Các chủ thể kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Các chủ thể kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
8 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các chủ thể kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Các chủ thể kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

23 12 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG 2: DOANH NGHIÊP TƯ NHÂN VÀ HỘ
KINH DOANH
1. HKD không được sử dụng quá 10 lao động.
Sai. Đây là qui định cũ trong nghị định 78/2015/NĐ-CP (điều 66). Còn căn cứ theo điều
79, nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh không còn bị giới hạn về số lượng lao
động.
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ80 LDN, thì cá nhân/thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập
hộ kinh doanh.
3. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
Đúng. Căn cứ vào K4 Đ188 LDN, DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, Cty TNHH hoặc CTCP.
4. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiêp 1 chủ sở hữu
khác.
Đúng. Căn cứ vào K3 Đ188 LDN, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DNTN và
không được đồng thời là chủ HKD hay thành viên hợp danh của Cty hợp danh.
5. Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ 188 LDN, chủ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần nên không thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.
6. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ79 nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ sở hữu HKD là người được ủy
quyền làm đại diện.
7. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đúng. Căn cứ vào K1 và K3 Đ190 LDN, chủ DNTN là người có toàn quyền quyết định
đối với tất cả hoạt động của DNTN nên trong mọi trường hợp, chủ DNTN sẽ là đại diện
theo PL của DNTN.
8. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp
luật
của doanh nghiệp.
Đúng. Căn cứ vào Đ191 LDN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước PL với tư
cách là chủ sở hữu DNTN khi cho thuê DNTN. Còn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ
thể giữa 2 bên thì được qui định trong hợp đồng cho thuê.
9. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ192 LDN, người mua DNTN sẽ phải đăng kí thay đổi chủ DNTN
theo qui định, có nghĩa là DNTN chỉ thay đổi chủ sở hữu chứ không chấm dứt sự tồn tại.
10. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ 192 LDN, chủ DNTN chỉ phải chịu trách nhiệm trong thời gian
trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ DNTN, người mua và chủ nợ
của DNTN có thỏa thuận khác.
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH
1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiêp đều không thể
Trở thành thành viên công ty hợp danh.
Sai. Trừ những cá nhân được qui định tại K3 Đ17 LDN thì các cá nhân còn lại có quyền
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để trở thành thành viên Cty hợp danh.
2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
Sai. Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 187 LDN thì thành viên góp vốn không được tham
gia quản lý cty hợp danh.
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là
người đại diện theo PL của công ty.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ185 LDN, khi bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì thành
viên đó không còn được là người đại diện theo pháp luật của công ty (vd bị khai trừ khỏi
cty, chấp hành phạt tù, bị tòa án cấm hành nghề,vv..).
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công ty
nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Sai. Căn cứ vào khoản 2 điều 185 LDN thì thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi
công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận (điều kiện là thành viên đó phải thông
báo bằng văn bản chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn, và chỉ được rút vốn vào thời
điểm kết thúc năm tài chính, khi báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông
qua).
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên (HĐTV).
Sai. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Đ187 LDN thì thành viên góp vốn cũng có quyền
biểu quyết tại hội đồng thành viên.
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Sai. Căn cứ vào khoản 1 điều 182 LDN thì Hội đồng thành viên sẽ bầu 01 thành viên hợp
danh làm chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng GĐ nếu điều lệ công ty
không có qui định khác. Có nghĩa là nếu các thành viên HĐTV đồng ý thuê GĐ hoặc
TGĐ thì việc đó hoàn toàn được phép.
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Sai. Căn cứ điểm d , K2, Đ 181 LDN, thành viên hợp danh chỉ phải hòan trả khi
Sai. Căn cứ và điểm d, K2 Đ181 LDN, thành viên hợp danh chỉ phải hoàn trả khi
nhân danh cá nhân để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty
mà không đem nộp cho công ty, chứ không phải nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ
Trở thành thành viên của công ty đó.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ53 LDN, chỉ trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tv đó mới trở thành thành viên của
công ty.
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
Sai. Căn cứ vào K3 & K4 Đ46 LDN, cty TNHH 2 tv không được phát hành cổ
phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành cty cổ phần) và được phát hành trái
phiếu theo qui định của luật DN và các luật liên quan.
