Các đặc trưng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Các đặc trưng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

III. Các đặc trưng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law):
1. Có nguồn gốc từ luật La Mã:
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật La
Mã cổ đại. Hầu hết các quốc gia châu Âu lục địa đều chịu sự đô hộ kéo dài của
đế quốc La nên Luật La ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật của
các nước châu Âu lục địa. Qua phân tích về quá trình hình thànhphát triển của
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, có thể thấy các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự
Napoleon (1804), Bộ luật dân sự Đức (1896) đều được hình thành trên sở kết
hợp luật tập quán địa phương Luật La Mã. Trên nền tảng của Luật La Mã, hệ
thống pháp luật chung châu Âu lục địa ra đời được nhiều nước châu Âu tiếp
thu một cách linh hoạt, từ đó tạo nên một truyền thống pháp luật lớn trên thế giới
với những đặc trưng riêng biệt.
2. Hình thức của pháp luật:
Đặc trưng về hình thức pháp luật ở mỗi dòng họ pháp luật chịu ảnh hưởng và
được quy định bởi nguồn gốc của các chính họ pháp luật đó. Đối với các quốc
gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hình thức pháp luật chủ yếu là
pháp luật thành văn, bên cạnh đó còn có các hình thức pháp luật khác như tập
quán pháp, án lệ. Cụ thể nhóm sẽ tìm hiểu về 3 hình thức pháp luật trong hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa: tập quán pháp, án lệ và pháp luật thành văn.
2.1. Tập quán pháp:
Hệ thống pháp luật Civil Law thừa nhận tập quán pháp là những quy tắc xử
sự hình thành một cách tự phát tồn tại từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật.
Giai đoạn hình thành hình thức pháp luật này còn lẫn lộn giữa các các quy
phạm đạo đức, tôn giáo. Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn
giáo, cùng với trình độ dân trí thấp, điều kiện xã hội chưa phát triển, do đó các
văn bản pháp luật còn chưa được hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao.
Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yêu tố:
– Yếu tố khách quan: việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen
một cách tự nhiên.
– Yếu tố chủ quan: chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc
(chấp nhận nó là luật).
2.2. Án lệ:
Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật
được coi là tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các
trường hợp tương tự.
Trong giai đoạn trước đây, án lệ không được coi trọng trong hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ Civil Law. Civil Law là dòng họ coi trọng lý luận pháp luật,
có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao với Bộ luật dân sự ra đời rất sớm và
đồ sộ. Đại diện cho dòng họ này có thể kể đến Pháp, Đức, Ý… Vì thế tiền lệ
pháp không được coi trọng.
Theo quan điểm lí luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu
Âu, các nguyên tắc, các giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có cùng giá trị
với luật thành văn. Thực tiễn xét xử của Tòa án không bị ràng buộc bởi những
quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không có thể dựa vào các quy phạm đó để
biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩm phán
thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử.
Trong thời gian gần đấy, án lệ đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Mặc dù có nhiều cản trở như
đã nói, ý nghĩa quan trọng của án lệ trong các hệ thống thuộc dòng họ Civil Law
ngày càng được thừa nhận và được chứng minh trong quá trình phát triển của
pháp luật
2.3. Pháp luật thành văn:
Trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng Civil law, luật thành văn
giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú trọng phát triển. Pháp luật thành
văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hóa, phát điển hóa cao. Luật thành
văn là những văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành
Trước hết, trong hệ thống pháp luật của nhà nước thuộc dòng Civil Law, luật
thành văn giữ vai trò quan trọng và được ưu tiên áp dụng khi đem ra xét xử. Bởi
lẽ, ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, luật thành văn chủ yếu do
các nhà làm luật hay nghị viện (cơ quan lập pháp hay hành pháp) soạn thảo ra.
Do đó luật thành văn trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil
Law thường mang tính khái quát cao, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật của các nước thuộc dòng Civil law. Hơn thế nữa, đối với các quốc gia
thuộc dòng Civil Law, luật thành văn thường được ưu tiên trong xét xử của tòa.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy so với tập quán pháp, án lệ thì luật thành văn
vẫn được ưu tiên hàng đầu:
- Vai trò của tập quán pháp trong hệ thống nguồn luật của các quốc gia thuộc
dòng họ Civil Law không đồng đều, tập quán pháp chỉ là yếu tố góp phần tìm ra
giải pháp công minh để giải quyết các vấn đề pháp luật. Do đó trong quá trình
xét xử không được ưu tiên áp dụng.
