BTL KTCT 2023 - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
BTL KTCT 2023 - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Kế hoạch và Phát triển BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: Đặng Thùy Oanh
Mã sinh viên: 11225054
GV hướng dẫn: Tô Đức Hạnh HÀ NỘI: 10/2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 44820939
I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA ......................................................... 3
1. Hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa................................................ 3
2. Giá trị hàng hóa .......................................................................................... 4
3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa .................................................................................................................... 5
II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNNN Ở
............................................................................................................................. 8
VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................... 8
1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam............ 8
2. Đánh giá thực trạng ................................................................................. 10
a. Những kết quả đạt được .......................................................................... 10
b. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 11
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM ....................................... 13
1. Đối với các DNNN ..................................................................................... 13
2. Đối với Nhà nước ...................................................................................... 14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT
Ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ 1
DNNN Doanh nghiệp nhà nước 2 DN Doanh nghiệp 3 C.Mác Các Mác LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng của doanh nghiệp trong việc 2 lOMoAR cPSD| 44820939
tạo ra lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng và giành được thị phần lớn hơn.
Với vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của các
DNNN Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN, cần có nhiều giải pháp đồng
bộ, trong đó có việc vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa. Lý luận về giá trị hàng
hóa là một trong những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác Lênin, cung
cấp những luận cứ khoa học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN.
Trong bài tiểu luận này, em sẽ đi vào phân tích lý luận về giá trị hàng hóa và vận
dụng lý luận này để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các DNNN ở Việt Nam hiện nay.
I. LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA
1. Hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa a.
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên
thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. b.
Thuộc tính của hàng hóa: Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng
và giá trị. Trong đó, giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn 3 lOMoAR cPSD| 44820939
nhu cầu nào đó của con người. Giá trị hàng hóa sẽ được giải thích chi tiết ở phần tiếp.
2. Giá trị hàng hóa
a. Khái niệm của giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa là một quan hệ sản xuất mang tính chất lịch sử. Theo quan
điểm của C. Mác, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất ra
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Trong quá trình lí giải một cách rõ ràng và cụ thể hơn về khái niệm này,
Mác đã đặt ra vấn đề tại sao các hàng hóa với giá trị sử dụng khác nhau lại có
thể trao đổi được với nhau. C. Mác đã giải thích sở dĩ có quá trình trao đổi hàng
hóa bởi lẽ chúng có điểm chung là hàng hóa đều là kết quả của sự hao phí sức
lao động của người sản xuất. Điều này cũng có nghĩa chúng có giá trị dù không
giống nhau ở giá trị sử dụng. Thêm vào đó, khi đề cập tới hàng hóa là phải đặt
sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hệ với người mua và bán, trong quan
hệ xã hội. Do đó, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội.
Trên cơ sở trên, C.Mác đưa ra quan niệm đầy đủ hơn: Giá trị hàng hóa là
lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
b. Bản chất của giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất,
trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi
hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu
hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao
đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau. 4 lOMoAR cPSD| 44820939
Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết
tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp
nhận. Hàng hóa phải được bán đi.
3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
a. Lượng giá trị hàng hóa: Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng
của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của
hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian
lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của
đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một
giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình
độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới,
sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của
mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất
ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên
nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 5 lOMoAR cPSD| 44820939
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những
nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của đơn vị hàng hóa.
Có những nhân tố chủ yếu sau:
Một là, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng lên sẽ làm
cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Như vậy là đại lượng
giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện
trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động. Vì vậy, trong
thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá
biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: trình độ khéo léo
trung bình của người lao động; mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp
dụng khoa học vào quy trình công nghệ; sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất;
quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên.
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động
với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc
tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Song, lượng thời
gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không
thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn
trương, tích cực của hoạt động thay vì lười biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng
cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng của
giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao
động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề
thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động,... Nếu giải
quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục
hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.
Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp:
+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hởi có quá trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được. 7 lOMoAR cPSD| 44820939
+ Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề có chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp
tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động
giải đơn được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị
và người lao động xác định thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao
động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNNN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2021, Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Hiện nay, nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm
nghiệp thì chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công
ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các DNNN của Việt Nam đang chiếm
thị phần rất lớn trong một số lĩnh vực như năng lượng, viễn thông, ngân hàng…
đóng góp hơn 29% GDP của đất nước.
Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ, mặc dù
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế (khoảng 0,08% số doanh nghiệp hoạt
động tại thời điểm 31/12/2020) nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh
tế. Cụ thể doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm khoảng 7% tổng tài sản và
10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 8 lOMoAR cPSD| 44820939
25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư
tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, trong thời điểm nền kinh tế chịu tác động tiêu cực vì đại dịch
Covid-19 cũng như giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với rất nhiều
khó khăn thách thức, những đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước càng trở
nên nổi bật thông qua nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước
nói chung và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp nói riêng ngày càng khó khăn, thách thức khi vừa phải thực
hiện mục tiêu tăng trưởng hiệu quả, vừa phải bảo đảm các mặt hàng thiết yếu,
các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh đầu tư vào các dự án
quan trọng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng giao thông quốc gia,
chuyển đổi số, viễn thông và công nghệ thông tin, vận tải, cung ứng các nguyên
liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất. Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp cho biết, với nhiều giải pháp quyết liệt, linh hoạt, nhạy bén trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được
giao, về cơ bản, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tổng hợp của 19 tập đoàn, tổng
công ty có tăng trưởng; hiệu quả ổn định.
Cụ thể, ước tính sáu tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu của các tập đoàn,
tổng công ty đạt 580.490 tỷ đồng, bằng 53,7% kế hoạch năm, tăng 4% so cùng
kỳ; tổng lợi nhuận trước thuế (không tính EVN) đạt 18.195 tỷ đồng, bằng 56,7%
kế hoạch năm; tổng nộp ngân sách đạt 33.520 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ. Một
số tập đoàn, tổng công ty có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu
thô, dệt may, lương thực, cao-su, thuốc lá, phân bón. 9 lOMoAR cPSD| 44820939
Đáng lưu ý, những đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn
trong giai đoạn vừa qua không chỉ phản ánh qua những con số về kết quả doanh
thu, lợi nhuận mà còn thể hiện rõ nét trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao. Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn, tổng công
ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan
trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn cho
nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ chiếm giữ thị phần, tổng sản lượng so với cả nước
khoảng 87% điện năng, 50% xăng dầu bán lẻ, 100% khí khô, 70% khí hóa lỏng,
70% phân bón, 45% thuê bao di động, 41% băng rộng cố định mặt đất. Trong
lĩnh vực vận tải, các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ 49% sản lượng vận tải hành
khách hàng không nội địa, quản lý 21/22 cảng hàng không dân dụng, 16% hàng
hóa vận tải biển, 100% điều hành và vận tải giao thông đường sắt.
2. Đánh giá thực trạng
a. Những kết quả đạt được
Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DNNN là các tập đoàn,
tổng công ty tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh
tế quan trọng; bảo đảm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, các cân đối lớn
cho nền kinh tế. Đẩy mạnh đầu tư phát triển, trong đó, nhiều dự án lớn, quan
trọng có tính kết nối, lan tỏa, tạo tiền đề và động lực cho phát triển các ngành,
lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ của cả nước; đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông, viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng của nền kinh tế,
doanh nghiệp nhà nước đã giúp giảm bớt gánh nặng từ ngân sách nhà nước trong
thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước;
góp phần thực hiện tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng 10 lOMoAR cPSD| 44820939
trưởng. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chiếm 24, 6% so với tổng
vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai
đoạn 2016 - 2020; trong đó, tổng vốn đầu tư đã thực hiện của 19 tập đoàn, tổng
công ty thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là
976.636 tỷ đồng. Vốn đầu tư nhà nước cũng góp phần đặc biệt quan trọng nâng
cao chất lượng quản lý tài nguyên, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường,
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo tồn thiên
nhiên, đa dạng sinh học…
Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) đang tăng trong các năm gần đây,
phản ánh sức hút của nền kinh tế Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng
cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quý I năm 2022, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so
với cùng kỳ năm trước - đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua. FDI
vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để giúp các doanh nghiệp trong nước
đổi mới, cải tiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
*Hạn chế: Tuy nhiên, sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước đã và đang đặt
ra không ít vấn đề, đặc biệt là hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ,
hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực quản lý, điều hành của
một số cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, quyền chủ động của
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo cơ
chế thị trường còn nhiều bất cập...
Doanh nghiệp nhà nước tuy nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, nhưng
thiếu các dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan 11 lOMoAR cPSD| 44820939
tỏa, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt
Nam, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo, công nghệ cao, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
hóa, tăng trưởng xanh, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0)...
Quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa như kỳ vọng,
không chỉ ở việc sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong doanh nghiệp
chưa đạt kế hoạch đề ra, mà còn do các doanh nghiệp nhà nước sau khi được sắp
xếp lại, cổ phần hóa, chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh, năng lực cạnh tranh còn yếu.
*Nguyên nhân:
Nhóm nguyên nhân khách quan: + Cạnh tranh ngày càng gay gắt của các
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài: Trong những năm gần đây,
khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đã phát triển mạnh mẽ, tạo
ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với DNNN.
