-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bối cảnh châu Á từ cuối thế kỉ XIX môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Bối cảnh châu Á từ cuối thế kỉ XIX môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Bối cảnh châu Á từ cuối thế kỉ XIX môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển
Bối cảnh châu Á từ cuối thế kỉ XIX môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (HCP) 34 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
-
Bối cảnh châu Á từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX :
+ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong
kiến suy yếu, bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược.
+ Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, chịu nô dịch nặng nề
+ Trong bối cảnh đó, có một số nước vẫn giữ được độc lập: o
Nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản vẫn giữ được nền độc lập, mở đường cho Nhật
trở thành nước Tư bản chủ nghĩa. o
Với cải cách của vua Rama V trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,
quân sự) cùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm là nước duy nhất trong khu vực
Đông Nam Á giữ được độc lập, mặc dù lệ thuộc vào Anh, Pháp.
+ Sự xâm lược và đô hộ của thực dân phương Tây đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội
của các nước châu Á, đưa đến những phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì độc lập và tiến bộ của xã hội. -
Khuynh hướng, biện pháp của Nhật Bản và Xiêm để giữ được độc lập :
+ Về Nhật bản, trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược đã lật đổ chế độ Mạc Phủ
và thực hiện cuộc cải cách Duy tân Minh Trị trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị , văn hoá- giáo dục, quân sự: o
Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. Ban
hành hiến pháp (1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. o
Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng
đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng... o
Về quân sự: huấn luyện tổ chức theo kiểu phương Tây. Công nghiệp tàu chiến
được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược... o
Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa
học - kĩ thuật trong giảng dạy.
Cuộc Duy Tân Minh trị đã tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh
vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng
Cải cách Minh Trị mở đường cho nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa, bảo vệ
được độc lập, đưa nước Nhật thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa, sau đó trở
thành một nước đế quốc hùng mạnh tại châu Á.
+ Về Xiêm, vua Ramma V cũng thực hiện chính sách cải cách trên mọi lĩnh vực kết hợp với
chính sách ngoại giao mềm dẻo : o Kinh tế :
Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ đối với nhà nước.
Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây
dựng nhà máy xay xát gạo, mở hiệu buôn và ngân hàng. o
Chính trị: Thực hiện cải cách hành chính theo khuôn mẫu Phương Tây. o
Quân đội, giáo dục, tòa án: theo khuôn mẫu phương Tây. o
Xã hội: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô dịch vì nợ, giải phóng người lao động để
họ tự do làm ăn, sinh sống. o Đối ngoại:
Thực hiện chính sách ngoại giao "mềm dẻo", lợi dụng vị trí đệm
giữa 2 thế lực Đế quốc Anh - Pháp, Thái Lan và cắt nhượng một số
vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Lào, Campuchia và Mã
Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước.
Nhờ những cải cách của Vua Rama V, Xiêm không bị biến thành
thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập
Mặc dù chịu nhiều thiệt thòi. -
Trung Quốc thời kì đó cũng trở thành “miếng bánh ngọt “ cho các nước thực dân xâu xé. Trung
Quốc đã mở ra phong trào đấu tranh để giành độc lập : Cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn. -
Ấn Độ sử dụng biện pháp ôn hoà nhưng không thành công , dẫn đến nhiều mất mát. Cuối cùng
phải chọn bạo lực để dành độc lập -
Liên hệ với Việt Nam : Trong khi đó , Việt Nam chọn khuynh hướng bạo lực , khởi nghĩa vũ trang
. Thời kì này xuất hiện các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh với những cải
cách kinh tế , xã hội và chủ trương canh tân đất nước với phong trao Đông Du, đưa thanh niên
sang Nhật để du học nhưng nhật bắt tay với pháp trục xuất sinh viên việt nam về nước. Các cuộc
khởi nghĩa , đấu tranh bắt đầu xảy ra , nhân dân lầm than, khổ cực