-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới chúng ta là sự kết hợp của rất nhiều nền văn hóa khác nhau, văn hóa thể
hiện giá trị tinh thần và thói quen sinh hoạt của từng dân tộc. Có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về văn hóa và từ đó có hàng ngàn cái định nghĩa về văn hóa được sinh ra.
Hêkovik định nghĩa “văn hóa là thiên nhiên thứ hai được nhân hóa bởi con người” Lê
Văn Chương nói “văn hóa là tất cả những hành động và những thành tựu có giá trị của
con người về vật chất cũng như giá trị tinh thần trong mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên với xã hội với những sinh hoạt tinh thần” hay Trần Ngọc Thêm có một định nghĩa
khác “văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau
nhưng các định nghĩa ấy đều dựa trên một cơ sở chung đó là văn hóa là cái có giá trị và
được tạo ra bởi con người trong quá trình sống tương tác với tự nhiên và xã hội.
Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái khác nhau. Chúng tác
động mạnh mẽ đến phương thức sinh hoạt sản xuất và tính cách con người của quốc gia
đó. Cách sinh hoạt khác nhau dẫn đến nền văn hóa cũng khác nhau. Chính sự giống nhau
về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đã tạo ra một nền văn hóa Đông
Nam Á bản địa đa dạng nhưng thống nhất với bốn đặc trưng tiêu biểu: văn hóa thực vật,
văn hóa làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ.
I.Khái quát Đông Nam Á:
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
Đông Nam Á là một khu vự thuộc châu Á bao gồm một quần thể các đảo, bán
đảo, các vịnh và các biển chạy suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Khu vực này
bao gồm 11 quốc gia: Brunie, Đôngtimor, Indonesia, Philippines, Maylaisia, Campuchia,
Lào, Thái Lan, Myanma, Singapore và Việt Nam được chia làm 2 nhóm nước: nhóm các
nước hải đảo và nhóm các nước nằm trên bán đảo Trung Ấn.
“ Do điều kiện địa lí của mình Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa
tạo 2 mùa rõ rệt: mùa khô lạnh mát và màu mưa tương đối nóng ẩm. Vì thế Đông Nam Á
còn được gọi là “Châu Á gió mùa” … Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu
vùng Đông Nam Á đáng lẽ trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ
độ nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng
như Kuala – Lumpur, Singapore, Jakarta… Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới
đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sông và sản xuất hằng năm, tạo nên
những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu 1
đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa
nhân, đậu khấu, nồi quế, trầm hương.. và lương thực đặc trưng là lúa nước” (2)
Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc chính là một trong những điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho cuộc sống của người Đông Nam Á trong buổi đầu tiền sử cuả họ. Bên
các dòng sông các tộc người châu Á đã hình thành và tạo nên các nền văn minh rưc rỡ.
Được mệnh danh là “ngã tư đường” “ống thông gió” của thế giới nối liền 2 đại
dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa
chính trị và địa kinh tế vô cùng quan trọng. Trong suốt tiến trình lịch sử Đông Nam Á đã
giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới điều này cũng có ảnh hưởng đến
văn hóa Đông Nam Á sau này.
2. Nguồn gốc các dân tộc Đông Nam Á:
“ Văn hóa là sản phẩm của con người ( tính nhân sinh), cho nên việc phân loại văn
háo cần bắt đầu từ việc tìm hiểu sự hình thành và phân bô của các chủng người trên Trái
Đất nói chung” (3) Ngay từ buổi đầu của lịch sử Đông Nam Á đã là một trong cái nôi
hình thành loài người. Đây chinh là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng Phương
Nam. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bằng chứng biến đổi từ vượn người thành
người khu ở vực này. Hầu hết nười Đông Nam Á đều bắt nguồn từ chủng Indonesien.
Chính đều đó đã tạo nên tính thống nhất cẩu con người và văn hóa Đông Nam Á.
II. Các đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á:
Trong suốt tiến trình lịch sử, văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều biến đổi sự giao
lưu và tiếp biến văn hóa của Đông Nam Á với hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Quốc
và Ấn Độ đã làm nhiều người hoài nghi rằng: có thật sự có một nền văn hóa Đông Nam
Á bản địa? Sâu một thời gian nghiên cứu bóc tách yếu tố văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ
ra khỏi văn hóa Đông Nam Á, các nhà khoa học đã khẳng định rằng có một nền văn hóa
Đông Nam Á được sáng tạo nên từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc trưng văn hóa Đông Nam Á được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài do
tác động của nhiều yếu tố nhưng về đại thể có thể coi các nhân tố sau đây có vai trò tác
động chủ yếu. Thứ nhất tác động của môi trường tự nhiên đặc biệt là môi trường nước đã
hình thành văn hóa thực vật và văn hóa ruộng nước đậm chất bản địa. Thứ hai, tác động
của hoàn cảnh lao động sản xuất. Trong quá trình chinh phục các châu thổ, đắp đê điều
tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ người Đông Nam Á cần tới sức mạnh 2
cộng đồng hình thành nên các tổ chức làng có tính cộng đồng và tính tự trị cao. Đó là văn
hóa làng nước và theo đó là sự hình thành hằng số văn hóa mẹ. 1.Văn hóa thực vật:
Chịu sự chi phối mạnh mẽ của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều
và địa hình chia cắt phân tầng Đông Nam Á cố một hệ sinh thái sinh vật học rất đa dạng
và phong phú. Điều đó đã ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
của người Đông Nam Á rất lớn. Văn hóa thực vật đã in dấu đậm nét trong đời sông hằng
ngày của người Đông Nam Á. Nếu quan sát kĩ chúng ta có thể thấy rằng những thói quen
những phong tục của người Đông Nam Á ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất thực vật.
Khác với văn hóa ẩm thực phương Tây có thành phần chính trong bữa ăn là thịt
trứng sữa bữa ăn chủ yếu của người Đông Nam Á là cơm, rau, cá. Ngoài cá người ta còn
sử dụng một ít thịt từ động vật thuần dưỡng trong nhà. Điều này cũng xuất phát từ văn
hóa thực vật. Người Đông Nam Á nuôi gia cầm để tận dụng nguồn thức ăn thừa từ thực
vật hoặc từ các vụ thu hoạch lúa. Họ nuôi trâu bò để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt cây
lúa của mình. Nhìn chung đồ ăn của Đông Nam Á đều bắt nguồn từ sản phẩm cảu trồng
trọt hoặc phục vụ cho việc trồng trọt
Từ lúa gạo người Đông Nam Á đã sáng tạo ra những món ăn đại diện cho quốc
hồn quốc túy của dân tộc mình. Ở Thái Lan món xôi Xoài Khao Neiw Ma Muang được
xem là món ăn tráng miệng truyền thống với nguyên liệu hoàn toàn từ thực vật. Hay ở
Indonesia có cơm rang Nasi Goreng, món cơm gà Hải Nam của người Singapore. Việt
Nam chúng ta có món bánh chưng bánh dày đặc trưng đã đi cùng chúng ta suốt chiều dài lịch sử.
