Bối cảnh lịch sử và phân kỳ các giai đoạn chính của Nhà nước & pháp luật Việt Nam thời kì Trung đại
CủngcốđịavịtựchủvàđộclậpcủaNhà nước:NgôQuyềnxưngvương–khẳngđịnh độc lập, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế tự đặt niên hiệu, quốc hiệu nhưng vẫn banggiaomềmdẻo(hàngnămnộpcốngvậtchophươngBắc,đánhgiặcngoạixâm). Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ PHÂN KỲ CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA NHÀ
NƯỚC & PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
- Đánh dấu từ chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
- Đất nước bước vào thời kỳ độc lập tự chủ.
- Viết lại tên nước: Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt, Đại Nam. Hầu hết các tên gọi
đều thể hiện sự mãnh mẽ của đất nước.
- Trong thời gian gần 9 thế kỷ, trải qua nhiều triều đại khác nhau nhưng cơ bản chia thành các giai đoạn:
+ Nhà nước và pháp luật các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009)
+ Nhà nước và pháp luật các triểu Lý – Trần – Hồ (1010 – 1407)
+ Nhà nước và pháp luật thời Hậu Lê (1428 – 1789)
+ Nhà nước và pháp luật thời kỳ nội chiến phân liệt (1527 – 1802)
+ Nhà nước và pháp luật Triều Nguyễn (1802 – 1884)
B. NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT THỜI NGÔ - ĐINH – TIỀN LÊ
1. Khái quát về bối cảnh lịch sử
- Tương ứng với 3 triều đại: Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009)
- Đất nước thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kỳ độc lập, thống nhất, tự chủ.
- Đất nước xảy ra phiến loạn, quân đội được quan tâm hơn việc xây dựng Pháp luật.
2. Quá trình thiết lập và tồn tại của các triều đại a) Triều Ngô: 26 năm
- Sáng lập bởi Ngô Quyền (6 năm): sau chiến thắng Bạch Đằng , xưng vương
Loạn 12 sứ quân: xảy ra trong giai đoạn Dương Tam Kha lên chiếm ngôi -> các hào
trưởng nổi lên cát cứ xưng là sứ quân, đến cuối thời Ngô cả nước có 12 sứ quân, mỗi sứ
quân chiếm 1 – 2 huyện hoặc 1-2 xã. b) Triều Đinh lOMoAR cPSD| 45740153
- Do Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) sáng lập và kết thúc bởi Đinh Phế Đế: 12 năm (968 – 980)
- Đinh Bộ Lĩnh là tướng của sứ quân Trầm Lãm, Trần Lãm mất ông về Hoa Lư khởi binh
dẹp loạn 12 sứ quân , xưng vương, quốc hiệu là Đại Cồ Việt – niên hiệu Thái Bình.
- Ông Bỏ trưởng lập ấu nên đã không có sự đồng thuận
- Năn 979, ông và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết, triều đình giết Đỗ Thích và lập Đinh
Toản – Đinh Phế Đế lên ngôi vua (lúc 6 tuổi).
- Nguyễn Bắc đem quân đánh, nhà Tống lăm le xâm chiếm, Dương Văn Nga đã nhường ngôi cho Lê Hoàn.
* Thái hậu Dương Văn Nga
- Lịch sử đã ghi nhận công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, phủ nhận công lao của bà.
- Đứng trước quyền lợi của dân tộc, gạt bỏ quyền lợi dòng tộc nhường lại ngôi cho Lê Hoàn.
- Truyền thuyết: Nhân dân lập đền thờ 3 người, thời Lê Mạt An Phủ Sứ cấm thờ
chung, buộc khăn trắng vào tay tượng bà đưa về đền thờ Lê Hoàn, khi về triều bị đứt ruột chết. c) Triều Tiền Lê
3. Chính sách của các triều đại, chức năng nhà nước
- Củng cố địa vị tự chủ và độc lập của Nhà nước: Ngô Quyền xưng vương – khẳng
định độc lập, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế tự đặt niên hiệu, quốc hiệu nhưng vẫn bang
giao mềm dẻo (hàng năm nộp cống vật cho phương Bắc, đánh giặc ngoại xâm)
- Chống tình trạng cát cứ, xác lập Nhà nước Trung ương tập quyền.
