Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật | Trường Đại học Đồng Tháp

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT.
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người,những hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ vốn có ở tất các đối tượng hiện thực
- Cái chung & cái riêng.
- Nguyên nhân & kết quả.
- Bản chất & hiện tượng.
I. CÁI CHUNG & CÁI RIÊNG:
1. Khái niệm & đặc điểm:
- Cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
- phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính khôngCái chung:
những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại nhiều trong sự vật hiện tượng (nhiều
cái riêng) khác.
- là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở mộtCái đơn nhất:
sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
VD: 2 bạn sinh viên AB, bạn A là 1 cái riêng, bạn B cũng là 1 cái riêng, nhưng ở 2
bạn có những thuộc tính giống nhau như là; đều là sinh viên, đều học chung 1 trường đại học,
cùng giới tính hoặc cùng lứa tuổi, những cái giống nhau ấy gọi là cái chung, còn cái đơn nhất
thì là cái chỉ A hoặc B, vd như dấu vân tay, tính cách của 2 bạn riêng biệt hoàn
toàn.
Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
- Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của
mình: -> Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
VD: Sông Tiền, sông Hồng 2 con sông khác nhau hoàn toàn, nhưng cái chung của
đều có nước, có dòng chảy, những đặc tính chung này được lặp lại ở những con sông riêng lẻ,
được phản ánh trong khái niệm con sông. => Cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn
tại bên ngoài cái riêng, mà phải biểu hiện thông qua cái riêng.
- Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung: -> Không có cái riêng nào
tồn tại tuyệt đối độc lập.
VD: Mỗi con người 1 cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại bên ngoài
hội và tự nhiên, không có cá nhân nào mà không chịu tác động bên ngoài cái chung, tức là
các quy luật sinh học và quy luật xã hội.
- Cái riêng là toàn bộ, phong phú; Cái chung là cái bộ phận sâu sắc.
VD: Trong 1 lớp học nhiều học sinh, thì mỗi bạn sinh viên đều mỗi cái riêng
khác nhau, với đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau, như tính tình, ngoại hình, phong
cách, suy nghĩ riêng biệt nhưng cái chung của lớp học này đều sinh viên, đều tri thức,
đang được đào tạo chuyên môn,...
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển.
VD: Trong quá trình phát triển của sinh vật sẽ xuất hiện những biến dị ở cá thể riêng
biệt, đây chính là cái đơn nhất, sau khi ngoại cảnh thay đổi thì nó có thể trở nên phù hợp, đặc
tínhy (tức cái đơn nhất) sẽ được bảo tồn, duy trì nhiều thế hệ trở thành cái chung.
Ngược lại các đặc tính phổ biến nhưng không phù hợp thì sẽ mất dần đi trở thành cái đơn
nhất.
2. Các xu hướng giải quyết vấn đề quan hệ với cái chung và cái riêng:
Có hai xu hướng duy thực và duy danh, chúng đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ
giữa cái chung và cái riêng.
- Theo duy thực: Các nhà duy thực có 2 luận giải về cái chung và riêng.
LUẬN GIẢI 1:
+ Cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn tại dưới dạng khái niệm chung.
+ Cái riêng hoàn toàn không có hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung.
LUẬN GIẢI 2:
+ Cái chung mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một khối không đổi, bao trùm, tự
trùng với mình hoặc trùng với các nhóm đối tượng.
- Theo duy danh: Cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ
sự vật đơn lẻ. Cái riêng mới tồn tại thực, tồn tại trong tư duy con người.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại
của mình. Do đó, chúng ta chỉ thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát tcái riêng, từ
những sự vật, hiện tượng cụ thể chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con
người. Không được tìm cái chung bên ngoài mỗi cái riêng.
- cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó
tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của cái riêng– những cái không gia
nhập vào cái chung – nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dưới dạng đã bị cải
biến. Từ đó, một kết luận được rút ra là bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp
riêng cũng cần được biệt hoá. Nếu không chú ý tới sự biệt hoá, đem áp dụng nguyên xi
cái chung, tuyệt đối hoá cái chung, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người t khuynh, rập
khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối
hoá cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại, cục bộ địa
phương.
- cái riêng gắn chặt chẽ với cái chung, không tồn tại bên ngoài mối liên hệ
dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không
thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung– những vấn đề luận liên quan với
các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết những vấn đề luận chung thì sẽ không tránh
khỏi sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất
thể biến thành cái chung,ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất, nên trong
hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất lợi cho con người tr
thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
II. NGUYÊN NHÂN & KẾT QUẢ:
1. Khái niệm:
- : phạm trù triết học chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặc trongNguyên nhân
sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất
định.
- phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữaKết quả:
các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
2. Nhận thức về nguyên nhân kết quả:
- Giúp khắc phục được hạn chế coi nguyên nhân của mọi sự vật,hiện tượng ,những
điều kiện nhất định nằm ngoài sự vật hiện tượng đó.
- Khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa
của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
3. Mối quan hệ giữa nguyên nhân & kết quả:
* Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến & tất yếu:
Phê phán quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân
quả, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “hoạt động của con người hòn đá thử vàng của tính nhân
quả”.
=> Kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh
nhất định thì chỉ gây ra một kết quả nhất định.
=> Nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây ra cũng ít
khác nhau bấy nhiêu.
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc tĩnh tại.
Nguyên nhân có thể chuyển hóa thành kết quả trong quá trình vận động, phát triển.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả cũng tác động đến nguyên nhân - chúng cũng
nằm trong sự tương tác biện chứng.
- Nguyên nhân có trước kết quả.
- Có nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có kết quả.
- Có kết quả thì tức là do nguyên nhân gây ra.
* Một kết quả thể do một nguyên nhân tạo ra hoặc do nhiều nguyên nhân tạo
ra:
VD: Bạn A tính cách hung dữ, giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực, tính cách đó
chính kết quảthể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, nguyên nhân thứ nhất do di truyền,
nguyên nhân thứ 2 có thể do A chưa được giáo dục đúng đắn, nguyên nhân thứ 3 thể do
môi trường sống không lành mạnh đã tác động A có tính cách như vậy.
=> Từ đó ta thể thấy nhiều nguyên nhân trong 1 kết quả, tránh tư tưởng chủ quan,
nhìn nhận 1 kết quả chỉ do 1 nguyên nhân gây ra.
* Một nguyên nhân cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:
VD: Chặt phá rừng dẫn đến nhiều kết quả như cho ta gỗ, đất dể canh tác, bên
cạnh đó cũng có những kết quả xấu như xói mòn đất, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
=> Từ đó ta biết được khi ta làm việc đó, thì ta phải biết thể dẫn đến nhiều
kết quả khác nhau, kết quả tốt xấu, nên ta phải biết cân nhắc để lựa chọn những hành
động dẫn đến kết quả tốt nhất.
* Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại nguyên nhân của một kết
quả khác:
VD: Bạn Zời học -> Z không đủ kiến thức -> Z học kém -> Z trở thành người lao
động kém -> Z thu nhập thấp ->..... Chỉ 1 nguyên nhân dẫn đến 1 chuỗi các kết quả
và nguyên nhân, do đó ta phải có tầm nhìn điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để định hướng kết
quả trong tương lai.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Thứ 1: Nếu bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nó quyết định thì
để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại
bỏ sự vật hiện tượng nào đó không cần thiết thì loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ 2: Xét về mặt thời gian, nguyên nhântrước kết quả nên khi tìm nguyên nhân
của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự
vật hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc mối quan hệ nào đó, nguyên nhân kết quả
có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
=> Nhận thức tác dụng của một SV-HT xác định phương hướng đúng cho hoạt
động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật hiện tượng trong mối quan hệ giữ vai trò kết
quả hoặc giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ 3: Một SV-HT thể do nhiều nguyên nhân sinh ra quyết định, nên khi
nghiên cứu sự vật hiện tượng không vội kết luận nguyên nhân nào đã sinh ra nó, muốn gây ra
một sự vật hiện tượng có ít trong thực tiễn phải lựa chọn phương pháp thích hợp với điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong các nguyên nhân
nguyên nhân chủ yếu yếu thứ yếu, nguyên nhân bên ngoài bên trong, nên trong nhận
thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
III. BẢN CHẤT & HIỆN TƯỢNG:
1. Khái niệm & đặc điểm:
* Khái niệm:
- Bản chất: phạm trù triết học chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tướng đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng về thể hiện mình
qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. (Là cái bên trong, tương đối ổn định).
- phạm trù triết học chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tấtHiện tượng:
nhiên tương đối ổn định bên ngoài; mặt dễ biến đổi hơn hình thức thể hiện của bản
chất đối tượng. (Là cái biểu hiện ra bên ngoài, thường xuyên biến đổi).
