Bối cảnh xã hội, hiện tượng | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, nhất là từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây xuất hiện ngày càng nhiều. Trong thời kỳ Pháp thuộc đến đầu thế kỷ XX. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650915 1. Khái quát
1.1 Bối cảnh xã hội, hiện tượng
Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện vào khoảng
nửa cuối thế kỷ XIX, nhất là từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây xuất hiện
ngày càng nhiều. Trong thời kỳ Pháp thuộc đến đầu thế kỷ XX, các hiện tượng tôn
giáo mới xuất hiện đầu tiên và chủ yếu ở Nam Kỳ, qua những phong trào đấu tranh
của tầng lớp nông dân mang màu sắc tín ngưỡng, nhằm chống chế độ thực dân
Pháp xâm lược và triều đình phong kiến tay sai, như: “Hội kín”, “Thiên Địa Hội”,
các “Ông Đạo”,.... Các đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hòa
Hảo đã phát triển thành những tôn giáo nội sinh ở vùng Nam Bộ. Phong trào này
kéo dài đến nửa đầu thế kỷ XX thì suy yếu dần. Thời kỳ từ 1954 đến 1975, ở miền
Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới nhưng chủ
yếu là du nhập từ nước ngoài vào; đáng chú ý là Đạo Mẹ ở thành phố Hồ Chí
Minh(1). Ở miền Bắc giai đoạn này không có các hiện tượng tôn giáo mới.
Từ 1975 đến nay, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngày càng nhiều. Đáng
chú ý là các đạo: Lẽ Phải ở Đà Nẵng (1986), Long Hoa Di Lặc ở Phú Thọ (1988),
Tiên Thiên Huỳnh Đạo khởi nguồn ở Bà Rịa - Vũng Tàu (1981),... Từ năm 1990
đến nay, các hiện tượng tôn giáo mới đua nhau xuất hiện, chủ yếu ở người Kinh
vùng đô thị, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên,... Theo số liệu của Ban
Dân vận Trung ương năm 1997, nước ta có 32 hiện tượng tôn giáo mới với khoảng
56.835 người tin theo, có mặt ở 30 tỉnh/thành, trong đó nổi lên các hiện tượng tôn
giáo: Quang Minh Tu Đức (1990), Thanh Hải Vô Thượng Sư (1991), Đạo Bác Hồ
(1992), Đạo Phật Thiên (1992), Thánh Minh Vì Dân Tộc (1992), Ngọc Phật Hồ
Chí Minh (1993), Quần Tiên (1993), Nghiệp Chướng (1993), Siêu Thoát (1994),
Địa Mẫu (1995), Đạo Tiên (1997), Đạo Con Hiền (1997),… Tổng hợp từ những
nguồn tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1980 đến nay, ở nước ta
có khoảng 100 hiện tượng tôn giáo mới.
Trong đó, có trên 10 tổ chức du nhập từ nước ngoài, số còn lại đều phát sinh ở
trong nước. Những hiện tượng tôn giáo mới phát sinh ở trong nước đa dạng về
nguồn gốc, như: 1) Loại gần với Phật giáo có: Hội Long Hoa Di Lặc, Tam Tổ
Thánh Hiền, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân Tu Tâm Kinh, Tiên Thiên Phật Nhất
Giáo, Võ Đạo Phật Tổ Như Lai;… 2) Loại gần với tín ngưỡng dân gian, gồm:
Quốc Tổ Lạc Hồng, Đạo Trần Hưng Đạo, Khổng Minh Thánh Đạo Hội, Đạo Tiên,
Đạo Cội Nguồn, Đạo Bạch, Đạo Tràng, Đạo Dừa, Đạo Ngồi;… 3) Loại có nguồn
gốc và bản chất gắn với Công giáo hoặc Tin lành, có: Tin lành Đề ga, Hà Mòn, Cây lOMoAR cPSD| 45650915
Thập Giá Chúa Jêsu Krist, Giáo Hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam, Giáo hội
Lutheran Việt Nam & Hoa Kỳ, Amí Sara, Bkhắp Brâu, Pháp Môn Diệu Âm, Tin
lành Vàng chứ, Tin lành Thìn Hùng;... 4) Loại gắn với xu hướng cực đoan, có: Đạo
Pê đê, Đạo Tỵ (Đạo sex); Đoàn 18 Phú Thọ,... 5) Một số “tạp giáo” chưa xác định
nguồn gốc, là: Lẽ Phải, Tiên Thiên Huỳnh Kỳ, Hoa Vàng, Thiên Nhiên, Khổ Hạnh,
Chân Không, Chân Tâm Bảo Vệ Di Tích,...
1.2 Nguyên nhân ra đời
Có thể xác định một trong những yếu tố chính để xuất hiện các hiện tượng tôn giáo
mới ở nước ta là do tác động của phong trào tôn giáo mới từ bên ngoài vào. Do đó,
chỉ cần chính quyền áp dụng một số biện pháp quản lý hành chính thì nhiều hiện
tượng tôn giáo mới đã lụi tàn rất nhanh, hoặc số lượng người tin theo rất ít, mặc dù
địa bàn có thể trải ra trên diện rộng.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc “bùng nổ” của các hiện tượng tôn giáo
mới từ sau đổi mới đến nay, nhất là ở miền Bắc và vùng dân tộc thiểu số, là do tác
động mạnh mẽ của quá trình thay đổi nhận thức, chính sách và cách thức phát triển
kinh tế, quản lý xã hội của các cấp chính quyền ở nước ta.
Trong đó, những tác nhân trực tiếp là sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường sống do tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và
toàn cầu hóa đưa lại, sự thay đổi này đã làm nảy sinh những vấn đề bức xúc của xã
hội. Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của trình độ dân trí, phương tiện truyền
thông; lợi dụng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của các tổ chức và cá nhân ở
trong và ngoài nước... cũng là những yếu tố quan trọng làm xuất hiện và phát triển
các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta.
