-
Thông tin
-
Quiz
Các câu hỏi ôn tập chương 3 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1Công thức T - H - T' (T’=T+Δt) được gọi là công thức chung của tư bản.Đây là công thức chung của tư bản vì phản ánh mục đích chung của các loại hình tư bản, phản ánh trình tự chung, bắt buộc của tư bản. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Các câu hỏi ôn tập chương 3 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1Công thức T - H - T' (T’=T+Δt) được gọi là công thức chung của tư bản.Đây là công thức chung của tư bản vì phản ánh mục đích chung của các loại hình tư bản, phản ánh trình tự chung, bắt buộc của tư bản. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Câu 1
Công thức T - H - T' (T’=T+Δt) được gọi là công thức chung của tư bản.
Đây là công thức chung của tư bản vì phản ánh mục đích chung
của các loại hình tư bản, phản ánh trình tự chung, bắt buộc của tư bản.
Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới
dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công
nghiệp hay tư bản cho vay. Câu 2
Tư bản là quan hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra
giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng
máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… tham gia toàn bộ vào quá trình
sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết mệt lần vào
sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của
nó trong thời gian sản xuất.
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động, v.v.. Giá trị
của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá
trình sản xuất, khi hàng hóa được bán xong.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu
sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm
thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là
giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất. Kí hiệu là C.
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao
động, mà giá trị không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động
trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất. Kí hiệu là V. Câu 3
Điều kiện SLĐ trở thành hàng hóa là người lao động được tự do
về thân thể, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.
Sự khác nhau giữa sức lao động và lao động:
Sức lao động là khả năng của lao động. Sức lao động là
toàn bộ khả năng về thể chất, tinh thần và trí tuệ của một
người và được vận dụng dụng mỗi khi họ tạo ra một giá trị thặng dư nào đó.
Ngược lại lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực
tế. Lao động là sử dụng sức mạnh tay chân hay trí óc thông
qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên.
Ví dụ: Sức lao động của người tiều phu đốn cây đó chính là
thể lực nằm trong cơ bắp và trí lực nằm trong cái đầu của
người tiều phu. Còn việc người tiều phu cầm rìu bổ vào cái
cây đó chính là lao động. Câu 17
Ở nước ta hiện nay, đẩy mạnh xã hội hoá sản xuất theo định
hướng XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn
để sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư, cần phải:
+ Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với
kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
khai thác tối đa các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế
và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo
lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
+ Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước; phát huy
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Câu 6:
Giá trị hàng hóa bao gồm G=c + (v+m). Trong đó: G: Giá trị hàng hóa
C: Giá trị tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng (bộ phận lao động
quá khứ kết tinh trong máy móc, nguyên nhiên vật liệu – được
lao động sống chuyển vào giá trị sản phẩm mới).
V+m: Giá trị mới do lao động sống tạo ra. Câu 9:
Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa m và
tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Hai công thức m’ và ý nghĩa (phản ánh trình độ bóc lột) m’= m/v x 100%
m’= t'(thời gianlao độngthặngdư) x 100%
t (thời gian lao động tất yếu)