Bộ đề ôn xã hội học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp của A. Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học. Nêu và phân tích các môi trường xã hội hóa ( 4). Liên hệ thực tế. Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Gia đình, anh/chị hãy thiết kế một đề cương nghiên cứu gồm những bước sau: - Đặt tên đề tài; - Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu; - Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu; - Xác định các phương pháp thu thập thông tin chính cho đề tài. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
BỘ ĐỀ ÔN XÃ HỘI HỌC ĐỀ 1
Câu 1 (3,5 điểm): Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và
những đóng góp của A. Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học.
+Theo truyền thống XHH do Auguste Comte khởi xướng, XHH nghiên cứu:
(1)Thành phần xã hội, cấu trúc xã hội. XHH nghiên cứu “mặt tĩnh” của mối qh
giữa con người và xh thông qua việc phân tích các khái niệm cơ bản
VD: trật tự, hệ thống, cấu trúc xh; tổ chức xh, nhóm xh,...
(2)Các quá trình xã hội và sự biến đổi xh. XHH nghiên cứu “mặt động”của mối qh
giữa con người và xh thông qua việc phân tích các khái niệm cơ bản
VD: hành động, tương tác, biến đổi, mâu thuẫn, xung đột xã hội,..
* Sự phân biệt mặt động và mặt tĩnh chỉ mang tính tương tương đối, bởi vì đó là 2
mặt của bất kỳ 1 hiện tượng xh nào.
=> theo auguste comte ,quan niệm đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cơ
cấu của xã hội và biến đổi xã hội, tầm vĩ mô
NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRONG CHO XHH
+ Là người đặt tên cho lĩnh vực khoa học xã hội học vào năm 1838 trong tập
sách thực chứng luận xuất hiện cụm từ XHH.
- Ông có công lớn là tách tri thức XHH ra khỏi triết học để tạo tiền đề cho sự
hình thành một bộ môn khoa học mới chuyên nghiên cứu về đời sống XH của con người.
+ Quan niệm của ông về XHH và cơ cấu XHH. Trong bối cảnh mới ông cho
rằng XHH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quy luât tổ chức đời sống XH
của con người (khoa học thực tại XH)
Phương pháp nghiên cứu : Ông còn gọi XHH là vật lý học XH vì XHH có
phương pháp nghiên cứu gần giống với phương pháp nghiên cứu vật lý học . Nó
cũng gồm 2 lĩnh vực cơ bản : Tĩnh học XH và Động học XH
Động học XH là bộ phận nghiên cứu hệ thống XH trong trạng thái vận động biến đổi theo thời gian
Tĩnh học XH là bộ phận nghiên cứu trạng thái tĩnh củaXH và cơ cấu của XH
các thành phần phần tạo lên cơ cấu và các mối quan hệ giữa chúng .
Tĩnh học XH chỉ ra các quy luật tồn tại XH( động học XH chỉ ra quy luật vận động biến đổi )
+ Phương pháp nghiên cứu XHH: Ông cho rằng XHH phải vận dụng các
phương pháp của KH tự nhiên để nghiên cứu XH .Nhưng về sau ông chỉ ra rằng
XHH phải nghiên cứu bằng phương pháp thực chứng .Ông định nghĩa : phương
pháp thực chứng là phương pháp thu thập xử lý thông tin kiểm tra giả thuyết và
xây dựng lý thuyết . So sánh và tổng hợp số liệu
Câu 2. Nêu và phân tích các môi trường xã hội hóa ( 4). Liên hệ thực tế.
Xã hội hóa dạy cho ta những khuôn mẫu, chuẩn mực,phủ rộng những truyền thống
văn hóa chung tới cá nhân. có các môi trường xã hội hóa như: 1 Môi trường gia đình
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và kéo dài suốt cuộc đời của con người.
Cha mẹ bằng nhiều cách truyền tải cho con cái những thông điệp giáo dục điều gì
là quan trọng điều gì là phù hợp là đúng đắn và những gì ngược lại với chuẩn mực xã hội,
+/ là nơi giáo dục đạo đức tri thức và chuẩn mực cho cá nhân kiểm soát thái độ đặc
biệt trong thời gian con người ở giai đoạn vị thành niên.
Ví dụ: Xã hội hóa về lối sống, văn hóa mới.
Trong gia đình, những người trẻ là con cháu sẽ được ông bà, bố mẹ xã hội hóa
những kiến thức chung về lối sống tư tưởng như là gặp người lớn phải chào hỏi lễ
phép, ngồi ăn cơm phải mời người lớn dùng bữa trước mới được ăn, ngoài ra còn
là các kiến thức chung về những văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
2 Môi trường trường học
Trong xã hội hiện đại việc giáo dục về đạo đức lối sống, tri thức không chỉ là việc
của gia đình mà còn được chia sẻ với nhiều tổ chức trong xã hội khác trong đó có
nhà trường. Trường học là nơi chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức đã được tích
lũy bởi xã hội cho thế hệ trẻ.