Nguyên nhân hình thành và phát triển các hiện tượng tôn giáo mới thuộc về 5 loại sau:
Thứ nhất là các yếu tố kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngoài các tác động tích cực quan trọng và
to lớn, cũng đã góp phần làm phân hóa xã hội, nhất là khoảng cách giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các bộ phận dân cư ở những vùng miền và dân tộc. Một số
người đã tìm kiếm sự che chở, phù trợ từ tín ngưỡng, tôn giáo để cầu mong sự may
mắn từ các lực lượng siêu nhiên. Khi chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị
trường, nhiều người đã nhanh chóng thích nghi với môi trường cạnh tranh và thành
công trong điều kiện mới. Cũng có một bộ phận không nhỏ gặp khó khăn, thất bại
do những rủi ro, hoạn nạn, ốm đau... gây ra, và trở nên hẫng hụt, không theo kịp lOMoAR cPSD| 45650915
với sự chuyển biến của xã hội. Họ tìm sự lý giải do số phận theo cách riêng của
mình và mong nhờ sự trợ giúp của thần thánh, vào giá trị tâm linh để có thể vượt
qua hoàn cảnh thực tại. Những người này, theo các nhà nghiên cứu, là tầng lớp dễ
bị tổn thương về tâm lý trước mọi thay đổi của xã hội, dễ đi theo những hiện tượng
tôn giáo khác nhằm tìm một lối thoát trong suy nghĩ và cảm nhận về thực tại của
mình. Sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho các tôn giáo, tín ngưỡng truyền
thống ngày càng bộc lộ rõ sự bất lực, tính linh thiêng bị giảm sút. Con người không
chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu tâm linh ở đình, chùa, nhà thờ với những nghi lễ
rườm rà, bó buộc so với nếp sinh hoạt của xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
mà dễ chấp nhận một dạng tín ngưỡng đơn giản hơn, phù hợp hơn. Đây là lý do
làm nảy nở các hiện tượng tôn giáo mới. Nền kinh tế thị trường gắn liền với xã hội
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi cường độ lao động cao, kể cả chân tay và trí
óc. Do đó, để giảm sự căng thẳng trong xã hội hiện đại, con người thường tìm đến
các hiện tượng tôn giáo mới, mong tìm một sự thư giãn, giải trí. Bởi thế, nhiều hiện
tượng tôn giáo mới thường tổ chức các chuyến thăm quan, giao lưu và hoạt động
này thu hút được nhiều người tham gia. Những may rủi trong cuộc sống do thiên
tai, sức khỏe gây ra, những bất công và tệ nạn xã hội nảy sinh từ thiếu việc làm,
đời sống khó khăn... cũng là lý do để một số người tìm đến các hiện tượng tôn giáo
mới. Đặc biệt, một số người không thể tìm kiếm được việc làm thích hợp trong xã
hội hiện đại, và họ phát hiện ra rằng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một
“nghề”, nhưng để hoạt động trong các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống thì không
có đủ khả năng, nên họ tự động lập ra các đạo mới để hành nghề.
Thứ hai là các yếu tố văn hoá tinh thần.
Thách thức của toàn cầu hoá và mặt trái của cơ chế thị trường là những nguyên
nhân chính khiến cho nhiều giá trị đạo đức, văn hoá, xã hội truyền thống bị suy
giảm. Trước tình trạng ấy, một bộ phận người dân đã tìm đến các hiện tượng tôn
giáo mới, trong đó có các “tà đạo” mang tính “mê tín dị đoan”, thậm chí phản văn
hiến, phi nhân tính, như: đạo Chân Không ở Hà Tĩnh, đạo Thiên Cơ ở Thái Bình,
đạo Thiên Nhiên ở Hải Dương,... Một số người do mù chữ, trình độ học vấn thấp,
nhận thức kém nên đã bị mê hoặc dẫn đến những hành động cực đoan gây chết
người hay tự sát tập thể. Từ khi xoá bỏ bao cấp trong ngành văn hoá, thể thao thì ở
nông thôn, vùng sâu vùng xa, các cơ sở văn hoá ngày càng xuống cấp, thiếu hụt sự
quan tâm của chính quyền, đoàn thể và các tổ chức văn hoá. Vì vậy, một bộ phận
quần chúng có đời sống tinh thần nghèo nàn, hiểu biết văn hoá hạn chế đã tìm đến
những loại hình văn hoá khác, trong đó có các hiện tượng tôn giáo mới để thoả mãn nhu cầu tâm linh. lOMoAR cPSD| 45650915
Thứ ba là sự phân ly của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống.
Ở nhiều nước trên thế giới và nước ta, tình trạng phân ly tôn giáo, tín ngưỡng
truyền thống đang diễn ra, phản ánh sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống đương
đại. Xu hướng phân ly này như một quy luật trong sự vận động và phát triển của
tín ngưỡng, tôn giáo, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và thiết chế chính trị.
Bên cạnh đó, sự phủ nhận các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của các hiện
tượng tôn giáo mới, thể hiện qua thái độ phê phán gay gắt tôn giáo chủ lưu là bảo
thủ, lạc hậu, phiền toái. Sự xuất hiện nhanh chóng các hiện tượng tôn giáo mới ở
nước ta trong những năm qua đã phản ánh những bất cập của tín ngưỡng, tôn giáo
truyền thống, nhất là các vấn đề suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống trước tác
động của nền kinh tế thị trường, thể hiện qua những biểu hiện thương mại hoá và
thế tục hóa tôn giáo, tín ngưỡng làm cho tính linh thiêng bị giảm sút. Vì vậy, con
người cũng dễ dàng chấp nhận các hiện tượng tôn giáo mới.
Thứ tư là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Hiện tượng tôn giáo mới hiện nay cho thấy, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc
tế đã tạo điều kiện cho một số đạo lạ xâm nhập từ bên ngoài vào nước ta. Trong
điều kiện đó, các thế lực thù địch thường lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới để
hoạt động chống phá như: cung cấp tiền cho một số tổ chức tôn giáo mới là Đoàn
18 Phú Thọ, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luận Công, Tin Lành Đề ga, Tin
Lành Vàng chứ…. Một số đạo lạ thông qua việc truyền bá giáo lý, hoạt động thờ
cúng có nội dung hoạt động gắn với các vấn đề chính trị khá rõ, như phê phán
Đảng, Nhà nước ta và chính quyền địa phương; gây rối trật tự xã hội; vi phạm pháp
luật; gây tâm lý hoang mang trong nhân dân; làm phức tạp và khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ năm là hệ thống chính trị ở địa phương.
