Bộ đề ôn thi về văn bản pháp luật môn Luật hành chính
Văn bản là phương tiện để ghi nhận thông tin, truyền đạt thông tin
từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng một kí hiệu hoăc ngôn ngữ nhất định (hoành phi, tranh vẽ, câu đối, băng ghi âm..). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: 01
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm): Văn bản và vai trò của văn bản trong đời sống xã hội? Khái niệm: •
Theo nghĩa rộng: Văn bản là phương tiện để ghi nhận thông tin, truyền đạt thông tin từ
chủ thể này đến chủ thể khác bằng một kí hiệu hoăc ngôn ngữ nhất định (hoành phi, tranh
vẽ, câu đối, băng ghi âm..) •
Theo nghĩa hẹp : Đó là những tài liệu, giấy tờ được sử dụng trong hoạt động của cá
nhân, tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước nhằm ghi nhận mục đích, hành vi hoạt động
của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội khác nhau.
Nói cách khác văn bản là bằng chứng chứng tỏ sự liên tục của cơ quan nhà nước, sự liên tục của
chính quyền nhà nước. Đồng thời văn bản là phương tiện hợp thức hóa các hành vi của cơ quan nhà nước.
Văn bản là hình thức, phương tiện ghi nhận hay chính thức hóa mọi hành vi của cơ quan nhà nước. Vai trò: •
Trên bình diện quốc tế: giữ vai trò tiêu biểu cho sự hiện diện của chính quyền (Tuyên
ngôn độc lập), tiêu biểu cho sự hiện diện của Quốc gia •
Trên bình diện trong nước: tiêu biểu cho sự hiện diện quốc gia, văn bản ban hành có hiệu
lực cho dù chính quyền có thay đổi. •
Trên phương diện pháp lý, văn bản là yếu tố để hợp thức hóa hành vi của chính quyền,
không có văn bản mọi hành vi của chính quyền đều sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Ngày 22/01/2009, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số
51/2009/QĐUBND về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, buôn bán gia súc, gia
cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản này có quy định: "Gia súc, gia cầm chỉ được vận
chuyển đến cơ sở giết mổ được phép của thành phố" và cấm vận chuyển gia súc, gia cầm bằng
"xe máy, xích lô hoặc các phương tiện thô sơ khác".
Theo anh (chị), quyết định trên của UBND Thành phố Hà Nội có đáp ứng đúng các yêu
cầu về nội dung văn bản pháp luật không, giải thích tại sao? Nếu không đúng thì phương thức
xử lý đối với văn bản này theo quy định của pháp luật như thế nào?
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền để xử lý vụ việc trên.
- Không đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung văn bản pháp luật (Không đảm bảo tính hợp
pháp; nội dung không phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân;văn bản không có tính khả thi)
- Có 02 cách xử lý: UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định hủy bỏ; Thủ tướng Chính phủ raquyết định hủy bỏ.
- Soạn Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội hủy bỏ quyết định cũ. 1 lOMoAR cPSD| 46797236 2 lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: 02
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm): Phân tích sự khác nhau giữa văn bản qui phạm pháp luật và văn
bản áp dụng pháp luật? Văn bản QPPL Văn bản ADPL
Văn bản có chứa QPPL, được ban Văn bản chứa đựng các quy phạm hành theo
đúng thẩm quyền, hình hướng dẫn, nhằm cụ thể hóa và
Khái niệm thức, trình tự, thủ tục quy định hướng dẫn thực hiện các quy phạm của CQNN cấp trên
CQNN có thẩm quyền ban hành CQNN có thẩm quyền hoặc cá nhân, Thẩm tổ
chức đc NN trao quyền ban hành quyền ban dựa trên các QPPL cụ thể để giải hành
quyết 1 vấn đề pháp lý cụ thể Chứa
đựng các quy tắc xử sự chung Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng được Nhà nước bảo đảm
thực hiện và một lần đối với một tổ chức cá nhân là được áp dụng nhiều lần trong thực tế đối
tượng tác động của văn bản, nội cuộc sống, được áp dụng trong tất cả dung của văn bản áp
dụng pháp luật Nội dung các trường hợp khi có các sự kiện chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức
nào ban hành pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo nó hết
hiệu lực. tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế
(đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao. Tên gọi HP, bộ luật, luật, …
Quyết định, bản án, …
Đối tượng Đối tượng chung chung, trừu tượng, Đối tượng cụ thể, nhất định áp dụng k có địa chỉ cụ thể
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Để đảm bảo nhất quán giữa dạy, học và kiểm tra, đánh giá; đảm bảo sự công bằng, chặt
chẽ và khách quan trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tránh tiêu cực trong thi cử;
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Luật theo đúng Qui chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan (người) có thẩm quyền để thực hiện mục tiêu trên. 3 lOMoAR cPSD| 46797236 03
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm): Văn bản và phân loại văn bản? Khái niệm: 4 lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: •
Theo nghĩa rộng: Văn bản là phương tiện để ghi nhận thông tin, truyền đạt thông tin từ
chủ thể này đến chủ thể khác bằng một kí hiệu hoăc ngôn ngữ nhất định (hoành phi, tranh
vẽ, câu đối, băng ghi âm..) •
Theo nghĩa hẹp : Đó là những tài liệu, giấy tờ được sử dụng trong hoạt động của cá
nhân, tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước nhằm ghi nhận mục đích, hành vi hoạt động
của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội khác nhau.