VD:
+ Nếu bản chất người này tốt thì thể những biểu hiện ra bên ngoài bằng các
hiện tượng như là nhặt được của rơi thì trả lại cho người mất hoặc giúp đỡ người khác.
+ Chúng ta đang ngồi ngoài đồng chúng ta cảm thấy mát thì chúng ta biết
đang gió nên chúng ta mát thì đó hiện tượng còn bản chất của hiện tượng này sự
chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. sự chuyển động của
không khí này được thể hiện bằng hiện tượng gió.
* Đặc điểm:
- Bản chất hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cái này
không thể tồn tại thiếu cái kia.
- Về cơ bản bản chấthiện tượngxu hướng phù hợp với nhau bởi mỗi đối tượng
đều sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng sự thống nhất đó được thể hiện chỗ
bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất.
- Theo Hegel, bản chất ‘được ánh lên’ nhờ hiện tượng tuy vậy nếu hình thái biểu hiện
và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa.
2. Mối quan hệ bản chất - hiện tượng:
* Bản chất & hiện tượng đều tồn tại khách quan vừa thống nhất, vừa đối lập
nhau:
- Thống nhất:
+ Bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất.
Không bản chất nào tách rời hiện tượng, không hiện tượng nào không biểu
hiện bản chất.
+ Bản chất thau đổi dẫn đến hiện tượng thay đổi, bản chất mất - hiện tượng sẽ
mất theo.
VD:
+ Lấy 1 cái bản chất nền nông nghiệp nhỏ, sẽ biểu hiện thông qua hiện
tượng là nông dân cày cấy, thu hoạch thủ công -> Bản chất sản xuất nông nghiệp nhỏ
này bao giờ cũng bộc lộ thông qua hiện tượng lao động thủ công.
+ khi bản chất này được thay đổi, thể sẽ phát triển thành nền
sản xuất nông nghiệp lớn, thì hiện tượng cũng sẽ thay đổi, thay thế người nông dân
lao động thủ công bằng máy móc hiện đại, quy mô lớn.
- Đối lập:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu; Hiện tượng cái riêng biệt, phong phú
đa dạng: cùng một bản chất thể biểu hiện ra ngoài bằng nhiều hiện tượng
khách nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.
VD: Một nhân bản chất lương thiện, người này thể biểu hiện ra bên
ngoài bằng nhiều hiện tượng khác nhau như trả lại của rơi người này nhặt được
hay là giúp đỡ người khác.
=> Chính thế, hiện tượng sẽ phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản chất
sẽ sâu sắc hơn hiện tượng.
* Bản chất là cái bên trong; Hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài.
VD: Không phải ai đó đối xử tốt với mình trong vài việc cụ thể thì bản chất của
người đó sẽ là tốt.
=> Các hiện tượng biểu hiện bản chất thể được cải biến, đôi khi xuyên tcaj nội
dung thật sự của bản chất.
* Bản chất tương đối ổn định; Hiện tượng thường xuyên biến đổi.
- Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn
bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh.
- Khi các điều kiện, hoàn cảnh tác động tới sự vật này thay đổi thì hiện tượng cũng
thể thay đổi, mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ.
VD: Bản chất quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là bóc lột.
+ Theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc trước: hiện tượng này được biểu hiện ra là giai
cáp công nhân sẽ cực khổ khó khăn, không có quyền lợi cá nhân.
+ Hiện nay: hiện tượng này được biểu hiện ra bằng cách bình đẳng hơn, người công
nhân quyền làm cho sản hay không, quyền hay không hợp đồng với sản,
giai cấp tư sản sẽ lo đời sống vật chất, tinh thần cho người công nhân đầy đủ hơn.
=> Nhưng bản chất của mối quan hệ này vẫn quan hệ bóc lột thông qua giá trị
thặng dư, bản chất không thay đổi chỉ hiện tượng thay đổi thông qua theo hoàn cảnh
thôi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- : bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng hiện tượng lạiThứ nhất
thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải tiến nên trong mỗi hoạt động không thể chỉ
nhận biết sự biểu hiệnn ngoài (hiện tượng) đi sâu vào bên trong để tìm hiểu làm
sáng tỏ bản chất thường ẩn dấu mình sau hiện tượng.
=> Muốn nhận thức đúng đắn về SV-HT ta phải tìm hiểu bản chất của nó. Phải thông
qua nhiều hiện tượng khác nhau mới có thể nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất.