Trong nhà trường có cá nhân không chỉ tiếp thu những tri thức khoa học của các
môn học mà còn cả những quy tắc cách thức ứng xử…
Ví dụ: Xã hội hóa về nhân cách, kỹ năng, tri thức và lối sống
Trong lớp, quá trình học sinh tiếp nhận các tri thức, bài giảng và lời giảng của thầy
cô được coi là quá trình xã hội hóa. Ngoài các kiến thức văn hóa thì ở môi trường
trường học các học sinh còn được xã hội hóa về nhiều mặt khác như nhân cách,
đạo đức và lối sống lành mạnh.
3. Môi trường các nhóm đồng đẳng
Nhóm đồng đẳng tuy có chức năng chủ yếu là giải trí nhưng cũng là tác nhân xã hội hóa mạnh nhất.
- Những người trong nhóm ngang hàng có cùng một địa vị quan hệ tương đối bình
đẳng với nhau, có chỗ đứng trong thang bậc xã hội là như nhau kể cả trong quan hệ quyền lực.
- Những thiếu niên ở tuổi cận kề với tuổi trưởng thành thường cùng nhau tạo nên
một môi trường tiểu văn hóa riêng, khác với các giá trị chuẩn mực văn hóa toàn xã
hội hay nói chính xác hơn là văn hóa của những người lớn.(Nhóm đồng đẳng
thường là những bạn bè cùng trang lứa)
Ví dụ: Nhóm buôn lậu phải tuân thủ quy tắc của nhóm và nếu bị công an bắt thì
phải giữ bí mật và không được khai ra đồng bọn.
-> Tuân thủ theo quy tắc của nhóm là một hành động thể hiện xã hội hóa thành
công được chấp nhận nhưng sẽ bị luật pháp trừng trị vì anh ta phạm pháp.
4. Môi trường các phương tiện thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong các xã hội phát triển - hầu
hết mỗi người đều dành một lượng thời gian để tiếp cận các phương tiện thông tin
đại chúng như tivi đài báo internet
- nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều thông tin con người nắm bắt được
đều là từ các phương tiện truyền thông đại chúng bổ sung cho hiểu biết của cá nhân
Ví dụ: Rất nhiều chương trình TV, báo đài, internet …. được sản xuất, phát sóng
nhằm định hướng,thay đổi nhận thức hành vi và bổ sung hiểu biết cá nhân.
Câu 3:Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Gia đình, anh/chị hãy thiết kế một
đề cương nghiên cứu gồm những bước sau: - Đặt tên đề tài; - Mục đích nhiệm
vụ nghiên cứu; - Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu; - Xác định các
phương pháp thu thập thông tin chính cho đề tài
- Tên đề tài: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển của trẻ em
trên địa bàn Cầu Giấy hiện nay - Mục đích:
+ Khái quát rõ và phản ánh thực trạng của bạo lực gia đình quận Cầu giấy
hiện nay đồng thời tác động của nó đến sự phát triển của trẻ em
+ Đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng của bạo
lực gia đình đến sự phát triển của trẻ
+ Nâng cao nhận thức cho người dân làm thay đổi tư duy cũ, lạc hậu, giúp
họ có cách nhìn đúng đắn hơn về bạo lực gia đình - Nhiệm vụ:
+ Khảo sát thực trạng của nạn bạo lực gia đình đến sự phát triển của trẻ em hiện nay ở Cầu giấy
+ Hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
+ Nhận thức, đánh giá về nạn bạo lực gia đình đối với sự hình thành và phát triển của trẻ
+ Đánh gia chi tiết về mức độ ảnh hưởng của vấn nạn bạo lực gia đình ở quận Cầu giấy hiện nay
- Khách thể nghiên cứu: trẻ em và phụ huynh gia đình có trẻ em trên địa bàn Cầu giấy
- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự phát triển
của trẻ em trên địa bàn cầu giấy hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: địa bàn quận cầu giấy
+ Thời gian: tháng 1/2022 đến t1/2023
- Phương pháp thu thập thông tin: pp anket
+ Khái niệm: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thiết lập hệ thống
bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của các đối tượng, nhóm đối
tượng xác định trong đề tài
+ Ưu điểm: Dễ dàng tiếp nhận những câu trả lời từ nhiều khách thể như trẻ em, bố mẹ..
Tiếp cận và hiểu rõ hơn thực trạng bạo lực gia đình đang xảy ra
Có cái nhìn khách quan thông qua kết quả thu được từ phiếu hỏi
Dễ tổ chức thực hiện và thu được nhiều kết quả trong thời gian ngắn
Tuy nhiên, không kiểm soát được đối tượng trả lời câu hỏi Đề 2 XHH:
Câu 1: Anh/ chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng
góp của M. Weber cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học.
- M.Weber là nhà luật học, sử học, kinh tế học, xã hội học người Đức. Ông gọi xã
hội học là khoa học về hành động xã hội của con người .
Đối tượng nghiên cứu: theo Max Weber, đối tượng nghiên cứu của XHH là hành
động xã hội => vi mô
Đóng góp: Những đóng góp của Max Weber cho lĩnh vực xã hội học có tầm quan
trọng rất lớn và đã khiến nhiều tác giả xếp loại ông là một trong những nhà thể chế
vĩ đại của lĩnh vực này.