3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sai. Trừ những tổ chức, cá nhân được qui định tại K3 Đ17 LDN thì các tổ chức, cá
nhân còn lại có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để trở thành
thành viên Cty TNHH 2 thành viên trở lên.
4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được
bầu làm Chủ tịch HĐTV.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ17 LDN, vẫn có những tổ chức/cá nhân không có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp ví dụ như cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân, vv..
6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Sai. Căn cứ vào điểm a K2 Đ49 LDN, thành viên/nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn
điều lệ trở lên (hoặc 1 tỉ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ cty qui định) vẫn có quyền yêu cầu
triệu tập HĐTV để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
Sai. Căn cứ vào K1&K2 Đ68 LDN thì tỉ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu chỉ thay
đổi khi cty chọn tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hiện hữu (còn
nếu tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới thì tỉ lệ vốn góp ko thay đổi).
8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ74. LDN, CT TNHH 1 TV được phát hành trái phiếu theo
Sai. Căn cứ vào K4 Đ74 LDN, cty TNHH 1 tv được phát hành trái phiếu theo qui định
của Luật doanh nghiệp và qui định khác của pháp luật liên quan.
9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu
công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sai. Căn cứ vào K6 Đ86 LDN, hợp đồng, giao dịch giữa cty TNHH 1 thành viên là cá
nhân với chủ sở hữu CT chỉ được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của CT.
10.Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa
số.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ86 LDN, trừ trường hợp điều lệ cty qui định khác, trong vòng 10
ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số thì HĐTV hoặc Chủ tịch cty,
GĐ hoặc TGĐ và KSV phải quyết định chấp thuận hợp đồng, giao dịch (có giới hạn thời
gian chứ không chỉ ngồi đó xem xét).
CHƯƠNG 5 – CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ116 LDN, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông
sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công
ty không quy định một tỷ lệ khác.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ167 LDN, HĐQT CTCP chấp thuận các hợp đồng giao dịch có giá
trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
hoặc 1 tỉ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo qui định tại điều lê cty.
3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho
người khác.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ120 LDN, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cty được cấp
GCNĐKDN, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ
đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng
lập nếu được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn
cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Đúng. Căn cứ vào K1 Đ 116 LDN, số phiếu biểu quyết của 01 cổ phần ưu đãi biểu quyết
luôn nhiều hơn so với cổ phần phổ thông khác. Tuy nhiên, sau thời hạn ưu đãi biểu quyết
được qui định thì cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ
đông.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ 117 LDN, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có
quyền tham dự và biểu quyết tại Đại HĐCĐ. Tương tự, căn cứ vào K3 Đ118 LDN, cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại
HĐCĐ.
6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.
Sai. Căn cứ vào Đ133 LDN, CTCP có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần
Sai. Căn cứ vào K1 Đ133 LDN, CTCP có quyển mua lại không quá 30% tổng số cổ phần
phổ thông đã bán, 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Căn cứ vào K1 Đ
133 LDN, Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ
phần từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng (trường hợp khác, việc mua lại CP do Đại
HĐCĐ quyết định).
7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
Sai. Căn cứ vào Điểm A K1 Đ137 LDN, công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cty thì mới không bắt buộc phải có
Ban Kiểm Soát.
8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ137 LDN:
a. trường hợp cty chỉ có 01 người đại diện theo PL thì Chủ tịch HĐQT hoặc
giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo PL của cty.
b. trường hợp điều lệ chưa có qui định thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo PL của
cty.
c. trường hợp công ty có hơn 01 người đại diện theo PL thì Chủ tịch HĐQT
và Giám Đốc/Tổng GĐ đương nhiên là người đại diện theo PL của cty.
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ123 LDN, CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ
phiếu. Còn phát hành trái phiếu, bản chất là để huy động vốn kinh doanh nên nó không
được xếp cùng loại tài chính với vốn điều lệ.
10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác.
Sai. Căn cứ vào Điểm C K1 Đ155 LDN, thành viên HĐQT cty có thể đồng thời là thành
viên HĐQT của công ty khác.