- Chức năng kinh tế - xã hội:
Câu hỏi: Tại sao thời nhà Lê lại thực hiện chính sách trọng nông? lOMoAR cPSD| 45740153
Mới bước ra khỏi 1000 năm Bắc thuộc cần có quân đội mạnh để bảo vệ độc lập tự chủ.
Thực hiện chính sách trọng nông để phát triển quân đội.
4. Tổ chức Bộ máy nhà nước các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê
Tính chất của mô hình tổ chức Bộ máy nhà nước thời kỳ này là tập quyền quân sự.
- Quyền lực nhà nước tối cao nằm trong tay vua – ý vua là ý trời.
- Dưới vua có quan phụ trách các ngành (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) giúp việc cho vua.
- Chính quyền trung ương không trực tiếp can thiệp đến đơn vị cơ sở làng, xã (Tự trị
làng xã: hội đồng kì mục và do dân cử - Lý trưởng; sử dụng phong tục tập quán).
- Mô phỏng quan chế phương Bắc ở trung ương, vua đặt ra quan chức và phong
tước (phong vương cho con).
a) Chính quyền trung ương * Triều đình nhà Ngô * Triều đình nhà Đinh * Triều đình Tiền Lê
- Vua nắm quyền về quân sự và dân sự - thực chất là tướng ra trận, lập nhiều hoàng hậu. - Các chức quan:
+ Đại tổng quản tự quân dân sự: Quan đầu triều (Tể tướng)
+ Thái sư: quan đại thần cố vấn cao cấp của vua
+ Thái úy: quan võ dưới chức tổng quản.
+ Nha nội đô chỉ huy sứ: quan võ.
b) Chính quyền địa phương * Triều Ngô * Triều Đinh lOMoAR cPSD| 45740153
- chia thành 10 đạo – Tiết Độ Sứ cai quản. *Triều Tiền Lê
- Đạo: đổi thành Lộ, Phủ, Châu do hào trưởng địa phương nắm giữ. - Cấp cơ sở: Giáp, Xã
- Công xã nông thôn vẫn phát triển – cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước.
- Chính quyền trung ương chứa với tới được xuống cấp cơ sở. c) Quân đội
- Triều Ngô: quân đội vững mạnh, khẳng định qua chiến thắng Bạch Đằng.
- Triều Đinh, Tiền Lê: quân đội khoảng 1 triệu chia 10 đạo quân (gắn với đơn vị hành
chính quân đội), có quân phục – mũ bình đính vuông (mũ da, chóp phẳng, trên hẹp dưới
rộng, 4 bên khâu liên), trán thêu chữ Thiên tử quân; có vũ khí sắc bén (giáo, mác, cung nỏ,...).
- Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”
5. Tình hình Pháp luật
a) Tính chất của Pháp luật
- Pháp luật là mệnh lệnh quân sự.
- Pháp luật quy định về triều nghi phẩm phục (mũ, áo...) phân biệt địa vị đẳng cấp giữa
vua với quan và thần dân.
NHẬN XÉT VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỲ NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ
- Nhà nước có chức năng chính chống giặc ngoại xâm và bình định thế lực cát cứ,
xác lập Nhà nước trung ương tập quyền.
- Tổ chức Bộ máy nhà nước đơn giản, Pháp luật đơn sơ, chịu ảnh hưởng của Nho giáo. lOMoAR cPSD| 45740153
- Pháp luật hà khắc, bạo lực nhưng lại khoan thư sức dân – công xã nông thôn phát
triển chưa có dấu hiệu suy thoái.
- Là nền tảng cho các Nhà nước & Pháp luật. - Hạn chế:
+ Xây dựng mô hình trung ương tập quyền phải dựa vào quân đội, quân đội đông
nước nhỏ, kinh tế kém phát triển nên không duy trì được lâu.
+ Thủ đô ở địa bàn hẹp bao bọc núi non nhưng không muốn đất nước phát triển.
+ Phát triển đạo Phật nhưng lại quăng người vào vạc dầu, chuồng cọp.
C. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LÝ – TRẦN – HỒ
I. Lược sử các triều đại
1. Triều Lý (1010 – 1225)
- Kéo dài 215 năm qua, 9 đời vua, người sáng lập triều Lý là Lý Công Uẩn (Cổ Pháp – Bắc Ninh).
- Sau đó là các triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần
Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng.
2. Triều Trần (1225 – 1400: 175 năm)
- Kéo dài 175 năm, 12 đời vua trị vì, gồm các triều vua: Trần Thái Tông, Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông ,
Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế.