+ Weber cho rằng, mọi hiện tượng xã hội là kết quả của hành động, thái độ, niềm
tin, hành vi và kết quả ứng xử cá nhân sống trong xã hội.
+ M.Weber đã đưa ra phương pháp loại hình lý tưởng để nghiên cứu những hiện
tượng lịch sử xã hội. Phương pháp này đòi hỏi phải quan sát, phân tích và tổng hợp
những gì quan sát được để khái quát hóa và nhấn mạnh những đặc điểm, tính chất
cơ bản và quan trọng nhất của một hiện tượng, một quá trình hay một hành động xã hội.
- Lý thuyết về hành động: Weber đã xây dựng một lý thuyết về hành động
trong đó đưa ra một hệ thống các khuôn mẫu hành động nham giúp các nhà
nghiên cứu có thể hiểu được hành động, cụ thể có 4 kiểu hành động: hành
động duy cảm, hành động duy lý - công cụ, hành động duy lý - truyền thống,
hành động duy lý giá trị.
Trong các kiểu hành động này, Weber cho rằng cùng một hành động của cá nhân
có thể được thực hiện với sự phối hợp của rất nhiều loại hành động, tức là có thể
vừa duy lý công cụ, vừa duy lý giá trị, vừa có sự tác động của xúc cảm, tình cảm
vừa có sự ảnh hưởng của tập tục.
Thuyết cấu trúc về phân tầng xã hội'. M. Weber đã đưa ra quan niệm về cấu trúc xã
hội gồm những giai tầng xã hội cao thấp khác nhau về ba khía cạnh cơ bản là: Kinh
tế, địa vị xã hội, vị thế xã hội. Do đó, cấu trúc xã hội bao gồm các giai tầng xã hội
khác nhau về sở hữu tài sản, về mức thu nhập, về lối sống, về quyền lực và danh
vọng. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường họp một giai tầng xã hội vừa có quyền lực
cao vừa sở hữu nhiều tài sản và tư liệu sản xuất và vừa được xã hội tôn vinh. Cũng
có cấu trúc xã hội trong đó giai tầng nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất nhưng lại
không chiếm giữ vị thế cao trong quan hệ quyền lực và quan hệ xã hội. Điều đó có
nghĩa là xã hội bao gồm nhiều cấu trúc xã hội trong đó một nhóm người có thể
tham gia vào một hay hơn một cấu trúc xã hội. Cá nhân cũng có thể tham gia vào
nhiều tổ chức khác nhau sẽ có các vị thế, vai frò khác nhau trong các tổ chức đó.
Tuy nhiên, ở đây cũng cho thấy điều kiện và cơ may nảy sinh từ việc nắm giữ, sử
dụng và mua bán hàng hóa trên thị trường của các nhóm xã hội sẽ là nguyên nhân
chính dẫn đến phân tầng xã hội. Thị trường là lĩnh vực thể hiện các lợi ích kinh tế
và thu nhập, nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và biến đổi giai
cấp xã hội. Ở đây, ông nhấn mạnh tới vai trò của các yếu tố phi kinh tế, yếu tố
quyết định tới vị thế của cá nhân không chỉ có điều kiện kinh tế mà cả điều kiện
phi kinh tế như chính ưị, văn hóa, nguồn gốc gia đình.
Biến đổi xã hội: theo Weber, dưới tác động của các quá trình xã hội như sự duy lý
hóa và sự biến đổi của hệ các giá trị văn hóa mà cụ thể là các quy tắc, các chuẩn
mực của tôn giáo thế kỷ XVI- XVII đà làm biến đổi hành động xã hội. Các yếu tố
phi kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản duy
lý ở phương Tây. Ông cho rằng, xã hội phương Đông không diễn ra sự biến đổi
hành động xã hội theo hướng duy lý hóa nên đã không phát triển chủ nghĩa tư bản.
Câu 2:Ptich chức năng của gia đình, cho ví dụ minh họa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Chức năng của gia đình gắn liền với những nhu cầu xã hội đối với thiết chế gia
đình, cùng như nhu cầu của các cá nhân trong gia đình.
+ Chức năng tái sinh sản và duy trì giống nòi:
là chức năng đặc biệt của gia đình, đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận trong
việc tái sinh ra bản thân xã hội.
Đáp ứng cả nhu cầu cá nhân và xã hội, giải quyết mqh sản xuất ra tư liệu sinh hoạt,
tái sản xuất ra chính bản thân con người nhằm duy trì nòi giống.
Ví dụ: ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra chúng ta, chúng ta kết hôn rồi sinh ra con
+ Chức năng kinh tế: là tiền đề để thực hiện các chức năng khác, tạo sự gắn bó,
ràng buộc giữa các thành viên trên cơ sở lợi ích kinh tế, vật chất chung,.... Mỗi
thành viên đều phải tham gia lao động sản xuất để duy trì và tiếp nối sự sống =>
đơn vị tieu dùng quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, phân phối và giao lưu hàng hóa xã hội.
