Các câu hỏi tình huống trong tâm lý học | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Các câu hỏi tình huống trong tâm lý học | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40387276
Tâm lý học giáo dục
I. Các câu hỏi tình huống
Câu 1:
Minh Châu được mọi người trong xóm thường gọi với cái tên thân thương là “ chim
cánh cụt”. Cái tên được mọi người gọi như vậy cũng bởi Minh Châu sinh ra thiếu đôi
tay do di chứng chất độc da cam thời chiến tranh mà bố của em đã mang trong người.
Tuy vậy, Minh Châu không đầu hàng trước số phận. Do không có đôi tay nên mọi
việc em thường sử dụng đôi chân để làm mọi việc, kể cả viết khi học, cầm đồ vật, làm
việc nhà giúp bố mẹ, bơi lội, đá bóng,… Với sự cố gắng trong học tập Minh Châu đã
đỗ vào một trường về công nghệ thông tin mà Minh Châu hằng mơ ước.
Câu hỏi:
1) Câu chuyện trên đề cập đến yếu tố nào chi phối tới sự hình thành phát triển tâm
lý cá nhân?
2) Là giáo viên, bạn sẽ làm gì để giúp những học sinh có hoàn cảnh như Minh
Châu vươn lên trong cuộc sống và học tập?
Hướng dẫn giải:
1) Câu chuyện trên đề cập tới tích tích cực của chủ thể trong hoạt động và giao
tiếp là yếu tố quyết định đến sự hình thành phát triển tâm lý của cá nhân. (
phân tích)
2) Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh
- Trò chuyện để hiểu tâm tư tình cảm của học sinh
- Giúp học sinh tự tin thông qua việc khám phá những điểm mạnh của bản thân và tạo
cơ hội để học sinh được khẳng định bản thân.
- Giúp các học sinh khác hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, tạo môi
trường an toàn để cá nhân phát triển
- Tư vấn và phối hợp cùng gia đình trong việc giáo dục học sinh
Câu 2:
Giống một vài giáo viên khác, tôi cũng nhận dạy tại một trung tâm giáo dục
thường xuyên (GDTX). Những ngày đầu nhận dạy ở trung tâm GDTX khá vất vả bởi
đây tập trung khá nhiều học viên “cá biệt”. Khi tìm hiểu, tôi nhận ra rất nhiều học sinh
hoàn cảnh đặc biệt đáng thương. Tôi nhận ra rằng thcác em học chưa giỏi
nhưng các em tiềm ẩn rất nhiều tiềm năng thông qua các hoạt động tập thể (nấu ăn,
tỉa hoa, làm bánh, hát nhạc…). vậy, tôi ý thức việc “gieo” cho các em niềm tin và hi
vọng, tình thương lẽ sống bên cạnh việc “gieo” con chữ…. Và trái ngọt cũng đến,
sau ba năm ra trường, giờ đây học sinh của tôi đã trở thành người công dân có ích cho
xã hội, có em làm chủ tiệm
bánh, có em làm giáo viên như tôi, có em làm chủ doanh nghiệp nhỏ…
Câu hỏi:
1. Hãy cho biết vấn đề đặt ra trong câu chuyện nói trên?
2. Phân tích việc làm của người giáo viên trong câu chuyện trên và rút ra
bài học cho bản thân?
Hướng dẫn giải:
1) Học sinh có thể học chưa giỏi nhưng điều đó không có nghĩa là các em không
có khả năng. Một đứa trẻ có những đặc điểm, tiềm năng riêng cần được khơi
dậy để phát triển.
2) Người giáo viên trong tình huống trên đã:
lOMoARcPSD| 40387276
- Yêu thương và chấp nhận sự khác biệt ở học sinh
- Phát hiện ra tiềm năng của học sinh và khơi dậy tiềm năng đó
- Tạo hoạt động để học sinh được khám phá bản thân và phát triển
Câu 3:
Thời gian gần đây trong lớp 10A1 xuất hiện hiện tượng học sinh không mặc đồng
phục khi tới lớp, nhiều học sinh có trang phục “hip hop”, đầu nhuộm tóc xanh, tím,
học sinh nữ trang điểm, tạo dáng với nhiều loại túi sắc khác nhau,.. Tình trạng này
được nhiều giáo viên bộ môn tỏ ra bức xúc và đề nghị giáo viên chủ nhiệm phải có
hình phạt thích đáng đối với những hành vi càn quấy này.
Câu hỏi:
1) Tình huống trên phản ánh con đường nào của sự hình thành và phát triển tâm lý
cá nhân?
2) Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
3) Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Câu 4:
Chuẩn bị tiết mục tham gia hội diễn văn nghệ của trường. Giáo viên chủ nhiệm rất
muốn lớp dàn dựng một ca khúc truyền thống, nhưng phần lớn học sinh trong lớp lại
muốn dựng lại một bài hit của giới trẻ kết hợp với nhóm hip hop. Trao đi , đổi lại mãi
vẫn chưa ngã ngũ, giáo viên tức tối bỏ xuống văn phòng ngồi; học sinh thì nhiều em
tỏ ra chán nản, tính ngừng tham gia hội diễn.
Câu hỏi:
1) Theo quan điểm của bạn, ai(giáo viên hay học sinh) đúng? Ai sai trong tình
huống trên? Vì sao?
2) Theo bạn, thức chất của bất đồng giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong
tình huống này là gì?
3) Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình huống bất
đồng nói trên?
Câu 5 :
Hồ Hiếu Hạnh được con trong xóm gọi thân thương "chim cánh cụt". Hạnh
sinh ra thiếu đôi tay do di chứng chất độc da cam khiến Hạnh trở nên khác biệt so với
bao bạn bè. Tuy vậy, cậu không đầu hàng trước số phận. Đôi chân của cậu đã làm thay
đôi tay tất cả mọi việc. Không chỉ biết viết, biết làm việc nhà giúp ba mẹ, mà đôi chân
của chàng trai nhỏ này còn biết đá banh, bơi lội… Giờ đây sau những nỗ lực của
mình, cậu đã trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin như cậu hằng ước
và được mời vào Google làm việc.
Câu hỏi:
1. Câu chuyện trên đề cập đến yếu tố nào chi phối tới sự hình thành
phát triểntâm lý cá nhân.
2. Với tư cách là giáo viên, bạn sẽ làm gì để giúp những học sinh
có hoàn cảnhnhư Hạnh vươn lên trong cuộc sống và học tập?
Rút ra bài học của bản thân
lOMoARcPSD| 40387276
Câu 6:
Cho tình huống Tiếng trống trường vang lên giòn giã, cả lớp 9 chuyên Anh náo loạn
cả lên, Nghĩa đi ra khỏi lớp đến góc sân trường có chiếc ghế đã quen thuộc tìm chút
yên tĩnh đọc nốt cuốn truyện còn dở. Bất chợt Nghĩa ngẩng đầu lên, bắt gặp ánh mắt
của một người bạn gái. Hai người chợt cười như hiểu ngầm nhau điều gì đó. Cái nhìn
ấy gợi lên trong lòng Nghĩa một làn sóng xao động. Từ đó, cứ mỗi lần ra chơi Nghĩa
lại mang ra chốn quen thuộc để được gặp người bạn gái dễ thương. Và không biết từ
lúc nào hai người trở thành gần gũi, luôn trở chuyện, vui đùa cùng nhau, tan học cùng
đi một đoạn đường. Hiện tượng ấy không tránh nổi con mắt tò mò của bạn học và
chẳng bao lâu trở thành một dư luận Nghĩa và cô bạn gái kia yêu nhau.... Dư luận ấy
đến tại bố mẹ và cô giáo chủ nhiệm, Nghĩa vừa bị kiểm điểm vừa bị mắng cấm không
được giao du với bạn gái đó nữa. Chỉ một thời gian ngắn Nghĩa trở nên ít nói, xa lánh
mọi người, không dám đến gần bạn gái đó nữa cho dù hình ảnh bạn gái đó luôn ẩn
hiện, tâm trí Nghĩa ngày càng rối loạn...
Câu hỏi:
1) Cách ứng xử của bố mẹ Nghĩa và cô giáo Chủ nhiệm trong tình huống trên có
dùng không? Tại sao?
2) Nếu bạn là bố (mẹ) hay cô giáo Chủ nhiệm trong tình huống này bạn sẽ ứng xử
thể nào? Tại sao lại ứng xử như vậy?
Hướng dẫn giải:
-Không đúng vì không phù hợp đặc điểm tâm lí lớn tuổi, quá cứng nhắc, thô bạo,
không mang tính giáo dục, không đem lại hiệu quả cho học sinh -Gọi từng em nói
nhưng chưa đề cập luôn vào vấn đề dễ tạo sự thân thiết. Cô rất hiếu suy nghĩ, cảm
xúc, tâm lí các em vì cô từng đi qua.... Cô biết tình cảm tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đẹp
sau này. Nói tương lai, mất hình tượng nếu học hành sa sút,…
-Sau đó, tổ chức hoạt động ngoại khóa, không nên giáo dục học sinh phải thế này phải
thế kia. Minh chú ý đến em ý và gọi các em lên xem các em như thế nào. Cuối cùng
kết luận về tâm lí lứa tuổi: ai đi qua cũng mắc phải.... Mặt mạnh yếu, tiêu cực, tích
cực.
- Cuối cùng không được mới gặp phụ huynh tư vấn
Câu 7: Cho tình huống:
Giờ thứ nhất, giáo viên thuyết trình say sưa, 20 phút đầu tiên học sinh rất chăm chủ,
tay ghi chép liên tục, lần lượt từng trang giấy được viết kín, 30 phút trôi qua, vài học
sinh quay ngang, quay dọc, thư giấy được chuyển đi, lác đác chỗ này có tiếng nói
chuyện riêng, chỗ kia học sinh ngáp ngủ hoặc lim dim gà gật, thậm chí có em đã gục
xuống bàn. Khoảng 1/3 lớp vẫn học rất nhiệt tỉnh. Giờ học kết thúc. Trên bảng, trong
vở dày đặc chữ của thầy. Giờ thứ hai, giáo viên đặt câu hỏi và học sinh làm việc.
Nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau được sử dụng linh hoạt. Cô giáo phỏng vấn
nhanh, thuyết trình ngắn nội dung bài giảng, sau đó các nhóm làm việc, đóng vai,
tranh luận. Không khí buổi học rất sôi nổi. Giáo viên cởi mở, vui vẻ và không cần
thuyết giảng nhiều nhưng học sinh vẫn tham gia nhiệt tình. Nhìn vào lớp chỉ thấy
“diễn viên chính" là các học sinh với nhiều hoạt động sôi nổi, nhiều ý kiến khác nhau
được đưa ra. Không ai làm việc riêng. Tất cả đều cuốn theo sự dẫn dắt của cô giáo.
Cuối giờ, kiến thức được tổng hợp trên bảng, trong vở là thành quả của cả lớp. Những
ý quan trọng được cô giáo nhấn mạnh, bổ sung. Nội dung bài học đã "thấm" vào học
trò.
Câu hỏi:
lOMoARcPSD| 40387276
1. Sự khác biệt và hiệu quả của hai giờ học trên là gì?
2. Làm thể nào để giáo viên tổ chức, quản lý giờ học hiệu quả?
Hướng dẫn giải:
- Sự khác biệt tính hứng thú và tính tích cực liên quan đến cách tổ chức và quản lí lớp
học của GV
-Tạo tính tích cực tự giác học tập (bản chất HĐ học và dạy để trả lời), tạo động cơ học
tập: Sử dụng nội dung bài giảng, GV có phương pháp dạy học như thế nào
Câu 8: Cho tình huống
Thầy giáo dạy toán đang dạy rất nhiệt tình, chợt thấy nhìn xuống lớp thấy một cậu
học sinh thưởng ngày học tốt, nhưng hôm nay lại không chú ý. Cậu học sinh đang tập
trung và một dáng hình của người phụ nữ tóc dài. Vì quá tập trung vào việc vẽ nên
giáo viên qua lại, các bạn nhắc khéo mà cậu bé chẳng biết gì hết, đến lúc cứng cổ,
thầy gọi học sinh ấy lặp lại công thức vừa học. Cậu học sinh giật thót cả người đứng
dậy nghiêm trang hai tay buông thẳng mà không trả lời, mắt nhìn xuống bàn, nước
mắt rưng rưng.
Giáo viên giận quá quát to:” Em không nghe giảng, không tiếp thu bài, không trả lời
được, tôi chưa kịp phạt mà còn khóc to, tại sao? tại sao? Cậu học sinh bật khóc tức
tưởi. Giáo viên rời bục giảng, đi về phía cậu học sinh cầm lấy bản vẽ, quát thêm:”
Học không lo học, lo ngồi vẽ bậy, cô này là cô nào mà em vẽ như vậy? Còn bé tẹo mà
đã vẽ đàn bà à?” Bỗng một học sinh ở dưới lớp đứng dậy nói:
Thưa thầy, bạn ấy vẽ mẹ bạn ấy. Bạn ấy rất buồn vì mẹ bạn ấy vừa mới mất ạ”.
“Vậy à? Thế mà tôi không biết!” - giáo viên hạ giọng.
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến năng lực nào của người giáo viên
2. Người giáo viên đã xử sự đúng hay sai? Tại sao? Hướng dẫn giải:
- Năng lực hiểu học sinh (tín hiệu phi ngôn ngữ )
-Chưa đúng: không hiểu hs, không xử lí tốt, gây tổn thương hs.
=> Đưa ra tín hiệu để hs hiểu và chính đốn hành vi của mình rồi gặp riêng làm rõ vấn
đề.
=> Nhắc nhở hs bằng tín hiệu phi ngôn ngữ để hs tập trung vào giờ học.
=> Hiểu rõ hs và chia sẻ với em.
Câu 9: Cho tình huống
Mẹ đang vui vẻ tiếp bà bạn đến thăm nhà thì K bước vào. Mẹ ôm chầm lấy K. và âu
yếm nói:
- Con trai mẹ đã đi chơi nhà ông ngoại về đấy à? K cau mày khó chịu, -Mẹ
nũng nịu vừa chứ. Con 15 tuổi rồi chứ có còn bé bỏng gì nữa!
Bà mẹ ngạc nhiên trợn tròn mắt bảo: "Lên nhà đóng cửa lại! chốc nữa mẹ sẽ nói
chuyện với con".
Bà bạn nói tiếp : Thằng H nhà tôi cũng tuổi 14-15 như nó, cũng không sao bảo được.
Câu hỏi:
1. Hãy cho biết nguyên nhân của sự khó chịu của K đối với mẹ
2. Phân tích thái độ và cách cư xử của mẹ đối với K trước mặt người lớn (khách
của mẹ). Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết Hướng dẫn giải:
- Nguyên nhân, cách xử sự không phù hợp với bạn vì tuổi này bạn cảm thấy mình
người lớn rồi còn cách mẹ làm như trẻ con nên khó chịu. - Bố mẹ cư xử người
lớn hơn=> bạn tự tin hơn - Thay đổi cách xử sự để phù hợp với lứa tuổi THCS.
lOMoARcPSD| 40387276
Câu 10: Cho tình huống
Thầy Huy là giáo viên Văn, một hôm thầy dạy bài: "Đoàn thuyền đánh cá", khi thầy
đọc xong bài thơ và hỏi: “Bài thơ này sau tác giả nào, các em?" Ở cuối lớp một học
sinh nói đế ngay: "Của nhà thơ Huy… Cận ạ!”, Cậu ta kéo dài chữ Huy và nhấn giọng
vào chữ Cận. Cả lớp phá lên cười.