Những thứ đồ uống của người Đông Nam Á cũng làm từ cây cối lúa gạo mà ra. Họ
thích uống chè và hoặc các loại nước từ thực vật khác như nước lá vối, nước thốt nốt, sữa
từ các cây họ đậu như sữa đậu nành sữa đậu xanh… Đông Nam Á còn có các loại rượ
làm từ nông sản rất đặc trưng như rượu gạo rượu nếp rượu ngô.
Tục ăn trầu là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Đông Nam Á. Lá
trầu không thêm một chút vôi cuộn tròn nhai với miếng cau tươi hoặc khô tạo nên một
cảm giác nồng ấn, hương vị của trầu cau tẩy được mùi xú uế trong miệng làm cho môi
hồng má đỏ tạo nên cái duyên ngầm cho phụ nữ Đông Nam Á. Hình ảnh trầu cau đã trở
thành một biểu tượng thiên liên trong tâm thức người dân nơi đây. Trầu cau luôn xuất
hiện trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, đám giỗ, đám tang và đã trở thành một đề tài
trong các câu chuyện kể dân gian. “ Ý nghĩa xã hội và văn hóa của miếng trầu được thể
hiện ở nhiều nơi. Ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma người ta vẫn dùng trầu cau cúng 3
Phật. Ở Indonesia, trầu được dùng để cúng tổ tiên và chữa bệnh. Người ta giã trầu cau
luyện với vôi rồi mang ra nghĩa địa, bày lên mộ tổ tiên ông bà. Qua một vài đêm, vị bô
lão lấy trầu đã cúng đó bôi lên trán con cháu. Người ta tin rằng làm như vậy sẽ tiêu tan
bệnh tật và đem lại may mắn cho trẻ vì miếng trầu đã chứa trong đó sự phù hộ của tổ tiên”(1)
Về nhà ở người Đông Nam Á có nhiều kiểu nhà khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
tự nhiên nhưng kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nhất là nhà sàn. Nhà sàn thường được
làm từ gỗ, tre, nứa, lá và có kết cấu sàn khung gỗ. Gỗ làm bằng cột và khung làm bằng gỗ
tốt có sức chịu đựng lớn. Hiên nhà sàn thường rộng vì nơi đây thường diễn ra các hoạt
động sản xuất như phơi lúa giã gạo và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Sau nhà sàn
kiểu nhà đất còn là một kiểu nhà phổ biến khác của khu vực Đông Nam Á. Nhà đát có
khung được làm bằng gỗ, tre, nứa nhưng có khung được bao bọc bằng đất. Tường đất
thích hợp cho vùng mưa bão, điều hòa được nhiệt độ trong nhà mát mẻ vào màu hè ấm vào màu đông.
Đông Nam Á là khu vực sông nước và được bao bọc bởi biển rộng lớn nên
phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền làm bằng gỗ bè được làm bằng tre ghép
lại. Nghề đóng thuyền đã có mặt ở Đông Nam Á từ rất sớm và nổi tiếng trên thế giới lúc bấy giờ.
Như vậy, có thể nói rằng văn hóa thực vật ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống
thường ngày của người Đông Nam Á. Việc ăn, ở, đi lại đều mang những dáng dấp rõ nét
của sắc thái văn hóa thực vật. 2. Văn hóa làng nước:
Đông Nam Á là “nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi nửa rừng
với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp… Nhưng mẫu số chung là văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”(1) Văn hóa làng nước là một trong những đặc
trưng tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á được hình thành từ thời sơ sử. Do chịu ảnh
hưởng của môi trường tự nhiên lối sống của những cư dân những vùng đất cao của các
cánh rừng mưa nhiệt đới trái ngược với lối sống của những cư dân đông đúc trên đất liền.
Sau thời kì đó mới có sự đồng dạng trong việc mở rộng những làng cư trú ở châu thổ các
sông trên đất liền. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành các nhà nước sơ khai được gọi là
các “ Tù trưởng quốc” trung tâm. Các nhà nước sơ khai dựa vào các thung lũng dọc theo
các hệ thống sông. Các dòng không không chỉ nuôi dưỡng văn hóa mà còn đóng vai trò
truyền dẫn văn hóa rất quan trọng. Không gian văn hóa của người xưa có nhiều sự khác
biệt so với đường biên chính trị cứng nhắc và các ý tưởng mới kĩ thuật canh tác luyện 4
kim đã trôi chảy theo mạng lưới liên kết giữa các cộng đồng dân cư mà ở đó được điều
hành chủ yếu bằng thiết chế tự trị.
Làng là một đơn vị hành chính cơ sở vốn là những cộng đồng thị tộc những tiểu
vương quốc đã hình thành từ lâu nay tụ hợp lại. Do đó làng vẫn là một đơn vị kinh tế hầu
như độc lập với những thiết chế riêng có những đặc trưng văn hóa riêng giống như một
quốc gia nhỏ. Hệ thống quản lí đều dựa trên các tù trưởng, già làng của địa phương.
Nền nông nghiệp lúa nước với yêu cầu tập trung sức lao động của tập thể trong
việc sản xuất và trị thủy nên dân cư trong làng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong
làng tồn tại hai mối quan hệ đan xen nhau: quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng
trong đó mối quan hệ láng giềng là chủ đạo.
Văn hóa làng nước mang tính cộng đồng và tính tự trị rất cao. Mỗi làng là một
quốc gia nhỏ. Cư dân trong làng được thắt chặt bởi các nghi thức những tập quán mà bất
cứ thành viên nào cũng phải tuân theo. Mỗi làng có một nhà lớn nơi tập trung tất cả dân
làng trong các dịp quan trọng nơi quần tụ chia sẻ những niềm vui nổi buồn của cư dân trong làng. 3. Văn hóa ruộng nước:
Cùng sinh ra và lớn lên trên cùng một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã tạo
nên một nền văn hóa bản địa có nguồn gốc chung mang tính thống nhất cho toàn vùng,
đó là một nền văn hóa mang tính đặc trưng đặc sắc với nghề nông trồng lúa nước là chủ
đạo. Được xem là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất của nhân loại, văn
hóa Đông Nam Á chịu sự chi phối của nền văn minh lúa nước, là một nền văn hóa bản
địa riêng biệt, độc đáo và phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử và đến tận ngày nay.
