Bộ máy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương
KểtừkhiliênbangĐôngDươngđượcthànhlập(17/10/1887)thì ở Bắc Kì có chế độ nửa bảo hộ. Chính quyền triều đình nhàNguyễn của các vua quan Việt Nam có kinh đô tại Huế, có quânđội riêng, có bộ máy nhà nước riêng và về hình thức bộ máy nhànướcđóhoạtđộngtrongkhuôn khổchếđộquânchủphong kiến. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
TỔNG QUAN VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ NHÀ NƯỚC
1. Tổ chức chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam trước khi thiết
lập chế độ Toàn quyền Đông Dương.
- Vào những năm đầu giữa thế kỉ XIX Việt Nam là 1 quốc gia
thống nhất, hoàn chỉnh về cương vực. Tuy nhiên càng về sau thì
thể chế phong kiến tập quyền càng tỏ ra yếu đuối và bất lực
trước họa xâm lăng của thực dân Pháp.
- Theo Hiệp ước Harman hay còn gọi là Hiệp ước Quý Mùi là văn
kiện được kí kết (ngày 25/8/1883) giữa triều đình Huế và Chính
phủ Pháp thừa nhận Pháp thống trị toàn bộ Việt Nam và Hiệp
ước Patenotre hay còn gọi là Hiệp ước Giám thân là văn kiện
được kí giữa triều đình Huế và Chính phủ Pháp (06/6/1884), sau
khi Pháp đã kí với triều đình Mãn Thanh (11/5/1884) Quy ước
Thiên Tân về việc quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ, chế độ bảo hộ
trực trị của Pháp đã được xác lập trên thực tế. Pháp là nước thay
mặt Việt Nam trong quan hệ bang giao và bảo hộ người Việt
Nam ở nước ngoài. Từ đó, Việt Nam có 2 chính quyền song
song tồn tại: chính quyền của Pháp và chính quyền của triều đình nhà Nguyễn.
- Việt Nam từ đây được chia thành 3 kỳ với chế độ pháp lý khác nhau:
+ Nam Kì: gồm các tỉnh từ Bình Thuận trở vào, là đất thuộc địa trực trị của Pháp.
+ Trung Kì: gồm các tỉnh từ Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang.
+ Bắc Kì: từ Đèo Ngang trở ra là đất bảo hộ của Pháp.
Kể từ khi liên bang Đông Dương được thành lập (17/10/1887)
thì ở Bắc Kì có chế độ nửa bảo hộ. Chính quyền triều đình nhà
Nguyễn của các vua quan Việt Nam có kinh đô tại Huế, có quân
đội riêng, có bộ máy nhà nước riêng và về hình thức bộ máy nhà
nước đó hoạt động trong khuôn khổ chế độ quân chủ phong kiến.
- Tại Nam Kỳ đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la
Cochinchine), còn gọi là Thủ hiến Nam Kỳ, thuộc quyền quản lý lOMoAR cPSD| 45740153
của Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp. Dưới quyền của Thống đốc
có Tổng biện lý, Giám đốc Nội chính và Chánh chủ trì.
- Tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đứng đầu là Thống sứ Bắc Kỳ và
Trung Kỳ do Bộ Ngoại giao Pháp quản lí. Sau khi thành lập liên
bang Đông Dương (9/5/1889) đứng đầu Bắc Kỳ là Thống sứ Bắc
Kỳ, ở Trung Kỳ được lập ra các chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ.
=>> Việc chia Việt Nam thành 3 kỳ, như nhận xét của nhà sử học
Pháp (Jean Chesnaux) là “ hoàn toàn phi tự nhiên, hoàn toàn đối
lập với truyền thống thống nhất chặt chẽ trước kia ”. Và mặc dù ở
mỗi xứ có một bộ máy chính quyền riêng, các thiết chế riêng và
nhìn bề ngoài có vẻ như là một mô hình nhà nước tản quyền, nhưng
thực chất bộ máy nhà nước đó phụ thuộc chặt chẽ vào chính phủ
thuộc địa trung ương là chính quyền của Toàn quyền Đông Dương.