3. Triều Hồ (1400 -1470): 2 đời vua, kinh đô tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa – Thành nhà Hồ II, Tổ chức
1. Mô hình tổ chức nhà nước – Tập quyền thân dân lOMoAR cPSD| 45740153
- Lý – Trần: thực hiện đường lối chính trị thu phục lòng dân, củng cố chế độ trung
ương tập quyền: Chiếu cầu lời nói thẳng, miễn giảm tô thuế, đại xá tù nhân, phát
chẩn, xem dân cày ruộng đánh cá, duy trì lệ cày tịch điền; Nhà Trần tăng cường
thực hiện khoan thư sức dân (...)
- Triều Hồ: Ý thức vai trò của dân, Hồ Nguyên Trừng nói khi xảy ra chiến tranh với
nhà Minh “Thần không sợ đánh chỉ sợ lòng dân có theo không”.
- Thời kỳ này tư tưởng nhân quyền chưa có nhưng đã thể hiện được sự nhân đạo yêu thương con người.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
a) Chính quyền Trung ương – Triều đình
- Vua: là người nắm quyền lực nhà nước tối cao, nắm thần quyền, sở hữu về ruộng
đất, có phẩm phục riêng.
- Vua: xuất thân từ tầng lớp nghèo, được triều đại trước suy tôn làm vua, truyền
ngôi không câu nệ thứ bậc, chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo nhưng không tuyệt đối.
- Thần quyền: vua là chủ tế cầu mưa, thần nông, thờ cúng tổ tiên, đích thân cầm
quân đi đánh giặc, quyền lực chưa đạt đến chuyên quyền vì vừa là Hoàng đế lại vừa là thủ lĩnh.
- Tể tướng: đứng đầu các quan đại thần.
- Quan đại thần: là cố vấn cao cấp của vua 9 quan văn, 3 quan võ.
- Quan văn: Tam Thái (Sư, Phó, Bảo), Tam Thiếu (Sư, Phó, Bảo), Tam Tư (Đồ, Mã, Không).
- Quan võ: Thái Úy, Thiếu Úy, Binh Chưởng Sự.
- Các Bộ: cơ quan thực thi quyền hành pháp do vua giao trong từng lĩnh vực, đứng
đầu là quan Thượng Thư.
- Cơ quan chuyên môn: đài, viện giám phủ): độc lập với các bộ, giúp vua quản lý
các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
b) Chính quyền địa phương lOMoAR cPSD| 45740153
- Có 3 lần sửa đổi đơn vị hành chính tổ chức chính quyền địa phương: + Lần 1: + Lần 2: + Lần 3:
III, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Tính chất pháp luật
- Được thể chế hóa, quy định chặt chẽ, có Pháp luật thành văn; Ghi nhận và bảo vệ
quyền lợi của vua và quý tộc, quy định các hình phạt dã man.
+ Thời Trần: bảo vệ sự bất bình đẳng, quý tộc lộng hành (chuộc tội bằng tiền),
dân bị đối xử hà khắc, phân biệt cách ăn mặc, xây dựng nhà cửa, hình phạt lăng nhục thân thể.
+ Nhà Hồ: nghiêm khắc trừng trị kẻ làm bạc giả, mê tín, cờ bạc, rượu lậu.
- Hình phạt chưa tương xứng với hành vi hậu quả của tội phạm; Pháp luật hướng tới
điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các cá nhân.
- Pháp luật thể hiện tính dân tộc dân chủ, độc lập (cấm ăn mặc, nói tiếng của
Phương Bắc, Lào, Chiêm Thành).
2. Tình hình pháp luật
- Pháp luật phong phú nội dung, đa dạng về hình thức. a) Bộ Luật:
- Hình thư đời Trần: 3 lần soạn thảo hình luật 1230 (Trần Thái Tông soạn sách
quốc triều hình luật, khảo định các lệ đời trước để làm), 1244 (Định các điều về
luật hình), 1341 (soạn bộ hình thư và bộ Hoàng triều đại điển).
- Triều Hồ: 1401 Hán Thương định quan chế và luật hình của nước Đại Ngu. b) Tập luật lệ lOMoAR cPSD| 45740153
- Triều Trần ngoài bộ hình thư còn có các tập luật lệ: Quốc triều Thông chế, Hoàng
triều đại điển, Quốc triều thường lễ, Hoàng triều Ngọc Điệp: chủ yếu quy định về
quan lại, quy chế hành chính.