“ Là một cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không
những bao chứ những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời
sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời
sông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội, từ phong tục tập
quán đến âm nhạc nghệ thuật kể cả múa hát đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng và phản ánh
đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.(2)
Người Đông Nam Á rất coi trọng cây lúa, cây lúa là tặng phẩm của thần linh là
lương thực chính của con người. Người Đông Nam Á tin rằng cây lúa là hiện thân của
các vị thần, họ tôn trọng sùng bái và thờ hồn lúa. Ở Giava cây lúa là hiện thân của nữ
thần Drevisri. Do vậy có nhiều điều cấm kị đối với đàn ông trong việc tiếp xúc với cây 5
lúa. Đàn ông không được tiếp xúc với nữ thần họ có thể làm các công tác chuẩn bị như
cày bừa còn các công tác nhổ mạ cấy lúa là do phụ nữ làm. Người Mã Lai cấm không
được gõ đạp vào bó lúa vì sợ làm nưh vậy hồn lúa sẽ bỏ đi mùa năm sau sẽ thất bát, hiện
thân trong cây lúa của người Mã Lai là công cháu Anak Raja. Người Khơme xem mẹ lúa
là người đàn bà cưỡi trên mình cá, tay cầm bông lúa. Dân tộc Cơtu dành chỗ đẹp nhất
trong bếp làm nơi thờ lúa.
“ Bất kì mùa nào tháng nào ở Đông Nam Á cũng có lễ hội. Tuy nhiên, vì lễ hội
thường gắn với công việc đồng án nên thời gian giao tiếp giữa hai mùa giữa hai chu trình
sản xuất thường có nhiều lễ hội hơn cả. Đó là lúc người nông dân nhàn rỗi nên có điều
kiện tổ chức lễ hội. Hơn nữa sau một thời gian lao động vất vả, người ta bao giờ cũng có
tâm lí xả hơi”(1) Các lễ hội đều gắn liền đến đời sống nông nghiệp lúa nước của người
dân, lễ hội thường diễn ra trên cánh đồng, ngoài bờ sông, dưới gốc đa bên bờ suối, trước
cửa rừng, trên gò cao, bên ngọn thác, trong thung lũng. Mỗi vòng đời của cây lúa đều gắn
với một lễ hội. Bước đầu tiên của qui trình sản xuất là cấy lúa có các lễ hội như lễ xuống
đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ ban phát giống thiêng
của nười Campuchia. Lễ hội gắn với giai đoạn phát triển quan trọng nhất của cây lúa –
giai đoạn lúa chửa – như lễ hội Đônta ở Campuchia. Về giai đoạn thu hoạch lúa có thể kể
đến như lễ hội vun thóc trên sân của dân tộc Lào. Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn coi
trọng nguồn nước, các lễ hội té nước được diễn ra vào đầu năm mới cầu mong cho mưa
thuận gió hòa mùa màng tốt tươi như lễ hội Bun Pi May của người Lao lễ hội Songkran của người Thái Lan. 4. Hằng số văn hóa mẹ:
Hằng số văn hóa mẹ được sinh ra từ các tư duy nông nghiệp, tổ chức cộng đồng
theo kiểu làng xã của người Đông Nam Á. Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu trong
xã hội các cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, chúng ta có thể hình dung một cách đại thể
rằng hình thức gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ mà ngày nay
chúng ta có thể thấy ở người Ê đê, Gia Ray. Tổ chức xã hội ở Đông Nam Á có những nét
tương đồng: người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong chế độ huyết tộc mẫu hệ tổ
chức theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng.
Người phụ nữ yếu tố mẹ được coi trọng trong văn hóa Đông Nam Á. Bằng chứng
là các vị thần của người Đông Nam Á hầu như là thần nữ. Trong văn hóa Việt Nam người
Việt chúng ta thờ rất nhiều vị thần nữ mà khi đi từ bắc xuống nam ta có thể thấy như
Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà chúa Liễu Hạnh, bà Đá, bà Đanh, bà Đen, bà chúa xứ. Vua
được gọi là phụ mẫu chỉ khi là một người mẫu mực biết lo cho dân ấm no hạnh phúc.
Những sự vật tự nhiên to lớn đều gắn liền với chữ cái như sông cái, đường cái con bướm 6
to thì được gọi là bướm bà, cặp đồ vật lớn nhỏ người ta gọi cái lớn là mẹ cái nhỏ là con
chứ không gọi cha con. Trong thuyết âm dương giáo sư Trần Ngọc Thêm đã chứng minh
tư tưởng âm dương là sản phẩm của cư dân Nam Á Bách Việt cổ đại. “ Chữ Âm Dương
(yin – yang trong tiếng Hán) đã bắt nguồn từ Ina – yan của tiếng Đông Nam Á cổ đại với
nghĩa gốc là mẹ(cha) – đất(trời)” (3) Âm là đất dương là trời trong âm có dương trong
dương có âm nhưng sự bình quân ấy không là tuyệt đối mà có phần thiên về phần âm hơn.
Lối sống nông nghiệp con người bắt buộc phải định canh định cư trọng tĩnh. Cây
trồng xuống chờ ra hoa kết quả để thu hoạch không phải đánh đập la hét nên tạo cho
người Đông Nam Á một tính cách hòa nhã, trọng tình. Người Đông Nam Á trong một
cộng đồng sống hòa thuận với nhau họ tôn trọng giúp đỡ nhau trong sinh hoạt sản xuất. “
Hàng xóm sống lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy nghĩa
tình làm đầu: một bồ cái lí không bằng một tí cái tình (tục ngữ) – lối sống tình cảm tất
yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ”(3)
Hằng sô văn hóa mẹ đã tạo cho người Đông Nam Á một tính cách hòa hiếu cởi mở
đối với mọi người xung quanh. Nhưng chính cái trọng tình đã gây ra vấn đề bất cập trong
công việc vô tình gây tác động xấu đến sự phát triển của xã hội. LỜI KẾT:
Ngày nay theo guồng quay của cuộc sống hiện đại với sự gắn kết ngày càng gần
giữa các nền văn hóa trên thế giới nền văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều thay đổi và xuất
hiện nhiều yếu tố ngoại lai. Nhưng như nhà bác học Anh Taylor đã khẳng định “ văn hóa
là cái còn lại khi chúng ta đã quên đi tất cả, cái vẫn thiếu khi chúng ta đã học tất cả” nên
các giá trị các đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Nam Á sẽ mãi tồn tại theo con người
Đông Nam Á. Có chăng những đặc trưng ấy cũng chỉ biến đổi về mặt hình thức cho phù
hợp với sự phát triển của xã hội còn về nội dung vẫn giữ nguyên được những giá trị ban
đầu. Đó là bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Nam Á: văn hóa thực vật, văn hóa
làng nước, văn hóa ruộng nước và hằng số văn hóa mẹ.
Tài liệu tham khảo:
1. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Vũ Dương Ninh (2000), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục
3.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP Hồ Chí minh. 7 LỜI MỞ ĐẦU
Cũng giống như các địa vực khác được ghi danh trên bản đồ thế giới. Đông Nam Á là
một khu vực có đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội để
hình thành, tồn tại và phát triển trong tiến trình chung của lịch sử. Đó cũng là cơ sở để tạo
nên nét đặc trưng riêng, trong đó phải kể đến những đặc trưng truyền thống trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á. Lý do chọn đề tài.