Ví dụ: cha mẹ lao động kiếm tiền để nuôi các con ăn học, trang trải cho các chi phí
phụ, con cái đủ khả năng có thể đi làm phụ giúp cha mẹ về mặt kinh tế.
+ Chức năng xã hội hóa: là chức năng hết sức quan trọng.
Sự hình thành nhân cách cơ bản ở trẻ,
việc hoàn thiện, củng cố nhân cách con người trong độ tuổi trưởng thành đều chịu
tác động từ quá trình sinh hoạt, giáo dục văn hóa tại gia đình.
Ví dụ: một đứa trẻ sống trong môi trường thường xuyên chịu đựng sự cãi vã, bạo
lực thường có xu hướng ít nói, tổn thương và có xu hướng học theo bạo lực.
+ Chức năng đảm bảo sự cân bằng tâm lý, tình cảm:chiếm vị trí quan trọng, củng
cố sự bền vững của hôn nhân và gia đình. Gia đình là nơi thể hiện tình cảm sâu sắc
nhất, xu hướng chung là chuyển từ chức năng kinh tế sang chức năng tình cảm và giáo dục con cái.
Ví dụ: có thể chia sẻ những vấn đề, khó khăn trong cuộc sống với cha mẹ, ông bà.
+ Chức năng chăm sóc người già và trẻ em: là chức năng quan trọng trong xã hội
truyền thống và trong cả xã hội hiện đại ngày nay.
Ví dụ: con cái có nghĩa vụ phải quan tâm, chăm sóc tới bố mẹ.
Câu 3: Xã hội học truyền thông đại chúng.
- Tên đề tài: ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến
sinh viên Học viện báo chí tuyên truyền hiện nay để từ đó đưa ra một số
khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên HV BCTT
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Mô tả thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên học viện Báo chí và
Tuyên truyền hiện nay (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử
dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…).
Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến học tập của sinh viên
học viện Báo Chí và Tuyên Truyền hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên HVBCTT
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên HVBCTT dưới tác động của mạng xã hội - Phạm vi NC + Không gian: HVBCTT
+ Thời gian: Tháng 6/2022- tháng 6/2024
- Pp thu thập thông tin: pp anket
Đây là phương pháp thu thập thông tin qua bảng hỏi, tiến hành trưng cầu ý
kiến rộng rãi của các đối tượng, nhóm đối tượng được xác định trong đề tài,
ở đây là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Lập bảng hỏi khảo sát
Điền phiếu khảo sát hoặc điền bảng hỏi online.
Số phiếu phát ra là 100 phiếu ngẫu nhiên cho sinh viên trong Học viện Báo
chí và Tuyên truyền hoặc theo đường link khảo sát được gửi đến tài khoản
trực tuyến của sinh viên và các hội nhóm sinh viên trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đề 3 XHH:
Câu 1 (3,5 điểm): Anh/ chị hãy trình bày đối tượng và hướng tiếp cận nghiên
cứu của xã hội học gia đình.
Đối tượng nghiên cứu: Khi nghiên cứ về gia đình, xã hội học nghiên cứu giới hạn
trong một phạm vi nhất định
- Ở phạm vi hẹp
, xã hội học đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình; mối quan hệ giữa gia đình và thân tộc; nghiên cứu hành
vi, sự kiện, hiện tượng và các quá trình diễn ra trong gia đình
- Ở phạm vi rộng
, xã hội học nghiên cứu mối quan hệ gia đình và các nhóm
xã hội, các tổ chức thiết chế xã hội, các cộng đồng xã hội và xã hội tổng thể
Hướng tiếp cận nghiên cứu: Thông thường để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, xã
hội học quan tâm nghiên cứu gia đình như một hiện tượng xã hội trên hai bình diện:
- Gia đình là một thiết chế xã hội. Nghiên cứu này nhấn mạnh đến
+ Mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa gia đình và xã hội thông qua việc thực
hiện các chức năng gia đình.
Khi xem xét gia đình như một thiết chế xã hội là nghiên cứu xem Gia đình
tồn tại nhằm mục đích gì? Thực hiện chức năng gì?. Có các mục đích như:
Thiết chế gia đình ra đời, tồn tại và phát t
trước hết xuất phát từ sự riển
điều tiết quan hệ nam nữ
Thiết chế gia đình thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ
dưới hình thức hôn nhân
Thiết chế gia đình quy định về trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau, cha
mẹ với con cái, gia đình với xã hội
Thiết chế gia đình không thừa nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
Thiết chế gia đình thực hiện các chức năng: kiểm soát tình dục, tái sản
xuất con người, , chăm sóc người già,…
+ Mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đình với các thiết chế
xã hội khác; mối quan hệ giữa gia đình với các tập hợp xã hội khác như làng
xóm, bè bạn, đồng nghiệp.
- Gia đình là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù.
