chỉ lợi ích.
 1 từ “lợi” chỉ bộ phận trong miệng của con người.
Phần 3: Tập làm văn Gợi ý mẫu đơn:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày tháng năm
ĐƠN XIN ĐĂNG KÍ HỌC MÔN BƠI
Kính gửi: Ban giám hiệu trường ________________________ và Giáo viên dạy môn bơi. Em tên là:
_____________________________________ Học sinh lớp: _______________ Sinh ngày: ______________________ Số điện thoại: _____________________________ Địa chỉ:
_________________________________________________________________
Sau khi đọc Thông báo kế hoạch dạy phổ cập bơi của nhà trường. Em nhận thức được
việc học bơi có thể giúp chúng em tự cứu mình khi gặp sự cố đuối nước. Đồng thời còn
giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe.
Vì vậy hôm nay em viết đơn này để xin được tham gia các lớp học bơi của trường. Trong
quá trình tham gia học tập em xin hứa sẽ chấp hành tốt mọi yêu cầu, nội quy mà nhà
trường và huấn luyện viên đưa ra.
Em xin chân thành cảm ơn. Phụ huynh học sinh Học sinh Nguyễn Văn A
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3 Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: 1. C 2. B 3. B Câu 2:
Thứ tự đúng là c - b - a - d Câu 3:
Ví dụ: ô ăn quan, rồng rắn lên mây, thả diều, cá sấu lên bờ, nu na nu nống…
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. Cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên: nắng - mưa, nóng - lạnh, ngày - đêm, tươi tốt - héo úa…
b. Đặt câu: Ví dụ: Mới lúc sáng trời còn nắng chang chang vậy mà sang chiều đã có mưa dông ập đến. Câu 2:
a. Cặp quan hệ từ tăng tiến: càng càng, chẳng những mà còn, không những mà còn, không chỉ mà còn…
b. Đặt câu: Ví dụ: Trời càng mưa to, nước sông càng dâng lên cao. Câu 3:
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Biến những đồ vật, động vật như con mèo,
con gà, quả na, quả chuối, cây tre, đám mây, nồi đồng, chổi quét nhà có những xưng hô,
hành động giống như con người. Làm cho hình ảnh thơ trở nên sống động và hấp dẫn.
Phần 3: Tập làm văn Gợi ý dàn bài: 1. Mở bài
- Giới thiệu về bãi biển mà em định tả (Ví dụ: Nước ta có rất nhiều khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp, hùng vĩ như núi, sông, hang động…Trong đó em thích nhất chính là các
bãi biển, đặc biệt là biển Nhật Lệ). 2. Thân bài
- Giới thiệu chung về bãi biển (nằm ở đâu, được khai thác cách đây bao lâu, nổi tiếng về điều gì…)
- Miêu tả khung cảnh bãi biển (có sự thay đổi giữa buổi sáng sớm, trưa chiều và đêm
tối): ánh nắng, bãi cát, nước biển, bầu trời, cây cối…
- Những hoạt động thú vị ở bãi biển (ngồi tàu ngắm cảnh, lướt ván, lặn, đánh bóng chuyền bãi biển, chụp ảnh…)
- Các món ngon ở bãi biển (các loại đồ uống, đồ ăn, nhà hàng…) 3. Kết bài
- Tình cảm mà em dành cho bãi biển.
- Mong muốn được trở lại bãi biển này thêm nhiều lần nữa.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 4 Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: 1. A 2. C 3. B Câu 2:
Các nghệ nhân đã sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ và sang trọng nhưng vẫn giữ
được tinh hoa trong chiếc đèn lồng để phù hợp trang trí cho nhiều không gian khác nhau,
và đáp ứng thị hiếu của con người hiện đại như: đèn lồng bánh ú, đèn củ tỏi, đèn tròn,
đèn củ tỏi ngược, đèn kiểu dù hay kiểu quả trám…
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng là vải lụa tơ
tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu đơn sắc”.
→ Chủ ngữ: chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng.
Vị ngữ: là vải lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông
cổ điển với gam màu đơn sắc. Câu 2:
Đoạn hội thoại mẫu:
Lan: Nhi ơi, chiều mai cậu có rảnh không? Sang nhà tớ cho xem cái này hay lắm!
Nhi: Cậu muốn cho mình xem cái gì đấy? Nó có xinh xắn không?
Lan: Có, nó xinh đẹp lắm. Là một chú cún con đấy, lông nó trắng mà mềm như bông cơ.
Nhi: Ôi, thích thế. Tiếc thật, chiều mai tớ lại bận mất rồi. Tớ có hẹn đi tập bơi với chị Mai.
Lan: Chán thế nhỉ. Vậy hôm nào có thời gian cậu sang ngắm em cún con với tớ nhé? Nhi: Tất nhiên rồi!
→ Cặp từ đồng nghĩa: xinh xắn, xinh đẹp.
Cặp từ trái nghĩa: rảnh - bận Câu 3:
Từ “chân” trong câu văn là từ nghĩa chuyển.
- Nghĩa gốc: bộ phận dưới cùng của con người, dùng để đứng, chống đỡ cơ thể và di chuyển.
- Nghĩa chuyển của từ chân trong câu văn: ý chỉ một vị trí, chỗ đứng, địa vị trong 1 tập thể. Câu 4: Ví dụ:
(Tuy) bạn Minh | học không giỏi, (nhưng) bạn ấy | chơi thể thao rất tuyệt.