- Án lệ ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa được coi là
nguồn thứ cấp của hệ thống pháp luật do đó nó không có giá trị áp dụng trực
tiếp như luật thành văn.
Trên cơ sở đó có thể khẳng định luật thành văn có vị trí quan trọng nhất
trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng Civil Law và luôn được ưu
tiên trong thực tiễn xét xử
Trong hệ thống pháp luật thành văn ta thấy xuất hiện rất nhiều bộ luật khác
nhau, ngoài các bộ luật cơ bản. Các quy phạm pháp luật trong bộ luật thường
được xây dựng cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào
các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật trung gian như
nghị định hay thông tư ban hành.
Luật thành văn là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật và các
điều ước quốc tế,…
:3. Nguồn của pháp luật
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không
thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Do đó, trong hệ thống pháp
luật Châu Âu lục địa thì luật thành văn là nguồn độc tôn trọng thời gian rất dài.
Trong khi đó án lệ chỉ áp dụng một cách hạn chế để khắc phục những hạn chế
của pháp luật thành văn. Bên cạnh những nguồn luật nói trên thì hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa còn có những nguồn luật khác như: tập quán pháp, học
thuyết, các nguyên tắc chung của pháp luật.
3.1. Tập quán pháp:
Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự cần thiết và
phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần
một văn bản mang tính bắt buộc nào.
Tập quán pháp được chia làm 3 loại:
- Tập quán áp dụng đương nhiên: là những tập quán mà nhà nước và xã hội
thừa nhận một cách phổ biến như con cái sinh ra mang họ bố, con gái khi lấy
chồng mang họ chồng,…
- Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật: Trong Bộ luật dân sự
Napoleon tại các Điều 645, 663, 671, 674 đã dẫn đến việc áp dụng các tập quán
địa phương trong lĩnh vực sở hữu đất đai, sử dụng nguồn nước, hàng rào phân
cách, trồng cây gần giới hạn đất láng giềng, các công trình xây dựng liền kề đất
người bên cạnh. Ngoài ra Bộ luật này còn dẫn chiếu về áp dụng tập quán trong
lĩnh vực hợp đồng, giải thích hợp đồng như “Điều nào không rõ ràng thì giải
thích theo thông lệ nơi hợp đồng giao kết” (Điều 1159), “Hợp đồng có tính bắt
buộc không chỉ về những gì đã được nói rõ mà còn về những hậu quả mà sự
công bằng, tập quán hoặc pháp luật coi là thuộc về nghĩa vụ bản chất của nó”
(Điều 1159)
- Tập quán trái pháp luật: Một số tập quán trái pháp luật nhưng vì các tập
quán đó rất phổ biến trong xã hội nên buộc nhà nước phải thừa nhận. Ví dụ như
“Mọi chứng thư tặng cho lúc còn sống phải lập trước mặt công chứng viên,
theo các hình thức thông thường của hợp đồng và phải lưu bản chính, nếu
không sẽ vô hiệu” (Điều 931 Bộ luật Napoleon). Tuy nhiên, việc tặng cho tài
sản trong thực tiễn không theo quy định trên rất phổ biến, vì vậy mà nhà nước
buộc phải chấp nhận.
3.2. Án lệ:
Trong các hệ thống pháp luật thuộc Civil Law, án lệ không được coi là
nguồn cơ bản như pháp luật thành văn bởi theo quan điểm lí luận phổ biến của
các hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, án lệ đưa ra những giải pháp không
chắc chắn, có thể bị hủy bỏ, sửa đổi bất cứ lúc nào và luôn bị phụ thuộc vào vụ
việc mới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của pháp luật, ý nghĩa quan trọng
của án lệ được thừa nhận và chứng minh. Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ Civil Law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa
án. Điều này thể hiện ở hai điểm:
- Thứ nhất, từ thế kỷ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, do đó đã tồn tại các tổ
chức bảo hiến (ở Đức là Tòa án bảo hiến).
- Thứ hai, trong quá trình xét xử, để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử,
đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn
trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo
những bản án đã được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ
thể của mình. Các phán quyết của Tòa án rất hay quy chiếu đến các phán quyết
đã tuyên trước đó.