+ Nghiên cứu này chú ý đến tính độc lập tương đối của nó, là sự tác động
qua lại trong nội bộ các thành viên của gia đình để thỏa mãn nhu cầu riêng
tư , xem xét mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình theo chiều dọc
(ông bà, cha mẹ, con cái) và theo chiều ngang (ông-bà; vợ - chồng; anh chị em)
+ Ngoài những yếu tố sinh học đời thường, gia đình còn mang yếu tố tâm
linh, nó giải quyết, đáp ứng cả nhu cầu cá nhân (tình yêu, làm cha mẹ, tâm
sinh lý, tâm linh,…) và nhu cầu xã hội (tái sản xuất con người, cung cấp lực
lượng lao động mới, xã hội hóa thế hệ trẻ).
Câu 2 (3,5 điểm): Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống
kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tế. CH
- Theo quan điểm của Eldredge: “Đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư.
Sự tập trung dân cư đó có thể là sự tăng lên về số lượng các tụ điểm tập
trung dân cư và tăng về quy mô của từng điểm tập trung dân cư đó.”
- Các nhà xã hội học thì xem xét đô thị hóa dưới góc độ là một quá trình tổ
chức lại môi trường sống của người dân đô thị và nông thôn. Bên cạnh việc
quan tâm đến số lượng (số lượng đô thị, sự tích tụ tập trung dân cư đô thị),
họ còn quan tâm sâu sắc đến những biến đổi về chất như biến đổi về đời
sống, văn hóa xã hội, sự chuyển dịch kiểu mẫu văn hóa và cấu trúc xã hội
- Đô thị hóa ở các nước phát triển diễn ra song hành cùng với quá trình công
nghiệp hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, tạo
nhiều công ăn việc làm đô thị, tăng năng suất lao động ở nông thôn
- Đô thị hóa ở các nước nghèo, đang phát triển lại diễn ra trong thời gian ngắn
hơn, trong điều kiện sự phát triển của công nghiệp hoá vẫn còn chậm chạp
khiến cho đô thị gặp phải những vấn đề quá tải cả về dân số, việc làm, lẫn cơ sở hạ tầng đô thị a) Tích cực :
- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lao động
- Thay đổi sự phân bố dân cư
- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động chất lượng cao, có chuyên môn kĩ thuật.
- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng b) Tiêu cực :
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).
- Đô thị phát triển tự phát thiếu quy hoạch, từ đó dẫn đến việc có một số đô thị
thiếu hoặc rất kém về hạ tầng kỹ thuật và xã hội
- Nếu đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ làm sản xuất ở nông thôn
bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. - Cạn kiệt tài nguyên.
- Chênh lệch giàu nghèo sâu sắc
- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông…). Liên hệ thực tế
- Mỹ Latinh cho đến nay đã trở thành khu vực có mức đô thị hóa cao nhất trong
các nước phát triển với 75% dân số sống ở các khu vực thành thị, gấp gần ba lần so
với châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, khoảng 25% dân số sống ở vùng đô thị - hơn
160 triệu người – thực chất là đang sống trong các khu ổ chuột (Robert Muggah,
2018), hơn 77% người Mỹ Latinh thiếu vệ sinh và chỉ có 28% nước thải của khu
vực được thu gom từ cống rãnh được xử lý...
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương, các vùng trong nước ta (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước,
chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ
và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).
Câu 3 (3,0 điểm): Trình bày Phương pháp anket. Nêu ưu, nhược điểm của
phương pháp anket. Đặt 04 câu hỏi phù hợp để sử dụng trong 01 bảng hỏi anket. Phương pháp anket
- Khái niệm: Anket là phương pháp thu thập thông tin thông qua bảng hỏi,
tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của các đối tượng, nhóm đối tượng được xác định trong đề tài.
- Các hình thức anket
+ Phương thức anket trực tiếp là phương pháp, trong đó bảng hỏi do chính
người trả lời điền vào, bao gồm các hình thức:
Anket theo địa điểm phát phiếu hoặc trả lời như anket điền ở nhà, ở cơ quan, công cộng
Phát bảng anket, bảng anket được gửi cho người nghiên cứu qua bưu điện
hoặc qua người trung gian. Sau khi điền xong họ lại gửi cho tác giả điều tra
Anket nhóm trực tiếp có thùng phiếu, mời người nghiên cứu đến một địa
điểm trung gian, có chỗ thuận tiện để viết và sau khi viết xong bỏ vào
thùng phiếu như phiếu bầu cử
+ Phương thức anket gián tiếp là phương pháp mà bảng hỏi do cán bộ điều
tra ghi, gần giống phương pháp phỏng vấn tiêu chuẩn hóa nhưng điểm khác
là phỏng vấn tiêu chuẩn hóa dựa trên cơ sở đối thoại với người trả lời, còn
với phương pháp anket gián tiếp, nguồn tin là tự ý thức của người trả lời,
điều tra viên có vai trò như là người ghi hộ trả lời.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp anket
- Phương pháp anket trực tiếp có ưu điểm là rẻ tiền, ít tốn kém, cho phép thu
thập thông tin nhanh đối với nhiều người.
+/ Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là bị phụ thuộc nhiều vào
nhận thức của người trả lời; số lượng câu hỏi ít; số lượng phiếu thu về thường không đầy đủ.