Phần 3: Tập làm văn
Gợi ý dàn bài: 1. Mở bài
- Giới thiệu về buổi lễ bế giảng cuối cấp của em.
(Ví dụ: Sau 5 năm được học tập và rèn luyện dưới mái trường tiểu học thân yêu, thì hôm
nay ngày chia tay cũng đến. Em và các bạn sẽ tạm biệt trường để đến học ở một ngôi
trường mới. Và như một lời chia tay, trường em đã tổ chức buổi lễ bế giảng cuối năm
học để chúng em và thầy cô được ngồi lại chuyện trò với nhau) 2. Thân bài
- Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ bế giảng và các khách mời sẽ đến tham dự.
- Những yêu cầu dành cho học sinh, giáo viên, phụ huynh đến tham dự (về trang phục,
thời gian, lời tri ân, tiết mục văn nghệ…)
- Khung cảnh thiên nhiên ngày diễn ra buổi lễ bế giảng cuối cấp (nắng/mưa, mát mẻ/nóng
bức, gió nhẹ/mây xanh…)
- Trước khi diễn ra buổi lễ bế giảng:
 Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Em đến trường với những gì khác so với thường
ngày? (đến trường sớm hơn, ngắm nhìn mọi thứ thật kĩ, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm cũ…)
 Sân trường và sân khấu được trang trí như thế nào? (trải thảm dọc lối đi, đặt các lẵng
hoa, bong bóng, dãy bàn ghế cho mọi người ngồi…)
 Các học sinh, giáo viên, phụ huynh có mặt trước buổi lễ hoạt động như thế nào (tụ
tập nói chuyện, chụp ảnh, tâm sự, học sinh chơi trò chơi…)
 Ban hậu cần tranh thủ điều chỉnh lại sân khấu, loa mic để buổi lễ diễn ra tốt đẹp. - Buổi lễ diễn ra:
 2 MC dẫn chương trình đọc qua các phần của buổi lễ và tuyên bố khai mạc buổi lễ bế giảng năm học.
 Mọi người đứng dậy sửa soạn trang phục để chào cờ và hát quốc ca.
 Phần phát biểu đầy cảm động của thầy cô, cô chú phụ huynh cùng các bạn học sinh.
 Những tiết mục văn nghệ hấp dẫn (hát, múa, nhảy, diễn kịch…)
 Phần trao phần thưởng cho từng bạn học sinh.
 MC tuyên bố kết thúc buổi lễ.
→ Trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ, em có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào? - Kết thúc buổi lễ:
 Mọi người thu dọn và trở về nhà
 Em có nán lại, đi thăm 1 vòng quanh trường lần cuối. 3. Kết bài
- Những tâm trạng, suy nghĩ của em khi kết thúc buổi lễ bế giảng cuối cấp.
- Em sẽ trở lại thăm trường một lần nữa.
Đáp án phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 5 Phần 1: Đọc hiểu 1. C 2. C 3. C 4. C 5. C 6. D
Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1:
a. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô:
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ
ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc...
Mặt lão nghiêm trang lại... - Việc gì thế, cụ?
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
b. Các từ ghép có trong đoạn trích: ông giáo, nghiêm trang, dài dòng. Câu 2:
- Từ đông thứ nhất: là danh từ chỉ mùa đông - một mùa trong năm bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12.
- Từ đông thứ 2: là tính từ chỉ một trạng thái tụ tập rất nhiều người/sự vật với mật độ ca, dày.
- Từ đông thú 3: là tính từ chỉ một trạng thái của sự vật khi ở trong môi trường rất lạnh
với thời gian dài, làm chuyển biến từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Câu 3: Đoạn văn mẫu:
Milu là một chú cún con rất thông minh. Khi ở nhà một mình chú rất ngoan ngoãn nằm
ngủ trong chiếc chăn của mình. Nhưng khi bé Bi đến chơi với chú thì Milu trở nên nghịch
ngợm ngay. Chú chạy nhảy, lăn lóc đuổi theo quả cầu lông trông khoái chí lắm. Lúc thì
chú nằm im quan sát, lúc thì chú bật chạy đuổi theo. Cứ thế, đến khi kết thúc trò chơi thì
bộ lông sạch sẽ lúc đầu của chú cũng lem luốc đi nhiều. Lúc ấy, em thường lấy khăn lau sạch cho chú.
→ Cặp từ trái nghĩa: ngoan ngoãn - nghịch ngợm, nằm im - bật chạy, sạch sẽ - lem luốc.
Phần 3: Tập làm văn
Dàn bài gợi ý: 1. Mở bài
- Giới thiệu về người anh/chị mà em định tả 2. Thân bài - Tả khái quát:
 Anh/chị ấy có tên/ biệt danh là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Đang học ở đâu?
 Anh/chị ấy cao, nặng khoảng bao nhiêu?
 Vóc người như thế nào (cao ráo/ gầy/ đầy đặn/ mạnh khỏe…) - Tả chi tiết:
 Miêu tả các bộ phận em thấy ấn tượng ở anh/chị ấy (mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay, cái mũi…)
 Miêu tả các sở thích, thói quen, mơ ước của anh/chị ấy trong học tập và cuộc sống.
 Miêu tả tính cách, thái độ của anh/chị ấy với mọi người.
- Kể về một kỉ niệm làm em nhớ mãi giữa em và anh/chị ấy. 3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho anh/chị ấy.
- Những mong muốn của em về tình cảm của 2 người.