2. Chính quyền thuộc địa Pháp dưới chế độ Toàn quyền Đông Dương
- Liên bang Đông Dương được thành lập theo Sắc lệnh của Tổng
thống Pháp, bao gồm ba chế độ pháp lý: chế độ thuộc địa có
Nam Kỳ; chế độ bảo hộ có Bắc Kỳ, Trung Kỳ; Lào, Campuchia
cũng nằm trong Liên bang Đông Dương theo chế độ bảo hộ;
ngoài ra kể từ năm 1990, Đông Dương còn bao gồm cả Quảng
Châu Loan theo chế độ lãnh địa thuế, hay còn gọi là “đất ủy trị”
(phần đất Pháp thuê có thời hạn của Trung Quốc).
- Đứng đầu bộ máy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông
Dương là Toàn Quyền Đông Dương, trực thuộc Bộ Thuộc Địa
Pháp. Cơ quan đứng đầu bộ máy thuộc địa này là Phủ Toàn
Quyền Đông Dương. Toàn quyền Đông Dương là người đại diện
Chính phủ Pháp tại Đông Dương, có thẩm quyền như một
nguyên thủ, có các quyền hạn như sau:
+ Ban hành sắc lệnh, cũng có khi là Nghị định, công bố và thi
hành thiết quân luật giờ giới nghiêm.
+ Ân xá cho các tội phạm là người bản xứ.
+ Thành lập ngân sách, phê chuẩn thu chi. lOMoAR cPSD| 45740153
+ Sử dụng các lực lượng quân đội, chịu trách nhiệm về an ninh và quốc phòng.
+ Giải tán các Hội đồng thuộc quyền.
- Bộ máy thuộc Toàn quyền Đông Dương gồm:
a, Các thiết chế có chức năng tham mưu: Hội đồng tư vấn, Ban
hình sự, Viện Dân biểu Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Đại hội đồng lợi
ích kinh tế và Tài chính Đông Dương;
b, Các cơ quan chuyên môn như Nha Học chính, Nha Tài chính,
Nha Kinh tế, Nha Canh nông, Nha Công chính, Nha bưu chính, Nha Thông chính; c, Quân đội; d, Sở Hiến binh; e, Sở Mật thám.
- Tại Nam Kì Toàn quyền Nam Kì là người đứng đầu bộ máy cai
trị. Từ năm 1862 – 1879 các viên Toàn quyền này là những tướng lĩnh
quân sự, từ năm 1879 chức vụ đó đều do những người Pháp thuộc ngạch dân sự nắm.
- Ở Nam Kì, cấp chính quyền dưới kỳ trực tiếp được gọi là khu.
Mỗi khu là một khu vực hành chính – lãnh thổ. Dưới khu là các
tiểu khu, mỗi Tiểu khu lại bao gồm các trung tâm hành chính ,
các tổng và dưới tổng là xã.
+ Tương đương với cấp tiểu khu là cấp thành phố lớn. Trong thời
kỳ này ở Nam Kì chỉ mới có 2 thành phố như vậy là Sài Gòn và Chợ Lớn.
+ Đứng đầu chính quyền cấp kỳ, cấp khu và tiểu khu cũng như hai
thành phố lớn là các viên chức người Pháp, mặc dù vẫn có cả người
Pháp và người Việt Nam trong bộ máy quản lí này. Tại cấp tổng người
đứng đầu là Chánh tổng (trước 11/1885 gọi là Cai tổng) chủ yếu là
người Việt và rất ít khi là người Pháp. Tại cấp xã toàn bộ nhân sự của
bộ máy là người Việt. lOMoAR cPSD| 45740153
- Tại bắc Kỳ, chính quyền thuộc địa đã tìm mọi cách để tách Bắc
Kì ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của triều đình Huế, với tính cách
là xứ bảo hộ, tại đó chính phủ Pháp đã lập ra chức vụ Thống sứ
Bắc Kì là người có quyền hành cao nhất của Bắc Kì. Cơ quan
cao nhất của chính quyền Pháp ở đây là Phủ Thống sứ. Và vì là
xứ nửa bảo hộ của chính quyền thuộc địa, nên tại Bắc Kì, trong
bộ máy chính quyền bên cạnh Thống sứ là Hội đồng bảo hộ.
- Cấp dưới trực tiếp của kì là tỉnh, đứng đầu là Công sứ người
Pháp phụ trách trực tiếp việc thu thuế và sử dụng tiền thuế; trông
coi việc tư pháp có liên quan đến người Pháp và người nước
ngoài, thực hiện chức năng lãnh sự.