Thầy suy nghĩ rất nhanh: Học trò là thế đấy, quỷ ma không có, chỉ có nhất học trò.
Mà phải khen cậu học trò ấy phản ứng rất nhanh nhạy, hóm hỉnh, thông minh nữa. Nó
muốn trêu mình, cười vui cái khuyết tật của mình chứ không phải là hỗn láo. Vợ
mình, con mình ở nhà cũng gọi mình là "Bố cận ơi" đấy thôi. Nghĩ vậy nên thầy cũng
phá lên cười, cười rất lâu…
Sau tiếng thở dài, thầy nói: "Nếu vì cận mà tôi trở thành nhà thơ nổi tiếng như Huy
Cận thì hay biết mấy!" Không khi cả lớp trở nên vui vẻ, hào hứng. Thầy bắt đầu phân
tích áng văn hay của nhà thơ Huy Cận một cách say sưa. Cả lớp im phăng phắc… Câu
hỏi:
1) Thầy giáo dạy văn dựa vào yếu tố tâm lý nào của lứa tuổi học sinh?
2) Tình huống trên thể hiện năng lực sư phạm nào của giáo viên ? Phân tích năng lực
đó.
Hướng dẫn giải:
- Hs lớn tuổi này nghịch ngợm, hiếu động => thích giờ học có những tình huống
hàihước, dí dỏm.
- Năng lực sp:hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, năng lực ứng xử sp.
=>Xử lí hài hước, mềm dẻo và mang tính hiệu quả
Câu 11: Cho tình huống
Thầy giáo bước vào lớp 10A, đứng dừng một phút để chờ cho lớp yên lặng. - Tôi
chờ đến khi nào các em im lặng - thầy giáo nói bằng một giong gay gắt và bực tức
- T. sao em cứ cựa quậy như ngồi trên đinh ấy? L, lắc lư làm gì thế? Có lẽ em lại
không chuẩn bị bài rồi, thế mà còn ngồi lắc lư. Lên đọc bài! Lan miễn cưỡng đi lên
bảng.
- Sao lại im lặng ? Thầy giáo thô bạo hỏi em.
Em đỏ mặt lên và nhìn thầy bằng đôi mắt đầy căm ghét. Thầy giáo gọi một em khác
nhưng không ai thuộc bài cả. Có lẽ cũng có em thuộc nhưng chính thầy giáo đã không
tạo điều kiện cho các em trả lời.
- Các xương của sọ được kết hợp với nhau… tương đối chắc - một em học sinh bắt
đầu nói, nhưng thầy giáo đã bực tức ngắt lời.
- Sao, sao lại kết hợp ? Em kém thế à ? Phải suy nghĩ đã rồi mới nói chứ? Em học
sinh im lặng.
-Sao em không nói tiếp? Em không biết gì nữa à? Lại không học bài rồi. Em quên
rằng em đã có điểm một.
Câu hỏi:
1) Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ?
2) Hiện tượng này có phổ biến ở giáo viên không? Nó có tạo ra uy tín của người
giáo viên không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
- Phong cách quản lí áp đặt, thô bạo
lOMoARcPSD| 40387276
- Không tạo uy tín cho gv vì áp đặt, quá nghiêm khắc, mang tính chất ứng phó, không
tạo tâm thế cho hs học tập.
Câu 12: Cho tình huống
Khi trả bài kiểm tra một tiết, em Đ (lớp 9) ngồi ở cuối lớp, đập tay mạnh lên bàn và
nói to:” Thầy không công bằng”
Tôi bình tĩnh gọi em lên và hỏi:
- "Sao không công bằng? em nói cho thầy nghe xem".
Đ nói -” Bài của em và bạn H làm đúng như nhau mà bài em chỉ có 6 điểm, trong khi
bài của bạn lại được 7 điểm?”
Tôi bảo - "Hai em đưa bài cho thầy xem"
Cả H và Đ đều đưa bài cho tôi xem. Tôi đọc kỹ hai bài kiểm tra, phát hiện bài của
em Đ thiếu đi một chỗ cơ bản của nội dung bài. i đem hai bài chỉ cho Đ xem. Lúc
này em bắt đầu tái mặt, rồi sau đó em xin lỗi tôi. Tôi nói : "Khi em muốn nói điều gì,
em phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này, thầy tha lỗi cho em?”
Câu hỏi:
1) Thầy giáo xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
2) Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ?
Hướng dẫn giải:
- Xử sự đúng
- Đề cập 1 số phẩm chất: công bằng, khách quan, sự kiên nhẫn, tình yêu thương vì
nếukhông tôn trọng, yêu thương thầy không thể kiên nhẫn
- Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sp
Câu 13: Cho tình huống
Một người mẹ tâm sự. "Tôi đã cho phép con trai đọc sách đến 10 giờ tối, còn 5 phút
nữa đến 10 giờ thì bố cháu bảo không đọc nữa. Cháu đề nghị cho nó đọc hết một
trang nữa nhưng chồng tôi không nghe, giật lấy quyển sách, đánh cháu và dọa:
- Tao sẽ còn dạy cho mày biết!
Còn cháu thì nói với bố cháu rằng:
- Con sẽ ghi nhớ mãi sự việc này, khi nào con 16 tuổi, con sẽ ra đi".
Nó là học sinh lớp 9, học giỏi, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người nhưng đối với bố,
nó rất ác cảm. Tôi không biết phải làm thể nào?
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến yếu tố nào trong việc giáo dục đạo đức cho
thiếu niên?
2. Bạn khuyên người mẹ xử sự thế nào?
Hướng dẫn giải:
-Nguyên tắc ứng xử đối với người lớn đặc biệt là bố mẹ
- Dựa vào TL lứa tuổi thiếu niên: bướng bỉnh, cường điệu hóa hành vi xử sự người
lớn, càng thô bạo, cấm thì càng làm.
-Khuyên gặp với con: bố xử sự không phù hợp, thông cảm với bố, gần gũi, tôn trọng
bố,..
-Gặp với chồng: làm bạn, tôn trọng, xử sự không thô bạo với con cái.
lOMoARcPSD| 40387276
Câu 14: Cho tình huống
Trống vào học đã gióng lên nhưng học sinh vẫn còn thói quen chưa tốt: cứ đứng lang
thang ở các cạnh cửa sổ và các bậc cầu thang. Thấy bóng cô giáo Nhung bước đến
đầu bậc cấp, các em chạy vụt lên thông báo vội cho nhau:
- Nhung lên, Nhung lên!
Cô giáo Nhung nghe rõ mồm một nhưng vẫn điềm tĩnh bước vào lớp và nhẹ nhàng
nói:
- Một số em vừa chạy vội từ dưới cầu thang lên còn mệt lắm phải không? Thôi
ngồi nghỉ một tý cho lại sức rồi cố tập trung nghe cô giảng bài mới. Hôm nay bài hơi
khó.
Tiết học diễn ra tốt đẹp.
Cuối buổi học ấy có tiết sinh hoạt lớp. Cô giáo Nhung tranh thủ nhắc:
- Nghe trống các em nên vào lớp ngay chờ thầy, cô vào, Đừng để đến khi thấy
giáo viên lên mới gọi nhau và chạy vội vào thì không được trật tự. Và khi vội như thế
thì dễ có kiểu xưng hồ ngắn cụt, không thích hợp. Ví dụ như đầu giờ sáng nay đáng lẽ
phải thông báo đầy đủ "cô giáo Nhung lên" nhưng vì vội quá, có em đã gọi là "Nhung
lên". Cô dừng một lát- Song trong trường hợp này, nếu cần phải dùng hai trong bốn
tiếng đó thì nên chọn hai tiếng nào, các em?
- Cô lên, cô lên!
- Đúng, các em chọn hai tiếng đó vừa gọn, vừa lịch sự. Em nào sáng nay vội vàng
nói chưa đúng thì rút kinh nghiệm nhé.
Các em nhìn nhau cười cảm động. Từ đó hiện tượng như thể không diễn ra nữa.
Câu hỏi:
1. Hãy phân tích cách xử lý của cô giáo Nhung
2. Trong tình huống tương tự, có thể có những cách xử lý nào?Hướng dẫn
giải:
- Xử lí phù hợp: hiểu hs; ứng xử sp tốt, không né tránh, mang tính GD
-Lồng ghép chủ đề, chủ điểm trong tiết sinh hoạt
Câu 15: Cho tình huống
o đầu giờ học, khi cô giáo Khuê bước vào lớp thấy lớp còn bẩn, cô hỏi: "Hôm
nay ai trực nhật?"
Lớp trưởng đứng dậy trả lời:"Thưa cô bạn Tuấn ạ "
Cô hỏi: “Tuấn, tại sao em chưa làm trực nhật ?”
Tuấn đứng phắt dậy trả lời: "Vì em không thích ạ"
Cô bình tĩnh nói:"Với nghĩa vụ và trách nhiệm thì không thể nói thích hay không
thích mà phải làm. Bao nhiêu ngày qua, các bạn đều đã làm và làm tốt nhiệm vụ.
Em không có gì đặc biệt so với các bạn nên cũng phải làm. Chắc em và các bạn đều
muốn được ngồi học trong một căn phòng mát mẻ, sạch sẽ phải không? Cô nghĩ em
phải có một lý do nào đó nên mới không làm.Nếu không tiện nói lý do trước lớp thì
cứ đến gặp cô nhé. Còn bây giờ ta phải học đã.”
Cuối giờ học hôm đó Tuấn chạy đến gặp cô và nói:"Thưa cô em không làm trực
nhật vì em không thích làm với bạn Vân ạ”.
Cô :”Nếu em không thích trực nhật cùng bạn Vân thì phải nói với bạn lớp trưởng
và nếu bạn lớp trưởng không giải quyết thì gặp cô đề nghị chứ. Hơn nữa các bạn
trong lớp phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau mới tốt chứ. Em có đồng ý với cô như
vậy không” Tuấn:” Vâng ạ! “
Hôm sau, Tuấn đi làm trực nhật rất sớm. Hoàn thành xong, Tuấn chạy tìm cô giáo
để báo cáo.
lOMoARcPSD| 40387276
Cô cười thật vui và nói: " Em làm như vậy là rất tốt. Phát huy em
nhé!” Tuấn cười sung sướng và từ đấy hiện tượng đó không diễn ra
nữa. Câu hỏi:
1. Theo bạn, cách giải quyết của cô giáo trong tình huống trên là thành công hay
không thành công.
2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thành công (hay không thành công) đó.
Hướng dẫn giải:
- Thành công
-Xử sự tôn trọng hs,mang tính GD, đạt mục đích GD mong muốn bởi tạo động cơ
hs, lý do Tuấn không trưc nhật (hiểu hs), cho hs phương án xử lí tình huống ấy,
động viên hs kịp thời
Câu 16: Cho tình huống
Trong một giờ học đạo đức, thầy T. giảng bài "Tính chân thật", khi thầy vừa hỏi:”
Các em cho thầy biết, ngược lại với tính chân thật là gì?’.
Hai học sinh ngồi cuối lớp nhanh nhảu đồng thanh: “Chân giả ạ!”
Mấy cu cậu ôm nhau cười phá lên. Thầy T gầm lên như con hồ bị thương: “Ai! Ai
vừa nói hả”... và thầy T đến túm cổ áo một cậu học trò ngồi bàn cuối xốc cậu ta
đứng dậy. Thầy T nghiến răng, vơ hết mấy cuốn vở trên bàn xé đánh roạt một cái và
vứt ào qua cửa sổ xuống đất, rồi tập tễnh bước lên bục. Không biết mình đang làm
gì nữa, thầy bỏ ra khỏi lớp. Cả lớp lẳng lặng đứng lên ra về, bỏ lại mình thầy đứng
như trời trồng giữa hành lang. Ba hôm sau có giờ, thầy T lên lớp, nhưng kìa cả lớp
vắng teo…
Thầy T lấy xe đạp đắt ra khỏi cổng trường, lên xe, đạp chầm chậm về nhà, trong
lòng thấy khó chịu, bực tức, thầy tự nhủ: "Được, thi gan xem thằng nào hơn, láo!"
Câu hỏi:
1. Phân tích, đánh giá cách xử lý của thầy T
2. Nếu gặp tình huống tương tự bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?Hướng
dẫn giải:
1.- Không phù hợp, không hiểu đặc điểm TL hs; không kìm chế cảm xúc của
mình ,không tôn trọng hs, không mang tính GD
- Bỏ về => bất lực
2.- Bày tỏ sự thông cảm, hài hước, nhanh nhảu của các em hs, kìm chế và đáp lại trả
lời em hài hước, sau đó hướng em vào bài giảng. Nghĩ câu chuyện về chân giả liên
quan đến nội dung bài học.
Câu 17: Cho tình huống
Mừng là một cô giáo trẻ, đẹp, có trình độ chuyên môn vững, nhưng học sinh ít quý
cô và ghét luôn môn toán do cô dạy bởi cô có cách trả bài khá kỳ quặc.
Khi trả bài kiểm tra, bao giờ cô cũng gọi những học sinh khá được điểm cao với
những biệt danh đầy vinh dự:
- Nguyễn Long Hải, cây toán xuất sắc, điểm 10!
- Vũ Bích Hợp, cán sự đầy tài năng, cánh tay phải của tôi, điểm 10!
Sau đó cô bĩu môi, giọng đầy miệt thị với những học sinh trung bình và kém:
- Nào, nhà trung bình chủ nghĩa Nguyễn Huy Thắng, bài của anh có khá hơn đấy,
6 điểm
- Dạ mời chuyên gia chăn ngỗng Thị Kim lên nhận gậy ạ!
Sau những giờ trả bài như thế, không khí lớp bao giờ cũng lắng xuống, giờ học trở
thành hình phạt nặng nề đối với cả lớp.
Câu hỏi:
lOMoARcPSD| 40387276
1. Thử hình dung những diễn biến tâm lý của học sinh trong tiết học trên của cô
giáo Mừng và những hậu quả có thể sảy ra.
2. Bạn lên lớp đúng giờ trả bài kiểm tra cho học sinh thì bạn làm như thế nào?
Hướng dẫn giải:
1. Tổn thương, xấu hổ
2. -Khen ngợi hs điểm cao, có sự tiến bộ => tạo động cơ cố gắng cho các e.-
Nhắc chung các em điểm kém cần cố gắng còn các em liên tục bị điểm kém
thì gặp riêng nhắc nhở.
Câu 18: Cho tình huống
Sau khi kiểm tra vở bài tập của học sinh, cô giáo T rất bực mình, cô tuyên bố:
- Tôi sẽ không dạy khi nào lớp còn chưa làm đủ bài tập. Bây giờ các em
ngồi mà làm đi.
Nói đoạn cô bỏ lên văn phòng ngồi nói chuyện. Khi cô trở lại, một học sinh
đứng lên;
- Thưa cô, cô dạy chúng em đi a. Còn những bạn chưa làm đủ bài tập cô
cứ phạtthế nào cũng được ạ.
Cô bực tức hất hàm:
- Còn ai chưa làm hết bài tập? Vẫn còn khá nhiều đẩy, em nên trách các
bạn chưa làm bài tập ấy. Con sâu bỏ rầu nồi canh, vì các bạn mà tôi không giảng
được bài. Mà cũng tại các em nữa, tại sao các em không giúp nhau làm bài.