Nói cách khác văn bản là bằng chứng chứng tỏ sự liên tục của cơ quan nhà nước, sự liên tục của
chính quyền nhà nước. Đồng thời văn bản là phương tiện hợp thức hóa các hành vi của cơ quan nhà nước.
Văn bản là hình thức, phương tiện ghi nhận hay chính thức hóa mọi hành vi của cơ quan nhà nước. Phân loại:
- Căn cứ nguồn gốc phát sinh: chia ra làm hai loại: công văn và tư văn •
Công văn: do Nhà nước hay các tổ chức được Nhà nước ủy quyền ban hành. Nói
cách khác, công văn là văn kiện do nhà nước tạo lập ra để giao dịch, truyền tải thông
tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tư nhân, với tổ
chức xã hội trong và ngoài nước. •
Tư văn: văn bản do cá nhân, tổ chức không đại diện cho quyền lực công ban hành.
- Căn cứ tính chất pháp lý làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật chia ra: văn bản pháp
luật, văn bản hành chính. •
Văn bản pháp luật : do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có tính quyền lực
nhà nước và có tính pháp lý.
Tính quyền lực nhà nước của văn bản: Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Tính pháp lý của văn bản: Có thể làm thay đổi các QPPL hiện hành; hoặc trực tiếp
làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể •
Văn bản hành chính : do mọi cơ quan chủ thể quản lý ban hành nhưng không có tính
quyền lực Nhà nước và không có tính pháp lý. Các văn bản hành chính không làm
thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật mà có chức năng trao đổi thông tin.
- Theo hình thức văn bản thì các văn bản chia thành: văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản khác. Đây là cách phân loại được sử dụng nhiều nhất. • Văn bản pháp luật:
o Văn bản luật: hiến pháp, đạo luật (bộ luật)
o Văn bản dưới luật: pháp lệnh, lệnh; nghị định, quyết định (CTN); Nghị định,
Nghị quyết (CP); Quyết định, chỉ thị (TTg); Quyết định, chỉ thị, thông tư (Bộ
trưởng, Thủ trưởng); Nghị quyết (HĐND); Quyết định, chỉ thị (UBND),... •
Văn bản hành chính: thông cáo, thông báo, biên bản, công văn hành chính, điện báo, giấy mời,... 5 lOMoAR cPSD| 46797236
- Theo yêu cầu, mục đích của văn bản: văn bản được chia thành: văn bản trao đổi, truyền
đạt, trình bày, thống kê, văn bản ban hành mệnh lệnh, văn bản hợp đồng dân sự, mua bán, kinh doanh.
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Để từng bước nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chuẩn quốc tế. Ngày 24 tháng 5 năm 2015 Đại học Quốc gia
Hà Nội đã có Công văn gửi Chi nhánh điện quận Cầu Giấy - Sở Điện lực TP. Hà Nội đề nghị
xây dựng cho trường Trạm biến thế ĐC II, bằng nguồn kinh phí của Đại học Quốc gia Hà Nội .
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan (người) có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ trên. 04
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm): Khái niệm về kỹ thuật soạn thảo văn bản và yêu cầu của soạn thảo văn bản?
- Kỹ thuật soạn thảo văn bản: tổng thể những quy tắc, những yêu cầu trong quy trình soạn
thảo văn bản, bao gồm cả những quy tắc nguyên tắc tổ chức hoạt động của chủ thể ban
hành văn bản đến những yêu cầu đòi hỏi có tính chất kỹ thuật, nghiệp vụ của ng đc giao
nhiệm vụ soạn thảo văn bản - Yêu cầu soạn thảo văn bản: 6 lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: •
Đảm bảo tính hợp pháp của văn bản: hợp pháp là đúng với pháp luật, không trái
pháp luật. Văn bản ban hành đúng thần quyền, đúng thủ tục do pháp luật quy định,
có nội dung phù hợp, không trái với các quy định hiện hành của pháp luật. Hình
thức của văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật về thể thức và kỹ thuật
lập pháp: Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền; Văn bản ban hành phải hợp pháp về nội dung. •
Đảm bảo tính hợp hiến: nội dung văn bản phải phù hợp với các quy định cụ thể của
Hiến pháp; nội dung văn bản phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, đây là yêu
cầu cao và rất khó đối với cơ quan, người có thẩm quyền khi xây dựng và ban hành
văn bản, đòi hỏi phải nắm bắt va thể hiện được ‘’linh hồn’’ hay ‘’tinh thần’’ của Hiến pháp •
Nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa: o Nội dung văn bản ban hành
phải thiết thực, đáp ứng được tối đa yêu cầu thực tế đòi hỏi, phù hợp với luật pháp hiện hành.