Nhiều địa phương chưa nhận thức kịp thời, đầy đủ về bản chất của các hiện tượng
tôn giáo mới, coi đây là “tà đạo” nên chủ yếu tiến hành các biện pháp đấu tranh
xoá bỏ. Một số địa phương lại cho đây là các "tạp giáo" nên coi thường và chủ
quan cho rằng, việc giải quyết không mấy khó khăn. Có nơi gọi là “đạo lạ” hay
“tôn giáo mới” nên có sự thận trọng, áp dụng các giải pháp thiếu cương quyết,
buông lỏng để mặc cho các đạo lạ hoành hành, vì sợ động chạm đến chính sách tự
do tín ngưỡng, tôn giáo. Ở một số nơi, công tác quản lý xã hội còn bị buông lỏng,
công tác quần chúng thiếu sâu sát, không phát hiện kịp thời, các đạo lạ xâm nhập,
phát triển; khi phát hiện ra thì lúng túng, xử lý không dứt điểm. Chính vì thế, trong
khi các đạo này chưa được giải quyết, thì các đạo khác lại xuất hiện; khi bị đấu lOMoAR cPSD| 45650915
tranh xử lý thì co cụm lại, thậm chí từ bỏ, nhưng thực chất vẫn tồn tại âm ỷ chờ
thời cơ để phát triển trở lại, lan toả ra các địa bàn khác. Có thể nói, các hiện tượng
tôn giáo mới hình thành, xâm nhập và phát triển ở nước ta có nguyên nhân là quá
trình quản lý xã hội của hệ thống chính trị các cấp, trực tiếp là ở các địa phương,
còn hạn chế; sự hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và các hiện tượng tôn
giáo mới nói riêng; sự lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng của các thế lực thù địch; việc
phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý, giải quyết các hiện tượng tôn giáo mới
của các cấp, ngành chưa rõ ràng, chủ yếu giao phó cho các cơ quan chức năng thực
hiện; đội ngũ cán bộ trực tiếp triển khai công tác này còn thiếu và chưa được đào
tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là còn thiếu một hành lang pháp lý
trong công tác đối với các hiện tượng tôn giáo mới. 1.3 Phân loại
Chia làm 2 kiểu tôn giáo: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng tiêu cực
Một số hiện tượng tôn giáo mới có nguồn gốc Phật giáo và tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần, bù đắp tâm lý và niềm tin
trước những khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người dân. Trong đó, một
số hiện tượng tôn giáo mới có những nội dung sinh hoạt gắn với bảo tồn di tích
lịch sử, văn hóa; trân trọng những người có công với đất nước và dân tộc, như các
đạo: Quốc Tổ (Hùng Vương), Trần Hương Đạo, Ngọc Phật Hồ Chí Minh,... Một số
khác do gắn với việc luyện tập tăng cường sức khỏe, kết hợp chữa bệnh bằng các
yếu tố “tâm linh” và “bài thuốc” đơn giản, nên có sức “hấp dẫn” đối với những
người nghèo không có điều kiện cải thiện sức khỏe và chữa trị các bệnh hiểm
nghèo. Tôn giáo là sự phản ánh tâm lý, tình cảm của con người đối với xã hội. Các
hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện là một trong những phương thức để một bộ phận
người dân thể hiện tâm tư, thái độ của mình đối với xã hội thực tại; qua đó góp
phần để chính quyền và các nhà quản lý sâu sát, trực tiếp hơn với người dân và các
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đang đặt ra. Các hiện tượng tôn giáo
mới còn là yếu tố góp phần hình thành những cộng đồng dân cư liên kết theo tôn
giáo, tồn tại song song với các cộng đồng, cố kết dân tộc tại một địa bàn cư trú
nhất định. Các cộng đồng tôn giáo mới với sự liên kết giữa những người cùng hay
khác dân tộc, sinh sống cùng hay khác địa bàn cư trú đã có sự cố kết nhất định
trong tổ chức và phát triển tín ngưỡng của mình; giúp đỡ nhau trong cuộc sống,
nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn;... Điều này đã làm cho mối quan hệ của những
người cùng tôn giáo được mở rộng hơn. lOMoAR cPSD| 45650915
Ảnh hưởng tiêu cực
Qua các nghiên cứu đã công bố, ngoài một số ít hiện tượng tôn giáo mới chưa có
những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, còn lại phần lớn mang tính “mê tín dị đoan”;
gây ra nhiều tác động nguy hại cho con người và xã hội. Việc xuất hiện các hiện
tượng tôn giáo mới ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là những tổ chức chính trị hay bị
các thế lực thù địch lợi dụng chi phối ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ngoài những ảnh
hưởng tiêu cực nêu trên, còn gây mất ổn định về an ninh chính trị, quản lý xã hội,
tâm lý và ý thức dân tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân
tộc,... Bên cạnh đó, việc hình thành các cộng đồng người liên kết theo tôn giáo
trong nội bộ từng dân tộc hay liên tộc người ở trong và ngoài nước cũng là một
trong những nhân tố gây ra mâu thuẫn cục bộ giữa những người đồng tộc hay khác
tộc nhưng không cùng tín ngưỡng với nhau. Một số hiện tượng tôn giáo mới còn
tìm cách chống phá Nhà nước, tổ chức các hoạt động và tuyên truyền luận điệu phê
phán xã hội thực tại. Một số khác có những hoạt động chống người thi hành công
vụ; sáng tác thơ ca, hò vè có nội dung xuyên tạc những vấn đề quan hệ quốc tế; nói
xấu lãnh tụ và chế độ ta; gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị trên địa bàn và
đất nước. Một số hiện tượng tôn giáo mới đã công kích các tín ngưỡng truyền
thống và tôn giáo hợp pháp. Hoạt động này đã làm phức tạp thêm trong nhận thức
của người dân về phân biệt giữa lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động
“mê tín dị đoan” bất hợp pháp với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của
pháp luật. Có thể nói, hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta trong
thời gian qua đã gây nhiều hậu quả không chỉ cho lợi ích của xã hội, nhân dân, mà
còn cho cả sự hoạt động bình thường của những tín ngưỡng, tôn giáo đã được thừa
nhận về pháp lý. Các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống có tư cách pháp nhân đều
đã lên tiếng và phản ứng về những nhận thức và hành vi này, nhất là với các “tà
đạo” đã vượt ngưỡng của tôn giáo bình thường, mang nặng màu sắc mê tín dị
đoan, phi văn hoá do một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để “kinh doanh”
với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các hoạt động này đã làm đảo lộn cuộc sống yên bình
của người dân ở nhiều địa phương, thậm chí còn gieo nỗi bất hạnh, đau thương về
vật chất, tinh thần, tính mạng và hạnh phúc gia đình cho nhiều người; gây bất ổn về
trật tự xã hội, gây khó khăn cho công tác quản lí nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng;
làm phương hại đến tính cố kết cộng đồng và khối đoàn kết dân tộc;.. 1.4 Đặc điểm
Các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở nước ta hiện nay, ngoại trừ một số hiện
tượng tôn giáo mới từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam, còn lại đa số đều có nguồn lOMoAR cPSD| 45650915
gốc phát sinh từ trong nước và phần nhiều xuất hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
Các hiện tượng tôn giáo mới này xuất hiện và tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phía
Bắc, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, hiện tượng tôn giáo mới đã và đang
xuất hiện, phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước, vùng sâu, vùng xa. Đã có
những hiện tượng tôn giáo mới mà người tin theo chỉ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Phần lớn những người đề xướng (lập ra) các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam là
phụ nữ và số đông người tin theo cũng là phụ nữ, tập trung vào đối tượng những
nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Hầu hết các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện đều mang mục đích cá nhân của
những người sáng lập, thậm chí có biểu hiện nhằm thu lợi bất chính về kinh tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ những năm 1980 của thế kỷ trước cho đến nay, tại
Việt Nam con số các hiện tượng tôn giáo mới dao động khoảng từ 80 đến 132 loại.