- Thưa cô, cô phạt các bạn ấy chứ cô làm thế này thì thiệt cả lớp - em học
sinh bướng bỉnh nhắc lại.
Câu hỏi:
1.Đánh giá việc làm của cô giáo T?
2.Gặp trường hợp trên bạn sẽ xử lý như thế nào?
Hướng dẫn giải:
1. Xử lý không tốt. Nguyên tắc không bỏ lớp, quy đồng cả lớp và phạt.
2. -Làm BT đầy đủ => có đầy đủ kiến thức, kĩ năng
-Bạn nào giải được lên giải trước lớp => khuyến khích điểm, động viên, khen
ngợi.
- Bạn nào làm rồi thì chấm vở => động viên tinh thần làm bài. Câu 19:
Cho tình huống
Giờ trả bài tập làm văn hôm ấy ở lớp 10B thật là căng thẳng. Cô giáo H cầm tập bài
của học sinh nóng nảy giơ hết bài này đến bài khác.
-Thế này thì học thế nào được. Em N đứng lên! Tại sao em lại viết tắt trong bài? T
cho cô biết: Tại sao em không để chỗ ghi lời phê?
Cứ thế, hết bài nọ đến bài kia, bài nào cũng phạm lỗi. Có khi cái tên riêng lại không
viết hoa, khi thì xuống dòng không viết thụt vào. Cuối cùng cô H chặn tay lên tập bài
nói:
- Không hiểu dạo cấp hai các em học hành thế nào? Ai dạy các em? Dạy
văn mà chỉ chú ý đến làm thế nào để học sinh hiểu đại ý với lại bài văn có
mấy phần. Qua các bài viết của các em tôi thấy các em không được dạy về
các quy tắc ngữ pháp thông thường nhất. Cô giáo, thầy giáo nào dạy các em
trước đây mà vô trách nhiệm, mà kém thế?
lOMoARcPSD| 40387276
Cả lớp im lặng như tờ. Bỗng nhiều tiếng rì rầm lan ra cả lớp. Cô giáo H thấy vậy nói
:
- Trật tự, ở cấp hai các em không được rèn luyện về trật tự, kỷ luật trong
giờ học à?
- Thưa cô có ạ.
Phía cuối lớp có tiếng rụt rè vang lên. Cô H quay phắt lại đi xuống cuối lớp:
- Thắng, em vừa nói gi? Em phản đối cô có phải không?
Thắng lúng túng đứng dậy, mặt tái đi, mồ hôi lấm tấm trên mặt .
- Thưa cô, cô không nên nói xấu các thầy, cô giáo cũ của chúng em ạ.
Thầy, cô giáo chúng em không có lỗi.
Cô H bỗng dưng đỏ mặt, cô chăm chú nhìn T một lúc rồi chậm rãi đi lên bảng. Cả
lớp cúi mặt nhìn xuống bàn. Một thoáng im lặng trôi qua, cô Hoàn thở dài:
- Thôi các em mở vở ra, cô giúp các em ôn lại những điều cơ bản.
Hôm ấy ra về, cô H thấy lòng nặng trĩu với bao nhiêu ý nghĩ chồng chất. Một cuộc
đấu tranh dằn vặt kéo dài đến nửa đêm. Cô khẳng định được thái độ sai lầm của mình
và quyết định ngày mai sẽ xin lỗi các em. Từ đó cô mới yên giấc cho đến sáng Câu
hỏi:
1. Phân tích về mặt sư phạm việc làm của cô giáo H đối với học sinh 2.
Nếu bạn là cô giáo trong tình huống này bạn sẽ xử lý thế nào? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
- Không phù hợp, phương pháp quản lí, giao tiếp với hs cứng nhắc, thô bạo; đồng
nghiệp.
-Phân tích , đáp ứng phẩm chất, NLGV
- Nhắc nhở chung việc viết bài ntn thể hiện con người các em =>không việc gì để
người khác hiểu nhầm mình là người cẩu thả trong cái văn phong của mình “Nét
chữ nết người”
Câu 20: Cho tình huống :
Hôm ấy tôi giảng bài "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải. Bài thơ ca
ngợi chiến công của quân dân ta trong thời kỳ chống quân Nguyên. Tôi diễn giảng
say sưa và để minh chứng cho lời giảng của mình, tôi nói:
- Lịch sử còn ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân thời Trần. Chúng bị đánh tả
tơi không còn mảnh giáp. Ba lần sang xâm lược nước ta là cả ba lần đại bại, khiến
cho quân giặc nhà Nguyên phải khiếp vía kinh hồn. Có lần Thoát Hoan - tướng
giặc nhà Nguyên sợ quá phải chui đầu vào ống đồng cho quân khiêng về nước.
Bỗng ở cuối lớp vang lên tiếng: “Bốc phét”. Lời giảng của tôi như khựng lại trong
cổ, nhưng tôi kịp trấn tĩnh tiếp tục giảng và coi như không nghe thấy gì, mặc dù
tôi biết rất rõ em học sinh phát ra câu đó. Cậu ta tỏ ra yên tâm cho rằng thầy
không biết điều mình vừa nói và còn nhoẻn miệng cười khoái chí với bạn bên
cạnh. Hôm sau lại đến giờ văn, tôi gọi học sinh đó lên bảng kiểm tra vấn đáp. Em
trả lời trôi chảy và chứng minh như lời tôi đã giảng, em phấn chấn vì thuộc bài.
Đợi em trả lời xong tôi hỏi:
- Em có tin vào những điều mà em trả lời không?
- Thưa thầy có ạ.
- Nếu như thầy bảo em vừa "bốc phét" thì em nghĩ sao?
Như bị chạm nọc, cậu học trò tái mặt, cúi xuống, hai vành tai đỏ lựng như phải bỏng.
Im lặng, cả lớp im phăng phắc chờ đợi. Mãi một lúc sau cậu ta mới quay sang tôi với
vẻ mặt ăn năn: "Thưa thầy, em xin lỗi thầy vì câu nói vô ý thức hôm qua ạ!"
lOMoARcPSD| 40387276
Tôi mỉm cười cho em 9 điểm và nói: Thầy đồng ý tha thứ cho em một lần. Lần sau
trước khi nói cần phải suy nghĩ cho chín chắn để tránh làm tổn thương đến người
khác. Các em có đồng ý không?
Câu hỏi;
1. Phân tích cách xử lý của giáo viên trong tình huống trên.
2. Thử hình dung những cách xử lý khác có thể xảy ra khi gặp tình huống tương tự.
Hướng dẫn giải:
- Hợp lí nhưng chưa khắc phục được
-Khắc phục được, mang tính GD, không thô bạo
- Chưa hoàn thiện: ăn miếng trả miếng trước lớp, có thể gặp riêng để xử lí tình huống.
Câu 21: Cho tình huống
Giờ tập làm văn. Cô giáo ra đề:"Hãy viết cảm xúc về mẹ"
Nó cầm bút suy nghĩ. Rồi nó hãnh diện. Nó nhủ thầm: Đây là dịp để bày tỏ cảm xúc
mình. Nó cắm cúi viết ....
…”Chưa một lần được nhìn thấy mẹ nhưng em đã lớn lên dưới vòng tay thương yêu
của dì. Dì thương yêu như người mẹ thực thụ, không như gièm pha của người đời:"
Mấy đời bánh đúc có xương"..."
Giờ trả bài. Nó hồi hộp. Đây là lần đầu tiên nó hạnh phúc đến thế ... Nhưng thật bàng
hoàng, trước mắt nó - bài làm văn. Bài làm văn chỉ được điểm 1. Con số 1 đỏ chót với
lời phê thật lớn: Lạc đề. Nó chua xót. Mẹ ơi!?!
Câu hỏi:
1. Tình huống đề cập đến năng lực nào của người giáo viên?
2. Cách chấm bài của cô giáo đúng hay sai? Tại sao?Hướng dẫn giải:
-NL hiểu hs (không hiểu hoàn cảnh), xử lí tệ.
-Sai, không tôn trọng, không có tính nhân văn trong cách xử sự với hs
Câu 22: Cho tình huống
Khi chấm bài kiểm tra, tôi phát hiện ra hai bài nằm ở hai vị trí xa nhau nhưng rất
giống nhau ở chỗ :
- Những câu viết sai đều giống nhau.
- Những sáng kiến khi làm bài cũng giống nhau. Tôi để riêng hai loại đó ra và khi
trả bài, tôi gọi V và M, tác giả của hai bài nói trên đứng dậy thì hoá ra hai em này
lại ngồi gần nhau.
Tôi hỏi:
- Hai em cho cô biết, ai là người cho bạn chép bài và ai là người chép bài của
bạn?
Mai mặt cúi gằm, tay bấu bấu vào mép bàn, chân di di xuống đất, không nói một
câu.
Việt hất đầu một cái, mắt nhìn đi chỗ khác, mặt đỏ, miệng liến thoắng:
- Dạ thưa cô! Hai em chẳng ai nhìn bài của ai ạ.
Tôi bảo hai em nhìn thẳng vào mắt tôi và nói :
- Cô cho hai em suy nghĩ kỹ và viết bản kiểm điểm đưa cho cô. Nếu hai em thành
thật, cô sẽ giữ nguyên và các em lấy đây làm bài học cho bản thân. Ngày hôm sau,
cả hai em mang bản kiểm điểm đưa cho tôi và nhận lỗi rằng: V không thuộc bài
nhưng vì nể bạn nên M đã cho V nhìn bài. Tôi giữ lời hứa giữ nguyên điểm kiểm tra
cho hai em, đồng thời cũng biểu dương hai em vì đã thành thật nhận lỗi.
Câu hỏi:
1. Người giáo viên xử sự như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
lOMoARcPSD| 40387276
2. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo
viên?Hướng dẫn giải:
-Xử sự không đúng, khá cứng nhắc, xử lí trên lớp làm các em cảm thấy mình không
được tôn trọng, các em thấy mình có lỗi
-Phải phát huy được sự yêu thương, đồng cảm với hs
- Hoan nghênh hs về tinh thần giúp đỡ bạn nhưng bằng cách khác chứ không phải cho
bạn chép, ví dụ như học nhóm cùng bạn.
Câu 23: Cho tình huống
Đang trong giờ giảng tôi bỗng phát hiện ra tiếng ve sầu kêu ở trong lớp Tôi dừng lại
và yêu cầu:
- Em nào mang ve sầu vào lớp học?
Em N ngồi ở bản thứ tư đứng dậy thưa:
- Thưa thầy, của em ạ.
- Em mang ve ra để góc hành lang ngoài cửa lớp cho thầy ngay! Hết giờ lên gặp
thầy.Tôi tiếp tục giảng bài, hết tiết 3, giờ giải lao 15 phút, em N lên gặp tôi. Tôi
động viên và khuyên em không nên mang ve vào lớp, sẽ ảnh hưởng đến sự học tập
của các bạn.
N hứa với tôi sẽ không đem ve hoặc các đồ chơi vào lớp nữa. Em nói:
- Thầy hiểu em hơn cô B vừa rồi. Hồi nãy cô ấy đã bảo em đem nộp và ngắt đầu một
con ve vứt ra cửa sổ, em rất buồn và tiếc con ve rất hay đó.
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ?
2. Hãy phân tích cách ứng xử sư phạm của hai giáo viên, từ đó rút ra những kết
luậnsư phạm cầu thiết.
Hướng dẫn giải:
- NL hiểu hs, xử lý lí tình huống sp
- Không phù hợp, người 2 mang tính GD hơn, đồng cảm, yêu thương hs hơn người 1
Câu 24: Cho tình huống
Tôi ghét cay ghét đắng nó, ghét từ đôi mắt nâu lúc nào cũng có vẻ buồn buồn đến lối
sống khép kín, im lặng như một bà lão của nó.Khổ nỗi hai đứa lại ở cùng phòng,
chúng tôi học cùng nhau ở trường cấp III nội trú của tỉnh. Cuối năm vì bận rộn cho
những kỳ thi khiến tôi cuốn đi trong dòng chảy mà đôi khi quên mất nó. Đêm. Đợt
gió đông bắc đầu tiên làm tôi khó ngủ. Nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ cồn cào. Bật đèn.
Hai giờ khuya. Như một thói quen tôi nhìn sang giường đối diện và không khỏi giật
mình. Nó ngồi quay mặt vào tưởng đôi vai rung lên từng nhịp. Nó vội lau giọt nước
mắt đang đầm đìa trên má - Tâm có chuyện gì thế?
- Không sao đâu. Hiền ngủ đi.
Tôi đến bên nó, khuôn mặt xanh xao, sầu não. Tôi nhận ra đôi mắt nó không phải
màu nâu mà thâm quầng do nhiều đêm thức trắng. Tất cả mọi ác cảm với Tâm đều vỡ
oà. Tôi lặng lẽ tắt đèn vào nằm với Tâm, thì ra ngày mai bố mẹ nó ra toà ly dị. Tôi
khóc.,Tâm cũng khóc, hình như những giọt nước mắt mặn chát đã phần nào ân hận về
sự vô tâm đang dày và trong tâm can tôi. Ngoài cửa sổ những cơn gió lạnh rít lên từng
hồi nhưng tôi cảm thấy âm áp lạ thường.
Câu hỏi:
1. Tình huống trên đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của thanh niên?
lOMoARcPSD| 40387276
2. Hiện tượng này có phổ biến ở lứa tuổi đầu thanh niên không?Tại sao?Hướng
dẫn giải:
- Đề cập đến đời sống tình cảm của học sinh THPT, tình bạn (các em xem kỹ trong
giáo trình phần này để phân tích cụ thể hơn).
-Hiện tượng này cũng phổ biến ở học sinh.
Câu 25: Cho tình huống
Bức thư của một học sinh nam lớp 11 viết "Tôi là một học sinh lớp 11. Tôi rất cảm
xúc đối với lời nói của các bạn học "Dốc sức để học ba năm cấp ba, sau ba năm đó thì
trời đất sẽ thuộc về mình". Vì trước đây khi bước qua ngưỡng cửa của cấp ba, chính
tôi cũng từng nói như vậy. Nhưng sau khi thời gian dần dần trôi qua, tôi mới phát hiện
là mình khó thực hiện được như vậy. Vì động lực thúc đẩy tôi học hành không phải to
lớn mà cũng như hầu hết những học sinh đang học cấp ba, động lực thúc đẩy tôi học
tập chỉ là do cha mẹ chúng tôi hi vọng chúng tôi học tập tốt, để có thể thi được vào
đại học. Hàng ngày, cứ sáu giờ tôi thức dậy, tập thể dục rồi về ăn cơm sáng, đi học
xong lại trở về ăn cơm trưa và sau những giờ học buổi chiều lại ăn cơm tối. Tối đến
thì học bài và làm bài. Nhưng tất cả những điều đó là cái gì? Thi vào đại học? Thi vào
đại học để làm gì? Có công việc tốt để làm? Có công việc tốt để làm là vì cái gì? Từ
bấy lâu nay, tôi không tìm thấy động lực nào để thúc đẩy tôi học tập, để cho tôi có thể
sống một cách tích cực. Cứ gặp phải trở lực là tôi tìm cách trốn tránh. Tôi cảm thấy
thiếu mất một thứ động lực, tức là một lý lẽ do đâu mà tôi phải sống trên thế gian
này..."