- Cơ quan giúp việc của Công sứ tiết là Tòa Công sứ tỉnh, bên
cạnh Công sứ còn có 1 cơ quan tư vấn về kinh tế và hành chính
là Hội đồng hàng tỉnh.
- Cùng cấp với tỉnh là thành phố lớn. Bắc Kì có 2 thành phố lớn
là Hà Nội và Hải Phòng. Đứng đầu thành phố là Đốc lý người
Pháp đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành phố.
- Cấp dưới tỉnh là phủ, đứng đầu là Tri phủ. Đơn vị hành chính
tương đương, nhưng nhỏ hơn về diện tích và dân số thì gọi là
huyện và đứng đầu là Tri huyện.Ở miền núi các đơn vị như này
được gọi là châu và đứng đầu là Tri châu.
=>> Tất cả các chức vụ dưới cấp tỉnh đều do người Việt nắm giữ,
nhưng thẩm quyền bổ nhiệm thuộc về Thống sứ Bắc Kỳ. Việc cho
phép công chức người Việt nắm giữ các chức vụ cấp cao này là nằm
trong chính sách “ Liên kết với người Việt ”, tạo ra tầng lớp thượng
lưu, quan lại bản xứ để phục vụ cho khai thác thuộc địa. lOMoAR cPSD| 45740153
Về các cơ quan tư pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kì: tại thời kì đầu,
chính quyền quân sự Pháp đã đặt ra các tòa án hỗn hợp ở cấp tỉnh và
đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công sứ Pháp và quan Án sát Việt
Nam. Tuy nhiên những công dân Pháp và người nước ngoài chỉ thuộc
quyền xét xử của Tòa án Pháp, kể cả những vụ việc mà 1 trong 2 bên
là người Pháp. Vì vậy, có 2 loại Tòa án Tây và tòa án Nam song song
tồn tại. Bộ luật Gia Long được ban hành năm 1815 vẫn tiếp tục được
áp dụng. Từ ngày 15/9/1896, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh lập thêm
Hội đồng để hình chuyên xét xử những người Việt Nam có hành động
mà nhà cầm quyền coi là phản kháng chống Pháp.
Tại Nam Kỳ: Trước năm 1881, theo Sắc lệnh của Thống đốc Nam Kỳ
tại đây đã giống như ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ cũng có 2 loại tòa án: Tòa
án Tây án và tòa Nam án.
+ Theo đó, các tòa Tây án được tổ chức theo đúng như tòa án của
Pháp. Về mặt hành chính, các tòa án này được đặt dưới sự quản lí của
Tổng biện lý do Thống đốc Nam Kỳ bổ nhiệm. Tòa Tây án có thẩm
quyền xét xử mọi vụ án hình sự, dân sự, trừ những vụ án phạm trọng
tội mà chủ thể là người Việt và nạn nhân là người châu Âu, thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa đại hình.
+ Tòa Nam án tuy có tên gọi như vậy nhưng đây vẫn là những tòa án
của Pháp, do chính chủ tịch người Pháp phụ trách, với thẩm quyền xét
xử các vụ việc dân sự và thương mại. Kể từ ngày 25/5/1881, hệ thống
tòa Nam án đã bị bãi bỏ, mọi vụ việc đều thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án Pháp.
Trong hệ thống tòa án này có các tòa án binh chuyên về xét xử các vụ
mà nhà cầm quyền cho là phiến loạn; tòa đại hình chuyên về xét xử
những vụ việc do người Việt gây ra với người Âu.
Cuộc cải cách với Chương trình 19 điểm của toàn quyền Đông Dương
Pirre Pasquier cũng đã bao hàm cả những sửa đổi lớn trong lĩnh vực tư
pháp. Theo đó, hệ thống tư pháp đã hình thành khá rõ nét trên hai hướng: lOMoAR cPSD| 45740153
- Tách quyền tư pháp ra khỏi bộ máy và thẩm quyền của các công sứ (đứng đầu tỉnh);
- Tăng vai trò của các tòa Nam án.
Để thực hiện mục đích đó, Hội đồng cấp cao thuộc địa Đông Dương
đã ra quyết định xác lập rõ vị trí và thẩm quyền của Tổng Chưởng lý
Bắc Kỳ. Từ đây, Công sứ chủ tịch, các Tổng đốc tư pháp, Tuần phủ tư
pháp, Án sát tư pháp, Tri phủ, Tri huyện không kiêm việc xét xử nữa,
thay vào đó là Ủy viên Hội đồng tòa án làm Chủ tọa Hội đồng để hình
Bắc Kỳ. Ở mỗi cấp sơ thẩm của Tòa án ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ đều có Bồi thẩm đoàn.