Đến thời điểm hiện nay là 71 loại với nguồn gốc và tên gọi khác nhau, trong đó có
27 hiện tượng tôn giáo mới từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam và 44 hiện tượng
tôn giáo mới hình thành từ trong nước. 1) Loại từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam
như: Thanh Hải Vô Thượng Sư (từ Đài Loan), Tam Thiên thánh hiền (từ Đài Loan),
Ômôtô giáo (từ Nhật Bản), Vô Vi hay Vô Vi Pháp (từ Pháp), Phật mẫu địa cầu hay
Địa Mẫu (từ Trung Quốc), Ôn Baha (từ Ấn Độ) và Soka Gakkai (từ Nhật Bản); 2)
Loại hình thành từ trong nước, có nhiều yếu tố của đạo Phật và các tín ngưỡng dân
gian. Địa bàn xuất hiện ban đầu tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và
một số tỉnh trung du Bắc Bộ, sau đó lan rộng ra cả nước, như: “Lẽ phải” xuất hiện ở
Đà Nẵng năm 1986; Long Hoa Di Lặc xuất hiện ở Phú Thọ năm 1988; Tiên Thiên
Huỳnh đạo xuất hiện ở Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1981. Từ năm 1990 đến 1995 con số
hiện tượng tôn giáo mới tăng nhanh: Long Hoa Di Lặc (1990); Quang Minh tu đức
(1990); Đạo Bác Hồ (1992); Đạo Phật thiên (1992); Ngọc Phật Hồ Chí Minh
(1993); Quần Tiên (1993); Nghiệp Chướng (1993); Siêu hóa (1994); Quang Minh
tu đức (1994); Địa Mẫu (1995); Tiên Thiên (1997); Đạo Tiên (1997); Đạo Con hiền
(1997); Chân đất (1998); Quang Minh (1998); Võ đạo
Phật tổ Như Lai (1998); Hoa Vàng (1999); Chân tâm bảo vệ di tích (2000)…
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, là nơi tập trung xuất hiện nhiều hiện tượng tôn giáo mới
có yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong những năm gần đây thì các hiện
tượng tôn giáo mới không chỉ phát triển về số lượng mà đều có sự phát triển rộng
trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước, như: Nhóm Long Hoa Di Lặc, Nhóm
Thanh Hải Vô Thượng sư, Nhóm Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Pháp Luân Công, Hội lOMoAR cPSD| 45650915
thánh của Đức Chúa Trời Mẹ (dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu, song đã
phát triển mạnh và hoạt động bất hợp pháp ở nhiều tỉnh, thành phố)…
Các hiện tượng tôn giáo mới cũng thường sử dụng biện pháp đổi tên đạo để dễ thích
nghi, như: Đạo Chân Không của Lưu Văn Ty lập năm 1991 được sử dụng với các
tên khác như: Đạo Siêu hóa; Đạo tâm pháp; Đạo Chân đất…; Đạo Vô Vi Khoa học
huyền bí Phật pháp do Lương Sĩ Bằng lập từ năm 1958 (Canada) mang các tên khác
như: Vô vi khoa học huyền bí, Vô Vi, Vô Vi pháp; Đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh do
bà Nguyễn Thị Lương lập năm 1963 ở Hải Phòng, khi hoạt động ở các địa bàn khác
đổi tên: Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Quang Minh Hồ Chí Minh, Đạo Bác Hồ,
Thánh Minh vì tình dân tộc. Hay Long Hoa Di Lặc cũng có các tên khác như: Long
Hoa Tam hội, Long Hoa Chính pháp…
Khu vực Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều hiện tượng tôn giáo mới có yếu tố Tin
lành, Công giáo, Phật giáo như: Bơ khắp Brâu, Thanh Hải Vô Thượng sư, Cây Thập
giá của Chúa Giêsu Christ, Tâm linh Hồ Chí Minh, Amí Sara, Ngọc Phật Hồ Chí
Minh, Tâm linh đạo, Canh Tân Đặc sủng, Đạo Trời Thái Bình, Bửu tòa Tam giáo
(Đạo Trời), Trường Sinh học...;
Khu vực Nam Bộ, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện trong “phong trào các Ông
đạo”, Thiên Địa hội, Đạo Nằm, Đạo Đứng… Tuy nhiên, hoạt động của các hiện
tượng này vẫn có nét “sinh hoạt đạo” tương đối gần gũi với cuộc sống đời thường,
một số trường hợp có nội dung sinh hoạt khác biệt như Đạo Dừa ở Bến Tre, người
theo đạo được khuyên ít tắm rửa, để tóc dài, sống chủ yếu bằng nước dừa và thiền định. 2. Nội dung 2.1 Thực trạng
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, nước ta lâm vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc, đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội dẫn tới sự
xuất hiện hàng loạt các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI, nhất là ở khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Giai đoạn này có thể kể đến các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI như:
Vàng Chứ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đạo Long Hoa Di Lặc tại Sóc Sơn, lOMoAR cPSD| 45650915
Hà Nội, tà đạo Dương Văn Mình, Thìn Hùng ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang…
Đến thập niên 90 của thế kỷ XX được xem là thời kỳ nở rộ các HIỆN TƯỢNG TÔN
GIÁO MỚI ở nước ta với hơn 50 hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện: đạo
Chân Không tại Hà Tĩnh, Ngọc Phật Hồ Chí Minh ở Hải Phòng, Đạo Cửa Thiên
Đình ở Thái Nguyên, Tiên Thiên, đạo Con Hiền[2]…Từ năm 2000 đến nay, các
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI ít xuất hiện hơn, các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO
MỚI đã xuất hiện tập trung vào củng cố, mở rộng địa bàn hoạt động. Theo thống kê
của các nhà quản lý, nước ta hiện nay có khoảng trên 80 hiện tượng tôn giáo mới,
trong đó có cả các tổ chức du nhập từ nước ngoài như: Thanh Hải Vô Thượng Sư,
Pháp Môn Diệu Âm và Tam Tổ Thánh Hiền từ Đài Loan, Nhất Quán đạo từ Nhật
Bản, Pháp Luân Công từ Trung Quốc...