- Thứ hai: bản chất sự thống nhất giữa các mặt các mối liên hệ tất nhiên vốn
của SV-HT. Bản chấtđịa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng chúng được giải
quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo ra sự tiến hóa của đối
tượng từ dạng này sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng bảo hiểm trước
đây cũng phải thay đổi bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối
tượng.
=> Cần phải căn cứ vào bản chất để đánh giá chính xác về SV-HT mới thể cải
tạo căn bản sự vật, chứ không nên căn cứ vào hiện tượng.
| 1/7

Preview text:

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ vốn có ở tất các đối tượng hiện thực
- Cái chung & cái riêng.
- Nguyên nhân & kết quả.
- Bản chất & hiện tượng.
I. CÁI CHUNG & CÁI RIÊNG:
1. Khái niệm & đặc điểm:
- Cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
- Cái chung:là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại nhiều trong sự vật hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.
- Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một
sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
VD: 2 bạn sinh viên A và B, bạn A là 1 cái riêng, bạn B cũng là 1 cái riêng, nhưng ở 2
bạn có những thuộc tính giống nhau như là; đều là sinh viên, đều học chung 1 trường đại học,
cùng giới tính hoặc cùng lứa tuổi, những cái giống nhau ấy gọi là cái chung, còn cái đơn nhất
thì là cái chỉ có ở A hoặc có ở B, vd như dấu vân tay, tính cách của 2 bạn là riêng biệt hoàn toàn.
◇ Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
- Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của
mình: -> Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
VD: Sông Tiền, sông Hồng 2 con sông khác nhau hoàn toàn, nhưng cái chung của nó
đều có nước, có dòng chảy, những đặc tính chung này được lặp lại ở những con sông riêng lẻ,
được phản ánh trong khái niệm con sông. => Cái chung tồn tại thực sự nhưng nó không tồn
tại bên ngoài cái riêng, mà phải biểu hiện thông qua cái riêng.
- Còn cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung: -> Không có cái riêng nào
tồn tại tuyệt đối độc lập.
VD: Mỗi con người là 1 cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại bên ngoài
xã hội và tự nhiên, không có cá nhân nào mà không chịu tác động bên ngoài cái chung, tức là
các quy luật sinh học và quy luật xã hội.
- Cái riêng là toàn bộ, phong phú; Cái chung là cái bộ phận sâu sắc.
VD: Trong 1 lớp học có nhiều học sinh, thì mỗi bạn sinh viên đều là mỗi cái riêng
khác nhau, với đa dạng, phong phú các sắc thái khác nhau, như tính tình, ngoại hình, phong
cách, suy nghĩ riêng biệt nhưng cái chung của lớp học này đều là sinh viên, đều có tri thức,
đang được đào tạo chuyên môn,...
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển.
VD: Trong quá trình phát triển của sinh vật sẽ xuất hiện những biến dị ở cá thể riêng
biệt, đây chính là cái đơn nhất, sau khi ngoại cảnh thay đổi thì nó có thể trở nên phù hợp, đặc
tính này (tức là cái đơn nhất) sẽ được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành cái chung.
Ngược lại các đặc tính phổ biến nhưng không phù hợp thì sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
2. Các xu hướng giải quyết vấn đề quan hệ với cái chung và cái riêng:
Có hai xu hướng duy thực và duy danh, chúng đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ
giữa cái chung và cái riêng.
- Theo duy thực: Các nhà duy thực có 2 luận giải về cái chung và riêng. LUẬN GIẢI 1:
+ Cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn tại dưới dạng khái niệm chung.
+ Cái riêng hoàn toàn không có hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung. LUẬN GIẢI 2:
+ Cái chung mang tính vật chất, tồn tại dưới dạng một khối không đổi, bao trùm, tự
trùng với mình hoặc trùng với các nhóm đối tượng.
- Theo duy danh: Cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan, chỉ có
sự vật đơn lẻ. Cái riêng mới tồn tại thực, tồn tại trong tư duy con người.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình. Do đó, chúng ta chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ
những sự vật, hiện tượng cụ thể chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con
người. Không được tìm cái chung bên ngoài mỗi cái riêng.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó
tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của cái riêng– những cái không gia
nhập vào cái chung – nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dưới dạng đã bị cải
biến. Từ đó, một kết luận được rút ra là bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp
riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá, đem áp dụng nguyên xi
cái chung, tuyệt đối hoá cái chung, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, rập
khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối
hoá cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại, cục bộ địa phương.
- Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ
dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì không
thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung– những vấn đề lý luận liên quan với
các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết những vấn đề lý luận chung thì sẽ không tránh
khỏi sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất
có thể biến thành cái chung, và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất, nên trong
hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con người trở
thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
II. NGUYÊN NHÂN & KẾT QUẢ: 1. Khái niệm:
- Nguyên nhân: Là phạm trù triết học chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặc trong
sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
- Kết quả: Là phạm trù triết học chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa
các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
2. Nhận thức về nguyên nhân kết quả:
- Giúp khắc phục được hạn chế coi nguyên nhân của mọi sự vật,hiện tượng ,những
điều kiện nhất định nằm ngoài sự vật hiện tượng đó.
- Khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa
của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
3. Mối quan hệ giữa nguyên nhân & kết quả:
* Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến & tất yếu:
Phê phán quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân
quả, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”.
=> Kết quả do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh
nhất định thì chỉ gây ra một kết quả nhất định.
=> Nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc tĩnh tại.
Nguyên nhân có thể chuyển hóa thành kết quả trong quá trình vận động, phát triển.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả cũng tác động đến nguyên nhân - chúng cũng
nằm trong sự tương tác biện chứng.
- Nguyên nhân có trước kết quả.
- Có nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có kết quả.
- Có kết quả thì tức là do nguyên nhân gây ra.
* Một kết quả có thể do một nguyên nhân tạo ra hoặc do nhiều nguyên nhân tạo ra:
VD: Bạn A có tính cách hung dữ, giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực, tính cách đó
chính là kết quả có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, nguyên nhân thứ nhất là do di truyền,
nguyên nhân thứ 2 có thể do A chưa được giáo dục đúng đắn, nguyên nhân thứ 3 có thể do
môi trường sống không lành mạnh đã tác động A có tính cách như vậy.
=> Từ đó ta có thể thấy nhiều nguyên nhân trong 1 kết quả, tránh tư tưởng chủ quan,
nhìn nhận 1 kết quả chỉ do 1 nguyên nhân gây ra.
* Một nguyên nhân cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:
VD: Chặt phá rừng dẫn đến nhiều kết quả như cho ta có gỗ, có đất dể canh tác, bên
cạnh đó cũng có những kết quả xấu như xói mòn đất, mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
=> Từ đó ta biết được khi ta làm việc gì đó, thì ta phải biết nó có thể dẫn đến nhiều
kết quả khác nhau, có kết quả tốt và xấu, nên ta phải biết cân nhắc để lựa chọn những hành
động dẫn đến kết quả tốt nhất.
* Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của một kết quả khác:
VD: Bạn Z lười học -> Z không đủ kiến thức -> Z học kém -> Z trở thành người lao
động kém -> Z có thu nhập thấp ->..... Chỉ vì 1 nguyên nhân mà dẫn đến 1 chuỗi các kết quả
và nguyên nhân, do đó ta phải có tầm nhìn điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để định hướng kết quả trong tương lai.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Thứ 1: Nếu bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nó quyết định thì
để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại
bỏ sự vật hiện tượng nào đó không cần thiết thì loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ 2: Xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân
của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự
vật hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc mối quan hệ nào đó, nguyên nhân và kết quả
có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau.
=> Nhận thức tác dụng của một SV-HT và xác định phương hướng đúng cho hoạt
động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật hiện tượng trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết
quả hoặc giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ 3: Một SV-HT có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, nên khi
nghiên cứu sự vật hiện tượng không vội kết luận nguyên nhân nào đã sinh ra nó, muốn gây ra
một sự vật hiện tượng có ít trong thực tiễn phải lựa chọn phương pháp thích hợp với điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong các nguyên nhân có
nguyên nhân chủ yếu yếu và thứ yếu, nguyên nhân bên ngoài và bên trong, nên trong nhận
thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
III. BẢN CHẤT & HIỆN TƯỢNG:
1. Khái niệm & đặc điểm: * Khái niệm:
- Bản chất: là phạm trù triết học chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tướng đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng về thể hiện mình
qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. (Là cái bên trong, tương đối ổn định).
- Hiện tượng: là phạm trù triết học chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản
chất đối tượng. (Là cái biểu hiện ra bên ngoài, thường xuyên biến đổi). VD:
+ Nếu bản chất người này tốt thì có thể có những biểu hiện ra bên ngoài bằng các
hiện tượng như là nhặt được của rơi thì trả lại cho người mất hoặc giúp đỡ người khác.