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ 120 LDN, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít
nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 6. TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
Sai. Căn cứ vào điều 198 và điều 199 LDN, thì hình thức chia và tách doanh
nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc tách.
Sai. Căn cứ vào điều 199 LDN, công ty TNHH, công ty cổ phần mới có thể được
thành lập mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ200 LDN, chỉ qui định việc sát nhập, hợp nhất của các DN chứ
không qui định phải là CTCP và Cty TNHH mới có thể hợp nhất.
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ201 LDN, chỉ qui định việc sát nhập, hợp nhất của các DN chứ
không qui định phải là các doanh nghiệp cùng loại mới có thể hợp nhất, sát nhập
5. DNTN có thể sáp nhập vào công ty TNHH một thành viên.
Sai. Căn cứ từ Đ88 đến Đ91 Luật Dân sự 2015, chủ thể có quyền tiến hành sát nhập, hợp
nhất là pháp nhân. DNTN không phải pháp nhân nên chỉ có thể tổ chức lại thông qua việc
chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
6. CTHD có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sai. Căn cứ theo Đ202 đến Đ205 Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có 04 hình thức chuyển
đổi doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, công ty cổ phần
thành công ty TNHH 01 một thành viên, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty
TNHH 02 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ
phần, công ty hợp danh)
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân.
Sai.
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký kết hợp
đồng mới.
Sai. Căn cứ vào điểm d K1 Đ 211 Luật DN, doanh nghiệp được ký kết hợp đồng mới
trong trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp.
CHƯƠNG 7. HỢP TÁC XÃ
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của hợp tác xã (HTX).
Sai. Căn cứ Đ13 luật HTX 2012, chỉ cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đáp ứng điều
kiện luật định. Các tổ chức không phải pháp nhân thì không được.
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên HTX.
Sai. Căn cứ điểm a K1 Đ13 luật HTX 2012, người nước ngoài chỉ có thể là thành viên
HTX khi cư trú hợp pháp tại VN, từ đủ 18t trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong HTX.
Sai. Căn cứ K1 Đ17 luật HTX 2012, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
theo qui định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
4. Thành viên HTX biểu quyết tại đại hội thành viên dựa trên số vốn góp trong HTX.
Sai. Căn cứ K3 Đ34 luật HTX 2012, mỗi thành viên, HTX viên hoặc đại biểu
thành viên tham dự đại hội thành viên có 01 phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị
ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, HTX thành
viên hoặc đại biểu thành viên.
5. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX trong mọi trường hợp.
Đúng. Căn cứ K1 Đ37 luật HTX 2012.
6. Người thừa kế của thành viên HTX là cá nhân chết đương nhiên trở thành thành
viên của HTX đó.
Sai. Căn cứ K2 Đ18 luật HTX 2012 thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của luật
HTX và điều lệ, tự nguyện tham gia HTX thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện
các quyền, nghĩa vụ của thành viên. Nếu không tham gia HTX thì chỉ được hưởng thừa
kế theo qui định của PL.
7. HTX không được mua phần vốn góp, mua cổ phần của các doanh nghiệp.
Sai. Căn cứ vào K8 Đ8 luật HTX 2012, HTX được góp vốn, mua cổ phần nhằm mục
tiêu hỗ trợ hoạt động của HTX, liên hiệp HTX.
8. Giám đốc HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó.
Sai. Căn cứ vào K10 Đ32 luật HTX 2012, giám đốc có thể được thuê và không là thành
viên của HTX đó. Đại hội thành viên có thẩm quyền quyết định việc thành viên hội động
quản trị đồng thời là giám đốc (tổng GĐ) hoặc thuê giám đốc (tổng GĐ).
9. Chủ tịch HĐQT của HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó.
Đúng. Căn cứ vào điểm b K3 Đ20 và K11 Đ32 luật HTX 2012, chủ tịch HDQT được bầu
tại hội nghị thành lập HTX hoặc tại Đại hội thành viên và phải là thành viên của HTX đó.
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên HTX.