Trong những năm 1919, 1921, 1923 – 1924, 1926, 1928 – 1929 đã có
nhiều sắc lệnh được ban hành nhằm thực hiện cải cách ngành tòa án
và các cơ quan tố tụng. Hệ thống đó bao gồm:
- Các tòa án thẩm quyền chung:
+ Tòa hòa giải với thẩm quyền thông thường, nằm trong tay
người Pháp, đặt trong các đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Sài
Gòn. Riêng ở Sài Gòn còn có 1 tòa hòa giải khác với Chánh án là người Việt.
+ Các tòa sơ thẩm đặt tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng.
+ Các tòa thượng thẩm đặt tại Hà Nội và Sài Gòn.
+ Các tòa thương mại đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn. + Các tòa hành chính. + Các tòa bản xứ.
3. Những cuộc cải tổ chính quyền thuộc địa qua việc thực hiện
chính sách của các thời Toàn quyền Đông Dương.
a, Trong thời kì đầu, tiếp nối cách hành xử chiếm đoạt quyền lực nhà
nước từ tay triều đình Nhà Nguyễn, chính quyền của Toàn quyền
Đông Dương Paul Doumer, mặc dù đã nới lỏng chính sách cai trị chỉ
dùng người Pháp trong bộ máy và thay vào đó bằng chính sách hợp
tác với người bản xứ, vẫn chủ trương thực thi một chế độ cai trị tập
trung, thống nhất theo hướng “ trung ương tập quyền ”, cụ thể là tập
trung quyền lực vào tay Toàn quyền và chính quyền Trung ương. Việc lOMoAR cPSD| 45740153
thực hiện đường lối tập quyền ấy là nhằm phục vụ đắc lực cho chương
trình khai thác thuộc địa to lớn về kinh tế vừa được vạch ra.
Theo phương châm: “điều khiển khắp nơi và không cai trị ở đâu
cả” của mình, Toàn quyền được chính phủ Pháp cho thành lập ra một
Hội đồng cao cấp Đông Dương bao gồm đại diện chính quyền các xứ,
người đứng đầu lực lượng quân đội, các cơ quan trung ương, người
đứng đầu Phòng Thương mại, Phòng Canh nông ở cả 3 kỳ.
Cũng theo đó Paul Doumer đã cho lập Ngân sách liên bang, ngân
sách các cấp. Một loại các cơ quan quản lí chuyên môn đặt dưới quyền
của Toàn quyền ra đời như: Văn phòng chính trị, Văn phòng hành
chính, Văn phòng quân sự, Văn phòng nhân sự, Ban kinh tế, Nha
thương chính và Độc quyền tài chính duy nhất Đông Dương, Ban chỉ
đạo canh nông và thương mại toàn Đông Dương, Nha Tư pháp Đông
Dương, Nha địa lý Đông Dương, Nha các vấn đề dân sự, Nha địa
chính. Các cơ quan nha và tổng nha này được đặt dưới sự điều phối
chung của một cơ quan được gọi là Hội đồng thường trực.
Hướng tập trung quyền lực còn được thể hiện trong mối quan hệ
giữa Trung ương (Toàn quyền) với các xứ. Đối với Nam Kỳ, vốn có vị
trí tương đối độc lập bởi là đất thuộc địa trực trị của Pháp, từ nay đã bị
hạn chế bớt nhiều quyền và được đặt trong sự quản lí chung của Liên
Bang. Ở Trung Kì, mặc dù vẫn duy trì chính phủ Nam Triều, nhưng
Paul Doumer đã cho gia tăng số lượng người Pháp làm việc trong các
Bộ, các Hội đồng của Triều đình Việt Nam. Tại Bắc Kỳ, chức vụ Kinh
lược Bắc Kỳ vốn là người đại diện toàn quyền của Nam triều tại đây
đã bị bãi bỏ, đồng nghĩa với việc tước quyền và ảnh hưởng của Triều
đình đối với Bắc Kỳ và từ nay những cơ quan của nhà cầm quyền
Pháp như Hội đồng bảo hộ Bắc Kỳ và Hội đồng bảo hộ Trung Kỳ đã lần lượt ra đời.