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của tuổi đầu thanh niên
2. Em học sinh này suy nghĩ có đúng không? Tại sao ?
Hướng dẫn giải:
-Đề cập đến hoạt động học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Học sinh này suy nghĩ chưa đúng vì chưa hiểu được ý nghĩa của những mong muốn
của bố mẹ. Chưa xác định được ý nghĩ, động cơ của việc học. Học thụ động theo
trong muốn của gia đình mà chưa định hướng được mục đích, đam mê, nghề nghiệp
của mình. Chưa chia sẻ với bố mẹ về mong muốn của mình.
Câu 26: Cho tình huống
Một bà mẹ tâm sự về đứa con trai 14 tuổi của mình.
Lâm là một cậu con trai rất được mọi người chiều chuộng. Hồi tiểu học cháu luôn
hiếu động quá mức làm vợ chồng tôi rất lo lắng. Nhưng khi đi học lớp 6 cháu kết bạn
với Lợi nên mọi sự theo chiều hướng tốt đẹp. Cháu học giỏi, ngoan ngoãn và chúng
tôi rất mừng. Gần đây chúng tôi không biết chắc chuyện gì đã xảy ra, có lẽ sự kiện bắt
đầu khi người bạn thân nhất của nó đi nơi khác. Chúng nó thân nhau lắm và tôi biết
Lâm rất khổ sở khi Lợi ra đi. Trong vòng một tuần lễ nó quanh quẩn, nhìn xuống lầu,
không làm gì nhiều và cũng không nói nhiều. Nếu ai đến gần nó, nói nó điều gì, nó rất
khó chịu. Nó có vẻ không quan tâm gì đến việc học nữa. Khi chúng tôi cố gắng nói
chuyện, nó từ chối và bảo chúng tôi tránh xa nó ra. Tôi phải làm gì bây giờ?
Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của lứa tuổi thiếu niên?
2. Bạn có thể khuyên người mẹ điều gì?
Hướng dẫn giải:
-Đề cập đến giao tiếp bạn bè ngang hàng của học sinh THCS (các em đọc kỹ phần này
trong giáo trình để phân tích cụ thể hơn).
lOMoARcPSD| 40387276
- Nên gần gũi, làm bạn với con, để chia sẻ với con trong học tập, bạn bè, cuộc sống.
Câu 27: Cho tình huống
Là con gái trong một gia đình khá giả, Mai Linh đang học lớp 10. Ở độ tuổi trăng
rằm, tình cảm bạn bè đã bắt đầu chuyển sang một bước mới. Tình cờ, một hôm, một
mẩu thư của bạn trai cô bé bị phát hiện. Bà mẹ đùng đùng nổi giận.
- Mới từng đó tuổi đầu mà đã thư từ hò hẹn hả? Đồ con mất dậy. Tao bảo mày lo ăn
học hay là hò hẹn trai gái..
-Thưa mẹ...mẹ...
- Máy còn chối cãi hà ?
- Mẹ ơi! nhưng..
Cô bé không được phân trần gì cả, tiếp theo chửi là trận đòn roi tới tấp. Từ hôm đó trở
đi Mai Linh luôn cố tình tránh mẹ… Câu hỏi:
1. Tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của tuổi đầu thành niên ?
2. Người mẹ xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
- Đề cập đến tình cảm với bạn khác giới, mối tình đầu của học sinh THPT.
- Mẹ đã xử sự không đúng mà nên chia sẻ với quy luật tất yếu trong đời sống tâm
sinhlý lứa tuổi của con. Tránh đối xử thô bạo với con. Nên làm bạn, chia sẻ với con
về những tác hại của việc trẻ không kiểm soát được cảm xúc, hành vi trong quan hệ
với bạn khác giới. Định hướng cho con những tình cảm trong sạch, là bạn bè, động
lực giúp đỡ nhau trong học tập.
Câu 24: Cho tình huống
Là một người cực ghét trẻ con ăn xin, hễ đứa trẻ nào lò dò tới xin tiền thì chàng K.
nếu không quát cho kinh hồn bạt vía thì chàng cũng kéo tai đá đít kèm theo mấy câu
nghe đến viêm mảng nhĩ. Nhưng bỗng một hôm chàng cho hản hai chị em một con bé
ăn xin mỗi đứa một tờ 10,000 đồng sau khi tận tình hỏi thăm gia cảnh của chúng.
Không biết “cô bạn gái" đang có mặt ở đó, có lưu ý đến cử chỉ đẹp vừa rồi của chàng
không?
Câu hỏi:
1. Hành động trên có được gọi là hành vi đạo đức không? Tại sao?
2. Hãy kể một tình huống mà để lại ấn tượng mà mình cho là hành vi đạo
đức.Hướng dẫn giải:
- Không phải là hành vi đạo đức, vì hành vi đó có tính vụ lợi (dựa vào tiêu chí đánh
giá hành vi đạo đức). Câu 29: Cho tình huống
Đi học về, V vào ngay phòng riêng chứ không quẩn quanh phụ mẹ nấu cơm như mọi
hôm. Chị P biết là con có chuyện nhưng không hỏi. Chị chờ con gái tự nói ra vì chị
biết tính con. Cơm nước xong, chị mới vào phòng con. Chỉ chờ có thể, V nói với
giọng vừa hờn dỗi vừa tức tưởi:
- Lúc nào bố mẹ cũng dạy con phải trung thực, không được quay cóp. Nhưng như
thếchỉ thiệt mình con thôi.
- Có chuyện gì con cú từ từ nói.
- Hôm nay cô giáo vừa trả bài kiểm tra Sử. Con học hết cả hơi vẫn chỉ được 8 điểm.
Bài quá nhiều, không thể thuộc làu mọi thứ trong sách. Trong khi ấy, mấy đứa bạn
con quay bài thì toàn được điểm 9, 10 .
Chị P lặng người. Đây cũng là điều anh chị băn khoăn từ lâu.
Câu hỏi:
1. nh vi quay cóp trong kiểm tra, thi cử là hành vi phi đạo đức có đúng không?
Vì sao?
lOMoARcPSD| 40387276
2. Tại sao V lại không đồng tình với cách giáo dục của bố mẹ? hãy rút ra kết luận
sư phạm từ vấn đề này.
Hưóng dẫn giải:
- Là hành vi phi đạo đức, vì vi phạm quy tắc, chuẩn mực.
-V không đồng tình với bố mẹ vì em thấy sự thiệt thòi của bản thân khi không quay
cóp, những bạn lại đạt điểm cao khi gian dối, quay cóp. Là bố mẹ, thầy cô nên chia sẻ
cho các em thấy động cơ của việc học là học cho chính bản thân mình chứ không vì
điểm số.
Câu 30: Cho tình huống
Trong một buổi sinh hoạt lớp, một học sinh nữ rất đứng đắn khi nhận xét những ưu
điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách rất nghiêm túc, chín chắn. Thế mà ở nhà
có lúc chính cô bé "biết suy nghĩ” ấy lại "tị" với cậu em trai về việc rửa bát "nhiều
hơn" đến mức cãi nhau om sòm giận dỗi, nước mắt chảy vòng quanh. Còn cậu học
sinh cùng lớp có lúc học rất nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không
đi. Thế mà có khi anh chàng "sếu vườn" này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc
xe đạp 3 bánh của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để.
Câu hỏi:
1. Hãy dùng trí thức Tâm lý học lứa tuổi để phân tích hiện tượng tâm lý trên
2. Từ tình huống trên anh (chị) hãy rút ra những kết luận sư phạm. Hướng dẫn
giải:
-Đề cập đến tâm lý lứa tuổi THCS, vừa trẻ con vừa người lớn. Một mặt muốn được
mọi người công nhận mình đã trưởng thành như người lớn, một mặt lại cư xử rất trẻ
con.
- Nên giao các công việc và cho các em cơ hội để thể hiện vị trí, uy tín của mình. Đặc
biệt trong cư xử với mọi người khuyến khích các con thể hiện sự trưởng thành, hướng
với những giá trị tích cực
Câu 31: Cho tình huống
Bạn tốt nghiệp một trường Đại học Sư phạm và đã trở thành giáo viên. Khi mới ra
trường, bạn được nhận vào dạy trong một trường Trung học cơ sở. Vài năm sau, do
điều kiện công tác thay đổi, bạn xin chuyển được về một Trường Trung học phổ
thông. Đây cũng là mơ ước bấy lâu nay của bạn. Nhưng bạn vừa mừng, vừa lo vì
không biết mình có đảm đương tốt các công việc ở trường phổ thông được hay không.
Bạn dự kiến sẽ làm gì?
Hướng dẫn giải:
Sẽ rèn luyện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Các em liệt kê ra những phẩm
chất và năng lực người thầy mà chúng ta đã học. Câu 32: Cho tình huống
Một học sinh tâm sự với bạn về những khó khăn của mình trong việc lựa chọn nghề
nghiệp. Em ấy kể rằng: "Cả gia đình, họ hàng nội ngoại đều bắt con phải vào bằng
được đại học. Con chỉ thấy mình chỉ phù hợp với học nghề nhưng bố con phản đối và
ra điều kiện, nếu không đỗ đại học thì con phải mang va li lên thành phố ôn sang năm
thi tiếp, khi nào thi đỗ đại học mới được trở về nhà. Con rất buồn, không khí gia đình
con lúc nào cũng ngột ngạt. Con không biết phải làm gì bây giờ?"
Câu hỏi:
Với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Tại
sao? Hướng dẫn giải:
-Với học sinh: bạn chia sẻ với em về khó khăn trong định hướng nghề nghiệp mà em
đang gặp phải. Chia sẻ với em về những ước mong của bố mẹ cũng là mong muốn sau
này e có cuộc sống tương lai tốt. Chia sẻ với học sinh về những định hướng nghề
lOMoARcPSD| 40387276
nghiệp có thể phù hợp với bản thân học sinh. Định hướng cho học sinh chủ động chia
sẻ, tâm sự với bố mẹ về vấn đề này với sự kinh trọng, lễ phép, gần gũi.
- Với phụ huynh: nên chia sẻ với phụ huynh về việc định hướng nghề nghiệp của học
sinh, những lợi ích của học nghề có thể đem lại. Khuyến khích phụ huynh gần gũi, nói
chuyện nhẹ nhàng với con em. Là giáo viên cấp ba, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
lớp thì có thể kết hợp với phụ huynh tổ chức các buổi tham luận, hoạt động liên quan
đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Câu 33: Cho tình huống
Thời gian gần đây trong lớp bạn xuất hiện hiện tượng học sinh không mặc đồng phục
khi tới lớp, nhiều học sinh có trang phục “hip hop", đầu nhuộm tóc, học sinh nữ trang
điểm, tạo dáng với nhiều loại túi sắc khác nhau... Tình trạng này được nhiều giáo viên
bộ môn tỏ ra bức xúc và đề nghị giáo viên chủ nhiệm phải có hình phạt thích đáng đối
với những hành vi “càn quấy ” này.
Câu hỏi: Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế
nào? Tại sao? Hướng dẫn giải:
-Là một hiện tượng có thể gặp ở học sinh với tâm lý thích thể hiện, nổi trội của các
em.
- Chia sẻ tìm sự đồng cảm và hợp tác của giáo viên bộ môn trong giáo dục học
sinh lứa tuổi này.
- Có thể thông qua các buổi sinh hoạt lớp, hoặc hoạt động ngoại khóa như “thời
trang học đường"... để học sinh tham gia và định hướng cho học sinh thấy mặt không
phù hợp của các trang phục trên và hướng tới những trang phục phù hợp với lứa tuổi
học sinh.
Câu 34: Cho tình huống
Giờ ra chơi, Cô T đang ngồi trong lớp 12C - lớp cô chủ nhiệm để chuẩn bị vào tiết
sinh hoạt lớp thì nghe tiếng học sinh chạy vào gọi thất thanh: -"Thưa cô, bạn N và
bạn Y lớp mình đang đánh nhau ngoài sân ạ!…”
Cô vội bước ra ngoài, cảnh tượng đập vào mắt cô lúc đó là hình ảnh 2 nữ sinh mặc
đồng phục áo trắng, váy xanh lao vào đánh nhau thượng cẳng chân hạ cẳng tay, nắm
tóc tát tai, thúc gối đánh nhau không khác gì một băng "anh chị", vây xung quanh là
nhiều học sinh đứng cổ vũ, quay phim và chửi bậy, cảnh tượng vô cùng hỗn loạn.
"Quay đi rồi tao post lên mạng...", một số học sinh hò hét. Cũng có một cá nhân vào
can nhưng bị đẩy ra vì "cứ để cho nó đánh tiếp "
Thấy có giáo viên ra, các em học sinh khác dạt ra, và hai em đang đánh nhau cũng
dừng lại. Cô yêu cầu N và Y đi vào lớp, vừa lúc đó trống vào tiết học bắt đầu. Cô yêu
cầu các em viết tường trình sự việc, nguyên nhân vì sao các em lại đánh nhau. Qua
bản tường trình cô thấy N viết lý do bị bạn đánh là trong giờ kiểm tra Toán đã không
cho bạn nhìn bài. Còn trong bản tường trình của Y viết là do thấy N học giỏi, kiêu,
nên ghét và đánh. Cô suy nghĩ rất nhiều về trường hợp hai em này, N là học sinh
ngoan, học giỏi, còn Y là học sinh cá biệt của lớp, đã nhiều lần bị nhắc nhở và yêu cầu
phụ huynh đến gặp cô để trao đổi vấn đề. Bây giờ nếu Y bị đưa ra hội đồng kỷ luật
của trường thì chắc chắn sẽ bị đuổi học.
Cô nói: Dù là lý do gì đi chăng nữa nhưng sự việc hôm nay các em đánh nhau ngoài
sân trường như vậy là việc làm đáng trách. Các em hành động như thế mọi người nhìn
vào sẽ đánh giá và làm mất đi nét duyên của con gái. Hai em hứa với cô từ nay trở đi
sẽ không tái pham.
Câu hỏi:
lOMoARcPSD| 40387276
1. Hãy đánh giá, nhận xét về cách giải quyết tình huống củaT?
2. Nếu bạn là cô giáo Trong tình huống này bạn sẽ xử lý thế nào? Tại sao?Hướng
dẫn giải:
- Cô giáo xử lý tình huống ở mức độ nhất định cũng hợp lý, nhưng chưa thực sự hiệu
qua và triệt để.
-Nên cho các em viết tường trình ngoài giờ học, vì tránh làm ảnh hưởng tới giờ học,
tới các học sinh khác.
-Sau đó, gặp riêng từng học sinh:
+Với em học sinh giỏi, nên khẳng định việc không cho bạn nhìn bài là dùng, chia sẻ
để em chủ động giúp đỡ Y (giáo viên cũng chủ động lên kế hoạch). trong học tập bằng
các hình thức: học nhóm v.v..
+Với Y: nên nhắc nhở rằng hành vi của em là không phù hợp, làm mất hình ảnh giá trị
của mình với thầy cô, bạn bè. Khẳng định: cô sẽ không đưa em ra hội đồng kỷ luật
của nhà trường, để em có cơ hội thay đổi, khẳng định mình. Sau đó, giáo viên nên có
kế hoạch cho bản thân và bạn bè trong lớp tận tình giúp đỡ Yến. Khen ngợi kịp thời
khi em tiến bộ. Khuyến khích em tham gia vào các hoạt động lành mạnh của lớp của
trường, để em rèn luyện bản thân.
| 1/17

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40387276
Tâm lý học giáo dục
I. Các câu hỏi tình huống Câu 1:
Minh Châu được mọi người trong xóm thường gọi với cái tên thân thương là “ chim
cánh cụt”. Cái tên được mọi người gọi như vậy cũng bởi Minh Châu sinh ra thiếu đôi
tay do di chứng chất độc da cam thời chiến tranh mà bố của em đã mang trong người.