+ Tác động của các hiệp định thương mại tự do: Các hiệp định thương mại tự
do đã mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra áp lực cạnh
tranh lớn đối với DNNN.
+ Công nghệ ngày càng phát triển: Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra cơ hội
cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài, khiến DNNN gặp
khó khăn trong việc cạnh tranh về công nghệ.
Nhóm nguyên nhân chủ quan: + Trình độ công nghệ lạc hậu: Nhiều DNNN
vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành sản 12 lOMoAR cPSD| 44820939
phẩm cao, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
+ Cơ chế quản lý chưa linh hoạt: Cơ chế quản lý của DNNN còn nhiều bất cập,
chưa phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến sự thiếu chủ
động, sáng tạo của DNNN trong sản xuất kinh doanh.
+ Thiếu tính chuyên nghiệp: Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của nhiều DNNN
còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DNNN Ở VIỆT NAM
1. Đối với các DNNN
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Đẩy mạnh đổi mới công nghệ: DNNN cần đầu tư đổi mới công nghệ để
nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Để thực hiện giải pháp
này, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về các chính sách ưu đãi, tín dụng, thuế,...
để DNNN có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới.
Tăng cường đổi mới quản lý: Đổi mới cơ chế quản lý của DNNN theo
hướng minh bạch, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Cụ thể,
cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Đổi mới cơ chế hoạt động của DNNN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
có sự giám sát của Nhà nước.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN. 13 lOMoAR cPSD| 44820939
+ Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các DNNN với nhau
và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: DNNN cần đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Cụ
thể, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNN.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên của DNNN được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
+ Tạo cơ chế thu hút và giữ chân nhân tài cho DNNN.
2. Đối với Nhà nước
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các DNNN và cộng đồng
doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho DNNN phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ DNNN phát triển, như: chính
sách tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại,...
+ Các DNNN cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Cộng đồng doanh nghiệp cần hỗ trợ, giúp đỡ các DNNN phát triển.
Tháng 9/2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp các
bộ, ngành liên quan khẩn trương tham mưu đề xuất tăng cường hiệu lực, hiệu
quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế, chính sách đã được Chính phủ
quyết nghị tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng 14 lOMoAR cPSD| 44820939
cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước, trọng
tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế-xã hội; nghiên cứu
cơ chế, chính sách phát triển riêng, đặc thù đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng
công ty quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để thực hiện được nhiệm
vụ này, cần có sự nỗ lực của cả Chính phủ, các DNNN và cộng đồng doanh nghiệp. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích lý luận về giá trị hàng hóa và thực trạng năng lực cạnh tranh
của các DNNN ở Việt Nam hiện nay, bài tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN. Việc thực hiện các giải pháp
này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN, giúp các DNNN
phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Tuy nhiên, để các giải pháp này được thực hiện hiệu quả, cần có sự nỗ lực
của cả Chính phủ, các DNNN và cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ cần có
những chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp, các DNNN cần chủ động đổi mới
và nâng cao năng lực cạnh tranh, cộng đồng doanh nghiệp cần hỗ trợ, giúp đỡ các DNNN phát triển.
Đây là lần đầu em làm tiểu luận học phần Kinh tế Chính trị Mác – Lênin nên chắc hẳn
em còn có nhiều thiếu sót trong bài. Em kính mong nhận được những lời nhận xét và
đánh giá của thầy hướng dẫn bộ môn để có thể hoàn thiện hơn về mặt kiến thức và rút
kinh nghiệm cho những lần sau ạ. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy, giúp
đỡ của thầy trong thời gian qua đã giúp em hoàn thành được bài tiểu luận này. 15 lOMoAR cPSD| 44820939
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, 2021.
2. Phương Anh, Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô,
https://nhandan.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-gop-phan-giu-on-dinh-kinh-te-vi-
mopost771004.html, 06/09/2023.
3. Phạm Ngọc Huệ, Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp nhà nước,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet tin?
dDocName=MOFUCM262405, 16/12/2022.
4. Phương Mai, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế,
nguyên nhân do đâu?, https://vietq.vn/nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-
nhanuoc-con-han-che-nguyen-nhan-do-dau-d150815.html, 06/11/2020.
5. Phương Trang, Doanh nghiệp nhà nước đóng góp hơn 29% GDP,
https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-dong-gop-hon-29-
gdp20220324113408447.htm, 24/03/2022.
6. Kha Nguyễn, DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng cạnh tranh,
https://vn.investing.com/news/economy/dnnn-can-di-dau-trong-doi-moi-sangtao-
ngan-cao-nang-luc-canh-tranh-2053466, 04/10/2023. 16