o Nội dung này phải được thể hiện trong văn bản thích hợp. •
Đảm bảo tính cụ thể của văn bản: các thông tin đưa vào văn bản phải được xử lý
và đảm bảo tính chính xác. Văn bản có thông tin không chính xác, thiếu cụ thể là
biểu hiện sự quan liêu trong quản lý, không có ý nghĩa thiết thực trong thực tế •
Đảm bảo cho văn bản được ban hành theo đúng thể thức: Thể thức là toàn bộ yếu
tố cấu thành lên văn bản không đơn giản chỉ là hình thức bên ngoài, nó liên quan
đến cả nội dung và giá trị nội dung của văn bản. •
Yêu cầu sử dụng các thuật ngữ, văn phong thích hợp: nếu không sử dụng thuật ngữ,
văn phong thích hợp thì sẽ dễ dẫn đến văn bản thiếu chính xác , ảnh hưởng đến nội
dung văn bản. Nếu sử dụng thuật ngữ, văn phong thích hợp còn ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển ngôn ngữ nước ta. •
Văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng: yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phân
biệt rõ ràng các loại văn bản trước khi lựa chọn.
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Ngày 31/7/2009, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số
64/2009/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Văn bản này có quy định: "Hoạt động kinh doanh bán buôn các
nhóm hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố chỉ được tập trung tại ba chợ đầu
mối nông sản, thực phẩm thành phố (ngoại trừ các điểm bán buôn nông sản, thực phẩm đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép)” và “một số tuyến đường quanh ba chợ đầu
mối Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn không được phép kinh doanh nông sản, thực phẩm dưới mọi hình thức".
Theo anh (chị), quyết định trên của UBND Thành phố Hồ Chí Minh có đáp ứng đúng
các yêu cầu về nội dung văn bản pháp luật không, giải thích tại sao? Nếu không đúng thì
phương thức xử lý đối với văn bản này theo quy định của pháp luật như thế nào?
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền đề xử lý vụ việc trên. 7 lOMoAR cPSD| 46797236
- Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh không đáp ứng đúng các yêu cầu về
nộidung văn bản pháp luật: (Không đảm bảo tính hợp pháp; nội dung không phản ánh
được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; văn bản không có tính khả thi).
- Có 02 cách xử lý: UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định hủy bỏ; Thủ tướng
Chínhphủ ra quyết định hủy bỏ.
- Soạn Quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh hủy bỏ quyết định cũ. 8 lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: 05
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm).
Các bước soạn thảo văn bản?
Việc xây dựng văn bản pháp luật được sắp xếp theo m ột trình tự, thủ tục nhất định. Công
việc soạn thảo có thể chia thành 3 bước
- Bước chuẩn bị: đây là bước quan trọng bậc nhất trong soạn thảo văn bản, văn bản có sự
chuẩn bị chu đáo bao nhiêu càng dễ dàng nhanh chóng cho việc soạn thảo văn bản. Ở bước này cẩn chuẩn bị: 9 lOMoAR cPSD| 46797236 •
Xác định mục tiêu văn bản ban hành: việc đó là việc gì? Có cần thiết để ban hành văn bản không? •
Chọn loại văn bản và hình thức văn bản: ai là người ban hành? đối tượng tác động
của văn bản? văn bản pháp luật hay văn bản thông thường? (hành chính),... •
Sưu tập tài liệu, thu thập, xử lý thông tin: người soạn thảo phải thu thập tất cả các
thông tin có liên quan đến vấn đề nêu ra trong văn bản •
Trao đổi, hỏi ý kiến các bộ phận, cơ quan liên quan •
Xin ý kiến lãnh đạo trực tiếp •
Phần suy luận: Công việc cuối cùng của bước chuẩn bị, sau khi đã thực hiện các bước
trên, người soạn thảo phải tự suy ngẫm, tư duy những vấn đề còn mâu thuẫn và đưa
ra lựa chọn phù hợp nhất.
- Bước viết dự thảo: Giai đoạn này có 4 việc như sau: •
Lập dàn ý: bước quan trọng cho văn bản quan trọng, dài, phức tạp. Công việc là chia
nội dung thành nhiều đoạn, ý khác nhau và sắp xếp theo 1 trình tự logic thống nhất, tránh lặp ý, sót ý. •
Thảo văn bản: căn cứ vào dàn bài, người soạn thảo cần thể hiện bằng lời văn của
mình, kiến thức hành văn và cú pháp là rất cần thiết •
Kiểm soát: sau khi thảo văn bản, người soạn thảo cần đọc lại một cách thận trọng,
cẩn thận để phát hiện và sửa chữa, bổ sung những thiếu sót. Nếu có nhiều khiếm
khuyết cần thảo lại văn bản 1 lần nữa.
- Thông qua và công bố văn bản: sau khi hoàn thành các bước trên, người soạn thảo mang
văn bản đi chế bản, in ấn, đánh máy.
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Giả sử UBND Thành phố Hà Nội ban hành một công văn gửi các trường đại học, cao đẳng
về nghệ thuật trên địa bàn thành phố với nội dung là: Cấm sinh viên các trường này biểu diễn
ở vũ trường, quán bar.