Có thể khẳng định, xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật
của hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law, điển hình là Pháp và
Đức, là ngày càng được thừa nhận và chú trọng phát triển, trở thành nguồn luật
cơ bản bên cạnh pháp luật thành văn
3.3. Pháp luật thành văn :
Pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống
các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil Law bao
gồm các loại văn bản sau đây:
+ Hiến pháp: Đạo luật cơ bản của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất do nghị viện ban hành. Ở một số nước sau khi hai viện thông qua còn
phải lấy trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ được thông qua khi được đa số cử tri bỏ
phiếu thuận (ví dụ: Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp). Để bảo vệ hiến
pháp phần lớn các nước châu Âu đều thành lập Toà án hiến pháp hoặc Hội đồng
bảohiến.
+ Các công ước quốc tế: Các công ước quốc tế thông thường được kí kết khi
không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi
hiến pháp trước khi kí kết điều ước quốc tế. Nhìn chung, các nước lục địa châu
Âu đều có quan điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới
hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.
+ Bộ luật: Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau.
Vào thời kì phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một
văn bản luật tổng hợp trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các loại quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính,
thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình … như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ
luật 1687 của Na Uy, Bộ luật 734 của Thuỵ Điển và Phần Lan... Hiện nay, thuật
ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày
có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định.
+ Luật: Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành
theo một trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ
3.4: Học thuyết
- Học thuyết chính trị của Montesquieu (Mongtexkio) ở Pháp: Tác phẩm nổi
tiếng của ông là “Tinh thần pháp luật” , tác phẩm đã trình bày những nguyên
nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết
giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các
luật lệ với nhau.
- Học thuyết chính trị pháp lý của I.Kant ở Đức: Theo Kant có ba loại pháp
luật: pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tế, và pháp luật công lý. Pháp luật tự
nhiên là những nguyên tắc tiên nhiệm tất nhiên. Pháp luật thực tế, mà nguồn là
những ý chí của người lập pháp. Pháp luật công lý là những đòi hỏi khát vọng
không được pháp luật quy định và nó không được bảo đảm bằng cưỡng chế.
3.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật :
Là các nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận
trong pháp luật quốc gia của hầu hết các nước. Các nguyên tắc chung có thể
được thể hiện trong hiến pháp, các luật, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên tắc
chung của pháp luật không được thể hiện trong luật thành văn hiện hành mà có
nguồn gốc từ án lệ hoặc Luật La Mã cổ đại. Việc thừa nhận những nguyên tắc
chung này dựa trên quan điểm quan niệm là pháp luật là đại lượng của công
bằng, công lí. Những nguyên tắc chung giúp chúng ta lấp các chỗ trống của
pháp luật, giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất khi giải quyết
các vụ việc trong thực tiễn.
Một số nguyên tắc chung của Luật La Mã cổ đại được nhiều quốc gia lục
địa Châu Âu thừa nhận:
Affectio tua nomen imponit operi tuo- Động cơ của anh đặt tên cho hành vi
của anh.
Non bis in idem- Không ai bị xét xử về một tội phạm đã được kết án bằng một
bản án đã có hiệu lực.
Affectus punitur licet non sequatur affectus- Ý định cần phải bị trừng phạt mặc
dù không đạt được mục đích.
Affirmantis est probare- Ai khẳng định, người đó chứng minh.
Nemo in propria causa testis esse debet- Không ai có thể tự làm chứng cho
mình.
Nemo jus sibi dicere potest- Không ai có thể tự mình phán xử mình.
Nemo cogitationis poenam patitur- Không ai có thể trừng phạt vì suy nghĩ của
mình.
Non obligal lex nisi promulgate- Một đạo luật chỉ có thể bắt buộc thực hiện
khi đã công bố.
4. Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp
- Ảnh hưởng phong trào văn hóa Phục Hưng: Khi nhà nước La Mã còn tồn tại,
đã ban hành rất nhiều chính sách tốt cho người dân. Sau khi đế chế La Mã sụp
đổ, thời kỳ Đêm trường trung cổ ở Châu Âu kéo dài. Sau đó, thời kỳ Phục Hưng
khôi phục lại những hưng thịnh của xã hội. Trường phái pháp luật tự nhiên ra
đời. Người ta quan niệm rằng: Có 1 loại pháp luật mà vị trí của nó được đặt cao
hơn Luật do nhà nước ban hành. Chính sự thắng thế của Luật tự nhiên đã tác
động rất lớn đối với việc phân chia thành luật công, luật tư.