- Phương pháp anket gián tiếp có ưu điểm là không hạn chế số lượng câu hỏi,
tạo khả năng trả lời tất cả hoặc gần hết mọi câu hỏi; không bị phụ thuộc vào
trình độ học vấn của người trả lời do có sự giúp đỡ của điều tra viên, số
lượng phiếu thu về đầy đủ.
+/ Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là chi phí cao, tốn kém, chuẩn bị công phu. 4 câu hỏi
Câu 1: Theo bạn, gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
Câu trả lời...................................................................................................................
Câu 2: Theo bạn, sinh viên năm nhất có thực sự nên đi làm thêm không? A. Có B. Không
C. Có thể hoặc không
Câu 3: Bạn nghĩ việc sống thử trước hôn nhân có những lợi ích gì? Hiểu rõ nhau hơn Chia sẻ tài chính
Có nhiều thời gian bên nhau hơn
Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp trước khi tiến đến hôn nhân
Khác:.................................................................................................................
Câu 4: Bạn hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận?
A. Là quyền được nói, được tham gia bàn bạc, thảo luận vào những vấn đề chung theo tính khách quan
B. Là quyền được nói tất cả những gì mình muốn nói theo tính chủ quan
C. Là quyền khiến người khác phải lắng nghe lời nói của mình
D. Là quyền sử dụng ngôn ngữ để cãi nhau Đề 4 XHH
Câu 1(3,5đ): Anh/Chị hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn.
- Nông thôn: Là những vùng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp hoặc
những nghề khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn
+ Phạm vi nghiên cứu của nó được xác định theo lát cắt lãnh thổ
+ Khách thể nghiên cứu: toàn bộ xã hội nông thôn( con người, nhóm người,
cộng đồng xã hội ở nông thôn với tư cách là chủ thể hoạt động cùng với
những sản phẩm của quá trình hoạt động đó)
+ Nghiên cứu các quy luật hình thành, vận động và phát triển của các mối
quan hệ giữa con người và xã hội trong bối cảnh nông thôn
+ Trong xhh nông thôn có nhiều vấn đề mà xhh nông thôn nghiên cứu:
Vấn đề lao động- việc làm, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo, di dân
Câu 2(3,5đ): Hãy phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của khoa học Xã hội học.
Điều kiện cho sự ra đời của khoa học Xã hội học: 1. Điều kiện kinh tế
- Các biến đổi to lớn đã xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật.
Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các cuộc cách mạng công nghiệp
và sự hình thành phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước Châu Âu. - Giữa thế kỉ ,
XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ tạo ra
khối lượng hàng hóa khổng lồ với giá cả vô cùng rẻ.
- Lực lượng sản xuất phát triển mới về chất, giai cấp công nhân đã hình
thành và lớn mạnh cả về quy mô, số lượng, cơ cấu tổ chức và ý thức giai cấp.
- Các cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật đã làm cho phương tiện sản
xuất gồm máy móc, thiết bị, công cụ lao động không ngừng được cải tiến. 2. Điều kiện chính trị
- Cuộc cách mạng Pháp :
1978 đã làm tan rã chế độ phong kiến-nhà
nước quân chủ và xác lập chế độ tư bản-nhà nước tư sản
( tan rã chế độ phong kiến - xác lập chế độ tư bản )
- Hình thành xã hội tư bản: Xác lập chế độ giai cấp dựa trên quyền
lực kinh tế(tư sản>sống xã hội.
- Quyền con người đặc biệt là .
sự tự do được đề cao
3. Điều kiện xã hội: xã hội có nhiều sự biến đổi diễn ra trên phạm vi toàn xã hội:
- Sự phân hóa xã hôi, sự phân chia giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc đã
làm xuất hiện một cơ cấu xã hội phân tầng, bất bình đẳng, trong đó
giai cấp tư sản – thống trị còn giai cấp vô sản – bị trị. - Trong nội
bộ từng giai tầng xã hộ i cũng diễn ra những biến đổi to
lớn(ví dụ: nông thôn trở thành giai cấp công nhân nông nghiệp).
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vói sự lớn mạnh của quy mô
sản xuất công nghiệp đã kéo theo sự thu hẹp nhanh chóng của khu vực
nông thôn và sự bành trướng của khu vực thành thị=>xuất hiện nhiều
tệ nạn xã hội trở thành mới quan tâm lo lắng lớn của xã hội, trong đó
có nạn thất nghiệp, nghèo khổ, bệnh tật và suy thoái về đạo đức, tinh thần.
- Loại gia đình mở rộng đa thế hệ chủ yếu ở nông thôn đặc trưng cho
xã hội nông nghiệp đã biến đổi thành gia đình hạt nhân hai thế hệ tập
trung đông đúc ở thành thị, đặc trưng cho xã hội công nghiệp.
Tiền đề cho sự ra đời của khoa học Xã hội học: cùng với các điều kiện nêu
trên, sự ra đời của xã hội học bắt nguồn từ các tiền đề tư tưởng, văn hóa, khoa học:
- Xã hội học dựa trên cơ sở lý luận cụ thể để phát triển.