Từ thực tế có thể thấy, các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI ở nước ta rất đa dạng
về nguồn gốc, bao gồm cả nội sinh và ngoại nhập với khoảng 80% hiện tượng phát
sinh trong nước, 20% từ nước ngoài du nhập vào. Trong đó, các HIỆN TƯỢNG
TÔN GIÁO MỚI này chủ yếu dựa vào hoặc vay mượn những yếu tố của Phật giáo,
Công giáo, Tin lành hoặc vay mượn tín ngưỡng dân gian...Địa bàn xuất hiện tập
trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc (bao gồm vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ),
Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc.
Người tin theo HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI khá đa dạng và phức tạp, thuộc
nhiều thành phần, như: trí thức, văn nghệ sĩ, buôn bán nhỏ, cán bộ, công chức, viên
chức đã về hưu…nhưng đông nhất vẫn là nông dân, công nhân, tiểu thương, lao
động tự do. Họ thường là những người có hoàn cảnh gia đình éo le, khó khăn về
kinh tế, bệnh tật, hoạn nạn, ít may mắn trong cuộc sống hoặc có những phản ứng,
bất mãn trong đời sống trần tục. Có những người tin theo đã từng là tín đồ của các
tôn giáo chính thống như: Tin Lành, Công giáo, Phật giáo... Tương tự như người
đứng đầu, người tin theo các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI hiện nay đa phần là
phụ nữ trung niên và cao niên, tỷ lệ nữ giới tin theo thường cao hơn nam giới, hầu
hết thuộc nhóm trình độ học vấn trung bình và thấp, thậm chí một bộ phận nhỏ không
biết chữ, trong đó không ít người bị giáo chủ lợi dụng về kinh tế và tình cảm.
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI còn xuất hiện ở các khu vực miền núi Tây
Nguyên, Tây Bắc nên bộ phận tín đồ người dân tộc chiếm một tỉ lệ đáng kể. Đại bộ
phận tín đồ người dân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế khó khăn,
trình độ dân trí thấp, nhận thức xã hội hạn chế, nhưng họ lại có niềm tin khá vững
chắc vào tôn giáo đã chọn. Chính vì vậy, các thế lực xấu thường lợi dụng tâm lý đó
để lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động chính trị phản động.
Có sự khác nhau nhất định giữa tín đồ của các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI từ
ngoài nước và tín đồ của các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI trong nước. Nhìn lOMoAR cPSD| 45650915
chung, tín đồ các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI có nguồn gốc nước ngoài chủ
yếu là tầng lớp thị dân, trí thức, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người có
địa vị xã hội, giới trung và thượng lưu. Ngược lại, tín đồ các HIỆN TƯỢNG TÔN
GIÁO MỚI trong nước phần lớn là những người có hoàn cảnh éo le, bệnh tật, đời
sống khó khăn, trình độ học vấn thấp, nhận thức xã hội hạn chế, ít có cơ hội giao
lưu, hội nhập với xã hội hiện đại.
2.2 Ảnh hưởng đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa
Cũng giống như các tôn giáo truyền thống, các hiện tượng tôn giáo mới cũng tác
động nhiều mặt của đời sống xã hội và chúng có cả mặt tích cực và tiêu cực.
Trước hết, các hiện tượng tôn giáo mới góp phần đáp ứng nhu cầu tâm linh tinh thần
của một bộ phận nhỏ nhân dân trong xã hội, hướng về cái tốt lành, mong ước, thiện
tâm theo lý tưởng của các tôn giáo ấy. Trong những chừng mực nhất định nó góp
phần hướng về nguồn cội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trân trọng những tấm
gương sáng, liêm khiết, nhiệt tâm của các anh hùng dân tộc của các lãnh tụ đã hy
sinh vì lợi ích chân chính của nhân dân và giải tỏa những bức xúc trong đời sống thế
tục. Một số HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI có những nội dung sinh hoạt gắn với
bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa; trân trọng những người có công với đất nước và dân tộc.
Có những hiện tượng tôn giáo mới còn gắn với tập luyện thể thao, yoga giúp cho
việc rèn luyên sức khỏe, chỉ trích các thói hư tật xấu và sự xuống cấp về đạo đức xã
hội, phê bình thói hư tật xấu của các chức sắc tôn giáo lớn ở nước ta hiện nay, bài
trừ những hoạt động mê tín trong đời sống tôn giáo... Những nội dung này ở một
chừng mực nào đó có thể được coi là sự phản biện xã hội.
Ngoài ra, một vài HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI hiện nay còn có những hoạt động
thiết thực đóng góp cho xã hội những lợi ích cụ thể như tham gia vào các hoạt động
từ thiện xã hội ở địa phương như đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào
bị lũ lụt, nạn nhân chất chất độc màu da cam. Ngoài ra, họ còn đóng góp công sức,
tiền của cho việc trùng tu, tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hoá, cơ sở thờ tự tôn giáo ở nhiều tỉnh thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực hiếm hoi đó, các HIỆN TƯỢNG TÔN
GIÁO MỚI trong thời gian vừa qua đã có gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời
sống kinh tế, chính trị xã hội của Việt Nam.
Trước hết, đa phần các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI đều sinh hoạt tín ngưỡng
không rõ ràng, mang tính “mê tín dị đoan”; nội dung và hoạt động gây ra nhiều tác
động xấu cho đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Nội dung giáo lý, hình thức tu
luyện phản khoa học, phản văn hóa, đi ngược với phong tục tập quán của dân lOMoAR cPSD| 45650915
tộc, là tác nhân gây ra sự đổ vỡ của nhiều gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội.