5. Vai trò, hoạt động của thẩm phán:
Ở những hệ thống pháp luật khác nhau thì vai trò làm luật của thẩm phán
cũng khác nhau. Về nguyên tắc chỉ có luật do cơ quan có thẩm quyền thay mặt
cho nhân dân, cho quyền lực nhà nước ban hành mới có giá trị là nguyên tắc cơ
bản.
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các
thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động
lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật. Thẩm
phán trong hệ thống pháp luật này chỉ đóng vai trò là người giải thích và áp
dụng luật vào trong thực tiễn đời sống, không được ban hành các quy phạm
pháp luật mới trong quá trình xét xử. Nguyên nhân là do dòng họ Civil Law
chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa
nhận vai trò lập pháp của cơ quan xét xử. Các luật gia ở châu Âu hầu như có
cùng quan điểm thống nhất rằng hoạt động lập pháp là hoạt động của Nghị viện,
Tòa án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử
để tạo ra luật.
Ngày nay việc áp dụng song song và xem án lệ là nguồn luật bổ trợ ngày
càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể như các Tòa án Tối cao của Đức, Thụy Sĩ hay
tòa án phá án của Pháp đều công bố các tuyển tập án lệ như là nguồn bổ sung
cho những khiếm khuyết của luật thành văn nói riêng và của hệ thống pháp luật
nói chung
| 1/6

Preview text:

III. Các đặc trưng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law):
1. Có nguồn gốc từ luật La Mã:
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật La
Mã cổ đại. Hầu hết các quốc gia ở châu Âu lục địa đều chịu sự đô hộ kéo dài của
đế quốc La Mã nên Luật La Mã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật của
các nước châu Âu lục địa. Qua phân tích về quá trình hình thành và phát triển của
hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, có thể thấy các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự
Napoleon (1804), Bộ luật dân sự Đức (1896) đều được hình thành trên cơ sở kết
hợp luật tập quán địa phương và Luật La Mã. Trên nền tảng của Luật La Mã, hệ
thống pháp luật chung châu Âu lục địa ra đời và được nhiều nước ở châu Âu tiếp
thu một cách linh hoạt, từ đó tạo nên một truyền thống pháp luật lớn trên thế giới
với những đặc trưng riêng biệt.
2. Hình thức của pháp luật:
Đặc trưng về hình thức pháp luật ở mỗi dòng họ pháp luật chịu ảnh hưởng và
được quy định bởi nguồn gốc của các chính họ pháp luật đó. Đối với các quốc
gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hình thức pháp luật chủ yếu là
pháp luật thành văn, bên cạnh đó còn có các hình thức pháp luật khác như tập
quán pháp, án lệ. Cụ thể nhóm sẽ tìm hiểu về 3 hình thức pháp luật trong hệ
thống pháp luật Châu Âu lục địa: tập quán pháp, án lệ và pháp luật thành văn. 2.1. Tập quán pháp:
Hệ thống pháp luật Civil Law thừa nhận tập quán pháp là những quy tắc xử
sự hình thành một cách tự phát tồn tại từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật.
Giai đoạn hình thành hình thức pháp luật này còn lẫn lộn giữa các các quy
phạm đạo đức, tôn giáo. Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn
giáo, cùng với trình độ dân trí thấp, điều kiện xã hội chưa phát triển, do đó các
văn bản pháp luật còn chưa được hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao.
Bản chất của tập quán pháp được dựa trên hai yêu tố:
– Yếu tố khách quan: việc các xử sự, thái độ, hành vi đã trở thành thói quen một cách tự nhiên.
– Yếu tố chủ quan: chủ thể pháp luật cho rằng thói quen đó mang tính bắt buộc
(chấp nhận nó là luật). 2.2. Án lệ:
Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật
được coi là tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Trong giai đoạn trước đây, án lệ không được coi trọng trong hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ Civil Law. Civil Law là dòng họ coi trọng lý luận pháp luật,
có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao với Bộ luật dân sự ra đời rất sớm và
đồ sộ. Đại diện cho dòng họ này có thể kể đến Pháp, Đức, Ý… Vì thế tiền lệ
pháp không được coi trọng.