Sai. Căn cứ vào K5 Đ7 luật HTX 2012, thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân
phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên
hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
11. Các loại tài sản trong HTX đều là tài sản không chia của HTX.
Sai. Căn cứ K4, Đ4 và K2 Đ48 luật HTX 2012, tài sản không chia chỉ là một bộ phận tài
sản của HTX. Tài sản không chia của HTX, liên hiệp HTX bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do NN giao đất, cho thuê đất
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của NN, khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là
tài sản không chia.
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định
đưa vào tài sản không chia.
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ qui định là tài sản không chia.
12. HTX phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong mọi
trường hợp.
Sai. Căn cứ vào K6 Đ18 luật HTX 2012, khi chấm dứt tư cách thành viên của cá nhân
chết theo điểm a khoản 1 điều 16, nếu người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho
HTX thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của HTX chứ không phải trả lại.
CHƯƠNG 8+9. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ,
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản của
doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là người phải thi hành phải bị đình chỉ
Sai. Căn cứ vào K1 Đ41 luật phá sản 2014, chỉ tạm đình chỉ chứ không đình chỉ
vĩnh viễn.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, HTX sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết
quyền lợi cho người lao động sẽ được phân chia cho các chủ nợ không có bảo đảm tại
khoản 2 điều 80 mà vẫn không đáp ứng qui định tại điều 79 của luật Phá sản thì Thẩm
phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.
7. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với m\i trường hợp
giải quyết phá sản doanh nghiệp, HTX.
Sai. Căn cứ vào Đ105 LPS 2014, trường hợp tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp,
HTX thuộc trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 105 LPS thì sẽ giải quyết theo thủ tục
rút gọn. Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản không cần qua
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
8. Triệu tập HNCN là một bước bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Sai. Căn cứ Đ75 LPS 2014, trường hợp không phải tổ chức hội nghị chủ nợ theo qui định
tại điều 105 LPS – tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn.
9. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra
quyết định.
Đúng. Căn cứ theo K2 Đ108 LPS 2014.
10.Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí và chi phí phá sản.
Sai. Căn cứ vào Đ22 và K2 Đ23 LPS, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải
tạm ứng/nộp lệ phí phá sản theo qui định của PL trừ trường hợp người nộp quy định tại
K2 Đ5 và điểm a K1 Đ105.
| 1/8

Preview text:

CHƯƠNG 2: DOANH NGHIÊP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
1. HKD không được sử dụng quá 10 lao động.
Sai. Đây là qui định cũ trong nghị định 78/2015/NĐ-CP (điều 66). Còn căn cứ theo điều
79, nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh không còn bị giới hạn về số lượng lao động.
2. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập HKD.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ80 LDN, thì cá nhân/thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh.
3. DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
Đúng. Căn cứ vào K4 Đ188 LDN, DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, Cty TNHH hoặc CTCP.
4. Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiêp 1 chủ sở hữu khác.
Đúng. Căn cứ vào K3 Đ188 LDN, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 DNTN và
không được đồng thời là chủ HKD hay thành viên hợp danh của Cty hợp danh.
5. Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ 188 LDN, chủ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần nên không thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP.
6. Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ79 nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ sở hữu HKD là người được ủy quyền làm đại diện.
7. Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đúng. Căn cứ vào K1 và K3 Đ190 LDN, chủ DNTN là người có toàn quyền quyết định
đối với tất cả hoạt động của DNTN nên trong mọi trường hợp, chủ DNTN sẽ là đại diện theo PL của DNTN.
8. Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Đúng. Căn cứ vào Đ191 LDN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước PL với tư
cách là chủ sở hữu DNTN khi cho thuê DNTN. Còn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ
thể giữa 2 bên thì được qui định trong hợp đồng cho thuê.
9. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ192 LDN, người mua DNTN sẽ phải đăng kí thay đổi chủ DNTN
theo qui định, có nghĩa là DNTN chỉ thay đổi chủ sở hữu chứ không chấm dứt sự tồn tại.
10. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ 192 LDN, chủ DNTN chỉ phải chịu trách nhiệm trong thời gian
trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ DNTN, người mua và chủ nợ
của DNTN có thỏa thuận khác.
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH
1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiêp đều không thể
Trở thành thành viên công ty hợp danh.
Sai. Trừ những cá nhân được qui định tại K3 Đ17 LDN thì các cá nhân còn lại có quyền
góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để trở thành thành viên Cty hợp danh.
2. Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
Sai. Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 187 LDN thì thành viên góp vốn không được tham gia quản lý cty hợp danh.
3. Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là
người đại diện theo PL của công ty.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ185 LDN, khi bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì thành
viên đó không còn được là người đại diện theo pháp luật của công ty (vd bị khai trừ khỏi
cty, chấp hành phạt tù, bị tòa án cấm hành nghề,vv..).
4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công ty
nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Sai. Căn cứ vào khoản 2 điều 185 LDN thì thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi
công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận (điều kiện là thành viên đó phải thông
báo bằng văn bản chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn, và chỉ được rút vốn vào thời
điểm kết thúc năm tài chính, khi báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua).
5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên (HĐTV).
 Sai. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Đ187 LDN thì thành viên góp vốn cũng có quyền
biểu quyết tại hội đồng thành viên.
6. CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Sai. Căn cứ vào khoản 1 điều 182 LDN thì Hội đồng thành viên sẽ bầu 01 thành viên hợp
danh làm chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng GĐ nếu điều lệ công ty
không có qui định khác. Có nghĩa là nếu các thành viên HĐTV đồng ý thuê GĐ hoặc
TGĐ thì việc đó hoàn toàn được phép.
7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường
thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Sai. Căn cứ điểm d , K2, Đ 181 LDN, thành viên hợp danh chỉ phải hòan trả khi
 Sai. Căn cứ và điểm d, K2 Đ181 LDN, thành viên hợp danh chỉ phải hoàn trả khi
nhân danh cá nhân để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty
mà không đem nộp cho công ty, chứ không phải nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ
Trở thành thành viên của công ty đó.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ53 LDN, chỉ trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì
người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tv đó mới trở thành thành viên của công ty.
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
Sai. Căn cứ vào K3 & K4 Đ46 LDN, cty TNHH 2 tv không được phát hành cổ
phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành cty cổ phần) và được phát hành trái
phiếu theo qui định của luật DN và các luật liên quan.
3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sai. Trừ những tổ chức, cá nhân được qui định tại K3 Đ17 LDN thì các tổ chức, cá
nhân còn lại có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để trở thành
thành viên Cty TNHH 2 thành viên trở lên.
4. Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được
bầu làm Chủ tịch HĐTV.
5. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh
nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ17 LDN, vẫn có những tổ chức/cá nhân không có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp ví dụ như cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, vv..
6. Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành
viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
Sai. Căn cứ vào điểm a K2 Đ49 LDN, thành viên/nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn
điều lệ trở lên (hoặc 1 tỉ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ cty qui định) vẫn có quyền yêu cầu
triệu tập HĐTV để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
7. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu.
Sai. Căn cứ vào K1&K2 Đ68 LDN thì tỉ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu chỉ thay
đổi khi cty chọn tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hiện hữu (còn
nếu tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới thì tỉ lệ vốn góp ko thay đổi).
8. Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Sai. Căn cứ vào K4 Đ74. LDN, CT TNHH 1 TV được phát hành trái phiếu theo
 Sai. Căn cứ vào K4 Đ74 LDN, cty TNHH 1 tv được phát hành trái phiếu theo qui định
của Luật doanh nghiệp và qui định khác của pháp luật liên quan.
9. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu
công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sai. Căn cứ vào K6 Đ86 LDN, hợp đồng, giao dịch giữa cty TNHH 1 thành viên là cá
nhân với chủ sở hữu CT chỉ được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của CT.
10.Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc
Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ86 LDN, trừ trường hợp điều lệ cty qui định khác, trong vòng 10
ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số thì HĐTV hoặc Chủ tịch cty,
GĐ hoặc TGĐ và KSV phải quyết định chấp thuận hợp đồng, giao dịch (có giới hạn thời
gian chứ không chỉ ngồi đó xem xét).
CHƯƠNG 5 – CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ116 LDN, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông
sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công
ty không quy định một tỷ lệ khác.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ167 LDN, HĐQT CTCP chấp thuận các hợp đồng giao dịch có giá
trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
hoặc 1 tỉ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo qui định tại điều lê cty.