Không ít người sau khi theo HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI thì bỏ bê công việc,
hằng ngày tập trung thực hiện nghi lễ, cầu kinh sám hối, bỏ thờ cúng tổ tiên...làm
tình cảm gia đình, dòng tộc sứt mẻ. Chẳng hạn, tín đồ Thanh Hải Vô Thượng Sư,
hằng ngày cài cửa ngồi thiền 2 - 3 giờ, sống cách xa họ hàng, không ăn, uống
chung...với gia đình; hoặc Đạo Vàng Chứ, đạo Dương Văn Mình yêu cầu xóa bỏ thờ
cúng tổ tiên...Các hiện tượng này sẽ làm cho sự cố kết cộng đồng, vốn là một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc trước nguy cơ bị phá vỡ, tạo mâu thuẫn trong nội bộ, gây
nhiều vấn đề bức xúc về tâm lý xã hội. Một số HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI đã
không ngừng công kích các tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo hợp pháp, đánh
đồng các hoạt động “mê tín dị đoan” bất hợp pháp với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
thuần túy theo qui định của pháp luật.
Tiếp nữa, đa số HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI hiện nay nhấn mạnh đến hình thức
sinh hoạt đơn giản, tiết kiệm, phù hợp với nhóm yếu thế trong xã hội. Nhưng thực
tế, các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI này lại chỉ là công cụ để những kẻ đứng
đầu lợi dụng kiếm tiền từ những người tin theo. Có không ít các HIỆN TƯỢNG
TÔN GIÁO MỚI lợi dụng niềm tin mù quáng của tín đồ, thực hành các nghi lễ mê
tín dị đoan, mang màu sắc hoang đường để lừa gạt tín đồ mua thuốc chữa bệnh, bỏ
tiền cầu cúng, giải hạn, thậm chí chữa bệnh hiểm nghèo bằng nước thánh, không cần
đến bệnh viện, thuốc men...Nhiều tín đồ do niềm tin mù quáng nên đã mất cả tiền,
thậm chí mất cả tính mạng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, hoạt động của một vài HIỆN TƯỢNG TÔN
GIÁO MỚI đã thể hiện rõ nét xu hướng chính trị hóa như đạo Hà Mòn ở khu vực
Tây Nguyên, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Dương Văn Mình ở Miền Bắc...Xu hướng
chính trị hóa của các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI trong thời gian qua đã gây
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc. Sự chống phá trật tự an ninh, chính trị xã hội của một số HIỆN TƯỢNG
TÔN GIÁO MỚI thông qua các hoạt động như: Tuyên truyền những luận điệu chống
phá, phê phán xã hội thực tại, sáng tác thơ ca, hò vè có nội dung xuyên tạc các vấn
đề quan hệ quốc tế, nói xấu lãnh tụ và chế độ ta, thậm chí bóp méo, xuyên tạc lịch
sử của dân tộc gây ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh chính trị trên địa bàn và đất nước.
Có HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI lồng yếu tố chính trị vào hoạt động sinh hoạt
tôn giáo, xuyên tạc chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta, có mối quan
hệ và nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ về vật chất của các thế lực thù địch ở trong và ngoài
nước để hoạt động chính trị chống phá đất nước. Mục đích cuối cùng của các nhóm
này là tạo sức ép lên các cấp chính quyền để đòi thành lập quốc gia ly khai tự trị. lOMoAR cPSD| 45650915
2.2 Ưu, nhược điểm Ưu điểm
Một số hiện tượng tôn giáo mới phần nào đáp ứng được nhu cầu tinh thần, bù đắp
tâm lý và niềm tin trước những khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người
dân; là một trong những phương thức để người tin theo thể hiện tâm tư đối với những
bất cập của xã hội, những khó khăn thực tại đang đặt ra với đời sống của họ. Một số
hiện tượng tôn giáo mới có những nội dung sinh hoạt tôn vinh những người có công
với cộng đồng, dân tộc, thể hiện đạo đức “uống nước nhớ nguồn”; một số khác gắn
với việc luyện tập tăng cường sức khỏe, kết hợp chữa bệnh bằng các yếu tố “tâm
linh” và “bài thuốc” đơn giản, nên có sức “hấp dẫn” đối với những người muốn cải
thiện sức khỏe và chữa trị các bệnh hiểm nghèo. Ở một số địa phương có hiện tượng
tôn giáo mới còn là yếu tố góp phần hình thành những cộng đồng dân cư liên kết
niềm tin, cố kết cộng đồng tại một địa bàn cư trú nhất định. Tính cố kết đó làm cho
các thành viên có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như đóng góp
vào các phong trào chung ở địa phương. Nhược điẻm
Hiện tượng tôn giáo mới có những nơi đã gây ra mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn giữa
người theo và không theo, phương hại đoàn kết cộng đồng. Một số hiện tượng tôn
giáo mới đã công kích tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, hợp pháp, làm nảy sinh
các mâu thuẫn. Ở đây, hiện tượng tôn giáo mới đã làm phức tạp hoá nhận thức người
dân, khi họ từ sự phân biệt có khi thiếu toàn diện giữa đúng và sai, tốt và xấu, mà
ảnh hưởng không tốt trên địa bàn, đến khối đại đoàn kết dân tộc.
Một số hiện tượng tôn giáo mới có mối quan hệ chỉ đạo, hỗ trợ về vật chất của thế
lực xấu ở nước ngoài, ít nhiều gây rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho hệ
thống chính trị ở một số cơ sở giảm hiệu lực và uy tín.