+ Chúng ta đang ngồi ở ngoài đồng mà chúng ta cảm thấy mát thì chúng ta biết là
đang có gió nên chúng ta mát thì đó là hiện tượng còn bản chất của hiện tượng này là sự
chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Và sự chuyển động của
không khí này được thể hiện bằng hiện tượng gió.
* Đặc điểm:
- Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ cái này
không thể tồn tại thiếu cái kia.
- Về cơ bản bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau bởi mỗi đối tượng
đều là sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng và sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ
bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất.
- Theo Hegel, bản chất ‘được ánh lên’ nhờ hiện tượng tuy vậy nếu hình thái biểu hiện
và bản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa.
2. Mối quan hệ bản chất - hiện tượng:
* Bản chất & hiện tượng đều tồn tại khách quan vừa thống nhất, vừa đối lập nhau: - Thống nhất:
+ Bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất.
Không có bản chất nào tách rời hiện tượng, không có hiện tượng nào mà không biểu hiện bản chất.
+ Bản chất thau đổi dẫn đến hiện tượng thay đổi, bản chất mất - hiện tượng sẽ mất theo. VD:
+ Lấy 1 cái bản chất là nền nông nghiệp nhỏ, nó sẽ biểu hiện thông qua hiện
tượng là nông dân cày cấy, thu hoạch thủ công -> Bản chất sản xuất nông nghiệp nhỏ
này bao giờ cũng bộc lộ thông qua hiện tượng lao động thủ công.
+ Và khi bản chất cũ này được thay đổi, có thể là nó sẽ phát triển thành nền
sản xuất nông nghiệp lớn, thì hiện tượng cũng sẽ thay đổi, thay thế người nông dân
lao động thủ công bằng máy móc hiện đại, quy mô lớn. - Đối lập:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu; Hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú
và đa dạng: Vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng nhiều hiện tượng
khách nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.
VD: Một cá nhân có bản chất lương thiện, người này có thể biểu hiện ra bên
ngoài bằng nhiều hiện tượng khác nhau như trả lại của rơi mà người này nhặt được
hay là giúp đỡ người khác.
=> Chính vì thế, hiện tượng sẽ phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản chất
sẽ sâu sắc hơn hiện tượng.
* Bản chất là cái bên trong; Hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài.
VD: Không phải ai đó đối xử tốt với mình trong vài việc cụ thể thì bản chất của người đó sẽ là tốt.
=> Các hiện tượng biểu hiện bản chất có thể được cải biến, đôi khi là xuyên tcaj nội
dung thật sự của bản chất.
* Bản chất tương đối ổn định; Hiện tượng thường xuyên biến đổi.
- Nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn
bởi những điều kiện hoàn cảnh xung quanh.
- Khi các điều kiện, hoàn cảnh tác động tới sự vật này thay đổi thì hiện tượng cũng có
thể thay đổi, mặc dù bản chất của nó vẫn như cũ.
VD: Bản chất quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là bóc lột.
+ Theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc trước: hiện tượng này được biểu hiện ra là giai
cáp công nhân sẽ cực khổ khó khăn, không có quyền lợi cá nhân.
+ Hiện nay: hiện tượng này được biểu hiện ra bằng cách bình đẳng hơn, người công
nhân có quyền làm cho tư sản hay không, có quyền kí hay không kí hợp đồng với tư sản, và
giai cấp tư sản sẽ lo đời sống vật chất, tinh thần cho người công nhân đầy đủ hơn.
=> Nhưng bản chất của mối quan hệ này vẫn là quan hệ bóc lột thông qua giá trị
thặng dư, bản chất không thay đổi chỉ có hiện tượng thay đổi thông qua theo hoàn cảnh mà thôi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất: bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại
thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải tiến nên trong mỗi hoạt động không thể chỉ
nhận biết sự biểu hiện bên ngoài (hiện tượng) mà có đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm
sáng tỏ bản chất thường ẩn dấu mình sau hiện tượng.
=> Muốn nhận thức đúng đắn về SV-HT ta phải tìm hiểu bản chất của nó. Phải thông
qua nhiều hiện tượng khác nhau mới có thể nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất.
- Thứ hai: bản chất là sự thống nhất giữa các mặt các mối liên hệ tất nhiên vốn có
của SV-HT. Bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải
quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo ra sự tiến hóa của đối
tượng từ dạng này sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng bảo hiểm cũ trước
đây cũng phải thay đổi bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
=> Cần phải căn cứ vào bản chất để đánh giá chính xác về SV-HT và mới có thể cải
tạo căn bản sự vật, chứ không nên căn cứ vào hiện tượng.