3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ120 LDN, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cty được cấp
GCNĐKDN, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ
đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng
lập nếu được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn
cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông.
Đúng. Căn cứ vào K1 Đ 116 LDN, số phiếu biểu quyết của 01 cổ phần ưu đãi biểu quyết
luôn nhiều hơn so với cổ phần phổ thông khác. Tuy nhiên, sau thời hạn ưu đãi biểu quyết
được qui định thì cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ 117 LDN, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có
quyền tham dự và biểu quyết tại Đại HĐCĐ. Tương tự, căn cứ vào K3 Đ118 LDN, cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại HĐCĐ.
6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.
 Sai. Căn cứ vào Đ133 LDN, CTCP có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần
Sai. Căn cứ vào K1 Đ133 LDN, CTCP có quyển mua lại không quá 30% tổng số cổ phần
phổ thông đã bán, 1 phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Căn cứ vào K1 Đ
133 LDN, Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ
phần từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng (trường hợp khác, việc mua lại CP do Đại HĐCĐ quyết định).
7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
Sai. Căn cứ vào Điểm A K1 Đ137 LDN, công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cty thì mới không bắt buộc phải có Ban Kiểm Soát.
8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ137 LDN:
a. trường hợp cty chỉ có 01 người đại diện theo PL thì Chủ tịch HĐQT hoặc
giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo PL của cty.
b. trường hợp điều lệ chưa có qui định thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo PL của cty.
c. trường hợp công ty có hơn 01 người đại diện theo PL thì Chủ tịch HĐQT
và Giám Đốc/Tổng GĐ đương nhiên là người đại diện theo PL của cty.
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ123 LDN, CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ
phiếu. Còn phát hành trái phiếu, bản chất là để huy động vốn kinh doanh nên nó không
được xếp cùng loại tài chính với vốn điều lệ.
10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác.
Sai. Căn cứ vào Điểm C K1 Đ155 LDN, thành viên HĐQT cty có thể đồng thời là thành
viên HĐQT của công ty khác.
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Sai. Căn cứ vào K2 Đ 120 LDN, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít
nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
CHƯƠNG 6. TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
 Sai. Căn cứ vào điều 198 và điều 199 LDN, thì hình thức chia và tách doanh
nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc tách.
 Sai. Căn cứ vào điều 199 LDN, công ty TNHH, công ty cổ phần mới có thể được
thành lập mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ200 LDN, chỉ qui định việc sát nhập, hợp nhất của các DN chứ
không qui định phải là CTCP và Cty TNHH mới có thể hợp nhất.
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
Sai. Căn cứ vào K1 Đ201 LDN, chỉ qui định việc sát nhập, hợp nhất của các DN chứ
không qui định phải là các doanh nghiệp cùng loại mới có thể hợp nhất, sát nhập
5. DNTN có thể sáp nhập vào công ty TNHH một thành viên.
Sai. Căn cứ từ Đ88 đến Đ91 Luật Dân sự 2015, chủ thể có quyền tiến hành sát nhập, hợp
nhất là pháp nhân. DNTN không phải pháp nhân nên chỉ có thể tổ chức lại thông qua việc
chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
6. CTHD có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sai. Căn cứ theo Đ202 đến Đ205 Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có 04 hình thức chuyển
đổi doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, công ty cổ phần
thành công ty TNHH 01 một thành viên, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty
TNHH 02 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân. Sai.
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng mới.
Sai. Căn cứ vào điểm d K1 Đ 211 Luật DN, doanh nghiệp được ký kết hợp đồng mới
trong trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp. CHƯƠNG 7. HỢP TÁC XÃ
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của hợp tác xã (HTX).
Sai. Căn cứ Đ13 luật HTX 2012, chỉ cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đáp ứng điều
kiện luật định. Các tổ chức không phải pháp nhân thì không được.
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên HTX.
Sai. Căn cứ điểm a K1 Đ13 luật HTX 2012, người nước ngoài chỉ có thể là thành viên
HTX khi cư trú hợp pháp tại VN, từ đủ 18t trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong HTX.