- Ngoài ra còn có các đạo, chiếu, lệnh của vua.
3. Các thiết chế điều chỉnh xã hội & vai trò của Pháp luật
- Pháp luật thành văn (chủ yếu đạo, lệnh, chiếu và nhiều các đạo, lệnh, bộ luật, tập
luật lệ đã bị thất truyền) điều chỉnh các lĩnh vực:
+ Hình sự: quy định về tội phạm, hình phạt, một số nguyên tắc chung (vi phạm
pháp luật phải chịu hình phạt chuộc tội bằng tiền, trách nhiệm hình sự liên đới).
+ Dân sự: vấn đề hợp đồng (điều chỉnh quan hệ mua bán đặc biệt là ruộng đất) và
sở hữu (nhà vua tuyệt đối, tư nhân bị hạn chế bởi nhà vua), Thừa kế: Theo di chúc.
+ Hôn nhân gia đình: cấm kết hôn giữa gia nô của các quan với lương dân.
D. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI HẬU LÊ
I, KHÁI QUÁT BỐI CẢNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHÍNH
1. Khái quát bối cảnh lịch sử
- Thời Hậu Lê là thời kỳ được coi là thái bình, thịnh vượng.
- Được hưởng thảnh quả xây dựng của triều đại trước về việc dựng nước, giữ nước
& xây dựng pháp luật nên đã tiếp thi cả mặt tích cực và tiêu cực. VD: tiếp thu tinh
hoa văn hóa pháp lý, cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước của Trung Hoa; tinh
thần chống giặc ngoại xâm ăn sâu vào trong đời sống của nhân dân.
2. Các giai đoạn lịch sử chính:
- Lê Sơ (1428 – 1527): Đầu Lê sơ (Lê Thái Tổ - Lê Nhân Tông); sau Lê Sơ (Lê Thánh Tông). lOMoAR cPSD| 45740153
+ Là thời kỳ phát triển toàn diện, mọi mặt của đời sống xã hội phong kiến Đại
Việt, nhiều anh hùng tài giỏi về mặt quân sự, tài giỏi về văn thơ: Hội thơ Tao Đàn
của Lê Thánh Tông, lập bản đồ, phát triển kinh tế.
+ Lịch sử ghi lại vụ việc đau buồn – Lệ Chi Viên.
+ Đánh dấu bằng sự lên ngôi của Lê Lợi ở thành Đông Kinh và kết thúc ở triều đại
của Lê Cung Hoàng, nhưng hai vị vua tiêu biểu nhất của thời Lê sơ là Lê Lợi và Lê Thánh Tông.
- Lê Mạt – Lê Trung Hưng (1533 – 1789): thời kỳ Nam – Bắc phân tranh.
II, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ
1. Mô hình quân chủ tập quyền quan liêu
Là mô hình tổ chức Nhà nước tinh thông, chuyên nghiệp, quan lại chủ yếu không phải do
thân sơ họ hàng, thể hiện thông qua việc cải cách Bộ máy Nhà nước, cách thức thi tuyển,
sử dụng quan lại của nhà Lê.
2. Một số chính sách tiêu biểu thời Lê Sơ
- Chính sách Lộc điền: Sung công ruộng đất của nhà Minh, các quý tộc, quan lại
nhà Minh; ban cho các quan lại, quý tộc một phần làm bổng lộc – chỉ được quyền
sử dụng không được quyền sở hữu.
- Chính sách quân điền: Quy định việc sử dụng, phân phối ruộng đất công ở làng
xã, chia cho mọi người (từ quan tam phẩm trở xuống nếu chưa được hưởng cấp đủ
lộc điền đến bà góa, con côi...) nhưng không chia bình quân.
3. Nho giáo – hệ tư tưởng chính thống
- Nho giáo du nhập vào Việt Nam cuối đời Trần đến thời Hậu Lê chiếm vị trí độc
tôn trong Xã hội, là khuôn mẫu cho việc dựng nước, xây dựng các thiết chế chính
trị, pháp luật; mục đích thiết lập, bảo vệ chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến. lOMoAR cPSD| 45740153
- Nội dung: Chú trọng đến việc tu thân để tề gia (thiết lập trật tự gia đình – gia
trưởng), Trị nước theo nguyên tắc Tôn quân quyền: Nhà vua có quyền lực vô hạn.