Tuy vậy, Minh Châu không đầu hàng trước số phận. Do không có đôi tay nên mọi
việc em thường sử dụng đôi chân để làm mọi việc, kể cả viết khi học, cầm đồ vật, làm
việc nhà giúp bố mẹ, bơi lội, đá bóng,… Với sự cố gắng trong học tập Minh Châu đã
đỗ vào một trường về công nghệ thông tin mà Minh Châu hằng mơ ước. Câu hỏi:
1) Câu chuyện trên đề cập đến yếu tố nào chi phối tới sự hình thành phát triển tâm lý cá nhân?
2) Là giáo viên, bạn sẽ làm gì để giúp những học sinh có hoàn cảnh như Minh
Châu vươn lên trong cuộc sống và học tập? Hướng dẫn giải:
1) Câu chuyện trên đề cập tới tích tích cực của chủ thể trong hoạt động và giao
tiếp là yếu tố quyết định đến sự hình thành phát triển tâm lý của cá nhân. ( phân tích)
2) Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh
- Trò chuyện để hiểu tâm tư tình cảm của học sinh
- Giúp học sinh tự tin thông qua việc khám phá những điểm mạnh của bản thân và tạo
cơ hội để học sinh được khẳng định bản thân.
- Giúp các học sinh khác hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, tạo môi
trường an toàn để cá nhân phát triển
- Tư vấn và phối hợp cùng gia đình trong việc giáo dục học sinh Câu 2:
Giống một vài giáo viên khác, tôi cũng nhận dạy tại một trung tâm giáo dục
thường xuyên (GDTX). Những ngày đầu nhận dạy ở trung tâm GDTX khá vất vả bởi ở
đây tập trung khá nhiều học viên “cá biệt”. Khi tìm hiểu, tôi nhận ra rất nhiều học sinh
có hoàn cảnh đặc biệt và đáng thương. Tôi nhận ra rằng có thể các em học chưa giỏi
nhưng ở các em tiềm ẩn rất nhiều tiềm năng thông qua các hoạt động tập thể (nấu ăn,
tỉa hoa, làm bánh, hát nhạc…). Vì vậy, tôi ý thức việc “gieo” cho các em niềm tin và hi
vọng, tình thương và lẽ sống bên cạnh việc “gieo” con chữ…. Và trái ngọt cũng đến,
sau ba năm ra trường, giờ đây học sinh của tôi đã trở thành người công dân có ích cho
xã hội, có em làm chủ tiệm
bánh, có em làm giáo viên như tôi, có em làm chủ doanh nghiệp nhỏ… Câu hỏi:
1. Hãy cho biết vấn đề đặt ra trong câu chuyện nói trên?
2. Phân tích việc làm của người giáo viên trong câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân? Hướng dẫn giải:
1) Học sinh có thể học chưa giỏi nhưng điều đó không có nghĩa là các em không
có khả năng. Một đứa trẻ có những đặc điểm, tiềm năng riêng cần được khơi dậy để phát triển.
2) Người giáo viên trong tình huống trên đã: lOMoAR cPSD| 40387276
- Yêu thương và chấp nhận sự khác biệt ở học sinh
- Phát hiện ra tiềm năng của học sinh và khơi dậy tiềm năng đó
- Tạo hoạt động để học sinh được khám phá bản thân và phát triển
Rút ra bài học của bản thân Câu 3:
Thời gian gần đây trong lớp 10A1 xuất hiện hiện tượng học sinh không mặc đồng
phục khi tới lớp, nhiều học sinh có trang phục “hip hop”, đầu nhuộm tóc xanh, tím,
học sinh nữ trang điểm, tạo dáng với nhiều loại túi sắc khác nhau,.. Tình trạng này
được nhiều giáo viên bộ môn tỏ ra bức xúc và đề nghị giáo viên chủ nhiệm phải có
hình phạt thích đáng đối với những hành vi càn quấy này. Câu hỏi:
1) Tình huống trên phản ánh con đường nào của sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân?
2) Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
3) Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Câu 4:
Chuẩn bị tiết mục tham gia hội diễn văn nghệ của trường. Giáo viên chủ nhiệm rất
muốn lớp dàn dựng một ca khúc truyền thống, nhưng phần lớn học sinh trong lớp lại
muốn dựng lại một bài hit của giới trẻ kết hợp với nhóm hip hop. Trao đi , đổi lại mãi
vẫn chưa ngã ngũ, giáo viên tức tối bỏ xuống văn phòng ngồi; học sinh thì nhiều em
tỏ ra chán nản, tính ngừng tham gia hội diễn. Câu hỏi:
1) Theo quan điểm của bạn, ai(giáo viên hay học sinh) đúng? Ai sai trong tình huống trên? Vì sao?
2) Theo bạn, thức chất của bất đồng giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh trong tình huống này là gì?
3) Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp, bạn sẽ làm gì để giải quyết tình huống bất đồng nói trên? Câu 5 :
Hồ Hiếu Hạnh được bà con trong xóm gọi thân thương là "chim cánh cụt". Hạnh
sinh ra thiếu đôi tay do di chứng chất độc da cam khiến Hạnh trở nên khác biệt so với
bao bạn bè. Tuy vậy, cậu không đầu hàng trước số phận. Đôi chân của cậu đã làm thay
đôi tay tất cả mọi việc. Không chỉ biết viết, biết làm việc nhà giúp ba mẹ, mà đôi chân
của chàng trai bé nhỏ này còn biết đá banh, bơi lội… Giờ đây sau những nỗ lực của
mình, cậu đã trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin như cậu hằng mơ ước
và được mời vào Google làm việc. Câu hỏi:
1. Câu chuyện trên đề cập đến yếu tố nào chi phối tới sự hình thành
phát triểntâm lý cá nhân.
2. Với tư cách là giáo viên, bạn sẽ làm gì để giúp những học sinh
có hoàn cảnhnhư Hạnh vươn lên trong cuộc sống và học tập? lOMoAR cPSD| 40387276 Câu 6:
Cho tình huống Tiếng trống trường vang lên giòn giã, cả lớp 9 chuyên Anh náo loạn
cả lên, Nghĩa đi ra khỏi lớp đến góc sân trường có chiếc ghế đã quen thuộc tìm chút
yên tĩnh đọc nốt cuốn truyện còn dở. Bất chợt Nghĩa ngẩng đầu lên, bắt gặp ánh mắt
của một người bạn gái. Hai người chợt cười như hiểu ngầm nhau điều gì đó. Cái nhìn
ấy gợi lên trong lòng Nghĩa một làn sóng xao động. Từ đó, cứ mỗi lần ra chơi Nghĩa
lại mang ra chốn quen thuộc để được gặp người bạn gái dễ thương. Và không biết từ
lúc nào hai người trở thành gần gũi, luôn trở chuyện, vui đùa cùng nhau, tan học cùng
đi một đoạn đường. Hiện tượng ấy không tránh nổi con mắt tò mò của bạn học và
chẳng bao lâu trở thành một dư luận Nghĩa và cô bạn gái kia yêu nhau.... Dư luận ấy
đến tại bố mẹ và cô giáo chủ nhiệm, Nghĩa vừa bị kiểm điểm vừa bị mắng cấm không
được giao du với bạn gái đó nữa. Chỉ một thời gian ngắn Nghĩa trở nên ít nói, xa lánh
mọi người, không dám đến gần bạn gái đó nữa cho dù hình ảnh bạn gái đó luôn ẩn
hiện, tâm trí Nghĩa ngày càng rối loạn... Câu hỏi:
1) Cách ứng xử của bố mẹ Nghĩa và cô giáo Chủ nhiệm trong tình huống trên có dùng không? Tại sao?
2) Nếu bạn là bố (mẹ) hay cô giáo Chủ nhiệm trong tình huống này bạn sẽ ứng xử
thể nào? Tại sao lại ứng xử như vậy? Hướng dẫn giải:
-Không đúng vì không phù hợp đặc điểm tâm lí lớn tuổi, quá cứng nhắc, thô bạo,
không mang tính giáo dục, không đem lại hiệu quả cho học sinh -Gọi từng em nói
nhưng chưa đề cập luôn vào vấn đề dễ tạo sự thân thiết. Cô rất hiếu suy nghĩ, cảm
xúc, tâm lí các em vì cô từng đi qua.... Cô biết tình cảm tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đẹp
sau này. Nói tương lai, mất hình tượng nếu học hành sa sút,…
-Sau đó, tổ chức hoạt động ngoại khóa, không nên giáo dục học sinh phải thế này phải
thế kia. Minh chú ý đến em ý và gọi các em lên xem các em như thế nào. Cuối cùng
kết luận về tâm lí lứa tuổi: ai đi qua cũng mắc phải.... Mặt mạnh yếu, tiêu cực, tích cực.
- Cuối cùng không được mới gặp phụ huynh tư vấn
Câu 7: Cho tình huống:
Giờ thứ nhất, giáo viên thuyết trình say sưa, 20 phút đầu tiên học sinh rất chăm chủ,
tay ghi chép liên tục, lần lượt từng trang giấy được viết kín, 30 phút trôi qua, vài học
sinh quay ngang, quay dọc, thư giấy được chuyển đi, lác đác chỗ này có tiếng nói
chuyện riêng, chỗ kia học sinh ngáp ngủ hoặc lim dim gà gật, thậm chí có em đã gục
xuống bàn. Khoảng 1/3 lớp vẫn học rất nhiệt tỉnh. Giờ học kết thúc. Trên bảng, trong
vở dày đặc chữ của thầy. Giờ thứ hai, giáo viên đặt câu hỏi và học sinh làm việc.
Nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau được sử dụng linh hoạt. Cô giáo phỏng vấn
nhanh, thuyết trình ngắn nội dung bài giảng, sau đó các nhóm làm việc, đóng vai,
tranh luận. Không khí buổi học rất sôi nổi. Giáo viên cởi mở, vui vẻ và không cần
thuyết giảng nhiều nhưng học sinh vẫn tham gia nhiệt tình. Nhìn vào lớp chỉ thấy
“diễn viên chính" là các học sinh với nhiều hoạt động sôi nổi, nhiều ý kiến khác nhau
được đưa ra. Không ai làm việc riêng. Tất cả đều cuốn theo sự dẫn dắt của cô giáo.
Cuối giờ, kiến thức được tổng hợp trên bảng, trong vở là thành quả của cả lớp. Những
ý quan trọng được cô giáo nhấn mạnh, bổ sung. Nội dung bài học đã "thấm" vào học trò. Câu hỏi: lOMoAR cPSD| 40387276
1. Sự khác biệt và hiệu quả của hai giờ học trên là gì?
2. Làm thể nào để giáo viên tổ chức, quản lý giờ học hiệu quả? Hướng dẫn giải:
- Sự khác biệt tính hứng thú và tính tích cực liên quan đến cách tổ chức và quản lí lớp học của GV
-Tạo tính tích cực tự giác học tập (bản chất HĐ học và dạy để trả lời), tạo động cơ học
tập: Sử dụng nội dung bài giảng, GV có phương pháp dạy học như thế nào Câu 8: Cho tình huống
Thầy giáo dạy toán đang dạy rất nhiệt tình, chợt thấy nhìn xuống lớp thấy một cậu
học sinh thưởng ngày học tốt, nhưng hôm nay lại không chú ý. Cậu học sinh đang tập
trung và một dáng hình của người phụ nữ tóc dài. Vì quá tập trung vào việc vẽ nên
giáo viên qua lại, các bạn nhắc khéo mà cậu bé chẳng biết gì hết, đến lúc cứng cổ,
thầy gọi học sinh ấy lặp lại công thức vừa học. Cậu học sinh giật thót cả người đứng
dậy nghiêm trang hai tay buông thẳng mà không trả lời, mắt nhìn xuống bàn, nước mắt rưng rưng.
Giáo viên giận quá quát to:” Em không nghe giảng, không tiếp thu bài, không trả lời
được, tôi chưa kịp phạt mà còn khóc to, tại sao? tại sao? Cậu học sinh bật khóc tức
tưởi. Giáo viên rời bục giảng, đi về phía cậu học sinh cầm lấy bản vẽ, quát thêm:”
Học không lo học, lo ngồi vẽ bậy, cô này là cô nào mà em vẽ như vậy? Còn bé tẹo mà
đã vẽ đàn bà à?” Bỗng một học sinh ở dưới lớp đứng dậy nói:
“ Thưa thầy, bạn ấy vẽ mẹ bạn ấy. Bạn ấy rất buồn vì mẹ bạn ấy vừa mới mất ạ”.
“Vậy à? Thế mà tôi không biết!” - giáo viên hạ giọng. Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến năng lực nào của người giáo viên
2. Người giáo viên đã xử sự đúng hay sai? Tại sao? Hướng dẫn giải:
- Năng lực hiểu học sinh (tín hiệu phi ngôn ngữ )
-Chưa đúng: không hiểu hs, không xử lí tốt, gây tổn thương hs.
=> Đưa ra tín hiệu để hs hiểu và chính đốn hành vi của mình rồi gặp riêng làm rõ vấn đề.
=> Nhắc nhở hs bằng tín hiệu phi ngôn ngữ để hs tập trung vào giờ học.
=> Hiểu rõ hs và chia sẻ với em. Câu 9: Cho tình huống
Mẹ đang vui vẻ tiếp bà bạn đến thăm nhà thì K bước vào. Mẹ ôm chầm lấy K. và âu yếm nói:
- Con trai mẹ đã đi chơi nhà ông ngoại về đấy à? K cau mày khó chịu, -Mẹ
nũng nịu vừa chứ. Con 15 tuổi rồi chứ có còn bé bỏng gì nữa!
Bà mẹ ngạc nhiên trợn tròn mắt bảo: "Lên nhà đóng cửa lại! chốc nữa mẹ sẽ nói chuyện với con".
Bà bạn nói tiếp : Thằng H nhà tôi cũng tuổi 14-15 như nó, cũng không sao bảo được. Câu hỏi:
1. Hãy cho biết nguyên nhân của sự khó chịu của K đối với mẹ
2. Phân tích thái độ và cách cư xử của mẹ đối với K trước mặt người lớn (khách
của mẹ). Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết Hướng dẫn giải:
- Nguyên nhân, cách xử sự không phù hợp với bạn vì tuổi này bạn cảm thấy mình
người lớn rồi còn cách mẹ làm như trẻ con nên khó chịu. - Bố mẹ cư xử người
lớn hơn=> bạn tự tin hơn - Thay đổi cách xử sự để phù hợp với lứa tuổi THCS. lOMoAR cPSD| 40387276
Câu 10: Cho tình huống
Thầy Huy là giáo viên Văn, một hôm thầy dạy bài: "Đoàn thuyền đánh cá", khi thầy
đọc xong bài thơ và hỏi: “Bài thơ này sau tác giả nào, các em?" Ở cuối lớp một học
sinh nói đế ngay: "Của nhà thơ Huy… Cận ạ!”, Cậu ta kéo dài chữ Huy và nhấn giọng
vào chữ Cận. Cả lớp phá lên cười.