Theo quan điểm lí luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu
Âu, các nguyên tắc, các giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có cùng giá trị
với luật thành văn. Thực tiễn xét xử của Tòa án không bị ràng buộc bởi những
quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không có thể dựa vào các quy phạm đó để
biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩm phán
thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử.
Trong thời gian gần đấy, án lệ đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Mặc dù có nhiều cản trở như
đã nói, ý nghĩa quan trọng của án lệ trong các hệ thống thuộc dòng họ Civil Law
ngày càng được thừa nhận và được chứng minh trong quá trình phát triển của pháp luật
2.3. Pháp luật thành văn:
Trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng Civil law, luật thành văn
giữ vai trò quan trọng và ngày càng được chú trọng phát triển. Pháp luật thành
văn được coi trọng và có trình độ hệ thống hóa, phát điển hóa cao. Luật thành
văn là những văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành
Trước hết, trong hệ thống pháp luật của nhà nước thuộc dòng Civil Law, luật
thành văn giữ vai trò quan trọng và được ưu tiên áp dụng khi đem ra xét xử. Bởi
lẽ, ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, luật thành văn chủ yếu do
các nhà làm luật hay nghị viện (cơ quan lập pháp hay hành pháp) soạn thảo ra.
Do đó luật thành văn trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil
Law thường mang tính khái quát cao, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật của các nước thuộc dòng Civil law. Hơn thế nữa, đối với các quốc gia
thuộc dòng Civil Law, luật thành văn thường được ưu tiên trong xét xử của tòa.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy so với tập quán pháp, án lệ thì luật thành văn
vẫn được ưu tiên hàng đầu:
- Vai trò của tập quán pháp trong hệ thống nguồn luật của các quốc gia thuộc
dòng họ Civil Law không đồng đều, tập quán pháp chỉ là yếu tố góp phần tìm ra
giải pháp công minh để giải quyết các vấn đề pháp luật. Do đó trong quá trình
xét xử không được ưu tiên áp dụng.
- Án lệ ở các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa được coi là
nguồn thứ cấp của hệ thống pháp luật do đó nó không có giá trị áp dụng trực
tiếp như luật thành văn.
Trên cơ sở đó có thể khẳng định luật thành văn có vị trí quan trọng nhất
trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng Civil Law và luôn được ưu
tiên trong thực tiễn xét xử
Trong hệ thống pháp luật thành văn ta thấy xuất hiện rất nhiều bộ luật khác
nhau, ngoài các bộ luật cơ bản. Các quy phạm pháp luật trong bộ luật thường
được xây dựng cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào
các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật trung gian như
nghị định hay thông tư ban hành.
Luật thành văn là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật và các điều ước quốc tế,…
3. Nguồn của pháp luật:
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không
thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Do đó, trong hệ thống pháp
luật Châu Âu lục địa thì luật thành văn là nguồn độc tôn trọng thời gian rất dài.
Trong khi đó án lệ chỉ áp dụng một cách hạn chế để khắc phục những hạn chế
của pháp luật thành văn. Bên cạnh những nguồn luật nói trên thì hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa còn có những nguồn luật khác như: tập quán pháp, học
thuyết, các nguyên tắc chung của pháp luật. 3.1. Tập quán pháp:
Tập quán pháp là cách xử sự có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự cần thiết và
phạm vi của nó được chủ thể pháp luật công nhận một cách tự phát, không cần
một văn bản mang tính bắt buộc nào.