- Phương thức cai trị: Lấy đức trị tu thân để làm gương, dùng lễ để cai trị sử dụng
hình phạt mang tính bổ trợ.
4. Tổ chức Bộ máy nhà nước – đầu Lê Sơ
a) Chính quyền trung ương
- Giúp vua thực thi quyền lực Nhà nước.
- Có các cơ quan: Tướng Quốc, Địa Hành Khiển, các cơ quan làm nhiệm vụ văn
phòng hoặc khuyên can vua, các bộ, các cơ quan chuyên môn.
- Tướng Quốc (tả, hữu): dưới vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước.
- Đại Hành Khiển: đứng đầu quan văn.
- Các tỉnh: Thượng Thư Tỉnh, Trung Thư Tỉnh, Môn hạ Tỉnh, Nội thị Tỉnh.
+ Thượng Thư Tỉnh: Quan đứng đầu là Thượng Thư Lệnh, có nhiệm vụ liên lạc
với Thượng thư các bộ.
+ Trung Thư Tỉnh: Quan đứng đầu là Trung Thư Lệnh, giúp vua đưa ra các ý kiến,
khuyên gián vua trong các việc trọng đại ở triều đình.
+ Môn hạ Tỉnh: Quan đứng đầu là Tri Tư Sự, làm nhiệm vụ giữa ấn tín của vua và
chuyển lệnh của vua đến các quan.
+ Nội thị Tỉnh: Quan đứng đầu là Đô Tri, nhiệm vụ trông nom quản đốc công việc trong cung.
- Hàn lâm viện: Quan đứng đầu là Hàn Lâm Đại Học sĩ, nhiệm vụ soạn thảo văn
thư, chiếu chỉ của vua.
- Bí Thư Giám: Quan đứng đầu là Bí thư giám học sĩ, làm nhiệm vụ trông coi thư viện của vua.
- Chính sự viện: Quan đứng đầu là Chính sự viện thượng thư, là cơ quan trọng yếu
của triều đình, gồm cả quan văn và quan võ, làm nhiệm vụ giúp vua bàn bạc, xem
xét các việc trọng đại. lOMoAR cPSD| 45740153
- Nội mật viện: Quan đứng đầu là Nội mật viện chánh sứ, là cơ quan trọng yếu, chỉ
có các quan thân cận của nhà vua, chỉ bàn việc cơ mật.
- Các bộ: Là cơ quan giúp vua quản lý chuyên ngành, Lê Thái Tổ đặt 2 bộ (lễ và
lại), Lê Nghi Dân đặt lục bộ và lục khoa để giám sát lục bộ.
- Cơ quan chuyên môn ở trung ương:
+ Ngự sử đài: Quan đứng đầu là Đô Ngự Sử, giúp vua giám sát việc thực thi pháp
luật, giám sát quan lại.
+ Ngũ hình viện : Thẩm hình, Tả, Hữu, Tường, Tư hình: trông coi việc xét xử.
+ Quốc sử viện: Quan đứng đầu là Tu soạn; chép sử cho triều đình.
+ Quốc tử giám: Quan đứng đầu là Tế tửu, đào tạo nho sĩ, trông coi văn miếu.
+ Thái sử viện: Quan đứng đầu là Thái Sử Lệnh, trông coi xếp đặt bài vị cúng tế.
Rõ ràng, phân công chuyên môn cụ thể, có sự giám sát lẫn nhau.
b) Chính quyền địa phương
- Cấp đạo: Chia 5 đạo: Đông đạo, Bắc đạo, Tây đạo, Hải Tây đạo, Nam đạo, Quan
đứng đầu là Hành khiển phụ trách chung, Quan tổng quản là quan võ.
- Cấp Lộ - Trấn – Phủ: dưới cấp đạo, đứng đầu Lộ là An Phủ sứ; Trấn là Trấn Phủ sứ, Phủ là Tri phủ.
- Cấp Châu: dưới Lộ - Phủ, có các chức quan là: Thiêm phán, Tào vận,... không
phân biệt chức quan đứng đầu.
- Cấp huyện: do Tuần sát hoặc Chuyển vận sứ đứng đầu.
- Cấp xã: Xã lớn: trên 100 người – 3 xã quan; xã vừa trên 50 người – 2 xã quan; xã
nhỏ trên 10 người 1 xã quan.