Thầy suy nghĩ rất nhanh: Học trò là thế đấy, quỷ ma không có, chỉ có nhất học trò.
Mà phải khen cậu học trò ấy phản ứng rất nhanh nhạy, hóm hỉnh, thông minh nữa. Nó
muốn trêu mình, cười vui cái khuyết tật của mình chứ không phải là hỗn láo. Vợ
mình, con mình ở nhà cũng gọi mình là "Bố cận ơi" đấy thôi. Nghĩ vậy nên thầy cũng
phá lên cười, cười rất lâu…
Sau tiếng thở dài, thầy nói: "Nếu vì cận mà tôi trở thành nhà thơ nổi tiếng như Huy
Cận thì hay biết mấy!" Không khi cả lớp trở nên vui vẻ, hào hứng. Thầy bắt đầu phân
tích áng văn hay của nhà thơ Huy Cận một cách say sưa. Cả lớp im phăng phắc… Câu hỏi:
1) Thầy giáo dạy văn dựa vào yếu tố tâm lý nào của lứa tuổi học sinh?
2) Tình huống trên thể hiện năng lực sư phạm nào của giáo viên ? Phân tích năng lực đó. Hướng dẫn giải:
- Hs lớn tuổi này nghịch ngợm, hiếu động => thích giờ học có những tình huống hàihước, dí dỏm.
- Năng lực sp:hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, năng lực ứng xử sp.
=>Xử lí hài hước, mềm dẻo và mang tính hiệu quả
Câu 11: Cho tình huống
Thầy giáo bước vào lớp 10A, đứng dừng một phút để chờ cho lớp yên lặng. - Tôi
chờ đến khi nào các em im lặng - thầy giáo nói bằng một giong gay gắt và bực tức
- T. sao em cứ cựa quậy như ngồi trên đinh ấy? L, lắc lư làm gì thế? Có lẽ em lại
không chuẩn bị bài rồi, thế mà còn ngồi lắc lư. Lên đọc bài! Lan miễn cưỡng đi lên bảng.
- Sao lại im lặng ? Thầy giáo thô bạo hỏi em.
Em đỏ mặt lên và nhìn thầy bằng đôi mắt đầy căm ghét. Thầy giáo gọi một em khác
nhưng không ai thuộc bài cả. Có lẽ cũng có em thuộc nhưng chính thầy giáo đã không
tạo điều kiện cho các em trả lời.
- Các xương của sọ được kết hợp với nhau… tương đối chắc - một em học sinh bắt
đầu nói, nhưng thầy giáo đã bực tức ngắt lời.
- Sao, sao lại kết hợp ? Em kém thế à ? Phải suy nghĩ đã rồi mới nói chứ? Em học sinh im lặng.
-Sao em không nói tiếp? Em không biết gì nữa à? Lại không học bài rồi. Em quên
rằng em đã có điểm một. Câu hỏi:
1) Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ?
2) Hiện tượng này có phổ biến ở giáo viên không? Nó có tạo ra uy tín của người
giáo viên không? Tại sao? Hướng dẫn giải:
- Phong cách quản lí áp đặt, thô bạo lOMoAR cPSD| 40387276
- Không tạo uy tín cho gv vì áp đặt, quá nghiêm khắc, mang tính chất ứng phó, không
tạo tâm thế cho hs học tập.
Câu 12: Cho tình huống
Khi trả bài kiểm tra một tiết, em Đ (lớp 9) ngồi ở cuối lớp, đập tay mạnh lên bàn và
nói to:” Thầy không công bằng”
Tôi bình tĩnh gọi em lên và hỏi:
- "Sao không công bằng? em nói cho thầy nghe xem".
Đ nói -” Bài của em và bạn H làm đúng như nhau mà bài em chỉ có 6 điểm, trong khi
bài của bạn lại được 7 điểm?”
Tôi bảo - "Hai em đưa bài cho thầy xem"
Cả H và Đ đều đưa bài cho tôi xem. Tôi đọc kỹ hai bài kiểm tra, phát hiện bài của
em Đ thiếu đi một chỗ cơ bản của nội dung bài. Tôi đem hai bài chỉ cho Đ xem. Lúc
này em bắt đầu tái mặt, rồi sau đó em xin lỗi tôi. Tôi nói : "Khi em muốn nói điều gì,
em phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này, thầy tha lỗi cho em?” Câu hỏi:
1) Thầy giáo xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
2) Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ? Hướng dẫn giải: - Xử sự đúng
- Đề cập 1 số phẩm chất: công bằng, khách quan, sự kiên nhẫn, tình yêu thương vì
nếukhông tôn trọng, yêu thương thầy không thể kiên nhẫn
- Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sp
Câu 13: Cho tình huống
Một người mẹ tâm sự. "Tôi đã cho phép con trai đọc sách đến 10 giờ tối, còn 5 phút
nữa đến 10 giờ thì bố cháu bảo không đọc nữa. Cháu đề nghị cho nó đọc hết một
trang nữa nhưng chồng tôi không nghe, giật lấy quyển sách, đánh cháu và dọa:
- Tao sẽ còn dạy cho mày biết!
Còn cháu thì nói với bố cháu rằng:
- Con sẽ ghi nhớ mãi sự việc này, khi nào con 16 tuổi, con sẽ ra đi".
Nó là học sinh lớp 9, học giỏi, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người nhưng đối với bố,
nó rất ác cảm. Tôi không biết phải làm thể nào? Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến yếu tố nào trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên?
2. Bạn khuyên người mẹ xử sự thế nào? Hướng dẫn giải:
-Nguyên tắc ứng xử đối với người lớn đặc biệt là bố mẹ
- Dựa vào TL lứa tuổi thiếu niên: bướng bỉnh, cường điệu hóa hành vi xử sự người
lớn, càng thô bạo, cấm thì càng làm.
-Khuyên gặp với con: bố xử sự không phù hợp, thông cảm với bố, gần gũi, tôn trọng bố,..
-Gặp với chồng: làm bạn, tôn trọng, xử sự không thô bạo với con cái. lOMoAR cPSD| 40387276
Câu 14: Cho tình huống
Trống vào học đã gióng lên nhưng học sinh vẫn còn thói quen chưa tốt: cứ đứng lang
thang ở các cạnh cửa sổ và các bậc cầu thang. Thấy bóng cô giáo Nhung bước đến
đầu bậc cấp, các em chạy vụt lên thông báo vội cho nhau: - Nhung lên, Nhung lên!
Cô giáo Nhung nghe rõ mồm một nhưng vẫn điềm tĩnh bước vào lớp và nhẹ nhàng nói: -
Một số em vừa chạy vội từ dưới cầu thang lên còn mệt lắm phải không? Thôi
ngồi nghỉ một tý cho lại sức rồi cố tập trung nghe cô giảng bài mới. Hôm nay bài hơi khó.
Tiết học diễn ra tốt đẹp.
Cuối buổi học ấy có tiết sinh hoạt lớp. Cô giáo Nhung tranh thủ nhắc: -
Nghe trống các em nên vào lớp ngay chờ thầy, cô vào, Đừng để đến khi thấy
giáo viên lên mới gọi nhau và chạy vội vào thì không được trật tự. Và khi vội như thế
thì dễ có kiểu xưng hồ ngắn cụt, không thích hợp. Ví dụ như đầu giờ sáng nay đáng lẽ
phải thông báo đầy đủ "cô giáo Nhung lên" nhưng vì vội quá, có em đã gọi là "Nhung
lên". Cô dừng một lát- Song trong trường hợp này, nếu cần phải dùng hai trong bốn
tiếng đó thì nên chọn hai tiếng nào, các em? - Cô lên, cô lên! -
Đúng, các em chọn hai tiếng đó vừa gọn, vừa lịch sự. Em nào sáng nay vội vàng
nói chưa đúng thì rút kinh nghiệm nhé.
Các em nhìn nhau cười cảm động. Từ đó hiện tượng như thể không diễn ra nữa. Câu hỏi:
1. Hãy phân tích cách xử lý của cô giáo Nhung
2. Trong tình huống tương tự, có thể có những cách xử lý nào?Hướng dẫn giải:
- Xử lí phù hợp: hiểu hs; ứng xử sp tốt, không né tránh, mang tính GD
-Lồng ghép chủ đề, chủ điểm trong tiết sinh hoạt
Câu 15: Cho tình huống
Vào đầu giờ học, khi cô giáo Khuê bước vào lớp thấy lớp còn bẩn, cô hỏi: "Hôm nay ai trực nhật?"
Lớp trưởng đứng dậy trả lời:"Thưa cô bạn Tuấn ạ "
Cô hỏi: “Tuấn, tại sao em chưa làm trực nhật ?”
Tuấn đứng phắt dậy trả lời: "Vì em không thích ạ"
Cô bình tĩnh nói:"Với nghĩa vụ và trách nhiệm thì không thể nói thích hay không
thích mà phải làm. Bao nhiêu ngày qua, các bạn đều đã làm và làm tốt nhiệm vụ.
Em không có gì đặc biệt so với các bạn nên cũng phải làm. Chắc em và các bạn đều
muốn được ngồi học trong một căn phòng mát mẻ, sạch sẽ phải không? Cô nghĩ em
phải có một lý do nào đó nên mới không làm.Nếu không tiện nói lý do trước lớp thì
cứ đến gặp cô nhé. Còn bây giờ ta phải học đã.”
Cuối giờ học hôm đó Tuấn chạy đến gặp cô và nói:"Thưa cô em không làm trực
nhật vì em không thích làm với bạn Vân ạ”.
Cô :”Nếu em không thích trực nhật cùng bạn Vân thì phải nói với bạn lớp trưởng
và nếu bạn lớp trưởng không giải quyết thì gặp cô đề nghị chứ. Hơn nữa các bạn
trong lớp phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau mới tốt chứ. Em có đồng ý với cô như
vậy không” Tuấn:” Vâng ạ! “
Hôm sau, Tuấn đi làm trực nhật rất sớm. Hoàn thành xong, Tuấn chạy tìm cô giáo để báo cáo. lOMoAR cPSD| 40387276
Cô cười thật vui và nói: " Em làm như vậy là rất tốt. Phát huy em
nhé!” Tuấn cười sung sướng và từ đấy hiện tượng đó không diễn ra nữa. Câu hỏi:
1. Theo bạn, cách giải quyết của cô giáo trong tình huống trên là thành công hay không thành công.
2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thành công (hay không thành công) đó. Hướng dẫn giải: - Thành công
-Xử sự tôn trọng hs,mang tính GD, đạt mục đích GD mong muốn bởi tạo động cơ
hs, lý do Tuấn không trưc nhật (hiểu hs), cho hs phương án xử lí tình huống ấy, động viên hs kịp thời
Câu 16: Cho tình huống
Trong một giờ học đạo đức, thầy T. giảng bài "Tính chân thật", khi thầy vừa hỏi:”
Các em cho thầy biết, ngược lại với tính chân thật là gì?’.
Hai học sinh ngồi cuối lớp nhanh nhảu đồng thanh: “Chân giả ạ!”
Mấy cu cậu ôm nhau cười phá lên. Thầy T gầm lên như con hồ bị thương: “Ai! Ai
vừa nói hả”... và thầy T đến túm cổ áo một cậu học trò ngồi bàn cuối xốc cậu ta
đứng dậy. Thầy T nghiến răng, vơ hết mấy cuốn vở trên bàn xé đánh roạt một cái và
vứt ào qua cửa sổ xuống đất, rồi tập tễnh bước lên bục. Không biết mình đang làm
gì nữa, thầy bỏ ra khỏi lớp. Cả lớp lẳng lặng đứng lên ra về, bỏ lại mình thầy đứng
như trời trồng giữa hành lang. Ba hôm sau có giờ, thầy T lên lớp, nhưng kìa cả lớp vắng teo…
Thầy T lấy xe đạp đắt ra khỏi cổng trường, lên xe, đạp chầm chậm về nhà, trong
lòng thấy khó chịu, bực tức, thầy tự nhủ: "Được, thi gan xem thằng nào hơn, láo!" Câu hỏi:
1. Phân tích, đánh giá cách xử lý của thầy T
2. Nếu gặp tình huống tương tự bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?Hướng dẫn giải:
1.- Không phù hợp, không hiểu đặc điểm TL hs; không kìm chế cảm xúc của
mình ,không tôn trọng hs, không mang tính GD - Bỏ về => bất lực
2.- Bày tỏ sự thông cảm, hài hước, nhanh nhảu của các em hs, kìm chế và đáp lại trả
lời em hài hước, sau đó hướng em vào bài giảng. Nghĩ câu chuyện về chân giả liên
quan đến nội dung bài học.
Câu 17: Cho tình huống
Mừng là một cô giáo trẻ, đẹp, có trình độ chuyên môn vững, nhưng học sinh ít quý
cô và ghét luôn môn toán do cô dạy bởi cô có cách trả bài khá kỳ quặc.
Khi trả bài kiểm tra, bao giờ cô cũng gọi những học sinh khá được điểm cao với
những biệt danh đầy vinh dự:
- Nguyễn Long Hải, cây toán xuất sắc, điểm 10!
- Vũ Bích Hợp, cán sự đầy tài năng, cánh tay phải của tôi, điểm 10!
Sau đó cô bĩu môi, giọng đầy miệt thị với những học sinh trung bình và kém:
- Nào, nhà trung bình chủ nghĩa Nguyễn Huy Thắng, bài của anh có khá hơn đấy, 6 điểm
- Dạ mời chuyên gia chăn ngỗng Vũ Thị Kim lên nhận gậy ạ!
Sau những giờ trả bài như thế, không khí lớp bao giờ cũng lắng xuống, giờ học trở
thành hình phạt nặng nề đối với cả lớp. Câu hỏi: lOMoAR cPSD| 40387276
1. Thử hình dung những diễn biến tâm lý của học sinh trong tiết học trên của cô
giáo Mừng và những hậu quả có thể sảy ra.
2. Bạn lên lớp đúng giờ trả bài kiểm tra cho học sinh thì bạn làm như thế nào? Hướng dẫn giải: 1. Tổn thương, xấu hổ
2. -Khen ngợi hs điểm cao, có sự tiến bộ => tạo động cơ cố gắng cho các e.-
Nhắc chung các em điểm kém cần cố gắng còn các em liên tục bị điểm kém
thì gặp riêng nhắc nhở.
Câu 18: Cho tình huống
Sau khi kiểm tra vở bài tập của học sinh, cô giáo T rất bực mình, cô tuyên bố: -
Tôi sẽ không dạy khi nào lớp còn chưa làm đủ bài tập. Bây giờ các em ngồi mà làm đi.
Nói đoạn cô bỏ lên văn phòng ngồi nói chuyện. Khi cô trở lại, một học sinh đứng lên; -
Thưa cô, cô dạy chúng em đi a. Còn những bạn chưa làm đủ bài tập cô
cứ phạtthế nào cũng được ạ. Cô bực tức hất hàm: -
Còn ai chưa làm hết bài tập? Vẫn còn khá nhiều đẩy, em nên trách các
bạn chưa làm bài tập ấy. Con sâu bỏ rầu nồi canh, vì các bạn mà tôi không giảng
được bài. Mà cũng tại các em nữa, tại sao các em không giúp nhau làm bài. -
Thưa cô, cô phạt các bạn ấy chứ cô làm thế này thì thiệt cả lớp - em học
sinh bướng bỉnh nhắc lại. Câu hỏi:
1.Đánh giá việc làm của cô giáo T?