b, Thời kì “giải tập trung hóa” hay “tản quyền” là thời kì thực hiện
chủ trương giảm bớt gánh nặng của chính quyền trung ương và giao
bớt quyền hành cho chính quyền cấp xứ, cấp tỉnh của các Toàn quyền lOMoAR cPSD| 45740153
Bắt đầu bằng Sắc lệnh ban hành ngày 20/10/1911, các Thống đốc,
Thống sứ và Khâm sứ ở ba xứ tương ứng Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung
Kỳ đã được quyền “chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội” của mỗi xứ. Cụ thể hơn, các viên quan
đứng đầu xứ đã được thực hiện đủ cả ba quyền: quyền lập pháp (ban
hành văn bản có tính bắt buộc chung), quyền hành pháp, quyền tư
pháp. Khâm sứ Trung Kỳ còn có thẩm quyền phê duyệt các đạo dụ
của Nhà vua Nam triều trước khi ban bố chính thức.
Để điều hành mọi công việc, tại các xứ, bên cạnh Thống đốc, Thống
sứ và Khâm sứ tương ứng ở Nam, Bắc và Trung Kỳ đã có một loạt các
cơ quan tham mưu, tư vấn riêng của xứ. Tại Nam Kỳ có hai thiết chế
là Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ được thành lập với 3-5 thành viên,
trong đó có 1 thành viên là người Việt và Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ.
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều có Hội đồng bảo hộ; ở Bắc Kỳ có Phòng
Tư vấn bản xứ Bắc Kỳ với chức năng tư vấn về các vấn đề hành
chính, kinh tế, trước hết là vấn đề ngân sách xứ và các sắc thuế, các
vấn đề chính trị, xã hội. Tại cả 3 kì đều có các Phòng Thương mại, các Phòng Canh nông.
Đáng chú ý là cơ cấu thành phần của nhiều thiết chế chính quyền đã
có một tỉ lệ nhân sự là người Việt. Tại Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ,
vào những năm hai mươi – đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX,
trong số 31 ủy viên thì có 16 ủy viên người Pháp và 15 ủy viên là
người Việt do người Việt bầu với tiêu chuẩn là người đủ 25 tuổi trở
lên, có tên trong số thuế thân tại các làng xã của Nam Kỳ và phải thỏa
mãn một trong tám điều kiện được quy định tại Nghị định ngày
28/8/1922 về Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ.
Bắt đầu từ năm 1913, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã thành lập Phòng dân
biểu mà thành viên là những người Việt được bầu theo tỉ lệ 1/14.000
dân định và đáp ứng những điều kiện tương tự như đối với thành viên
Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ và cử tri là tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. lOMoAR cPSD| 45740153
Cũng theo chính sách “kết hợp với người bản xứ”, ngay tại Nam Kỳ
chính quyền thuộc địa cũng đã chủ động cho phép người Việt giữ vị
trí đứng đầu chính quyền cấp huyện, phủ, tuy nhiên vẫn trực thuộc sự
điều hành của Chủ tịch tỉnh là người Pháp.
Các cuộc “cải lương hương chính” liên quan đến quản trị cấp làng xã
ở địa phương đã được tái thực hiện lần đầu tiên vào năm 1904 ở Nam
Kỳ và sau đó được tái thực hiện vào các năm 1927, 1944. Ở Bắc Kỳ
và Trung Kỳ “cải lương hương chính” bắt đầu muộn hơn: ở Bắc Kỳ 3
lần: 1921, 1927 và 1941; ở Trung Kỳ chỉ thực hiện 1 lần muộn màng vào năm 1942.
Mục đích của các cuộc “cải lương hương chính” này là nhằm một
mặt, không nắm trực tiếp cấp làng xã, nhưng mặt khác, chính quyền
thuộc địa vẫn có thể can thiệp vào công việc của cấp này bằng cách
tăng cường sự giám sát, chi phối về nhân sự từ phía chính quyền cấp
tỉnh, quản lí chặt chẽ về tài sản, công điền, công thổ, tài chính địa phương.