Sai. Căn cứ K1 Đ17 luật HTX 2012, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
theo qui định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
4. Thành viên HTX biểu quyết tại đại hội thành viên dựa trên số vốn góp trong HTX.
 Sai. Căn cứ K3 Đ34 luật HTX 2012, mỗi thành viên, HTX viên hoặc đại biểu
thành viên tham dự đại hội thành viên có 01 phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị
ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, HTX thành
viên hoặc đại biểu thành viên.
5. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX trong mọi trường hợp.
 Đúng. Căn cứ K1 Đ37 luật HTX 2012.
6. Người thừa kế của thành viên HTX là cá nhân chết đương nhiên trở thành thành viên của HTX đó.
Sai. Căn cứ K2 Đ18 luật HTX 2012 thì người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện của luật
HTX và điều lệ, tự nguyện tham gia HTX thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện
các quyền, nghĩa vụ của thành viên. Nếu không tham gia HTX thì chỉ được hưởng thừa
kế theo qui định của PL.
7. HTX không được mua phần vốn góp, mua cổ phần của các doanh nghiệp.
Sai. Căn cứ vào K8 Đ8 luật HTX 2012, HTX được góp vốn, mua cổ phần nhằm mục
tiêu hỗ trợ hoạt động của HTX, liên hiệp HTX.
8. Giám đốc HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó.
Sai. Căn cứ vào K10 Đ32 luật HTX 2012, giám đốc có thể được thuê và không là thành
viên của HTX đó. Đại hội thành viên có thẩm quyền quyết định việc thành viên hội động
quản trị đồng thời là giám đốc (tổng GĐ) hoặc thuê giám đốc (tổng GĐ).
9. Chủ tịch HĐQT của HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó.
Đúng. Căn cứ vào điểm b K3 Đ20 và K11 Đ32 luật HTX 2012, chủ tịch HDQT được bầu
tại hội nghị thành lập HTX hoặc tại Đại hội thành viên và phải là thành viên của HTX đó.
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên HTX.
Sai. Căn cứ vào K5 Đ7 luật HTX 2012, thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân
phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên
hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
11. Các loại tài sản trong HTX đều là tài sản không chia của HTX.
Sai. Căn cứ K4, Đ4 và K2 Đ48 luật HTX 2012, tài sản không chia chỉ là một bộ phận tài
sản của HTX. Tài sản không chia của HTX, liên hiệp HTX bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do NN giao đất, cho thuê đất
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của NN, khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia.
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định
đưa vào tài sản không chia.
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ qui định là tài sản không chia.
12. HTX phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong mọi trường hợp.
Sai. Căn cứ vào K6 Đ18 luật HTX 2012, khi chấm dứt tư cách thành viên của cá nhân
chết theo điểm a khoản 1 điều 16, nếu người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho
HTX thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của HTX chứ không phải trả lại.
CHƯƠNG 8+9. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản của
doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là người phải thi hành phải bị đình chỉ
 Sai. Căn cứ vào K1 Đ41 luật phá sản 2014, chỉ tạm đình chỉ chứ không đình chỉ vĩnh viễn.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, HTX sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết
quyền lợi cho người lao động sẽ được phân chia cho các chủ nợ không có bảo đảm tại
khoản 2 điều 80 mà vẫn không đáp ứng qui định tại điều 79 của luật Phá sản thì Thẩm
phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.
7. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với m\i trường hợp
giải quyết phá sản doanh nghiệp, HTX.
Sai. Căn cứ vào Đ105 LPS 2014, trường hợp tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp,
HTX thuộc trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 105 LPS thì sẽ giải quyết theo thủ tục
rút gọn. Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản không cần qua
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
8. Triệu tập HNCN là một bước bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Sai. Căn cứ Đ75 LPS 2014, trường hợp không phải tổ chức hội nghị chủ nợ theo qui định
tại điều 105 LPS – tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn.
9. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Đúng. Căn cứ theo K2 Đ108 LPS 2014.
10.Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí và chi phí phá sản.
Sai. Căn cứ vào Đ22 và K2 Đ23 LPS, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải
tạm ứng/nộp lệ phí phá sản theo qui định của PL trừ trường hợp người nộp quy định tại K2 Đ5 và điểm a K1 Đ105.