Tiểu luận xin đi sâu phân tích những đặc trưng truyền thống Đông Nam Á trong văn hoá
Việt Nam.Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước khi lĩnh vực văn hoá đang chiếm giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong sự
phát triển bền vững của một quốc gia. Đồng thời qua việc tìm hiểu sẽ giúp ích nhiều cho
quá trình học tập bộ môn Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á cũng như giúp
trang bị thêm kiến thức cho sinh viên, những nhà nghiên cứu hay những người có nhu
cầu tìm hiểu đối với vấn đề gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc và
khu vực trước bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu được những đặc trưng văn hoá truyền thống của khu vực Đông Nam Á trong
văn hoá Việt Nam trên mọi phương diện vừa khẳng định vai trò của Đông Nam Á trong
từng quốc gia nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng vừa tôn vinh những giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc. Qua đó nâng cao nhận thức cho con người; sự quan tâm
đầu tư hơn nữa từ phía Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tiến hành phân tích dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh công tác lưu
giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của đất nước theo một hệ thống, phù hợp
với bối cảnh của xã hội hiện đại
. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp:Phân - Tổng - Hợp; So sánh; Thống kê; Nghiên cứu tài liệu. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm. 8
Văn hoá là một phạm trù rộng lớn đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, văn hoá đang ngày càng khẳng định được
vị thế; nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa từ phía Đảng và Nhà nước, thu hút
được đông đảo quần chúng nhân dân không chỉ tham gia vào quá trình thưởng thức mà
còn sáng tạo văn hoá. Ở tiểu luận này xin được trích dẫn khái niệm văn hoá của GS.Trần
Ngọc Thêm : “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” Hiện nay phù hợp với xu thế chung của thời
đại, chúng ta đang tích cực xây dựng nền văn hoá vừa mang những giá trị truyền thống
vừa mang nét hiện đại. Truyền thống ở đây chính là: những nét đặc trưng của một nền
văn hoá, được công nhận và truyền lại qua nhiều thế hệ cho phép ta phân biệt một cộng
đồng này với một cộng đồng khác, một dân tộc này với một dân tộc khác, một nền nghệ
thuật này với một nền nghệ thuật khác...Tuy nhiên, truyền thống cũng không phải là
những yếu tố bất di bất dịch, mà ngược lại nó luôn luôn biến động cùng với những thay
đổi của xã hội và con người. Như vậy, truyền thống không phải là di tích của quá khứ,
hay là một hình thức biểu hiện nào đó chỉ đơn thuần do ý chí nghĩ ra, mà nó phải là cái đã
được chúng ta sàng lọc, đúc kết và “chọn lựa” giữa những cái có liên quan tới cuộc sống
và đã được thời gian thử thách. Những đặc trưng văn hoá truyền thống trở thành cơ sở
cho việc phân biệt các nền văn hoá, là tấm gương phản chiếu vốn văn hoá truyền thống
của dân tộc từ đó đưa đến nhận thức rõ về quá trình tồn tại lâu bền của các đặc trưng đó
ra sao và vai trò của nó trước xu thế xã hội mới như thế nào.
2. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với diện tích 4,523,000 km²
bao gồm có 11 quốc gia nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của
Úc. Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo
nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì
thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Chính gió mùa và khí hậu
biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi
vực lục địa khác có cùng vĩ độ. Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp
đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh
rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành
quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu
khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà
nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư
dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa
nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của 9
cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình
đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện
nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí,
các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân
văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới niên đại nông nghiệp ở
đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi
có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều
kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương
rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở
vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích
nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò
làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp
lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn
minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa
rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là
nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Có thể nói, Đông Nam Á là khu vục văn
hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do
mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc
đáo. Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng “nước
đọng” của lịch sử nhân loại, “nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hoá Trung Hoa và Ấn
Độ hay thậm chí Đông Âu đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích chứ bản thân Đông Nam
Á chẳng có phát kiến gì đáng kể”. Tuy nhiên qua việc nghiên cứu đã cho thấy những kết
quả ngược lại, với những nét văn hoá riêng mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương
Đông, đã tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam Á. Đông Nam Á được xác định
là một khu vực văn hóa lúa nước với một phức thể gồm 3 yếu tố: Văn hóa Núi, văn hóa
Đồng bằng và văn hóa Biển, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Một đặc trưng nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là “Thống nhất trong đa dạng” và quá
trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau cho nên chúng không mang tính đơn
tuyến trong sự biệt lập mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên
những đường đồng quy, những cấu trúc văn hóa - tộc người đa thành phần được vận hành
theo những cơ chế linh hoạt mà đồng nhất.
* Đất nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông dương
thuộc khu vực Đông Nam Á. diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất
liền và hơn 4.200 km² . Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia,
phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Phía Nam giáp biển Đông. Do có vị trí
địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình 10
Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn
Độ, Tây Á và Địa Trung Hải, thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu
vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư đường". Về điều kiện tự nhiên và xã hội, địa hình
Việt Nam rất đa dạng theo từng vùng tự nhiên, với ¾ là diện tích đồi núi với nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa
mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và
khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa
đông).Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn
bão/năm. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14%
tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung
ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa,
người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên. Trong số
các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer,
Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ
Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã
định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư
vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là
một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân
số. Nằm trong hệ thống văn hoá Đông Nam Á, Văn hóa Việt Nam là văn hóa 54 tộc
người Việt hay nói cách khác là văn hóa của dân tộc Kinh, đại đa số đã có nguồn gốc tại
miền bắc Việt Nam và là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái
Bình Dương. Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa
ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều
nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan
trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.
CHƯƠNG II ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá Đông Nam Á, trong đó có đi sâu tìm hiểu
về văn hoá Việt Nam đã đưa ra được các đặc trưng văn hoá truyền thống như sau:
1, Thuần dưỡng cây lúa. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những
nét chung thống nhất, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hoá Đông Nam Á lấy
sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á
được coi là cái nôi của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế
giới. Với các yếu tố địa hình thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và có gió
mùa, hệ thống thuỷ lợi (Tại Việt Nam theo như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sáng
tạo nhất của Việt Nam tìm ra được chính là hệ thống đê điều)… đã tạo cơ sở thuận lợi 11
cho việc trồng lúa nước. Và cũng chính từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của
cây lúa đã trở thành yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu vực văn
hoá Đông Nam Ávới nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời mang những đặc trưng : Tính
bám đất, một yếu tố thiêng liêng sống còn chỉ có ở những cư dân nông nghiệp (truyền
thống yêu nước cũng có cơ sở xuất phát từ đây); Yếu tố tự túc, chính là việc tự cung tự
cấp, người dân làm ra của cải, lương thực thực thực phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu
sống, quá trình lao động và sinh hoạt của cá nhân và toàn xã hội; Yếu tố hướng nội, chỉ
biết mình, riêng mình là nhất, thể hiện rõ nét trong tâm lý cư dân Đông Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng, thêm vào đó là yếu tố đóng cửa khiến cho đời sống nhân dân và
các mối quan hệ, thông thương rất dễ rơi vào tình trạng trì trệ, thiếu nhạy bén…Ngoài ra
còn tạo ra một giá trị hành động trường cửu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” giá trị ấy không
chỉ đúng trong quá khứ mà còn phù hợp với hiện tại và trong cả tương lai. Không phải
ngẫu nhiên biểu tượng của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn là bó lúa – nó “thể
hiện cái thống thất nhưng thống nhất trong đa dạng”.
Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và mang
những giá trị văn hoá tốt đẹp:
Tính lựa chọn : Người ta trồng lúa để tạo ra nguồn lương thực, trồng lúa để mưu sinh
cuộc sống. Ngoài ra lúa cũng trở thành nguồn cảm hứng mang đầy tính nghệ thuật trong
ca dao, dân ca, thơ hoạ…
Tính lịch sử, cố kết cộng đồng : Cây lúa đã giúp gắn kết cộng đồng trong suốt quá trình
lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Những nền văn minh nông nghiệp lúa
nước ở các quốc gia phương Đông đều gắn liền với lịch sử ra đời của cây lúa, Lịch sử
phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong
từng thời kỳ thăng trần của đất nước.
Tính cần cù, ưa lao động: Nhắc đến cây lúa là nhắc đến hình ảnh của người nông dân
lam lũ, vất vả chịu khó một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc cho đời
Tính biểu trưng: Cây lúa trở thành hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho cuộc sống sung túc,
no đủ. Mặt khác còn là hình ảnh của người nông dân, hình ảnh của bản làng, quê hương
đất nước Ngoài ra giá trị văn hoá của cây lúa còn được thể hiện thông qua tính hợp tác và
tiết kiệm. Đối với người Việt, cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một
biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm, hạt gạo”. Trong những năm gần đây, từ
nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế
giới. Không chỉ có giá trị đối với sự sống, cây lúa và hạt gạo còn đi vào thơ ca dân gian:
“em xinh là xinh như cây lúa”…Qua hàng nghìn năm lịch sử, cây lúa cũng gắn bó mật 12
thiết trong đời sống tinh thần của con người qua ngôn ngữ hàng ngày, cách nói, cách đặt
tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Cây lúa gần gũi với
người nông dân như bờ tre, khóm chuối, thấm đẫm tình người và hồn quê hoà quyện thân
thương – cây lúa một văn hoá rất Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp
một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với
người Việt, với hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ
tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê. Càng nắng mưa, sương gió,
càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Có thể nói, từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với
con người, làng quê Việt nam, và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh
- nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét
đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là
mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi
về sau. Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người
dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân
thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không
thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng
khác. Cây lúa không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị
lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt
Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ
đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và
cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Như vậy, Việt
Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.
2, Thuần dưỡng trâu, bò, ngựa.
Những loài vật trên đều rất phổ biến và thích ứng tốt với địa hình, khí hậu cũng như là
đặc điểm của một nền sản xuất nông nghiệp. Ban đầu con người săn bắt lấy thịt, sau được
thuần dưỡng vừa để lấy thịt, vừa làm công cụ cày bừa( theo lề lối canh tác “Thuỷ nậu”),
vật tế thần. Hình ảnh hội đâm trâu của người việt cổ còn được trạm khắc trên trống đồng
và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa xuân ở Tây Nguyên. Những con vật gắn bó gần
gũi với con người, với người nông dân; đó còn là biểu tượng linh thiêng, vật tế thần. Ví
dụ như : biểu tượng trâu vàng của Seagame. Tây Nguyên cũng lấy biểu tượng con trâu
làm vật linh thiêng, trâu ở đây được nuôi không phải để giết thịt hay cày cấy mà được sử
dụng vào mục đích duy nhất phục vụ trong các dịp tế thần, vật tế thay cho con người,
nhằm xua đi những vận nạn, những điều không may. Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước,
con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa
nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp". Cảnh sắc thường thấy trong môi trường 13
sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy,
con trâu đi bừa! Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần
xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam,
đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến văn tiểu lục... Và trâu còn
được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng trong thung lũng Hoa Lư
cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai
bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ thần nhà Tống. Trâu được cho uống
rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân địch. Và trâu còn được buộc mồi lửa sau
đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công... Từ đời sống thực tại ấy, con trâu đã đi
vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt chúng ta : Tượng trâu bằng đất nung hơn
3000 năm trước, vật trang sức bằng đầu trâu nửa đá quý( ở di chỉ Đình Chàng, Hà Nội),
hình ảnh con trâu trong tranh dân gian xưa, huyền thoại trâu nước, tục lệ thi chọi trâu ( tổ
chức hàng năm nhằm tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời -
Đất - Con người), đi vào năm, tháng, ngày, giờ của lịch 12 con giáp. Như vậy, con trâu có
vai trò quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á cổ truyền. Tục ngữ ca
dao ta có câu : Con trâu là đầu cơ nghiệp. Để nói lên sự sung túc, thành công của nhà
nông: Ruộng sâu, trâu nái. Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn: Vui
đùa với trâu, thả diều, phơi áo trên lưng trâu… 3, Ăn
Người Việt ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề ăn uống. phong tục ăn uống của
người Việt tuân theo ngũ hành tương sinh tương khắc và dựa vào vốn văn hóa bản địa.
Ăn trông nồi ngồi trông hướng. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Câu nói ấy là cách ứng sử của
người việt khi ngồi vào bàn ăn. Khi ăn người Việt không im lặng như người phương tây
mà coi bữa ăn như một dịp để gia đình người thân có điều kiện trao đổi về công việc , hỏi
thăm nhau và nói những chuyện vui. Người Việt dùng đũa khi ăn chứ không dùng thìa
hay nĩa như người phương Tây. Cây tre khí hàn (khi gắp đồ nóng không bị nóng tay )biểu
diẽn cho thuyết lấy âm trị dương, nếu ai chú ý sẽ thấy người việt ăn rầt nhiều gia vị ,
much đich ban đầu là làm cho món ăn thêm ngon nhưng sâu xa hơn cả là thuyết cân đối
âm dương của món ăn và điều hòa âm dương trong cơ thể. Cá tanh có tính hàn (nhiệt) sẽ
được nấu với những gia vị có tính âm như riềng, nghệ rau răm, ớt.... Khi ăn trứng vịt lộn
(ăn món này hay lạnh bụng), ngưới ta thường ăn với rau răm và gừng tiêu.... Người Việt
xưa thường dùng nồi đất (âm) để áp chế thủy (hàn).