2.Gặp trường hợp trên bạn sẽ xử lý như thế nào? Hướng dẫn giải:
1. Xử lý không tốt. Nguyên tắc không bỏ lớp, quy đồng cả lớp và phạt.
2. -Làm BT đầy đủ => có đầy đủ kiến thức, kĩ năng
-Bạn nào giải được lên giải trước lớp => khuyến khích điểm, động viên, khen ngợi.
- Bạn nào làm rồi thì chấm vở => động viên tinh thần làm bài. Câu 19: Cho tình huống
Giờ trả bài tập làm văn hôm ấy ở lớp 10B thật là căng thẳng. Cô giáo H cầm tập bài
của học sinh nóng nảy giơ hết bài này đến bài khác.
-Thế này thì học thế nào được. Em N đứng lên! Tại sao em lại viết tắt trong bài? T
cho cô biết: Tại sao em không để chỗ ghi lời phê?
Cứ thế, hết bài nọ đến bài kia, bài nào cũng phạm lỗi. Có khi cái tên riêng lại không
viết hoa, khi thì xuống dòng không viết thụt vào. Cuối cùng cô H chặn tay lên tập bài nói:
- Không hiểu dạo cấp hai các em học hành thế nào? Ai dạy các em? Dạy
văn mà chỉ chú ý đến làm thế nào để học sinh hiểu đại ý với lại bài văn có
mấy phần. Qua các bài viết của các em tôi thấy các em không được dạy về
các quy tắc ngữ pháp thông thường nhất. Cô giáo, thầy giáo nào dạy các em
trước đây mà vô trách nhiệm, mà kém thế? lOMoAR cPSD| 40387276
Cả lớp im lặng như tờ. Bỗng nhiều tiếng rì rầm lan ra cả lớp. Cô giáo H thấy vậy nói :
- Trật tự, ở cấp hai các em không được rèn luyện về trật tự, kỷ luật trong giờ học à? - Thưa cô có ạ.
Phía cuối lớp có tiếng rụt rè vang lên. Cô H quay phắt lại đi xuống cuối lớp:
- Thắng, em vừa nói gi? Em phản đối cô có phải không?
Thắng lúng túng đứng dậy, mặt tái đi, mồ hôi lấm tấm trên mặt .
- Thưa cô, cô không nên nói xấu các thầy, cô giáo cũ của chúng em ạ.
Thầy, cô giáo chúng em không có lỗi.
Cô H bỗng dưng đỏ mặt, cô chăm chú nhìn T một lúc rồi chậm rãi đi lên bảng. Cả
lớp cúi mặt nhìn xuống bàn. Một thoáng im lặng trôi qua, cô Hoàn thở dài:
- Thôi các em mở vở ra, cô giúp các em ôn lại những điều cơ bản.
Hôm ấy ra về, cô H thấy lòng nặng trĩu với bao nhiêu ý nghĩ chồng chất. Một cuộc
đấu tranh dằn vặt kéo dài đến nửa đêm. Cô khẳng định được thái độ sai lầm của mình
và quyết định ngày mai sẽ xin lỗi các em. Từ đó cô mới yên giấc cho đến sáng Câu hỏi:
1. Phân tích về mặt sư phạm việc làm của cô giáo H đối với học sinh 2.
Nếu bạn là cô giáo trong tình huống này bạn sẽ xử lý thế nào? Tại sao? Hướng dẫn giải:
- Không phù hợp, phương pháp quản lí, giao tiếp với hs cứng nhắc, thô bạo; đồng nghiệp.
-Phân tích , đáp ứng phẩm chất, NLGV
- Nhắc nhở chung việc viết bài ntn thể hiện con người các em =>không việc gì để
người khác hiểu nhầm mình là người cẩu thả trong cái văn phong của mình “Nét chữ nết người”
Câu 20: Cho tình huống :
Hôm ấy tôi giảng bài "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải. Bài thơ ca
ngợi chiến công của quân dân ta trong thời kỳ chống quân Nguyên. Tôi diễn giảng
say sưa và để minh chứng cho lời giảng của mình, tôi nói:
- Lịch sử còn ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân thời Trần. Chúng bị đánh tả
tơi không còn mảnh giáp. Ba lần sang xâm lược nước ta là cả ba lần đại bại, khiến
cho quân giặc nhà Nguyên phải khiếp vía kinh hồn. Có lần Thoát Hoan - tướng
giặc nhà Nguyên sợ quá phải chui đầu vào ống đồng cho quân khiêng về nước.
Bỗng ở cuối lớp vang lên tiếng: “Bốc phét”. Lời giảng của tôi như khựng lại trong
cổ, nhưng tôi kịp trấn tĩnh tiếp tục giảng và coi như không nghe thấy gì, mặc dù
tôi biết rất rõ em học sinh phát ra câu đó. Cậu ta tỏ ra yên tâm cho rằng thầy
không biết điều mình vừa nói và còn nhoẻn miệng cười khoái chí với bạn bên
cạnh. Hôm sau lại đến giờ văn, tôi gọi học sinh đó lên bảng kiểm tra vấn đáp. Em
trả lời trôi chảy và chứng minh như lời tôi đã giảng, em phấn chấn vì thuộc bài.
Đợi em trả lời xong tôi hỏi:
- Em có tin vào những điều mà em trả lời không? - Thưa thầy có ạ.
- Nếu như thầy bảo em vừa "bốc phét" thì em nghĩ sao?
Như bị chạm nọc, cậu học trò tái mặt, cúi xuống, hai vành tai đỏ lựng như phải bỏng.
Im lặng, cả lớp im phăng phắc chờ đợi. Mãi một lúc sau cậu ta mới quay sang tôi với
vẻ mặt ăn năn: "Thưa thầy, em xin lỗi thầy vì câu nói vô ý thức hôm qua ạ!" lOMoAR cPSD| 40387276
Tôi mỉm cười cho em 9 điểm và nói: Thầy đồng ý tha thứ cho em một lần. Lần sau
trước khi nói cần phải suy nghĩ cho chín chắn để tránh làm tổn thương đến người
khác. Các em có đồng ý không? Câu hỏi;
1. Phân tích cách xử lý của giáo viên trong tình huống trên.
2. Thử hình dung những cách xử lý khác có thể xảy ra khi gặp tình huống tương tự. Hướng dẫn giải:
- Hợp lí nhưng chưa khắc phục được
-Khắc phục được, mang tính GD, không thô bạo
- Chưa hoàn thiện: ăn miếng trả miếng trước lớp, có thể gặp riêng để xử lí tình huống.
Câu 21: Cho tình huống
Giờ tập làm văn. Cô giáo ra đề:"Hãy viết cảm xúc về mẹ"
Nó cầm bút suy nghĩ. Rồi nó hãnh diện. Nó nhủ thầm: Đây là dịp để bày tỏ cảm xúc
mình. Nó cắm cúi viết ....
…”Chưa một lần được nhìn thấy mẹ nhưng em đã lớn lên dưới vòng tay thương yêu
của dì. Dì thương yêu như người mẹ thực thụ, không như gièm pha của người đời:"
Mấy đời bánh đúc có xương"..."
Giờ trả bài. Nó hồi hộp. Đây là lần đầu tiên nó hạnh phúc đến thế ... Nhưng thật bàng
hoàng, trước mắt nó - bài làm văn. Bài làm văn chỉ được điểm 1. Con số 1 đỏ chót với
lời phê thật lớn: Lạc đề. Nó chua xót. Mẹ ơi!?! Câu hỏi:
1. Tình huống đề cập đến năng lực nào của người giáo viên?
2. Cách chấm bài của cô giáo đúng hay sai? Tại sao?Hướng dẫn giải:
-NL hiểu hs (không hiểu hoàn cảnh), xử lí tệ.
-Sai, không tôn trọng, không có tính nhân văn trong cách xử sự với hs
Câu 22: Cho tình huống
Khi chấm bài kiểm tra, tôi phát hiện ra hai bài nằm ở hai vị trí xa nhau nhưng rất giống nhau ở chỗ :
- Những câu viết sai đều giống nhau.
- Những sáng kiến khi làm bài cũng giống nhau. Tôi để riêng hai loại đó ra và khi
trả bài, tôi gọi V và M, tác giả của hai bài nói trên đứng dậy thì hoá ra hai em này lại ngồi gần nhau. Tôi hỏi:
- Hai em cho cô biết, ai là người cho bạn chép bài và ai là người chép bài của bạn?
Mai mặt cúi gằm, tay bấu bấu vào mép bàn, chân di di xuống đất, không nói một câu.
Việt hất đầu một cái, mắt nhìn đi chỗ khác, mặt đỏ, miệng liến thoắng:
- Dạ thưa cô! Hai em chẳng ai nhìn bài của ai ạ.
Tôi bảo hai em nhìn thẳng vào mắt tôi và nói :
- Cô cho hai em suy nghĩ kỹ và viết bản kiểm điểm đưa cho cô. Nếu hai em thành
thật, cô sẽ giữ nguyên và các em lấy đây làm bài học cho bản thân. Ngày hôm sau,
cả hai em mang bản kiểm điểm đưa cho tôi và nhận lỗi rằng: V không thuộc bài
nhưng vì nể bạn nên M đã cho V nhìn bài. Tôi giữ lời hứa giữ nguyên điểm kiểm tra
cho hai em, đồng thời cũng biểu dương hai em vì đã thành thật nhận lỗi. Câu hỏi:
1. Người giáo viên xử sự như vậy là đúng hay sai? Tại sao? lOMoAR cPSD| 40387276
2. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo
viên?Hướng dẫn giải:
-Xử sự không đúng, khá cứng nhắc, xử lí trên lớp làm các em cảm thấy mình không
được tôn trọng, các em thấy mình có lỗi
-Phải phát huy được sự yêu thương, đồng cảm với hs
- Hoan nghênh hs về tinh thần giúp đỡ bạn nhưng bằng cách khác chứ không phải cho
bạn chép, ví dụ như học nhóm cùng bạn.
Câu 23: Cho tình huống
Đang trong giờ giảng tôi bỗng phát hiện ra tiếng ve sầu kêu ở trong lớp Tôi dừng lại và yêu cầu:
- Em nào mang ve sầu vào lớp học?
Em N ngồi ở bản thứ tư đứng dậy thưa: - Thưa thầy, của em ạ.
- Em mang ve ra để góc hành lang ngoài cửa lớp cho thầy ngay! Hết giờ lên gặp
thầy.Tôi tiếp tục giảng bài, hết tiết 3, giờ giải lao 15 phút, em N lên gặp tôi. Tôi
động viên và khuyên em không nên mang ve vào lớp, sẽ ảnh hưởng đến sự học tập của các bạn.
N hứa với tôi sẽ không đem ve hoặc các đồ chơi vào lớp nữa. Em nói:
- Thầy hiểu em hơn cô B vừa rồi. Hồi nãy cô ấy đã bảo em đem nộp và ngắt đầu một
con ve vứt ra cửa sổ, em rất buồn và tiếc con ve rất hay đó. Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của người giáo viên ?
2. Hãy phân tích cách ứng xử sư phạm của hai giáo viên, từ đó rút ra những kết
luậnsư phạm cầu thiết. Hướng dẫn giải:
- NL hiểu hs, xử lý lí tình huống sp
- Không phù hợp, người 2 mang tính GD hơn, đồng cảm, yêu thương hs hơn người 1
Câu 24: Cho tình huống
Tôi ghét cay ghét đắng nó, ghét từ đôi mắt nâu lúc nào cũng có vẻ buồn buồn đến lối
sống khép kín, im lặng như một bà lão của nó.Khổ nỗi hai đứa lại ở cùng phòng,
chúng tôi học cùng nhau ở trường cấp III nội trú của tỉnh. Cuối năm vì bận rộn cho
những kỳ thi khiến tôi cuốn đi trong dòng chảy mà đôi khi quên mất nó. Đêm. Đợt
gió đông bắc đầu tiên làm tôi khó ngủ. Nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ cồn cào. Bật đèn.
Hai giờ khuya. Như một thói quen tôi nhìn sang giường đối diện và không khỏi giật
mình. Nó ngồi quay mặt vào tưởng đôi vai rung lên từng nhịp. Nó vội lau giọt nước
mắt đang đầm đìa trên má - Tâm có chuyện gì thế?
- Không sao đâu. Hiền ngủ đi.
Tôi đến bên nó, khuôn mặt xanh xao, sầu não. Tôi nhận ra đôi mắt nó không phải
màu nâu mà thâm quầng do nhiều đêm thức trắng. Tất cả mọi ác cảm với Tâm đều vỡ
oà. Tôi lặng lẽ tắt đèn vào nằm với Tâm, thì ra ngày mai bố mẹ nó ra toà ly dị. Tôi
khóc.,Tâm cũng khóc, hình như những giọt nước mắt mặn chát đã phần nào ân hận về
sự vô tâm đang dày và trong tâm can tôi. Ngoài cửa sổ những cơn gió lạnh rít lên từng
hồi nhưng tôi cảm thấy âm áp lạ thường. Câu hỏi:
1. Tình huống trên đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của thanh niên? lOMoAR cPSD| 40387276
2. Hiện tượng này có phổ biến ở lứa tuổi đầu thanh niên không?Tại sao?Hướng dẫn giải:
- Đề cập đến đời sống tình cảm của học sinh THPT, tình bạn (các em xem kỹ trong
giáo trình phần này để phân tích cụ thể hơn).
-Hiện tượng này cũng phổ biến ở học sinh.
Câu 25: Cho tình huống
Bức thư của một học sinh nam lớp 11 viết "Tôi là một học sinh lớp 11. Tôi rất cảm
xúc đối với lời nói của các bạn học "Dốc sức để học ba năm cấp ba, sau ba năm đó thì
trời đất sẽ thuộc về mình". Vì trước đây khi bước qua ngưỡng cửa của cấp ba, chính
tôi cũng từng nói như vậy. Nhưng sau khi thời gian dần dần trôi qua, tôi mới phát hiện
là mình khó thực hiện được như vậy. Vì động lực thúc đẩy tôi học hành không phải to
lớn mà cũng như hầu hết những học sinh đang học cấp ba, động lực thúc đẩy tôi học
tập chỉ là do cha mẹ chúng tôi hi vọng chúng tôi học tập tốt, để có thể thi được vào
đại học. Hàng ngày, cứ sáu giờ tôi thức dậy, tập thể dục rồi về ăn cơm sáng, đi học
xong lại trở về ăn cơm trưa và sau những giờ học buổi chiều lại ăn cơm tối. Tối đến
thì học bài và làm bài. Nhưng tất cả những điều đó là cái gì? Thi vào đại học? Thi vào
đại học để làm gì? Có công việc tốt để làm? Có công việc tốt để làm là vì cái gì? Từ
bấy lâu nay, tôi không tìm thấy động lực nào để thúc đẩy tôi học tập, để cho tôi có thể
sống một cách tích cực. Cứ gặp phải trở lực là tôi tìm cách trốn tránh. Tôi cảm thấy
thiếu mất một thứ động lực, tức là một lý lẽ do đâu mà tôi phải sống trên thế gian này..." Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của tuổi đầu thanh niên
2. Em học sinh này suy nghĩ có đúng không? Tại sao ? Hướng dẫn giải:
-Đề cập đến hoạt động học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Học sinh này suy nghĩ chưa đúng vì chưa hiểu được ý nghĩa của những mong muốn
của bố mẹ. Chưa xác định được ý nghĩ, động cơ của việc học. Học thụ động theo
trong muốn của gia đình mà chưa định hướng được mục đích, đam mê, nghề nghiệp
của mình. Chưa chia sẻ với bố mẹ về mong muốn của mình.