Các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giải quyết
vấn đề hiện tượng tôn giáo mới, từ vận động, tuyên truyền giáo dục; tăng cường
quản lý nhà nước, thậm chí cấm đoán; đến hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
và củng cố, tăng cường hệ thống chính trị cơ sở… Từ đó, các địa phương đã hạn chế
được những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng tôn giáo mới, góp phần vào ổn định
an ninh trật tự nội vùng. Tuy nhiên, công tác đối với hiện tượng tôn giáo mới còn
gặp nhiều khó khăn do đây là khu vực còn nghèo, vùng sâu, vùng xa, hệ thống chính
trị cơ sở còn bất cập, trong khi đó hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới ngày
càng đa dạng, tinh vi, một số được tổ chức và chỉ đạo từ nước ngoài. lOMoAR cPSD| 45650915
2.3 Những vấn đề đặt ra
Dưới góc độ quản lý nhà nước, chúng ta có thể khẳng định: bất cứ một tổ chức tôn
giáo nào muốn tồn tại, phát triển ở một quốc gia thì phải được nhà nước cầm quyền
thừa nhận dựa trên những tiêu chí phù hợp với lịch sử, văn hóa, đạo đức, truyền
thống và điều kiện KT-CT-XH của quốc gia đó. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo,
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là các tôn giáo, tín
ngưỡng hợp pháp được Nhà nước tôn trọng, bảo hộ bằng pháp luật. Hiện nay nước
ta chưa có văn bản riêng và chính thức thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI, nhưng qua
một số văn bản liên quan thì nội dung này bước đầu được thể hiện như sau:
Thông báo Kết luận số 145-TB/TW, ngày 15/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường
lãnh đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới đã viết: 1) Nhà nước xem xét cho
phép giáo hội hoặc hệ phái tôn giáo hoạt động với điều kiện: tổ chức tôn giáo ấy có
đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc; có tôn chỉ mục đích và điều lệ phù hợp
với pháp luật, có tổ chức bộ máy hành đạo và nhân sự chủ chốt đáp ứng yêu cầu nói
trên. 2) Tôn trọng các hình thức thờ cúng, tín ngưỡng dân gian phù hợp với truyền
thống văn hóa của dân tộc và nếp sống mới lành mạnh, tiến bộ của nhân dân. Bài trừ
mê tín dị đoan. 3) Ngăn chặn các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo mới phát sinh hoặc
du nhập trái với đạo lý, truyền thống và phong tục tốt đẹp của dân tộc. Xử lý nghiêm
những người có hành vi truyền đạo trái phép. Nghiêm cấm việc tổ chức, thành lập
hoặc du nhập các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo có tính chất phản động.
Trong Nghị quyết số 25-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa IX), ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo, ghi rõ: Nghiêm cấm sự
phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật
và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối,
xâm phạm an ninh quốc gia không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ
chức tuyên truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm
các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như
ở trên, trong thời gian qua các cơ quan chức năng ở địa phương chủ yếu tiến hành
những biện pháp kết hợp giữa quản lý hành chính gắn với tuyên truyền, thuyết phục,
vận động nhân dân thực hiện tín ngưỡng đúng quy định pháp luật.... Những hoạt
động này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, như: hạn chế sự lOMoAR cPSD| 45650915
phát triển của nhiều HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI; giải tán được một số HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI có nội dung và hoạt động thiếu lành mạnh, trái pháp luật;
xử lý hành chính, xét xử theo pháp luật các đối tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng
để gây rồi xã hội và kiếm lời bất chính; tịch thu nhiều tài liệu bất hợp pháp liên quan
đến các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI;... Qua đó góp phần hạn chế sự phát triển
và tác động tiêu cực của chúng.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI
vẫn tồn tại các bất cập sau:
Thứ nhất, về mặt khoa học: Cho đến nay, từ giới khoa học cho đến các cơ quan quản
lý nhà nước về tôn giáo chưa đưa ra được một khái niệm thống nhất về HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI. Điều này sẽ tạo ra sự lúng túng trong nhận diện các đặc
điểm của HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI, tạo ra sự lầm lẫn giữa khái niệm HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI nói chung với khái niệm tà đạo nói riêng. Từ đó, làm cho
các cơ quan quản lý gặp không ít khó khăn cả trong nhận thức và cả trong thực tiễn
ứng xử với chúng. Chính vì vậy, việc làm rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI là hết sức cần thiết.
Thứ hai, sự xuất hiện các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI ở nước ta cũng như trên
thế giới là một xu thế khách quan trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế rộng
rãi hiện nay. Các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI không thể nằm ngoài đời sống
xã hội chúng ta hiện nay, nó làm thay đổi diện mạo đời sống tôn giáo, làm thay đổi
cấu trúc, loại hình tôn giáo ở nước ta và buộc nhà nước phải thừa nhận như là một
thực thể xã hội phải đối diện, nó đã và đang đặt ra những thách thức về chính sách
tôn giáo nói chung, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng và pháp luật của
nước ta, điều này buộc các cơ quan nghiên cứu, các nhà quản lý phải tính đến.
Thứ ba, xu hướng chính trị hóa của các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI thực sự
đang là những thách thức đối với Đảng và Nhà nước. Hoạt động của một số HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI đã động chạm đến những vấn đề về quan hệ quốc tế, bôi
nhọ lãnh tụ Đảng và Nhà nước ta, thậm chí có liên hệ với các thế lực phản động, thù
địch trong và ngoài nước, đã gây ra những những vụ việc gây rối trật tự trị an, nói
xấu chế độ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Tuy nhiên, nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý và chính quyền
của các địa phương chưa thấy hết được sự nguy hại, mức độ ảnh hưởng và hậu quả
của nó đối với đời sống xã hội.
Để công tác quản lý nhà nước về các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI đạt hiệu quả
cao hơn nữa, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: lOMoAR cPSD| 45650915
Một là, về mặt khoa học, cần phải đi đến một sự thống nhất trong nhận thức về
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI, tức là đưa ra được khái niệm về HIỆN TƯỢNG
TÔN GIÁO MỚI và các đặc trưng của nó để làm cơ sở nhận thức giải quyết các vấn
đề thực tiễn. Cần có sự nghiên cứu bài bản, quy củ từ góc độ xã hội học về HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI để có được những số liệu thống kê khách quan, đầy đủ
trong cả nước cũng như ở từng địa phương. Trên cơ sở đó mà phân loại, đánh giá và
có phương pháp quản lý phù hợp.
Hai là, Nhận thức và ứng xử với HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI ở nước ta hiện
nay cần phải đặt trong mối quan hệ với hiện tượng tôn giáo mới đang diễn ra trên
thế giới. Phải thấy đây là một xu hướng không tránh khỏi trong điều kiện toàn cầu
hóa, mở cửa, hội nhập và của xu hướng cá thể hóa tôn giáo đang diễn ra trong những
thập niên gần đây. Điều này sẽ giúp chúng ta chủ động và kịp thời ứng phó, không rơi vào bị động.
Ba là, Về chính sách và pháp luật: Cần xây dựng hệ thống pháp luật với những quy
định cụ thể và thống nhất trong toàn quốc về các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI
để tạo ra một “hành lang pháp lý” phục vụ công tác quản lý, đấu tranh với các HIỆN
TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng.
Bốn là, Về công tác quản lý. Cùng với các cấp chính quyền, cần có sự tham gia tích
cực và hiệu quả hơn của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, mà trước hết là
Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , Đoàn thanh
niên CSHCM... bởi những người tham gia trong các HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO
MỚI phần lớn là những người dân nghèo và phụ nữ. Thường xuyên đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Năm là, Đảng, Nhà nước cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, từ Trung
ương đến địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả các Chương trình an sinh xã hội.
Tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng
nhân dân. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng môi trường tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh.
Kết luận: Cùng với nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, ở Việt Nam
hiện nay có nhiều HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI. Những HIỆN TƯỢNG TÔN
GIÁO MỚI này có vai trò nhất định đối với một bộ phận người dân, nó đáp ứng nhu
cầu tâm linh, giải tỏa đời sống tinh thần thậm chí là nhu cầu cấp thiết về vật chất của
họ khi thực tế đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở nhiều nơi sự phát triển các
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI lại làm phức tạp tình hình an ninh trật tự xã hội
trên địa bàn, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng, xáo trộn đời sống
nhân dân, tiềm ẩn nhân tố gây bất ổn xã hội. lOMoAR cPSD| 45650915
Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết hiệu
quả vấn đề HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI, một mặt, đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đồng thời đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại các âm
mưu của các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà
nước để chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Tổng kết nội dung
Thứ nhất: Tôn giáo mới là gì
Hiên tượng tôn gi愃Āo mới l愃 những hiện tượng có tính tôn gi愃Āo, mới xuất hiện
trong̣ những năm gần đây nhằm tập hợp một số người xung quanh một nhân vật tự
xưng l愃 “Đấng tiên tri”, ho愃Ā thân của thần linh, siêu nhân có những quyền năng
phi thường đứng ra lập đạo; có gi愃Āo lý riêng được nh愃o nặn, lắp ghép từ nhiều
nguồn sơ s愃i; có tổ chức riêng nhưng lỏng lẻo; có nghi lễ riêng hay c愃Āch thức
thực h愃nh nghi lễ nhưng ở mức độ l愃 những hiện tượng có tính tôn gi愃Āo, chưa thể hiện với tư
c愃Āch l愃 một tôn gi愃Āo.
Thứ hai: Sự hình thành tôn giáo mới ở Việt Nam
Từ thực tế có thể thấy, các HTTGM ở nước ta rất đa dạng về nguồn gốc, bao gồm
cả nội sinh và ngoại nhập với khoảng 80% hiện tượng phát sinh trong nước, 20% từ
nước ngoài du nhập vào[3]. Trong đó, các HTTGM này chủ yếu dựa vào hoặc vay
mượn những yếu tố của Phật giáo, Công giáo, Tin lành hoặc vay mượn tín ngưỡng
dân gian...Địa bàn xuất hiện tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc (bao gồm vùng
đồng bằng và Trung du Bắc bộ), Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc. HTTGM
còn xuất hiện ở các khu vực miền núi Tây Nguyên, Tây Bắc nên bộ phận tín đồ
người dân tộc chiếm một tỉ lệ đáng kể. Đại bộ phận tín đồ người dân tộc sinh sống
ở vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức xã
hội hạn chế, nhưng họ lại có niềm tin khá vững chắc vào tôn giáo đã chọn. Chính vì
vậy, các thế lực xấu thường lợi dụng tâm lý đó để lôi kéo họ tham gia vào các hoạt
động chính trị phản động.
Thứ ba: Ảnh hưởng của tôn giáo mới đến các lĩnh vực đời sống – xã hội.
Ngoài ra, một vài HTTGM hiện nay còn có những hoạt động thiết thực đóng góp
cho xã hội những lợi ích cụ thể như tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội ở địa
phương như đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt, nạn nhân
chất chất độc màu da cam. Ngoài ra, họ còn đóng góp công sức, tiền của cho việc
trùng tu, tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hoá, cơ sở thờ tự tôn giáo ở nhiều tỉnh lOMoAR cPSD| 45650915
thành. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực hiếm hoi đó, các HTTGM trong
thời gian vừa qua đã có gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính
trị xã hội của Việt Nam.Trước hết, đa phần các HTTGM đều sinh hoạt tín ngưỡng
không rõ ràng, mang tính “mê tín dị đoan”; nội dung và hoạt động gây ra nhiều tác
động xấu cho đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Nội dung giáo lý, hình thức tu
luyện phản khoa học, phản văn hóa, đi ngược với phong tục tập quán của dân tộc, là
tác nhân gây ra sự đổ vỡ của nhiều gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội. Không ít
người sau khi theo HTTGM thì bỏ bê công việc, hằng ngày tập trung thực hiện nghi
lễ, cầu kinh sám hối, bỏ thờ cúng tổ tiên...làm tình cảm gia đình, dòng tộc sứt mẻ.
Chẳng hạn, tín đồ Thanh Hải Vô Thượng Sư, hằng ngày cài cửa ngồi thiền 2 - 3 giờ,
sống cách xa họ hàng, không ăn, uống chung...với gia đình; hoặc Đạo Vàng Chứ,
đạo Dương Văn Mình yêu cầu xóa bỏ thờ cúng tổ tiên...Các hiện tượng này sẽ làm
cho sự cố kết cộng đồng, vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước nguy cơ
bị phá vỡ, tạo mâu thuẫn trong nội bộ, gây nhiều vấn đề bức xúc về tâm lý xã hội.
Một số HTTGM đã không ngừng công kích các tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo
hợp pháp, đánh đồng các hoạt động “mê tín dị đoan” bất hợp pháp với sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo thuần túy theo qui định của pháp luật.
Thứ tư: Quan điểm của Đảng, của Nhà nước về hiện tượng tôn giáo mới.
Trong Nghị quyết số 25-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa IX), ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo, ghi rõ: Nghiêm cấm sự
phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật
và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối,
xâm phạm an ninh quốc gia không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ
chức tuyên truyền đạo, người truyền đạo và cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm
các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Kết luận: Cùng với nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, ở Việt Nam
hiện nay có nhiều HTTGM. Những HTTGM này có vai trò nhất định đối với một bộ
phận người dân, nó đáp ứng nhu cầu tâm linh, giải tỏa đời sống tinh thần thậm chí
là nhu cầu cấp thiết về vật chất của họ khi thực tế đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, ở nhiều nơi sự phát triển các HTTGM lại làm phức tạp tình hình an ninh trật
tự xã hội trên địa bàn, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng, xáo trộn
đời sống nhân dân, tiềm ẩn nhân tố gây bất ổn xã hội.
Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết hiệu
quả vấn đề HTTGM, một mặt, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân
dân, đồng thời đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại các âm mưu của các thế lực thù lOMoAR cPSD| 45650915
địch lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước để chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.