Những điều này có thể xuất phát từ phong tục thờ mẫu xa xưa của người việt. Trong tục
thờ tứ linh của người Việt cũng có tục thờ mẫu (bà chúa thượng ngàn tức công chúa Liễu
hạnh). Một chiếc bánh chưng người Viẹt vì thế phải có đủ âm dương, hình vuông của đất
(âm ) thịt (dương) được khắc chế bằng hành. đỗ, hạt tiêu (âm).... và nhiều món ăn độc 14
đáo nữa của người việt là sự kết hợp khéo léo của Âm và dương... Ăn uống là văn hoá
hay đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Bởi vậy trong cơ cấu bữa ăn của người
Việt Nam biểu hiện rất rõ dấu ấn truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước: Cơ cấu ăn
thiên về thực vật. Có người từng gọi xứ chúng ta là văn minh thực vật, t
MỞ BÀI Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối
quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay cái
cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho
tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông
Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc. Nằm trong tổng thể văn hoá Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít
những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hoá - văn minh phương Đông, mang
nhiều đặc trưng điển hình của một Đông Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn hoá Việt Nam
cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống, xét cả về phương diện
vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành tựu văn hoá đặc sắc riêng,
được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến tận ngày nay. Để 15
hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài báo cáo này chúng
tôi sẽ tiến hành nghiên cứu: Một vài nét khác biệt của văn hoá Việt Nam với các nước
Đông Nam Á, qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhận diện chính xác hơn những nét riêng có
đã làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Khoảnh khắc nhìn lại đây sẽ thay cho
thông điệp của người viết về việc bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn
hoá quí giá của dân tộc. NỘI DUNG
1. Khái quát về văn hoá Đông Nam Á
1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất
Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm,
mưa nhiều. Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng,
sông, biển. Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn
hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệp lúa nước, văn hoá sông biển và văn minh xóm
làng. Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại. Trong quá
trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo
những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có chung các nền văn hoá nổi
tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Đông Sơn.v.v. Con đường dựng nước
và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn
cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ,
cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản...
1.2. Đông Nam Á - là một khu vực chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn nhưng vẫn
tạo được bản sắc riêng và có những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá thế giới
Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoai mài, khoai sọ và
các loại ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa. Có thể nói trong lĩnh vực này, so với
nhiều khu vực khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quan trọng nếu không nói là chủ
chốt. Do đó, hiện nay, Đông Nam Á trở thành khu vực xuất khẩu lúa gạo vào loại hàng
đầu thế giới. Không chỉ có cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè,
quế, hồ tiêu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Và hiệu quả của việc tạo ra các sản phẩm này là
những con đường thương mại quốc tế mang tên chúng như: đường chè, đường hồ tiêu,
đương tơ lụa. Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giới thuần dưỡng thành công các
loài động vật hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu, voi. Đóng góp cho di sản văn hoá
thế giới còn phải kể đến đồ gốm (Bản Chiềng -Thái Lan; Sa Huỳnh - Việt Nam), đồ đồng
thau (Đông Sơn - Việt Nam) và hàng loạt các công cụ bằng sắt phục vụ cho việc sản xuất
nông nghiệp. Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì 16
vĩ, độc đáo như khu đền Ăngco, tháp Chàm, Chùa Borobudur, hệ thống đê điều Bắc
Bộ,v.v Nghệ thuật điêu khắc Khmer, Chăm, Myanmar,v.v. cũng là những đóng góp đặc
sắc của văn hoá Đông Nam Á. Với một bề dày truyền thống văn hoá như vậy thì sự phát
triển kinh tế và văn hoá như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lỷ giải được.
1.3. Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá thống nhất trong sự đa dạng Tính thống
nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hoá Đông
Nam Á. Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ. Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng
của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện có đến hàng chục, thậm
chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo,
Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại. Đất nước 7.107 hòn
đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc. Các nước Đông Nam Á khác
cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn
ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam Á,
Nam Đảo, Thái, Hán Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung là
ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Quả là một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của
chúng. Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc. Ở Đông Nam
Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quán cũng rất đa dạng.
Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có những tập tục riêng của mình.
Song trong cái hằng hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấy nhiều đặc điểm chung mang tính
chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khu vực. Đó là cách ăn mặc với một trang
phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng đeo tai, vòng đeo cổ.v.v. Đó là tục ăn uống với
thức ăn chính là cơm, rau, cá, và hoa quả. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới
linh đình. Đó là tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ
mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xăm
mình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền.v.v.
Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng”
thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực. Sự đa dạng
của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á. Có thể nói, ở
mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội. Nếu làm một phép thống kê, con số các
lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về một loại thống nhất: lễ hội nông nghiệp. Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ
vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng
phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Một nét chung khác nữa trong tín
ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyết vạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là
những vị thần liên quan đến việc trồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt
trời.v.v. Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thể tìm thấy 17
một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á.
1.4. Đông Nam Á - khu vực mang tính chất mở, tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực từ bên ngoài
Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính. Thứ nhất, do tính cách, bản chất của con người
Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không có thành kiến dân tộc) và
năng động (sáng tạo). Thứ hai, do vị trí của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á, như
chúng ta đã biết, nằm trên đường giao lưu Trung Hoa - Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông
thương Đông - Tây qua hai đại dương. Vị trí ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á, ngay từ
buổi đầu lịch sử, đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm
tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại
khá đậm nét trong văn hoá Đông Nam Á. Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với
các yếu tố bản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu trong cuộc sống hiện đại.
1.5. Đông Nam Á - là khu vực còn duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn
Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hoá Đông
Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn
gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ. Những yếu tố, những đặc
trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều, chẳng hạn: - Nông nghiệp lúa
nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông nghiệp này. - Quan
niệm về gia đình xây dựng trên sự hoà hợp vợ chồng trong đó vai trò của người phụ nữ
được coi trọng. - Những nghi lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội. -
Những tín ngưỡng gắn liền với linh hồn cha mẹ, những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn được
duy trì cho dù nước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo. -
Trong văn học vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng, bên cạnh dòng
văn học mới ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật
khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội hoạ cũng ở trong tình trạng tương tự. - Về mặt tâm
thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, thích hoà hợp hơn cạnh
tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệ giưũa người với người. Như vậy, nhìn
chung có thể đánh giá rằng, Đông Nam Á là một khu vực có những đặc trưng văn hoá
riêng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấy ngày càng được bồi đắp thêm bởi
những yếu tố mới tiến bộ. Ngày nay, các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập
và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới giàu mạnh, tiên tiến,
hiện đại. Chỉ với mấy chục năm khôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các quốc gia Đông
Nam Á đã thu được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tự ấy, một trong
những lý do quan trọng nhất là bởi khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn hoá 18
chung, đặc sắc mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát
huy sức mạnh vốn có của mình.