“Cải lương hương chính” dựa trên 4 trụ cột: học hóa, viên chức hóa,
tư sản hóa và thể chế hóa. Vì vậy, sơ đồ của bộ máy quản trị cơ sở
làng, xã đặt trọng tâm vào một thiết chế có tính chất tự quản là Hội
đồng đại kỳ mục mà thành viên là những điền chủ hoặc những người
giàu có, sung túc nhất trong xã. Như vậy, điền sản được coi là yếu tố
nhân sự quan trọng nhất. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng này khá đặc
sắc và được xác định như sau: Có 2 nhóm chức sắc. Nhóm các lương
chức quản lí làng, xã gồm Hương chánh trực tiếp theo dõi công việc
của xã trưởng, Hương thân, Hương hào, hòa giải các tranh chấp nhỏ
trong dân cư; Hương giáo làm công việc dạy dỗ trẻ em trong làng;
Hương quản làm công tác bảo vệ, xử lí khiếu kiện, trông coi cai tuần,
cai thị; Hương bộ phụ trách số đinh, địa bạ, sổ sách thu chi. Nhóm các
hương chức thừa hành gồm Hương thân, Hươmg hào, Xã trưởng.
Hội đồng Kỳ mục được quyền quyết định toàn bộ hoạt động của bộ
máy quản lí làng xã, từ quản lí ngân sách, tài sản, đến quản lý thuế,
tuyển mộ phu, lính, bảo đảm an ninh trật tự. lOMoAR cPSD| 45740153
Ở Bắc Kỳ, vào năm 1921, một thiết chế tự quản có tên là Hội đồng tộc
biểu đã được thành lập, thường được gọi tắt là Hương hội, với mục
đích là duy trì vai trò truyền thống của gia đình, dòng họ ở nông thôn
phục vụ cho công việc tự quản ở làng xã. Hội đồng có chức năng quản
lí mọi mặt đời sống của làng, xã, thi hành chỉ đạo của các cấp chính
quyền; phân bổ công điền, sưu thuế, ngân sách; đặt ra lệ làng. Có hai
chức sắc quan trọng trong Hội đồng là Chánh hương hội – người được
coi là “đại diện cho làng trước pháp luật” (Điều 18 Nghị định ngày
128/1921 của Toàn quyền Đông Dương) và Lý trưởng – là người làm
trung gian trong quan hệ giữa làng xã và chính quyền, nhất là trong việc thu thuế.
Việc áp dụng quyền bầu cử lúc này không đi liền với nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu mà là một chế độ bầu cử hạn chế gắn với các điều
kiện. Những biến chuyển theo hướng “dân chủ hóa” và “địa phương
hóa” hay là “phi tập trung hóa” trên đây đều nằm trong chính sách
thuộc địa thế kỉ XIX theo cái gọi là “Chính sách 19 điểm” cũng như
“Chương trình cải cách” của Toàn quyền Pierre Pasquier.
Giới thượng lưu và trí thức Tây học lúc này ra sức cổ súy cho chủ
trương thay đổi thể chế chính trị ở Đông Dương, xác lập chế độ quân
chủ lập hiến. Còn Toàn quyền Pierre Pasquier đã có bài đăng trên báo
Nam Phong “Lược thuật tình hình Đông Dương và tuyên bố về cải
cách thể chế chính trị” với nội dung không hề úp mở. Đại khái nội
dung cho rằng quyền quan trường phải được khôi phục lại, Nước An
Nam không thể là một nước không quân chủ, dân An Nam đã có tư
tưởng mới vì thế ngôi quốc trưởng vẫn phải là một đấng đặc biệt để
nối dõi, phụng thờ, tiêu biểu cho quốc hồn và đối với thần dân như cha mẹ đối với con cái.
Vì vậy, tháng 5/1930, Hội đồng cấp cao thuộc địa của Pháp đã chấp
thuận đề nghị của Toàn quyền Pierre Pasquier đưa Bảo Đại về nước
để thực hiện ngay những sửa đổi về chính trị theo hướng này.
Ngay sau khi về nước, ngày 10/9/1932, vua Bảo Đại ra Dụ số 1 tuyên
bố chấp chính, khẳng định quyền lực của Nhà vua và triều đình nhà lOMoAR cPSD| 45740153
Nguyễn, tuyên bố cải cách triều chính trên tất cả các lĩnh vực: quan
trường, hành chính, pháp luật, giáo dục. Một đề án về chính phủ Nam
triều mới, có tên là Viện Cơ mật, do Khâm sứ Trung Kỳ đưa ra tháng
10/1932 và được Bảo Đại phê chuẩn tháng 1/1933. Theo đó, Hoàng đế
được coi là người đại diện hợp pháp duy nhất của đất nước và chấp
nhận sự kiểm soát của đại diện chính quyền Pháp.