- Xã hội học đã tiếp thu, kế thừa, vận dụng các kết quả nghiênn cứu
khoa học tự nhiên, nghiên cứu con người
- Xã hội học ngày càng nâng cao tính khoa học của mình.
Sự ra đời của xã hội học là nhu cầu khách quan.
Câu 3(3đ): Trình bày phương pháp anket. Nêu ưu nhược điểm của phương
pháp anket. Đặt 4 câu hỏi phù hợp để sử dụng trong 01 bảng hỏi anket. Phương pháp anket:
- Khái niệm: Phương pháp anket là phương pháp thu thập thông tin
thông qua bảng hỏi, tiến hành trung cầu ý kiến rộng rãi của các đối
tượng, nhóm đối tượng đc xác định trong đề tài. - Các hình thức anket:
+) Phương pháp anket trực tiếp: là phương pháp, trong đó bảng hỏi
do chính người trả lời điền vào, bao gồm các hình thức: anket theo
theo địa điểm phát phiếu, hoặc trả lời; phát bảng anket; anket nhóm
trực tiếp có thùng phiếu.
+) Phương phấp anket gián tiếp: là phương pháp mà bảng hỏi do
cán bộ điều tra ghi. Nguồn tin là tự ý thức của người trả lời, điều
tra viên có vai trò như là ghi hộ người trả lời.
Ưu, nhược điểm của phương pháp anket:
- An két trực tiếp - Ưu điểm: rẻ tiền, thu thông tin nhanh từ nhiều người. -
Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người trả lời; số lượng câu
hỏi ít; số lượng phiếu thu về không đầy đủ
An két gián tiếp Ưu điểm: không hạn chế số lượng câu hỏi, không bị phụ
thuộc nhiều vào trình độ của người trả lời, số lượng phiếu thu về đầy đủ.
Nhược điểm: Chi phí cao, chuẩn bị công phu4 câu hỏi phù hợp để sử dụng
trong 01 bảng hỏi anket: Nhu cầu tham gia clb của sinh viên năm nhất học
viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Bạn có biết đến clb nào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không?( Câu hỏi đóng)
- Bạn biết đến các clb của Học viện Báo chí và Tuyên truyền qua đâu? ( Câu hỏi kết hợp)
- Bạn sẽ làm gì để cân bằng giữa kế hoạch học tập và việc hoạt động clb?( Câu hỏi mở)
- Lý do chính khiến bạn muốn bạn tham gia clb Đề 5 XHH
Câu 1: Anh chị hãy trình bày những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học đô thị? CH
*Các nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học đô thị
1. Cơ cấu xã hội đô thị
Cơ cấu xã hội cơ bản thường được quan tâm nghiên cứu ở xã hội đô thị là: cơ cấu
nhân khẩu học xã hội, nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, hay cơ cấu gia đình đô thị.
- Cơ cấu nhân khẩu học xã hội được phân chia theo các tiêu chí như: nhóm
tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, ...
Nghiên cứu cơ cấu này ở một xã hội đô thị cụ thể sẽ cho biết đặc trưng cơ bản về
nhân khẩu của xã hội đô thị đó:sự cân bằng hay mât cân bằng về giới tính, tình
trạng kết hôn, ly hôn, ly thân hay sự cân bằng giữa nhóm lao động và nhóm xã hội ăn theo
- Cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, học vấn và cơ cấu gia đình đô thị tạo ra
những điểm nhấn, những điểm nổi bật khiến xã hội đô thị được phân biệt với xã hội nông thôn.
Thông thường, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập có mối quan hệ qua lại
với nhau. Ba yếu tố này tạo nên vị trí kinh tế - xã hội của người dân đô thị. 2. Đô thị hóa
Quan điểm của các nhà xã hội học khi nghiên cứu về đô thị hóa thường nhấn mạnh
đến sự gia tăng cả về quy mô dân số và diện tích đô thị.
Quan điểm của Eldredge: “Đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư, sự tập
trung dân cư đó có thể là sự tăng lên về số lượng các tụ điểm tập trung dân cư và
tăng về quy mô của từng điểm tập trung dân cư đó”
Các nhà xã hội học khác thì xem xét đô thị hóa dưới góc độ là một quá trình tổ
chức lại môi trường sống của người dân đô thị và nông thôn. Do đó, bên cạnh việc
quan tâm đến mặt lượng (số lượng, sự tích tụ tập trung dân cư), họ còn quan tâm
sâu sắc hơn đến những biến đổi về chất: biến đổi về đời sóng, văn hóa, xã hội.
Ở các nước phát triển, đô thị hóa diễn ra song hành cùng với quá trình công
nghiệp hóa và diễn ra trong vài thế hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển cơ sở hạ tầng đô thị, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng năng suất lao động
ở nông thôn, đây là những điều kiện hội tụ khiến cho quá trình di dân và tích
tụ tập trung ở đô thị là có thể thực hiện được.