2. Văn hoá Việt Nam và những nét đặc trưng khác biệt về văn hoá so với các nước trong khu vực Đông Nam Á
2.1. Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người bởi vậy, nền văn hoá ấy
được thể hiện một cách đa dạng trên mọi lĩnh vực cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi khía
cạnh của cuộc sống lại có những thành tựu văn hóa đặc sắc riêng, được tiếp thu phát huy
từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến ngày nay. Việt Nam gồm có tất cả 54
dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được
thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái
của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất,
vừa có tính đa dạng. Chính vì đặc điểm khi chúng ta tiếp cận văn hóa Việt Nam ta nên
khám phá ở góc độ lịch sử phát triển để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể chính xác
nhất. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc. Các nhà sử học đã thống nhất một ý kiến: Việt Nam có một cộng
đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất
trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn
hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương
thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng
của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương
Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản
địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với
nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu
tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp
giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc. Giai đoạn văn
hoá Văn Lang - Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào thời đại
đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá
Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn
định. Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu
hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao
thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với
hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và
thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo. Sau
thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn
thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho 19
giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập vào
Việt Nam. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa
hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn
hoá thực dân. Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20,
30 của thế kỷ XIX, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với
sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn,
phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới.
2.2. Những đặc trưng khác biệt của văn hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Như chúng ta đã biết, văn hóa là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm tất cả những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Khi
nghiên cứu về văn hóa, nhất là văn hóa của Đông Nam Á - một trong những khu vực xuất
hiện dấu chân người đầu tiên trên thế giới, là nơi có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi
hình thành rất nhiều nền văn minh... - phải thừa nhận rằng đây là một việc rất khó khăn.
Mặt khác, trong các giá trị văn hóa của các quốc gia có những giá trị văn hóa nội sinh
nhưng cũng có những giá trị văn hóa tiếp biến của các nền văn hóa khác, những giá trị
văn hóa này pha trộn, tương đồng lẫn nhau rất khó xác định. Chính vì vậy, trong bài
nghiên cứu này, nhóm không đi sâu chứng minh sự khác nhau trên từng khía cạnh của
thành tựu văn hoá, bởi như vậy dễ sa vào con đường đánh giá chủ quan, hời hợt (khác
nước này nhưng có thể lại giống nước kia). Mà chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề
dựa trên những luận điểm xoay quanh vấn đề: yếu tố nội tại và sự tiếp biến văn hóa. Với
phương thức lý luận này không chỉ làm rõ được sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và
các nước Đông Nam Á khác mà còn thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa chúng.
2.2.1. Văn hoá Việt Nam - sự hội tụ của Văn hoá ngã tư Về địa lý ta thấy rõ nhất, Việt
Nam nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cực nam của đại lục Trung Hoa, cực bắc của
vùng bán đảo và quần đảo Đông Nam Á. Chính tính chất tính chất “ngã tư” này tạo cho
nó sức sống và động lực phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông -
Tây đường đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này. Văn hóa Hán tràn ngập đại lục, ngấm đẫm
Đông Bắc Á nhưng chỉ len lỏi qua những con đường mòn, những mạch suối nhỏ xuống
miền Đông Nam Á. Con đường của công cuộc Ấn Độ hóa đi qua Campuchia, Trung Việt
- Champa ra quần đảo Indonesia tạo nên những đỉnh cao tuyệt vời Ăngco - Mỹ Sơn -
Borobudua. Cuộc Hồi giáo hóa yếu hơn cũng để dấu ấn ở Trung Việt. Còn văn minh
phương Tây tiếp xúc với đất này từ đầu công nguyên, những đợt sóng thứ nhất chỉ diễn ra
hồi thế kỷ 16 bằng đường thương mại mà Hội An là một nhân chứng. Đợt hai là cuộc
xâm chiếm và thực dân hóa của Pháp cuối TK 19 - đầu TK 20 tiếp nối là các biến động
lịch sử của cách mạng Mác xít - chủ nghĩa yêu nước chống thực dân, cuộc tiếp xúc hòa 20
nhập với CNXH hiện thực và giờ đây là "toàn cầu hóa". Có thể nói mọi nền văn minh đều
đi qua ngã tư Việt Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm
lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh. Làn gió đi qua mát mẻ
nhưng sự tích đọng không nặng nề, thấm đẫm. Việt Nam không theo Phật đậm như
Campuchia, không Khổng đậm như Hàn Quốc, không Kito đậm như Philippines và
không Hồi giáo đậm như Indonesia. Giao tích văn hóa diễn ra kiểu “ăn hương ăn hoa”
khéo léo chắt lấy tinh hoa đấy nhưng cũng hời hợt, không triệt để, đủ để tạo một khoảng
trống cho chủ thể nội tại có thể phát huy sức sáng tạo của mình. Để minh chứng rõ hơn
về vấn đề này chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng về nét độc đáo của cồng chiêng Tây
Nguyên so với các nước Đông Nam Á khác: Sự độc đáo và khác biệt cơ bản giữa cồng
chiêng Tây Nguyên đối với cồng chiêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài
sự gắn kết với không gian văn hóa, là sự phong phú trong cơ cấu của các dàn chiêng
(riêng người Gia-rai trước đây đã tồn tại 5 dàn cồng chiêng khác nhau: loại dùng trong lễ
bỏ mả, loại dùng để uống rượu cần, loại dùng khi có đám rước, loại dùng tế thần lửa và
loại dùng để đón người chiến sĩ chiến thắng trở về) và nhất là sự độc đáo, khác biệt trong
cách thức diễn tấu. Cồng chiêng của các nước Đông Nam Á lục địa: Lào, Campuchia,
Thái Lan, Myanma, các nước hải đảo: Indonesia, Philippines, Malaysia với các dàn
chiêng Gamelan, Gong Kebyar (Indonesia), Kulingtan (Philippines), Khong wong yai
(Thái Lan, Lào), Khong thom (Campuchia), Ky waing (Myanma)... ngoài 1 đến 2 chiếc
cồng lớn là treo trên giá (Agong – cặp cồng núm), còn đa phần là cồng có núm nhỏ, mà
mỗi cồng có núm được úp trên một hộp bằng đồng - Gs. Trần Văn Khê mô tả như hình
cái ô trầu có nắp, được sắp đặt theo một hệ thống cố định trên một giàn tròn bằng mây
hoặc giá bằng gỗ. Nhạc công ngồi yên ở giữa, hai tay dùng 2 búa gỗ để gõ cồng. Nói
chung, dàn cồng chiêng của họ được cấu tạo tương tự hình thức một cây đàn gõ ra giai
điệu. (chỉ trừ dàn cồng Gangsa tại đảo Luson (Philippines) gồm 6 cồng phẳng, cách sắp
đặt và diễn tấu lại không khác nhiều người Mnông ở Tây Nguyên). Cồng chiêng Tây
Nguyên Việt Nam thì trái lại, biên chế đa dạng, không cố định, hình thành nhiều loại dàn
chiêng khác nhau để phục vụ cho những sinh hoạt, lễ thức khác nhau. Có loại dàn chỉ
gồm 2 chiếc (như dàn chiêng Tha) cho đến loại từ 9,11,16 cồng và chiêng. Nhạc công các
dàn cồng chiêng các nước Đông Nam Á lục địa một mình với 2 tay đánh bằng dùi gõ cả
dàn cồng đến 17, 19 chiếc, còn nhạc công dàn cồng chiêng Tây Nguyên thì mỗi người chỉ
đánh một cồng. Mỗi nhạc công giữ một vị trí cao độ và tiết tấu, âm sắc khác nhau, đòi hỏi
phải nhớ, phải tập trung tâm trí nắm chắc thời gian, nhịp điệu để gõ đúng phần của mình,
vừa phải lắng nghe người khác trong dàn nhạc để tạo nên sự hòa hợp, đồng cảm chung.
