Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Đảng - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sangchủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăngcường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và ápbức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
1.1. Bối cảnh quốc tế
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang
chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng
cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin
từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người;
là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
1.2. Bối cảnh trong nước
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống
trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong
quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách thống
trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách
chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu
nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm.
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc
lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn
cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại,
xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
2. Tóm lược các phong trào yêu nước tiêu biểu cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX? Vì sao các phong trào yêu nước đó thất bại và yêu cầu đặt ra đối
với cách mạng Việt Nam lúc đó?
Giai đoạn một: Năm (1885-1888) đây là giai đoạn phong trào Cần
Vươngđặt dưới sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình. Mở đầu là
các cuộc nổi dậy của Văn Thân Nghệ An và Hà Tĩnh và sau đó liên tục các
cuộc nổi dậy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, KhánhHoà, Thái Bình, Nam Định
Giai đoạn hai: Năm (1888-1896) phong trào Cần Vương không còn đặt
dướisự lãnh đạo của triều đình kháng chiến nữa, nhưng vẫn tiếp tục được
duy trì và quytụ xung quanh những cuộc khởi nghĩa lớn như : Khởi nghĩa Ba
Đình năm (1881-1887) do Đốc học Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo…..
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do
những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được
con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam.
Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc. Trong bối cảnh lịch sử đất nước đang bị thực dân Pháp kìm kẹp, các
phong trào yêu nước đều thất bại thì Nguyễn Ái Quốc đã sớm tiếp thu những
tư tưởng tiến bộ của nhân loại về "tự do, bình đẳng, bác ái", với tầm nhìn
chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình thành ý chí cứu
nước, cứu đồng bào ở Người. Đồng thời, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm
thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước là con đường cách mạng
vô sản, giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong
nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.
- Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong
nước. Người đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu nước đúng
đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung qua những bài giảng của
Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào
Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp
công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời
sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam.
4. Phân tích nội dung cơ bản của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930)?
Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đàu tiên?
Hoàn cảnh ra đời -Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội
nghị hợp nhất của tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Nội dung cương lĩnh chính trị - Cương lĩnh đã nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối
cùng của Đảng và cách mạng Việt Nam.Mục tiêu trước mắt về xã hội làm
cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ quyền, phổ thông giáo dục cho
dân chúng; về chính trị đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập chính phủ, quân đội của nhân
dân (công – nông – binh); về kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế
cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ nhân
dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho
dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ
.Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng
dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác – Lênin.Chương trình
tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu chính xác tên Đảng, tôn
chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng từ chi bộ, huyện bộ hay khu bộ;
tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương.
5. Phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất của đất nước. Mỗi chúng ta
đều có thể khẳng định rằng sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam chính là
một bước ngoặt có ý nghĩa và vai trò to lớn trong lịch sử cách mạng của toàn
dân tộc Việt Nam. Đảng ra đời có tính chất quyết định đến sự phát triển của
dân tộc cũng như thắng lợi của cuộc cách mạng toàn dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng chính là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự
khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân tại Việt Nam và hệ tư
tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn đó. Sự kiện Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời cũng được đánh giá là sự kiện lịch sử có ý nghĩa
cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng to lớn và quan trọng trong lịch sử
của cuộc cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu
một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước của nhân dân Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự
kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị để xác định đúng đắn
con đường cách mạng đó là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách
mạng vô sản, chính là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính đường lối được Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành này là cơ sở để có
thể đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn
dân tộc ta đều cùng chung tư tưởng và hành động để nhằm có thể tiến hành
cuộc cách mạng vĩ đại giành được những thắng lợi to lớn ở giai đoạn sau
này. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng là điều kiện cơ bản quyết định đối với phương hướng
phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cùng với việc Đảng Cộng sản Việt Nam chủ
trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế
giới, việc này cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế
giới, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại từ đó giúp
dân tộc ta làm nên những thắng lợi vẻ vang.
6. Phân tích nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương?
+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và
các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
+ Tính chất của cách mạng Đông Dương: lúc đầu “là một cuộc cách mạng tư
sản dân quyền... có tính chất thổ địa và phản đế” sau đó phát triển bỏ qua
thời kỳ tư bản tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ các di tích phong kiến
để thực hành thổ địa cách nạng triệt để và đánh đổ đế quốc làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập.
Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó "Vấn đề thổ địa
là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
+ Về lực lượng cách mạng: trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản
giai cấp và nông dân là hai động lực chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh
đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.
Các giai cấp và tầng lớp khác: tư sản thương nghiệp và công nghiệp đứng về
phía đế quốc; bộ phận thủ công nghiệp trong giai cấp tiểu tư sản có thái độ
do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức có xu hướng cải lương.
7. Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng giai đoạn 1939 - 1941?
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công
Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu.
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
a) Tình hình thế giới và trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
Ngày 1-9-1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp
tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phátxít Đức lần
lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến. Chính phủ
Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong
trào cách mạng ở thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ. Đảng cộng sản
Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Tháng 6- 1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày
22-6-1941, quân phátxít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi Phátxít Đức xâm
lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa
các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu.
Tình hình trong nước:
Chiến tranh thể giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến Đông
Dương và Việt Nam. Ngày 28-9-1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt
Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội hữu
ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và
nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người.
Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp đã thi hành chính
sách thời chiến rất trắng trợn. Chúng phátxít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay
đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào
Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng nshìn cuộc khám xét bất ngờ đã diễn ra
khắp nơi. Một số quyền tự do, dân chủ đã giành được trong thời kỳ 1936-
1939 bị thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viện, thực hiện chính sách
"kinh tế chỉ huy" nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ
chiến tranh của đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn.
8. Phân tích quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng
quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải
phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-
5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày
8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-
8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng
dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay
trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động
một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức
tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung
ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-
1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều
vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng
quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc
giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức
Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt
vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-
8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ,
đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải
Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa
Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc
Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc
Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ
nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng
lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh
của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời
trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
9. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
của cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nguyên nhân thắng lợi
-Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong
đó, nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong
điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng
có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức
được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật
cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân
mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn
tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ
gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ
đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
- Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi
nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh
giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh. Ý nghĩa:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi to lớn đầu tiên của nhân
dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong
kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực
dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước
độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt
Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con
người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành
công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là
quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu,
đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân
tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời
đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định
rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản
kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành
công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi
lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
10. Bằng hiểu biết của mình, đánh giá nhận định sau: "Thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự ăn may"
Tuyệt đại đa số ý kiến đánh giá cao thắng lợi, ý nghĩa to lớn của cuộc Cách mạng
tháng Tám 1945, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do sự lãnh đạo sáng
suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và
ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi. Các đồng chí,
chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp
lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là
lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa,
một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền
toàn quốc”. Tuy vây, có bộ phận thiểu số lại cho rằng: “Cách mạng tháng Tám
1945 là sai lầm lịch sử”, “thắng lợi là một sự ăn may, vì Nhật thua trong thế chiến
thứ II, tạo khoảng trống quyền lực nên Việt Nam dễ giành được kết quả nhanh
chóng, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”; “Cứ theo nhân chứng
tham dự ngày 19/8/1945 tại Hà Nội thì đó chỉ là ngày Việt Minh đã cơ may cướp
được Chính quyền Trần Trọng Kim không có quân lính bảo vệ”...