Trong khi đó ở các nước đang phát triển, đô thị hóa lại diễn ra trong thời gian
ngắn hơn, trong điều kiện mà sự phát triển của công nghiệp hóa đang còn
chậm chạp khiến cho đô thị gặp phải những vấn đề quá tải cả về dân số, việc
làm và cơ sở hạ tầng đô thị.
3. Di dân và những tác động xã hội
Thông thường, di dân được hiểu là quá trình dịch chuyển của con người gắn
liền với nó là sự thay đổi nơi sinh của họ trong một khoảng thời gian nào đó.
Các hình thức di dân phổ biến:
- Di dân nông thôn – nông thôn
- Di dân nông thôn – đô thị
- Di dân đô thị - đô thị
- Di dân đô thị - nông thôn
Nhìn chung, trong vấn đề đô thị, di dân tác động tích cực và tiêu cực tới cả 2
phía dịch chuyển dân cư là nông thôn và đô thị.
- Về mặt tích cực: di dân tác động đế phân bố lực lượng lao động giữa
nông thôn và đô thị, di dân cũng giúp nông thôn phát triển, làm giảm tỷ
lệ thất nghiệp ở nông thôn
- Về mặt tiêu cực: di dân tác động đến sự phân bố dân cư giữa nông thôn
và đô thị, làm gián đoạn quá trình kết hôn và sinh đẻ, làm tăng tỷ lệ lao
động trẻ em và phụ nữa ở nông thôn, khiến việc quản lí đô thị gặp nhiều
khó khăn (trật tự trị an, nhà ở, việc làm, tăng tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị,
tăng tị nạn xã hội)
4. Văn hóa, lối sống đô thị
Các nhà xã hội học đặc biệt quan tâm nghiên cứu văn hóa, lối sống và coi đây
là đặc trưng riêng biệt của xã hội đô thị so với nông thôn
- Quan điểm của Louis Wirth
Ông đã cố gắng phân tích văn hóa đô thị bằng cách phân tích 3 biến độc lập:
kích cỡ đô thị, mật độ dân số và tính không đồng nhất – đây là những yếu tố
tác động đến văn hóa và cuộc sống đô thị
Để nhìn rõ văn hóa đô thị, ông đem so sánh với một biến phụ thuộc khác: văn
hóa nông thôn. Kết quả là ông đã xác lập được một giả thuyết để thử nghiệm
và đo lường về những yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt văn hóa giữa nông
thôn và đô thị. Tuy nhiên, hạn chế là có một câu hỏi được đặt ra: Có thực sự
ba biến độc lập kể trên là ba yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa đời sống
nông thôn và đô thị hay không?
- Quan điểm của Claud Fischer: tiếp cận đô thị dưới góc độ tiểu văn hóa
Đô thị hóa tạo điều kiện cho các tiểu văn hóa sinh sôi nảy nở do sự phức tạp
của số đông tập trung trong một môi trường nhất định, tạo điều kiện hình
thành những văn hóa riêng biệt, phù hợp với một thành phố, với một kích cỡ nhất định.
- Quan điểm của Georg Simmel: tiếp cận đô thị từ văn hóa
Simmel đề cập và quan tâm thiết lập quan điểm cho rằng văn hóa đô thị là
văn hóa hiện đại. Ông không đi phân biệt văn hóa đô thị và nông thôn một
cách trực tiếp vì tin tưởng rằng trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của thành
phố trung tâm sẽ lan rộng ra toàn xã hội, bao gồm cả khu vực nông thôn. Do
đó, ông chú trong vào phân biệt văn hóa đô thị hiện đại và truyền thống. Sự
thay đổi về thời gian và lịch sử, mà ở đó xã hội hiện đại dựa trên sự nổi trội
của sức mạnh kinh tế và đồng tiền, tạo ra những khuôn mẫu văn hóa khác
biệt so với xã hội truyền thống
Câu 2: (tham khảo của Quỳnh Giang)
Xã hội học được xem là khoa học về các quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội
và các hình thái biểu hiện cụ thể của các quy luật ấy trong những điều kiện lịch sử
khác nhau. Cho nên, cũng như tất cả các bộ môn khoa học khác, xã hội học là một
khoa học độc lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học thế giới:
* Thứ nhất: Xã hội học có một đối tượng nghiên cứu cụ thể.
* Thứ hai: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng là các khái niệm, phạm trù, quy
luật, các học thuyết xã hội được sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
* Thứ ba: Xã hội học có một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng.
* Thứ tư: Xã hội học có mục đích ứng dụng rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển của cuộc sống và xã hội.
* Thứ năm: Xã hội học có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một
đội ngũ các nhà khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
Xã hội học giúp chúng ta hiểu rõ được thực trạng tư tưởng xã hội để trên cơ sở đó
làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt và định hướng được dư luận xã hội
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội
VD: Xã hội học tiến hành nghiên cứu tình trạng việc làm và thất nghiệp của thanh
niên trong những năm gần đây để từ đó xác định nguyên nhân, tác động đồng thời
đề ra các giải pháp hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế,
nâng cao chất lượng đời sống cho xã hội Việt Nam
Câu 3: Tương tự đề 7