Quyền lực nhà nước đã với được ít nhiều đến chính quyền địa phương c) Quân đội
- Quý tộc không có quân đội riêng; Nhà nước độc quyền xây dựng lực lượng vũ trang, sản xuất vũ khí.
- Tiếp tục thực hiện chính sách ngụ binh ư nông. lOMoAR cPSD| 45740153
- Quân đội có: quân đóng ở kinh đô, quân đóng ở các đạo.
- Chế độ tuyển lính: 3 năm tuyển lính 1 lần chia 2 hạng: Tráng đinh (người khỏe
mạnh phải nhập ngũ), quân đinh (lực lượng dự bị)
5. Tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông (giai đoạn sau thời Lê sơ)
a) Chính quyền trung ương
- Vua trực tiếp nắm các cơ quan trọng yếu trong triều.
- Bỏ chức: Tể tướng, Đại hành khiển, bỏ ba chức Tư (Tam Tư).
- Nhiều quan đại thần không được kiêm nhiệm các trọng trách khác.
- Cơ quan chức năng, văn phòng: Hàn lâm viện (soạn thảo thư cho vua), Đông các
viện (sửa chữa văn bản của Hàm lâm viện), Trung thư giám (Trình văn bản chính
thức lên vua), Hoàng môn tỉnh (giữ ấn), Bí thư giám (Trông coi thư viện).
- Lục bộ: giúp vua quản lý toàn diện các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đứng đầu
là quan Thượng thư: Bộ Lễ (thực hiện lễ giáo Phong kiến), bộ Lại (quản lý quan
lại cả nước), bộ Hình (trông coi xét xử), bộ Công (sửa chữa cung điện), bộ Binh ( quản lý quân sự).
- Lục Tự: trông coi phần việc mà lục bộ không quản lý được: ăn uống, ngựa xe, nghi lễ,...
- Lục khoa: làm giám sát, kiểm soát lục bộ.
- Cơ quan chuyên môn: Ngự sử đài ( giám sát thực thi pháp luật ), Quốc sử viện (ghi
sử sách), Thiên tư giám (dự báo thời tiết), Thái y viện (chữa bệnh), Tôn nhân phủ (ghi gia phả nhà vua).
b) Chính quyền địa phương
- Bãi bỏ đơn vị hành chính: Trấn, Lộ.
- Đạo: 12 đạo & Phủ trung đô, chuyển việc cai quản địa phương bằng cá nhân thành các cơ quan. lOMoAR cPSD| 45740153
- Phủ: dưới đạo (Tri phủ) truyền lệnh trên xuống cho các huyện, châu, đốc thuc thu thuế, binh dịch...
- Huyện, châu: cấp dưới cấp Phủ (Tri huyện, Tri châu) Châu do Tù trưởng nắm giữ
biến thành người của triều đình bằng việc gả con gái.
- Xã – cấp Hành chính cơ sở (Có thể tách – nhập): phân định lại xã: từ 500 hộ - Đại
xã (5 xã trưởng), 300 hộ - Trung xã (4 xã trưởng), 100 hộ - Tiểu xã (1-2, nếu tiểu
xã 60 hộ 1 xã trưởng), xã trưởng (xã chính, xã sử, xã tư), xã trưởng do dân bầu
theo tiêu chuẩn của vua đặt ra.
Xã trưởng do dân bầu ra, xã quan là quan triều đình được cắt đặt ở địa phương.
III. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ LÀNG XÃ
1. Tổ chức tự quản làng xã
- Thời Hậu Lê làng xã được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở.
- Lê Thái Tổ chia các xã thành 3 loại: đai, trung và tiểu xã – dựa vào tiêu chí các
suất đinh (1 suất đinh tương đương với 1 hộ); xã quan – cai quản các xã.
- Vua Lê Thánh Tông: thừa nhận tính tự chủ, tự quản của làng xã, xã trưởng đứng
đầu các xã – người làm cầu nối giữa dân chúng với triều đình.
2. Quản lý làng xã qua chính sách đất đai
3. Quản lý làng xã thông qua hương ước
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và vai trò của hương ước.
- Cho pháp các làng lập hương ước riêng, nội dung phù hợp với pháp luật của nhà nước.
- Hương ước là biểu hiện của tính tự quản ở làng xã.
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