Theo anh (chị), công văn của UBND Thành phố Hà Nội có đáp ứng đúng các yêu cầu về
nội dung văn bản pháp luật không, giải thích tại sao? Nếu không đúng thì phương thức xử lý
đối với văn bản này theo quy định của pháp luật như thế nào?
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền đề xử lý vụ việc trên.
- Không đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung văn bản pháp luật: (Không đảm bảo tính hợp
pháp; nội dung không phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; văn bản không có tính khả thi);
- Có 02 cách xử lý: UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định hủy bỏ; Thủ tướng Chính phủ raquyết định hủy bỏ.
- Soạn quyết định của UBND Thành phố Hà Nội hủy bỏ công văn cũ.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …/2022/QĐ-UBND Hà Nội ngày 12 tháng 05 năm 2022 10 lOMoAR cPSD| 46797236 QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy bỏ Công văn gửi đến các trường đại học, cao đẳng về nghệ thuật trên địa
bàn thành phố Hà Nội
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn
cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của của Sở Tư pháp. QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Công văn của UBND thành phố Hà Nội gửi đến các trường đại học, cao đẳng
về nghệ thuật trên địa bàn thành phố với nội dung: Cấm sinh viên các trường này biểu diễn ở vũ trường, quán bar.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 13 tháng 05 năm 2022.
Điều 3.Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND Thành phố Hà Nội; Thủ trưởng các
sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, thành phố, thị xã và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN - KT. CHỦ TỊCH Như Điều 3; - PHÓ CHỦ TỊCH Bộ Tư pháp; -
Chủ tịch, các PCT UBND thành phố; -
Các Ban HĐND thành phố;- Trung tâm TT-CB-
TH thành phố; - Lưu: VT, NL. Đề thi số: 06
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm).
Phân tích các yếu tố thuộc thể thức và kĩ thuật trình bày các yếu tố đó?
Có nhiều quan điểm khác nhau về thể thức văn bản, có thể hiểu đơn giản: thể thức văn
bản là thành phần, kết cấu cần được thể hiện trong văn bản nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý,
đảm bảo cho văn bản có sự thống nhất, thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng.
Các yếu tố của thể thức văn bản (8):
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ: trình bày đầu tiên, vị trí trung tâm (hoặc góc bên phải) văn bản.
Quốc hiệu gồm tên nhà nước và chế độ chính trị của nhà nước đó. Quốc hiệu nước Việt
Nam là “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, dưới quốc hiệu còn có
“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được viết nhỏ hơn 1 cỡ chữ so với quốc hiệu.
2. Tên tác giả (tên cơ quan ban hành): được trình bày cùng hàng tiêu ngữ ở góc bên trái.
Tên tác giả cho biết văn bản ở cơ quan nào, vị trí cơ quan đó trong bộ máy nhà nước và
mối quan hệ giữa cơ quan nhận và gửi văn bản. Tên tác giả viết to, đậm, rõ ràng, chính xác, không viết tắt. 11 lOMoAR cPSD| 46797236
Có 2 cách trình bày: Nếu tên cơ quan có vị trí độc lập như cơ quan đứng đầu 1 cấp hành
chính, cơ quan chủ quản thì ghi 1 dòng độc lập. Nếu cơ quan ban hành là cơ quan trực
thuộc cơ quan chủ quản thì ghi tên cơ quan chủ quản trên, cơ quan ban hành bên dưới.
3. Số, năm ban hành, ký hiệu văn bản: được ghi ngay bên dưới tên tác giả, giúp cho việc
đăng ký, trích dẫn, sắp xếp, nhắc nhở công việc, kiểm tra tìm kiếm văn bản khi cần thiết.
- Số văn bản: số thứ tự ban hành 01-31/12
- Số năm ban hành: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật thì không
- Ký hiệu văn bản: chữ viết tắt của tên loại văn bản và chữ viết tắt cơ quan ban hành văn bản.
Ví dụ: Quyết định số 18 QĐ 18/2022/QĐ-UBND
4. Địa danh, ngày tháng ban hành: trình bày dưới quốc hiệu.
- Địa danh: nơi đóng trụ sở của cơ quan ban hành
- Ngày tháng: là ngày tháng vào sổ đăng ký ở văn thư ban hành văn bản 5. Tên loại
và trích yếu văn bản:
- Tên loại là tên gọi chính thức của văn bản (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định,... tùy
thuộc thẩm quyền người ban hành). Tên loại văn bản nói lên tầm quan trọng của văn
bản, tính chất công việc mà văn bản đề cập, tạo thuận lợi cho việc đăng ký, sắp xếp hồ
sơ và tổ chức thực hiện.
- Trích yếu văn bản là câu tóm tắt nội dung văn bản, ngắn gọn, chính xác để người đọc
dễ dàng nắm bắt thông tin. Đồng thời cũng dễ dàng đưa vào văn thư quản lý…
6. Nội dung của văn bản
- Là thành phần quan trọng nhất của văn bản
- Văn bản phải viết ngắn gọn, chính xác, đầy đủ, không thừa, không thiếu, không lặp ý,
cân nhắc từng dấu câu.