Câu 26: Cho tình huống
Một bà mẹ tâm sự về đứa con trai 14 tuổi của mình.
Lâm là một cậu con trai rất được mọi người chiều chuộng. Hồi tiểu học cháu luôn
hiếu động quá mức làm vợ chồng tôi rất lo lắng. Nhưng khi đi học lớp 6 cháu kết bạn
với Lợi nên mọi sự theo chiều hướng tốt đẹp. Cháu học giỏi, ngoan ngoãn và chúng
tôi rất mừng. Gần đây chúng tôi không biết chắc chuyện gì đã xảy ra, có lẽ sự kiện bắt
đầu khi người bạn thân nhất của nó đi nơi khác. Chúng nó thân nhau lắm và tôi biết
Lâm rất khổ sở khi Lợi ra đi. Trong vòng một tuần lễ nó quanh quẩn, nhìn xuống lầu,
không làm gì nhiều và cũng không nói nhiều. Nếu ai đến gần nó, nói nó điều gì, nó rất
khó chịu. Nó có vẻ không quan tâm gì đến việc học nữa. Khi chúng tôi cố gắng nói
chuyện, nó từ chối và bảo chúng tôi tránh xa nó ra. Tôi phải làm gì bây giờ? Câu hỏi:
1. Nội dung tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của lứa tuổi thiếu niên?
2. Bạn có thể khuyên người mẹ điều gì? Hướng dẫn giải:
-Đề cập đến giao tiếp bạn bè ngang hàng của học sinh THCS (các em đọc kỹ phần này
trong giáo trình để phân tích cụ thể hơn). lOMoAR cPSD| 40387276
- Nên gần gũi, làm bạn với con, để chia sẻ với con trong học tập, bạn bè, cuộc sống.
Câu 27: Cho tình huống
Là con gái trong một gia đình khá giả, Mai Linh đang học lớp 10. Ở độ tuổi trăng
rằm, tình cảm bạn bè đã bắt đầu chuyển sang một bước mới. Tình cờ, một hôm, một
mẩu thư của bạn trai cô bé bị phát hiện. Bà mẹ đùng đùng nổi giận.
- Mới từng đó tuổi đầu mà đã thư từ hò hẹn hả? Đồ con mất dậy. Tao bảo mày lo ăn
học hay là hò hẹn trai gái.. -Thưa mẹ...mẹ... - Máy còn chối cãi hà ? - Mẹ ơi! nhưng..
Cô bé không được phân trần gì cả, tiếp theo chửi là trận đòn roi tới tấp. Từ hôm đó trở
đi Mai Linh luôn cố tình tránh mẹ… Câu hỏi:
1. Tình huống đề cập đến đặc điểm tâm lí nào của tuổi đầu thành niên ?
2. Người mẹ xử sự như vậy có đúng không? Tại sao? Hướng dẫn giải:
- Đề cập đến tình cảm với bạn khác giới, mối tình đầu của học sinh THPT.
- Mẹ đã xử sự không đúng mà nên chia sẻ với quy luật tất yếu trong đời sống tâm
sinhlý lứa tuổi của con. Tránh đối xử thô bạo với con. Nên làm bạn, chia sẻ với con
về những tác hại của việc trẻ không kiểm soát được cảm xúc, hành vi trong quan hệ
với bạn khác giới. Định hướng cho con những tình cảm trong sạch, là bạn bè, động
lực giúp đỡ nhau trong học tập.
Câu 24: Cho tình huống
Là một người cực ghét trẻ con ăn xin, hễ đứa trẻ nào lò dò tới xin tiền thì chàng K.
nếu không quát cho kinh hồn bạt vía thì chàng cũng kéo tai đá đít kèm theo mấy câu
nghe đến viêm mảng nhĩ. Nhưng bỗng một hôm chàng cho hản hai chị em một con bé
ăn xin mỗi đứa một tờ 10,000 đồng sau khi tận tình hỏi thăm gia cảnh của chúng.
Không biết “cô bạn gái" đang có mặt ở đó, có lưu ý đến cử chỉ đẹp vừa rồi của chàng không? Câu hỏi: 1.
Hành động trên có được gọi là hành vi đạo đức không? Tại sao? 2.
Hãy kể một tình huống mà để lại ấn tượng mà mình cho là hành vi đạo
đức.Hướng dẫn giải:
- Không phải là hành vi đạo đức, vì hành vi đó có tính vụ lợi (dựa vào tiêu chí đánh
giá hành vi đạo đức). Câu 29: Cho tình huống
Đi học về, V vào ngay phòng riêng chứ không quẩn quanh phụ mẹ nấu cơm như mọi
hôm. Chị P biết là con có chuyện nhưng không hỏi. Chị chờ con gái tự nói ra vì chị
biết tính con. Cơm nước xong, chị mới vào phòng con. Chỉ chờ có thể, V nói với
giọng vừa hờn dỗi vừa tức tưởi:
- Lúc nào bố mẹ cũng dạy con phải trung thực, không được quay cóp. Nhưng như
thếchỉ thiệt mình con thôi.
- Có chuyện gì con cú từ từ nói.
- Hôm nay cô giáo vừa trả bài kiểm tra Sử. Con học hết cả hơi vẫn chỉ được 8 điểm.
Bài quá nhiều, không thể thuộc làu mọi thứ trong sách. Trong khi ấy, mấy đứa bạn
con quay bài thì toàn được điểm 9, 10 .
Chị P lặng người. Đây cũng là điều anh chị băn khoăn từ lâu. Câu hỏi:
1. Hành vi quay cóp trong kiểm tra, thi cử là hành vi phi đạo đức có đúng không? Vì sao? lOMoAR cPSD| 40387276
2. Tại sao V lại không đồng tình với cách giáo dục của bố mẹ? hãy rút ra kết luận
sư phạm từ vấn đề này. Hưóng dẫn giải:
- Là hành vi phi đạo đức, vì vi phạm quy tắc, chuẩn mực.
-V không đồng tình với bố mẹ vì em thấy sự thiệt thòi của bản thân khi không quay
cóp, những bạn lại đạt điểm cao khi gian dối, quay cóp. Là bố mẹ, thầy cô nên chia sẻ
cho các em thấy động cơ của việc học là học cho chính bản thân mình chứ không vì điểm số.
Câu 30: Cho tình huống
Trong một buổi sinh hoạt lớp, một học sinh nữ rất đứng đắn khi nhận xét những ưu
điểm và khuyết điểm của tổ mình một cách rất nghiêm túc, chín chắn. Thế mà ở nhà
có lúc chính cô bé "biết suy nghĩ” ấy lại "tị" với cậu em trai về việc rửa bát "nhiều
hơn" đến mức cãi nhau om sòm giận dỗi, nước mắt chảy vòng quanh. Còn cậu học
sinh cùng lớp có lúc học rất nghiêm túc, có bạn nào rủ đi bắt ve thì kiên quyết không
đi. Thế mà có khi anh chàng "sếu vườn" này chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi leo lên chiếc
xe đạp 3 bánh của cậu bé 5 tuổi đạp lấy đạp để. Câu hỏi:
1. Hãy dùng trí thức Tâm lý học lứa tuổi để phân tích hiện tượng tâm lý trên
2. Từ tình huống trên anh (chị) hãy rút ra những kết luận sư phạm. Hướng dẫn giải:
-Đề cập đến tâm lý lứa tuổi THCS, vừa trẻ con vừa người lớn. Một mặt muốn được
mọi người công nhận mình đã trưởng thành như người lớn, một mặt lại cư xử rất trẻ con.
- Nên giao các công việc và cho các em cơ hội để thể hiện vị trí, uy tín của mình. Đặc
biệt trong cư xử với mọi người khuyến khích các con thể hiện sự trưởng thành, hướng
với những giá trị tích cực
Câu 31: Cho tình huống
Bạn tốt nghiệp một trường Đại học Sư phạm và đã trở thành giáo viên. Khi mới ra
trường, bạn được nhận vào dạy trong một trường Trung học cơ sở. Vài năm sau, do
điều kiện công tác thay đổi, bạn xin chuyển được về một Trường Trung học phổ
thông. Đây cũng là mơ ước bấy lâu nay của bạn. Nhưng bạn vừa mừng, vừa lo vì
không biết mình có đảm đương tốt các công việc ở trường phổ thông được hay không.
Bạn dự kiến sẽ làm gì? Hướng dẫn giải:
Sẽ rèn luyện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Các em liệt kê ra những phẩm
chất và năng lực người thầy mà chúng ta đã học. Câu 32: Cho tình huống
Một học sinh tâm sự với bạn về những khó khăn của mình trong việc lựa chọn nghề
nghiệp. Em ấy kể rằng: "Cả gia đình, họ hàng nội ngoại đều bắt con phải vào bằng
được đại học. Con chỉ thấy mình chỉ phù hợp với học nghề nhưng bố con phản đối và
ra điều kiện, nếu không đỗ đại học thì con phải mang va li lên thành phố ôn sang năm
thi tiếp, khi nào thi đỗ đại học mới được trở về nhà. Con rất buồn, không khí gia đình
con lúc nào cũng ngột ngạt. Con không biết phải làm gì bây giờ?" Câu hỏi:
Với tư cách là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Tại
sao? Hướng dẫn giải:
-Với học sinh: bạn chia sẻ với em về khó khăn trong định hướng nghề nghiệp mà em
đang gặp phải. Chia sẻ với em về những ước mong của bố mẹ cũng là mong muốn sau
này e có cuộc sống tương lai tốt. Chia sẻ với học sinh về những định hướng nghề lOMoAR cPSD| 40387276
nghiệp có thể phù hợp với bản thân học sinh. Định hướng cho học sinh chủ động chia
sẻ, tâm sự với bố mẹ về vấn đề này với sự kinh trọng, lễ phép, gần gũi.
- Với phụ huynh: nên chia sẻ với phụ huynh về việc định hướng nghề nghiệp của học
sinh, những lợi ích của học nghề có thể đem lại. Khuyến khích phụ huynh gần gũi, nói
chuyện nhẹ nhàng với con em. Là giáo viên cấp ba, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
lớp thì có thể kết hợp với phụ huynh tổ chức các buổi tham luận, hoạt động liên quan
đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Câu 33: Cho tình huống
Thời gian gần đây trong lớp bạn xuất hiện hiện tượng học sinh không mặc đồng phục
khi tới lớp, nhiều học sinh có trang phục “hip hop", đầu nhuộm tóc, học sinh nữ trang
điểm, tạo dáng với nhiều loại túi sắc khác nhau... Tình trạng này được nhiều giáo viên
bộ môn tỏ ra bức xúc và đề nghị giáo viên chủ nhiệm phải có hình phạt thích đáng đối
với những hành vi “càn quấy ” này.
Câu hỏi: Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế
nào? Tại sao? Hướng dẫn giải:
-Là một hiện tượng có thể gặp ở học sinh với tâm lý thích thể hiện, nổi trội của các em. -
Chia sẻ tìm sự đồng cảm và hợp tác của giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh lứa tuổi này. -
Có thể thông qua các buổi sinh hoạt lớp, hoặc hoạt động ngoại khóa như “thời
trang học đường"... để học sinh tham gia và định hướng cho học sinh thấy mặt không
phù hợp của các trang phục trên và hướng tới những trang phục phù hợp với lứa tuổi học sinh. Câu 34: Cho tình huống
Giờ ra chơi, Cô T đang ngồi trong lớp 12C - lớp cô chủ nhiệm để chuẩn bị vào tiết
sinh hoạt lớp thì nghe tiếng học sinh chạy vào gọi thất thanh: -"Thưa cô, bạn N và
bạn Y lớp mình đang đánh nhau ngoài sân ạ!…”
Cô vội bước ra ngoài, cảnh tượng đập vào mắt cô lúc đó là hình ảnh 2 nữ sinh mặc
đồng phục áo trắng, váy xanh lao vào đánh nhau thượng cẳng chân hạ cẳng tay, nắm
tóc tát tai, thúc gối đánh nhau không khác gì một băng "anh chị", vây xung quanh là
nhiều học sinh đứng cổ vũ, quay phim và chửi bậy, cảnh tượng vô cùng hỗn loạn.
"Quay đi rồi tao post lên mạng...", một số học sinh hò hét. Cũng có một cá nhân vào
can nhưng bị đẩy ra vì "cứ để cho nó đánh tiếp "
Thấy có giáo viên ra, các em học sinh khác dạt ra, và hai em đang đánh nhau cũng
dừng lại. Cô yêu cầu N và Y đi vào lớp, vừa lúc đó trống vào tiết học bắt đầu. Cô yêu
cầu các em viết tường trình sự việc, nguyên nhân vì sao các em lại đánh nhau. Qua
bản tường trình cô thấy N viết lý do bị bạn đánh là trong giờ kiểm tra Toán đã không
cho bạn nhìn bài. Còn trong bản tường trình của Y viết là do thấy N học giỏi, kiêu,
nên ghét và đánh. Cô suy nghĩ rất nhiều về trường hợp hai em này, N là học sinh
ngoan, học giỏi, còn Y là học sinh cá biệt của lớp, đã nhiều lần bị nhắc nhở và yêu cầu
phụ huynh đến gặp cô để trao đổi vấn đề. Bây giờ nếu Y bị đưa ra hội đồng kỷ luật
của trường thì chắc chắn sẽ bị đuổi học.
Cô nói: Dù là lý do gì đi chăng nữa nhưng sự việc hôm nay các em đánh nhau ngoài
sân trường như vậy là việc làm đáng trách. Các em hành động như thế mọi người nhìn
vào sẽ đánh giá và làm mất đi nét duyên của con gái. Hai em hứa với cô từ nay trở đi sẽ không tái pham. Câu hỏi: lOMoAR cPSD| 40387276
1. Hãy đánh giá, nhận xét về cách giải quyết tình huống của cô T?
2. Nếu bạn là cô giáo Trong tình huống này bạn sẽ xử lý thế nào? Tại sao?Hướng dẫn giải:
- Cô giáo xử lý tình huống ở mức độ nhất định cũng hợp lý, nhưng chưa thực sự hiệu qua và triệt để.
-Nên cho các em viết tường trình ngoài giờ học, vì tránh làm ảnh hưởng tới giờ học, tới các học sinh khác.
-Sau đó, gặp riêng từng học sinh:
+Với em học sinh giỏi, nên khẳng định việc không cho bạn nhìn bài là dùng, chia sẻ
để em chủ động giúp đỡ Y (giáo viên cũng chủ động lên kế hoạch). trong học tập bằng
các hình thức: học nhóm v.v..
+Với Y: nên nhắc nhở rằng hành vi của em là không phù hợp, làm mất hình ảnh giá trị
của mình với thầy cô, bạn bè. Khẳng định: cô sẽ không đưa em ra hội đồng kỷ luật
của nhà trường, để em có cơ hội thay đổi, khẳng định mình. Sau đó, giáo viên nên có
kế hoạch cho bản thân và bạn bè trong lớp tận tình giúp đỡ Yến. Khen ngợi kịp thời
khi em tiến bộ. Khuyến khích em tham gia vào các hoạt động lành mạnh của lớp của
trường, để em rèn luyện bản thân.