Tập quán pháp được chia làm 3 loại:
- Tập quán áp dụng đương nhiên: là những tập quán mà nhà nước và xã hội
thừa nhận một cách phổ biến như con cái sinh ra mang họ bố, con gái khi lấy chồng mang họ chồng,…
- Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật: Trong Bộ luật dân sự
Napoleon tại các Điều 645, 663, 671, 674 đã dẫn đến việc áp dụng các tập quán
địa phương trong lĩnh vực sở hữu đất đai, sử dụng nguồn nước, hàng rào phân
cách, trồng cây gần giới hạn đất láng giềng, các công trình xây dựng liền kề đất
người bên cạnh. Ngoài ra Bộ luật này còn dẫn chiếu về áp dụng tập quán trong
lĩnh vực hợp đồng, giải thích hợp đồng như “Điều nào không rõ ràng thì giải
thích theo thông lệ nơi hợp đồng giao kết” (Điều 1159), “Hợp đồng có tính bắt
buộc không chỉ về những gì đã được nói rõ mà còn về những hậu quả mà sự
công bằng, tập quán hoặc pháp luật coi là thuộc về nghĩa vụ bản chất của nó” (Điều 1159)
- Tập quán trái pháp luật: Một số tập quán trái pháp luật nhưng vì các tập
quán đó rất phổ biến trong xã hội nên buộc nhà nước phải thừa nhận. Ví dụ như
“Mọi chứng thư tặng cho lúc còn sống phải lập trước mặt công chứng viên,
theo các hình thức thông thường của hợp đồng và phải lưu bản chính, nếu
không sẽ vô hiệu” (Điều 931 Bộ luật Napoleon). Tuy nhiên, việc tặng cho tài
sản trong thực tiễn không theo quy định trên rất phổ biến, vì vậy mà nhà nước buộc phải chấp nhận. 3.2. Án lệ:
Trong các hệ thống pháp luật thuộc Civil Law, án lệ không được coi là
nguồn cơ bản như pháp luật thành văn bởi theo quan điểm lí luận phổ biến của
các hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, án lệ đưa ra những giải pháp không
chắc chắn, có thể bị hủy bỏ, sửa đổi bất cứ lúc nào và luôn bị phụ thuộc vào vụ
việc mới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của pháp luật, ý nghĩa quan trọng
của án lệ được thừa nhận và chứng minh. Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ Civil Law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa
án. Điều này thể hiện ở hai điểm:
- Thứ nhất, từ thế kỷ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, do đó đã tồn tại các tổ
chức bảo hiến (ở Đức là Tòa án bảo hiến).
- Thứ hai, trong quá trình xét xử, để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử,
đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn
trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo
những bản án đã được tuyên, căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ
thể của mình. Các phán quyết của Tòa án rất hay quy chiếu đến các phán quyết đã tuyên trước đó.
Có thể khẳng định, xu hướng phát triển của án lệ trong cấu trúc nguồn luật
của hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law, điển hình là Pháp và
Đức, là ngày càng được thừa nhận và chú trọng phát triển, trở thành nguồn luật
cơ bản bên cạnh pháp luật thành văn
3.3. Pháp luật thành văn :
Pháp luật thành văn vẫn được coi là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống
các nguồn pháp luật. Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil Law bao
gồm các loại văn bản sau đây:
+ Hiến pháp: Đạo luật cơ bản của nhà nước là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất do nghị viện ban hành. Ở một số nước sau khi hai viện thông qua còn
phải lấy trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ được thông qua khi được đa số cử tri bỏ
phiếu thuận (ví dụ: Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp). Để bảo vệ hiến
pháp phần lớn các nước châu Âu đều thành lập Toà án hiến pháp hoặc Hội đồng bảohiến.
+ Các công ước quốc tế: Các công ước quốc tế thông thường được kí kết khi
không trái với hiến pháp quốc gia, trong trường hợp cần thiết thì phải sửa đổi
hiến pháp trước khi kí kết điều ước quốc tế. Nhìn chung, các nước lục địa châu
Âu đều có quan điểm tương đối thống nhất là công ước quốc tế có hiệu lực dưới
hiến pháp nhưng trên các đạo luật quốc gia.
+ Bộ luật: Lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những luật khác nhau.
Vào thời kì phong kiến, các bộ luật không còn là tuyển tập các luật mà là một
văn bản luật tổng hợp trình bày có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các loại quan hệ xã hội khác nhau bao gồm cả hình sự, dân sự, hành chính,
thương mại, đất đai, hôn nhân gia đình … như Bộ luật 1683 của Đan Mạch, Bộ
luật 1687 của Na Uy, Bộ luật 734 của Thuỵ Điển và Phần Lan... Hiện nay, thuật
ngữ bộ luật được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản luật tổng hợp và trình bày
có hệ thống các quy phạm điều chỉnh một lĩnh vực các quan hệ xã hội nhất định.
+ Luật: Luật là những văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành
theo một trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa số nghị sĩ ở cả hai viện bỏ 3.4: Học thuyết
- Học thuyết chính trị của Montesquieu (Mongtexkio) ở Pháp: Tác phẩm nổi
tiếng của ông là “Tinh thần pháp luật” , tác phẩm đã trình bày những nguyên
nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết
giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau.