- Nội dung văn bản gồm 3 phần: •
Phần mở đầu: nêu căn cứ, cơ sở của việc ban hành: căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế •
Phần thứ 2: tùy theo từng loại văn bản mà nội dung văn bản được trình bày theo 2
dạng: văn điều khoản, văn xuôi pháp luật •
Phần thi hành: chủ thể thi hành, hiệu lực không gian, hiệu lực thời gian, xử lý văn
bản hết hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp.
7. Nơi nhận văn bản
Ghi cuối góc trái văn bản. Thông thường đối tượng tiếp nhận ghi theo từng nhóm:
- Các cơ quan có quyền giám sát hoạt động của cơ quan ra văn bản. Cơ quan ra văn bản
phải gửi tới để báo cáo công tác.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần nhận văn bản để thi hành là những đối tượng quản lý trực tiếp.
- Các đối tượng cần nhận văn bản để có sự phối hợp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thi hành văn bản đó.
- Bộ phận có trách nhiệm theo dõi và lưu trữ văn bản của cơ quan ban hành thường ghi: Lưu Văn thư.
8. Chữ ký, dấu -
Ngang hàng với nơi nhận văn bản bên góc phải 12 lOMoAR cPSD| 46797236 -
Chữ ký là yếu tố quan trọng, đảm bảo cho văn bản hợp pháp, có giá trị, thể hiện trách
nhiệm của người ký văn bản với vấn đề trong văn bản. -
Ký trực tiếp: do thủ trưởng cơ quan, hoặc người có thẩm quyền trực tiếp ký -
Ký thay: khi cấp trưởng đi vắng hoặc được sự ủy quyền trong một số vấn đề thì cấp
phó có quyền ký thay. Khi đó phải thêm chứ KT. vào trước chức vụ trưởng rồi ký. -
Cơ quan hoạt động theo chế độ tập thể như Chính phủ, HĐND,... người ký nhân danh phải thêm chữ TM -
Nếu người ký giữ chức vụ quyền trưởng thì ký cũng ghi rõ chữ Q -
Nếu người ký được thủ trưởng ủy nhiệm ký văn bản khi thủ trưởng vắng mặt thì phải
ghi T.U.Q (Thừa ủy quyền). Ví dụ: T.U.Q BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO -
Nếu người dưới thủ trưởng 1 cấp bậc mà được Thủ trưởng ủy nhiệm ký 1 số văn bản
thuộc thẩm quyền thủ trưởng nhưng xét thấy để cấp dưới ký sẽ tiện hơn thì phải ghi rõ
TL (Thừa lệnh). Ví dụ TL. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ / CHÁNH VĂN PHÒNG
* Dấu: văn bản sau khi ký phải được đóng dấu để đảm bảo tính pháp lý và chính xác của
văn bản. Dấu đóng ngay gắn, chính xác, ¼ đến ⅓ về phía bên trái chữ ký theo màu mực được quy định. -
Dấu chỉ mức độ mật: đảm bảo tính bí mật của từng văn bản. Có 3 mức độ mật: mật, tối mật, tuyệt mật. -
Dấu chỉ mức độ khẩn: văn bản cần nhanh chóng chuyển đến cơ quan, cá nhân có nhiệm vụ
giải quyết trong 1 thời gian nhất định mà chậm trễ sẽ không còn giá trị, gây tác hại thì cần
đóng dấu khẩn. Có 2 mức: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc.
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
HĐND thành phố H (là thành phố trực thuộc Trung ương), ra Nghị quyết dừng đăng ký
thường trú mới vào khu vực nội thành đối với những người không có nghề nghiệp hoặc có
nhiều tiền án, tiền sự. Nhiều tổ chức và cá nhân cho rằng Nghị quyết này vi phạm Luật Cư trú
(trái luật). Trong khi đó, HĐND thành phố H lại cho rằng họ ban hành Nghị quyết này theo
quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, do đó không thể nói rằng Nghị quyết đó
trái luật. Hãy đánh giá về quan điểm trên?
Giả sử Nghị quyết của HĐND thành phố H không đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung
văn bản pháp luật thì cơ chế xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam thế nào? Soạn thảo
một văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền để xử lý sự việc trên. -
Quan điểm của HĐND thành phố H không đúng, bởi nếu các quy định trong các văn
bảnpháp luật không đồng nhất thì phải viện dẫn các quy định của Hiến pháp – Đạo luật cơ
bản. Cụ thể ở đây là Nghị quyết của HĐND thành phố H đã vi phạm Điều 23 Hiến pháp
2013. - Nghị quyết của HĐND thành phố H không đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp
của văn bản, do vậy phải hủy bỏ. Cơ chế xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là
theo cơ chế hành chính : Cơ quan cấp trên có quyền hủy bỏ văn bản của cơ quan cấp
dưới. Cụ thể ở đây là, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đình chỉ thi hành, báo cáo
UBTVQH để UBTVQH ra Nghị quyết hủy bỏ. =>2 phương án -
Ubnd tp (tp bình thường) tự ra vb để huỷChú ý: -
trường hợp thành phố ko trực thuộc, nghị quyết huỷ bỏ HĐND tỉnh huỷ bỏ Nghị quyết HĐND huyện. 13 lOMoAR cPSD| 46797236 -
Còn tp trực thuộc trung ương và cấp tỉnh Ubtvqh huỷ. Còn thủ tướng sẽ ra qd ….. Đề thi số: 07
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm).