4. Quân đội và bộ máy đàn áp của chính quyền thuộc địa. 4.1. Quân đội
Quân đội của chính quyền thuộc địa là lực lượng chiếm
đóng thuộc địa, vừa là lực lượng để phòng thủ lãnh thổ thuộc
địa, vừa là lực lượng đàn áp các phong trào kháng chiến của
nhân dân Đông Dương và nhân dân Việt Nam. Quân đội
thuộc địa bao gồm quân chính quy và các đơn vị quân đội đặc biệt.
Quân đội chính quy có hai bộ phận: các đơn vị lính Pháp và các
đơn vị lính bản xứ, đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ chiến tranh; các
đơn vị quân đội đặc biệt ở Đông Dương bao gồm: Trung đoàn
pháo binh; Trung đội công binh bản xứ Đông Dương; Trung đội
công nhân pháo thủ, các đội cầu, thông tin, vẽ bản đồ, quân nhu,
quân pháp, Hiến binh; các tướng quân sự; quân dự bị bản xứ.
Ngoài lực lượng chính quy này còn có lực lượng khố xanh được
lập ra ở cả 3 kỳ, có nhiệm vụ tham gia đàn áp các cuộc khởi
nghĩa, canh giữ nhà tù, phục vụ tại các Đạo quan binh – một
hình thức tổ chức hành chính – quân sự đặc biệt được lập ra tại
các tỉnh miền núi phía Bắc của Bắc Kỳ dọc theo biên giới Việt – Trung. 4.2. Cảnh sát
Cảnh sát là một trong những lực lượng chủ yếu trong bộ
máy đàn áp chính quyền thuộc địa Pháp. Lực lượng đó bao gồm: lOMoAR cPSD| 45740153
+ Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương, thành lập vào
năm 1915, gồm binh lính người bản xứ đã xuất ngũ, có chức
năng canh giữ các đồn bốt, giữ gìn trật tự, áp giải tội phạm, đàn áp các cuộc nổi dậy.
+ Lực lượng trợ thủ cho cảnh sát, còn gọi là Đoàn dân dũng,
được lập ra năm 1909 tại các tỉnh dọc theo biên giới Việt –Trung
gồm chủ yếu các thanh niên dân tộc thiểu số, có nhiệm vụ giữ
gìn trật tự an ninh, truy lùng, bắt giữ và áp giải tội phạm.
+ Lực lượng cảnh sát người Việt ở Nam Kỳ được thành lập ra
năm 1917 còn được gọi là Dân vệ hoặc Thủ bộ, có chức năng
đàn áp các cuộc nổi dậy, truy bắt, áp giải tội phạm, hỗ trợ chính quyền cấp xã.
+ Cảnh sát an ninh cấp xứ, được lập ra năm 1917, có chức năng
theo dõi, điều tra, ngăn chặn những “âm mưu” chống lại chính
quyền thuộc địa ở mỗi xứ.
Trong số bộ máy của cảnh sát, an ninh thuộc địa có Sở Tình
báo và an ninh Trung ương của Đông Dương, thường được gọi
là Sở Mật thám, được thành lập ngày 28/6/1917 với nhiệm vụ là
phân tích các tin tức tình báo về an ninh, giám sát các cơ quan
tình báo, đào tạo nghiệp vụ tình báo.
Về tổ chức, tất cả các lực lượng cảnh sát được gộp chung vào
một hệ thống gồm cả cảnh sát Pháp và cảnh sát bản xứ với 6 tiểu ban, gồm:
- Tiểu ban 1: Chuyên thu thập tin tức chính trị kiểm soát báo chí và các hiệp hội;
- Tiểu ban 2: Kiểm soát người nhập cư;
- Tiểu ban 3: Là cơ quan an ninh, giữ quan hệ với Tòa án và cơ quan công tố;
- Tiểu ban 4: Quản lý căn cước;
- Tiểu ban 5: Cảnh sát đô thị;
- Tiểu ban 6: An ninh quân đội. 4.3. Hệ thống nhà tù
Ngay từ thời kỳ mới thôn tính được Việt Nam cho đến cuối
thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ, chính quyền thuộc địa đã lập ra một hệ
thống nhà tù cấp huyện, tỉnh và hai nhà tù lớn là nhà tù Côn
Đảo (xây dựng xong năm 1862) và Khám lớn Sài Gòn (năm lOMoAR cPSD| 45740153
1886), Nhà tù Hỏa Lò còn được gọi là Ngục thất Hà Nội
(Maison Centrale) được xây dựng tại Hà Nội năm 1896 với 4
khu; Khu A và B - nơi giam giữ những phạm nhân đang được
điều tra, các tù nhân quan trọng hoặc tù nhân vi phạm kỷ luật
nhà tù; khu C là nơi giam giữ phạm nhân là người Pháp hoặc
người ngoại quốc; khu D - giam giữ phạm nhân bị án tử hình
chờ phê chuẩn hoặc được giảm án.