- Học thuyết chính trị pháp lý của I.Kant ở Đức: Theo Kant có ba loại pháp
luật: pháp luật tự nhiên, pháp luật thực tế, và pháp luật công lý. Pháp luật tự
nhiên là những nguyên tắc tiên nhiệm tất nhiên. Pháp luật thực tế, mà nguồn là
những ý chí của người lập pháp. Pháp luật công lý là những đòi hỏi khát vọng
không được pháp luật quy định và nó không được bảo đảm bằng cưỡng chế.
3.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật :
Là các nguyên tắc có thể thành văn và không thành văn được chấp nhận
trong pháp luật quốc gia của hầu hết các nước. Các nguyên tắc chung có thể
được thể hiện trong hiến pháp, các luật, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên tắc
chung của pháp luật không được thể hiện trong luật thành văn hiện hành mà có
nguồn gốc từ án lệ hoặc Luật La Mã cổ đại. Việc thừa nhận những nguyên tắc
chung này dựa trên quan điểm quan niệm là pháp luật là đại lượng của công
bằng, công lí. Những nguyên tắc chung giúp chúng ta lấp các chỗ trống của
pháp luật, giúp các thẩm phán tìm ra giải pháp công bằng nhất khi giải quyết
các vụ việc trong thực tiễn.
Một số nguyên tắc chung của Luật La Mã cổ đại được nhiều quốc gia lục
địa Châu Âu thừa nhận:
Affectio tua nomen imponit operi tuo- Động cơ của anh đặt tên cho hành vi của anh.
Non bis in idem- Không ai bị xét xử về một tội phạm đã được kết án bằng một
bản án đã có hiệu lực.
Affectus punitur licet non sequatur affectus- Ý định cần phải bị trừng phạt mặc
dù không đạt được mục đích.
Affirmantis est probare- Ai khẳng định, người đó chứng minh.
Nemo in propria causa testis esse debet- Không ai có thể tự làm chứng cho mình.
Nemo jus sibi dicere potest- Không ai có thể tự mình phán xử mình.
Nemo cogitationis poenam patitur- Không ai có thể trừng phạt vì suy nghĩ của mình.
Non obligal lex nisi promulgate- Một đạo luật chỉ có thể bắt buộc thực hiện khi đã công bố.
4. Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp
- Ảnh hưởng phong trào văn hóa Phục Hưng: Khi nhà nước La Mã còn tồn tại,
đã ban hành rất nhiều chính sách tốt cho người dân. Sau khi đế chế La Mã sụp
đổ, thời kỳ Đêm trường trung cổ ở Châu Âu kéo dài. Sau đó, thời kỳ Phục Hưng
khôi phục lại những hưng thịnh của xã hội. Trường phái pháp luật tự nhiên ra
đời. Người ta quan niệm rằng: Có 1 loại pháp luật mà vị trí của nó được đặt cao
hơn Luật do nhà nước ban hành. Chính sự thắng thế của Luật tự nhiên đã tác
động rất lớn đối với việc phân chia thành luật công, luật tư.
5. Vai trò, hoạt động của thẩm phán:
Ở những hệ thống pháp luật khác nhau thì vai trò làm luật của thẩm phán
cũng khác nhau. Về nguyên tắc chỉ có luật do cơ quan có thẩm quyền thay mặt
cho nhân dân, cho quyền lực nhà nước ban hành mới có giá trị là nguyên tắc cơ bản.
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các
thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động
lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật. Thẩm
phán trong hệ thống pháp luật này chỉ đóng vai trò là người giải thích và áp
dụng luật vào trong thực tiễn đời sống, không được ban hành các quy phạm
pháp luật mới trong quá trình xét xử. Nguyên nhân là do dòng họ Civil Law
chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không thừa
nhận vai trò lập pháp của cơ quan xét xử. Các luật gia ở châu Âu hầu như có
cùng quan điểm thống nhất rằng hoạt động lập pháp là hoạt động của Nghị viện,
Tòa án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử để tạo ra luật.
Ngày nay việc áp dụng song song và xem án lệ là nguồn luật bổ trợ ngày
càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể như các Tòa án Tối cao của Đức, Thụy Sĩ hay
tòa án phá án của Pháp đều công bố các tuyển tập án lệ như là nguồn bổ sung
cho những khiếm khuyết của luật thành văn nói riêng và của hệ thống pháp luật nói chung