Cách hành văn (văn phong) trong văn bản và những yêu cầu đảm bảo tính nghiêm túc của
cách hành văn trong văn bản pháp luật?
Chất lượng của 1 văn bản một phần quan trọng là do việc sử dụng ngôn ngữ chính xác
và cách hành văn quy định. Văn bản thể hiện ý chí của cơ quan công quyền bằng chữ viết, điều
này đã đặt ra vấn đề về cách diễn đạt hành văn trong văn bản. Mỗi loại văn có tính đặc thù cho
từng văn bản. Ví dụ: -
Những văn bản lập pháp và lập quy có mục tiêu tạo nên những quy tắc xử sự chiphối sinh
hoạt hành chính, do đó câu văn cần có mạch lạc, rõ ràng và lời văn cần có khách quan, vô tư. -
Những bản văn ban hành mệnh lệnh có mục tiêu, tạo nên những mệnh lệnh chocấp dưới thi
hành, do đó câu văn cần dứt khoát , rõ ràng và lời văn trang trọng, uy nghi. -
Những bản văn diễn thuyết có mục tiêu đọc cho nhiều người nghe, do đó câuvăn cần hùng
hồn, vững chắc và lời văn cần lôi cuốn, truyền cảm, ngắn gọn, rõ ràng v.v...
Nhìn chung, văn phong văn bản có mấy đặc điểm nổi bật sau đây: •
Lời văn mang tính khách quan: vì văn bản là tiếng nói chung của cơ quan, tổ chức,
không phải tiếng nói riêng của cá nhân. Viết một văn bản phải có tính chất vô cá 14 lOMoAR cPSD| 46797236
tính (không có tính chất cá nhân). Trong thực tế, việc này hết sức khó khăn vì văn
chương luôn là sản phẩm của cá nhân. Để hạn chế điều này, khi soạn thảo văn bản
cần tránh sử dụng ngôi thứ nhất, thứ hai. Ví dụ văn bản Bộ Giáo dục gửi Bộ khác,
thay vì viết “Chúng tôi đề nghị Bộ khác thực hiện nghiêm túc” thành “Bộ Giáo dục
đề nghị các Bộ ban ngành liên quan thực hiện nghiêm túc” •
Lời văn nên trang trọng: văn bản là tiếng nói của cơ quan công quyền, việc sử dụng
lời văn trang trọng gửi đến người nhận sẽ tạo thiện cảm, có tác dụng tích cực trong
việc thi hành văn bản. Ở yêu cầu này cần hạn chế sử dụng lời văn hoa mỹ, bay bổng,
khách sáo, màu mè. Ví dụ: câu văn hành chính thiếu lễ độ: Sở tôi yêu cầu ông giám
đốc giải quyết cho vấn đề nói trên càng sớm càng hay. Câu trên nên viết như sau:
Sở chúng Tôi trân trọng yêu cầu ông giám đốc giải quyết cho vấn đề nói trên. •
Hành văn lễ độ, lịch sự: tránh từ ngữ cục cằn, khó chịu, thô lỗ •
Thể thức nên đồng nhất: trước sau và ở đâu thể thức văn bản cũng giống nhau •
Câu văn ngắn rõ ràng, gắn gọn, đầy đủ Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Năm 2008, UBND tỉnh N. ban hành quy định về quản lý hoạt động lái xe ôtô chở khách
từ 10 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày
11/3/2008. Văn bản này yêu cầu tiêu chuẩn đối với người lái xe ôtô vận tải hành khách phải
“có thâm niên lái xe (tính từ ngày được cấp giấy phép lái xe) từ ba năm trở lên”. Đây là quy
định không có trong Luật Giao thông đường bộ 2001 và Nghị định 110/2006/NĐ-CP về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Theo anh (chị), quyết định của UBND tỉnh N có đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung
văn bản pháp luật không, giải thích tại sao? Nếu không đúng thì phương thức xử lý đối với văn
bản này theo quy định của pháp luật như thế nào?
Hãy soạn thảo một văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền đề xử lý vụ việc trên. -
Không đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung văn bản pháp luật: (Không đảm bảo tính hợp
pháp; nội dung không phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; văn bản không có tính khả thi); -
Có 02 cách xử lý: UBND tỉnh N ra quyết định hủy bỏ; Thủ tướng Chính phủ ra quyết địnhhủy bỏ. -
Soạn Quyết định của UBND tỉnh N hủy bỏ quyết định cũ: 15 lOMoAR cPSD| 46797236 Đề thi số: 08
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm).
Các quy tắc ngữ pháp thường áp dụng trong soạn thảo văn bản?