Nhiều nhà tù khác cũng đã được chính quyền thuộc địa xây
dựng rải khắp ba miền Việt Nam: nhà lao Lao Bảo - có sức
chứa 250 tù nhân; nhà tù dân sự Hải Phòng; nhà tù Cao Bằng;
các nhà tù Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu. Đáng chú ý là
những nhà tù, nhà lao để giam giữ các tù nhân mà chính quyền
coi là nguy hiểm nhất đã được đặt ở những vùng đồi núi xa
xôi, cách biệt với dân cư. CÂU HỎI:
1. Cải lương hương chính là gì?
Cải lương hương chính là làm cho không còn những khuyết, nhược
điểm nào đó bằng biện pháp phi bạo lực để biến đổi một hiện tượng,
quá trình cho phù hợp hơn với yêu cầu được đặt ra. Cải lương hương
chính là thực hiện những biến đổi trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy chính quyền cấp làng, xã.
2. Vì sao đứng đầu các cấp kỳ, cấp khu không phải là người việt
mà là người Pháp, và vì sao đứng đầu các làng, xã toàn bộ đều là người Việt ?
Cấp kỳ và cấp khu thường đứng đầu bởi các quan chức Pháp vì họ
được bổ nhiệm từ chính phủ Pháp để quản lý các vùng này. Điều này
phản ánh mối quan hệ thuộc địa giữa Pháp và Việt Nam trong thời kỳ đó.
Tuy nhiên, ở cấp độ cận đại, như làng, xã, thường thì lãnh đạo và quản
lý được thực hiện bởi người Việt Nam với vai trò là các quan chức địa
phương. Điều này có thể là do sự tiếp xúc trực tiếp và gần gũi hơn với
cộng đồng dân cư cũng như vì mục đích quản lý hiệu quả hơn từ phía
người địa phương. Trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp thường tập lOMoAR cPSD| 45740153
trung vào việc quản lý cấp cao hơn, trong khi việc quản lý cấp địa
phương thường được ủy thác cho người Việt Nam.
3. Vì sao Toàn quyền Pierre Pasquier muốn khôi phục ngôi quốc trưởng ?
Pierre Pasquier, còn được biết đến là Vua Bảo Đại, là người được
Pháp đặt làm quốc trưởng của An Nam (Việt Nam) trong thời kỳ
thuộc địa Pháp. Khả năng đưa Bảo Đại trở lại quyền lực hoặc khôi
phục ngôi quốc trưởng có thể được diễn giải theo một số lý do:
1. Giữ ổn định chính trị : Trong những năm sau Thế chiến II, Việt Nam
đang trải qua một thời kỳ không ổn định, với sự xung đột giữa các phe
phái dân tộc, chính trị và quân sự. Việc tái lập ngôi quốc trưởng có thể
được coi là một cách để giữ ổn định chính trị và hòa giải giữa các phe.
2. Lợi ích của Pháp: Pháp có thể muốn sử dụng Bảo Đại để duy trì ảnh
hưởng và kiểm soát tại Việt Nam. Bảo Đại được coi là một biểu tượng
của sự liên kết với Pháp và có thể được coi là công cụ hữu ích cho lợi
ích của Pháp trong khu vực.
3. Giảm áp lực quốc tế: Việc tái lập ngôi quốc trưởng có thể được coi là
một cách để giảm áp lực từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các
cường quốc có thể ủng hộ Bảo Đại như Hoa Kỳ, để họ không can
thiệp quá mạnh mẽ vào việc nội bộ của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ý định tái lập ngôi quốc trưởng có thể
gặp phải sự phản đối từ các phe phái dân tộc và cơ sở nhân dân, và
không nhất thiết mọi người đều ủng hộ ý kiến này.