Ngoài việc nắm giữ rõ những mẫu câu, lối hành văn, thì người soạn thảo văn bản cũng cần biết
về các quy tắc ngữ pháp thường được áp dụng trong soạn thảo văn bản: -
Sắp xếp mạch lạc, sắp xếp đúng chỗ các thành phần câu trong câu văn: mạch lạc là sự sắp
xếp, ấn định câu văn diễn tả sao cho chính xác, rõ ràng, không rườm rà. Trường hợp câu
văn ngắn, trung bình việc diễn tả ngắn gọn mạch lạc có thể nói là đơn giản, nhưng những
câu văn dài thì khó khăn hơn. Vì vậy, đối với những câu văn dài muốn được mạch lạc rõ
ràng, cần đáp ứng về các phương diện: 16 lOMoAR cPSD| 46797236 •
Về phương diện nội dung: người soạn thảo phải rõ ý tưởng, dứt khoát. Muốn vậy
phải có hiểu biết về vấn đề đang được soạn thảo văn bản và có hướng giải quyết. •
Về phương diện kỹ thuật: người soạn thảo phân tích, nhận đúng ý nào chính ý nào
phụ, ý nào kém quan trọng hơn, ý nào đứng trước, ý nào đứng sau. -
Dùng mỹ từ pháp: mỹ từ là một trong những kỹ thuật hành văn, làm cho câu văn trở lên
đẹp đẽ. Sự “đẹp đẽ” trong câu văn của văn bản pháp luật khác với văn bản văn chương,
những từ mỹ miều, uyên bác,... không được sử dụng trong văn bản pháp luật. Những mỹ từ
như đối xứng, điệp ngữ, đảo từ được sử dụng. •
Sử dụng câu đối xứng: chia đều nhịp của câu văn, giúp câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển, dễ đọc •
Sử dụng điệp ngữ: điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại 1 câu nhằm mục đích nhấn mạnh ý
của câu văn. Ví dụ: tất cả đều do dân, vì dân… •
Sử dụng đảo ngữ: là việc sắp xếp, thay đổi vị trí trong câu văn cũng nhằm mục đích
nhấn mạnh ý của câu văn. Ví dụ: “cơ quan cần được cải tiến về cả ba phương diện
cơ cấu tổ chức, thủ tục điều hành và nhân viên quản trị”. Câu trên dùng đảo ngữ:
“cơ cấu tổ chức, thủ tục điều hành và nhân viên quản trị, cơ quan cần được cải tiến
cả về cả ba phương diện” - Cách dùng các dấu câu: •
Dấu phẩy (,): chia nhiều từ, mệnh đề thành 1 loại cùng đóng vai trò giống nhau. Ví
dụ những văn bản ban hành mệnh lệnh gồm có: thông tư, huấn thi, công văn, sự vụ lệnh, công vụ lệnh,... •
Dấu chấm phẩy (;): chia một câu dài thành nhiều câu, mỗi diễn tả hết 1 ý, mỗi ý có liên quan đến nhau. •
Dấu chấm (.): dùng để chấm dứt 1 câu, cắt đoạn mỗi ý. Dấu chấm để phân cách các
câu, không dùng phân thành phần câu. Tùy vào mục đích, ý nghĩa diễn đạt có thể
lựa chọn đặt dấu câu: •
Dấu chấm xuống hàng: Dấu chấm xuống hàng có kỹ thuật viết như dấu chấm, nhưng
thường dùng để cách đoạn mạch văn. Khi đã diễn tả xong một ý lớn, chuyển sang ý
lớn khác nên dùng dấu chấm xuống hàng, làm cho văn bản thêm tính rõ ràng, mạch lạc. •
Dấu hai chấm (:) Dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời trích dẫn hoặc câu văn có tính
liệt kê trong nội dung diễn đạt. •
Dấu ngoặc đơn: Dấu ngoặc đơn () dùng để đóng khung một sự giải thích hay ghi
chú. Ví dụ Yêu cầu quý cơ quan cho Bộ nội vụ (Vụ Tổ chức) biết chi tiết về vấn đề nói trên. •
Dấu ngoặc kép: - Trong văn chương tổng quát dấu ngoặc kép “ ”thường dùng để
đóng khung một lời nói hay một đoạn trích nguyên văn của một tác phẩm. Trong
văn bản hành chính, ngoài công dụng nói trên, dấu ngoặc kép còn được dùng để
đóng khung lời chú thích hay dẫn giải. Ví dụ: “Để kính tường, Để thi hành”,...
Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm).
Ông Henrique Calisto (quốc tịch Bồ Đào Nha) là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng
đá Việt Nam. Ông đã mang lại nhiều thành tích cho đội tuyển Việt Nam và có nhiều đóng góp
cho bóng đá Việt Nam. Giả sử, năm 2010, ông Calisto có nguyện vọng và cũng đủ điều kiện
được nhập quốc tịch Việt Nam. 17 lOMoAR cPSD| 46797236
Anh (chị) hãy soạn thảo văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền
cho ông Calisto nhập quốc tịch Việt Nam. Đề thi số: 09
Câu 1 (Lý thuyết 05 điểm).
Phân tích chính sách và vai trò của phân tích chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Phân tích chính sách là 1 quá trình, được khỏi đầu từ khi phát hiện nhu cầu ban hành văn
bản và kết thúc ở giai đoạn thông qua văn bản quy phạm pháp luật. Vai trò của phân tích chính
sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: -
Phân tích chính sách là cơ sở hoạch định khung chính sách: nếu các văn abnr pháp luật
khoogn là kết quả của quá trình phân tích sâu sắc tình trạng kinh tế xã hội và nhu cầu
quản lý nhà nước thì văn bản đó không được thực tiễn chấp nhận và tốn kém cưỡng chế
thi hành. Việc tạo ra các văn bản qppl có nội dung phù hợp với nhu cầu phát triển khách
quan của xã hội vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước chính là để tạo ra hiệu quả cao
trong quản lý nhà nước. -
Việc nghiên cứu khảo sát để hình thành chính sách trải qua các bước sau: Nhận biết vấn
đề; Xác định phương án giải quyết vấn đề; Xác định khung chính sách pháp luật; Xác
định cách thức, các biện pháp tác động của các cơ quan nhà nước đối với các đối tượng
cần phải điều chỉnh của văn bản. Câu 2 (Bài tập tình huống 05 điểm). 18 lOMoAR cPSD| 46797236
Ngày 20/7/2015 tại Hội trường lớn Đại học Quốc gia Hà Nội mang tên cố GS. Nguyễn Văn
Đạo, khoa Luật trực thộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành Hội nghị cán bộ, viên chức
toàn khoa để tổng kết kết quả năm học 2014 -2015,triển khai nhiệm vụ năm học mới 2015 - 2016.
Là người được hội nghị tín nhiệm bầu vào Ban Thư ký, anh (chị) hãy ghi Biên bản hội nghị trên. Đề thi số: 10
Câu 1 (Lý thuyết 5,0 điểm).
Trình bày nguyên tắc, kỹ năng phân tích chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật? Nguyên tắc: •
Các phương án lựa chọn phải xuất phát từ thực tiễn sống của các quan hệ xã hội, nền
tảng đạo đức và truyền thống, nền tảng văn hóa ứng xử thực tại; phải từ thực tiễn mà
định hướng nhu cầu điều chỉnh pháp lý, không nên lạm dụng. Chỉ có quyết định pháp
lý gắn với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn chấp nhận mới phát huy được tác dụng. 19 lOMoAR cPSD| 46797236 •
Khi phân tích chính sách, nhà nghiên cứu dễ bị rơi vào quan điểm phiến diện kiểu “thầy
bói xem voi”, vì thực tiễn có nhiều khuynh hướng, nhiều biểu hiện cụ thể có khi trái
ngược nhau nên đòi hỏi người phân tích chính sách phải biết xem xét nhiều biểu hiện
đa dạng để phát hiện bản chất của vấn đề và lựa chọn phương án phù hợp, tránh nôn
nóng, áp đặt ý muốn chủ quan. •
Trong quá trình hoạch định chính sách pháp luật cần chú ý các yêu cầu của khung
chính sách pháp luật mới như sau:
• Phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ của các chủ thể quản lý,
nhấtquán và thể hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước;
• Lựa chọn đúng phương pháp, mức độ và hình thức tác động của quản lý Nhà
nước,đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của các thành viên trong xã hội,
không hạn chế các quyền của nhóm thiểu số khác, phù hợp với khả năng, trình độ của
các đối tượng phải thi hành văn bản đó;
• Phù hợp các quy định của Hiến pháp, pháp luật, quản lý Nhà nước bằng pháp luật;•
Lựa chọn hình thức văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với nội dung quản lý và thẩm
quyền quản lý Nhà nước và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan sẽ ban hành văn bản đó. Kỹ năng: •
Thu thập thông tin, phục vụ phân tích chính sách •
Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn •
Xây dựng hồ sơ sưu tầm các văn bản pháp luật liên quan •
Nghiên cứu chủ trương, đường lối của đảng về vấn đề xây dựng văn bản (cơ sở cho
việc phân tích và xây dựng khung chính sách pl) •
Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài •
Xây dựng các đề tài nghiên cứu khung chính sách •
Kết quả và hình thức biểu hiện của công việc trên là hình thành chính sách pl Trong
giai đoạn tiền soạn thảo, chính sách pháp luật được thể hiện bằng việc cơ quan chủ trì
soạn thảo khẳng định được sự cần thiết phải ban hành văn bản đó. Các luận cứ, luận
điểm để chứng minh được sự cần thiết cần phải dùng QPPL để điều chỉnh vấn đề mới
phát sinh và các vấn đề cụ thể ở các mặt. Chính trị kinh tế xã hội và pháp lý. Câu 2
(Bài tập tình huống 5,0 điểm).
Bà Trần Thị B là cán bộ giảng dạy của khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoàn
thành khóa đào tạo Tiến sỹ Luật tại Trường Đại học Nogoya, Nhật Bản nay trở về nước, tiếp
tục công tác tại khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Anh (chị) hãy soạn thảo văn bản của cơ quan nhà nước (người) có thẩm quyền để tiếp nhận bà Trần Thị B.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:…./QĐ-ĐHQG
Hà Nội, ngày… tháng… năm… QUYẾT ĐỊNH
Về việc tiếp nhận viên chức đi học ở nước ngoài về đơn vị công tác 20