Vì vậy, để tham gia diễn tấu được một bài chiêng, thì yếu tố “nhạc cảm”, năng khiếu bẩm
sinh là vấn đề quan trọng, không phải là ai cũng có thể làm ngay được. Đặc biệt là sự quy
định chức năng từng loại cồng trong dàn nhạc: “Chiếc cồng phát ra âm thanh thấp – vốn 21
là âm cơ bản – mang tên “mẹ”. Trong những dàn có 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm
cồng “cha”, ... tiếp theo là các cồng con, cồng cháu... hình thành hệ thống gia đình mang
dấu vết chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi diễn tấu, cồng mẹ và cồng cha được
phân công phần trầm làm nền, cồng con và các cồng khác đánh so le trước – sau, nhanh –
chậm để tạo ra giai điệu” . Điều khác biệt nữa là nhạc công dàn chiêng Tây Nguyên
không ngồi yên tại chỗ để gõ cồng như các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma...
mà luôn di động, (thường là di động xoay quanh một đối tượng được tôn vinh ở vị trí
trung tâm như cây nêu... theo chiều ngược kim đồng hồ như chiều bay của cánh chim Lạc
trên mặt trống đồng) và đa dạng về động tác (tùy theo sự cảm hứng diễn đạt trong quá
trình diễn tấu như khom người, nghiêng mình, cúi mặt...). Cách gõ cồng của Tây Nguyên
có hai cách: đánh bằng dùi và đánh bằng cườm tay. Đánh bằng dùi, nếu là dùi mềm cho
âm thanh tròn trĩnh, dịu dàng, trầm lắng, nếu là dùi cứng cho âm thanh độ mãnh liệt, sắc
nhọn. Đánh bằng cườm tay cho âm thanh cảm giác mờ ảo, xa xăm, huyền bí, hoang sơ.
Bàn tay trái phía sau cồng không chỉ để giữ cồng mà cũng tham gia diễn tấu, lúc bịt lúc
mở mặt chiêng để tạo tiếng ngắt, tiếng ngân theo từng sắc thái của bài chiêng. Bởi vậy có
thể khẳng định: “không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có một
cách dai đẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới 22
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi các dân tộc, các quốc gia ở Đông Nam Á đã vượt qua thời
kì đối đầu để bước vào thời đại mới, thời đại chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Khi mà những cuộc tiếp xúc và giao lưu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì mỗi chúng ta, ai
cũng dễ dàng nhận thấy trong vốn kiến thức của người Việt và các dân tộc Đông Nam Á
khác thiếu hẳn sự hiểu biết về khu vực, về những người bạn láng giềng của mình. Trong
khi đó, các quốc gia dân tộc đều sinh ra và lớn lên trong khu vực Đông Nam Á, có chung
một cội nguồn văn hóa - tộc người, có chung một tiến trình lịch sử, ngày nay đang cùng
nhau xây dựng một ASEAN hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong xu thế khu
vực hóa và toàn cầu hóa. Tất cả mọi hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay đều nhằm mục
đích tăng cường sự hiểu biết, giới thiệu về nền văn hóa của nhau không chỉ ở khu vực mà
ra cả thế giới bên ngoài, để thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu, học tập các giá trị văn hóa của nước bạn. Đông Nam
Á xưa kia được biết đến như “là một khu vực thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và
những sản phẩm kỳ lạ khác” (Donald G. Mc. Cloud, 1986) và cho đến tận cuối thế kỷ
XIX, Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lý -
lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Cách nhận thức mới về tính khu vực của Đông
Nam Á thực sự xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi thực dân Anh lập ra Bộ chỉ
huy quân sự Đông Nam Á, để phân biệt với Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, Đông Nam Á
không phải chỉ là một khu vực chính trị thuần túy mà từ xa xưa, Đông Nam Á đã là một
khu vực văn hóa thống nhất - điều này đã được nhiều học giả, kể cả các học giả Âu, Mĩ,
khẳng định. Người ta đã khẳng định được rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung
Quốc và Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa phát triển, đó là nền
văn minh nông nghiệp lúa nước, với nền văn hóa Đông Sơn mà biểu tượng rực rỡ nhất là
chiếc trống đồng, được tìm thấy khắp ở các nước Đông Nam Á. Như vậy, có thể nói,
Đông Nam Á đã là một khu vực lịch sử - văn hóa trước khi trở thành khu vực địa lý -
chính trị. Ngày nay, văn hóa Đông Nam Á, vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa
bản địa truyền thống, vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả
phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ Đông Nam Á có rất nhiều
yếu tố chung, làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á, song, cũng có không ít những
yếu tố đặc sắc, riêng biệt độc đáo tiêu biểu cho mỗi quốc gia, dân tộc. Hay nói cách khác,
văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng”, theo cách nói của
người Inđônêxia. Cụm từ này bắt nguồn từ câu nói của nhà thơ Mpu Tantular ở Inđônêxia
“Bhineka Tungga Ika” (nghĩa là “thống nhất trong đa dạng”), và ngày nay, câu nói này đã
trở thành thuật ngữ phổ biến khi nói về văn hóa Đông Nam Á. Có lẽ, trên thế giới, hiếm
có khu vực nào vừa mang tính đa dạng mà cũng vừa mang tính thống nhất như ở khu vực
Đông Nam Á. Sự đa dạng và thống nhất ấy được biểu hiện trên nhiều mặt, từ cơ sở nền
tảng tạo thành cho đến đời sống sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của cư dân Đông Nam Á. 23
Ở đây, đề tài không trình bày theo hệ thống tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Đông
Nam Á từ cổ chí kim, mà đề cập đến những thành tố cấu thành nên nền văn hóa truyền
thống Đông Nam Á đó. Trong đề tài này, được chia thành ba chương:
Chương I: Những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng”
Chương II: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á
Chương III: “Thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông
Nam Á Trong mỗi chương, đều có phần chú thích và hình ảnh minh hoạ cụ thể để làm rõ
nội dung đã được trình bày. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn “tổng
thể về văn hóa Đông Nam Á”, một thực tế của nền văn hóa tương đồng và đa sắc thái, mà
chúng tôi dùng ý tưởng “thống nhất trong đa dạng” để đề cập đến. Bên cạnh đó, chúng ta
sẽ hiểu biết thêm về những người bạn láng giềng của mình, đã kết “thành hội thành
thuyền” trong quá trình phát triển, vươn lên theo xu thế khu vực và hội nhập thế giới.
Tóm lại, văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mà năng lực của người viết lại có
hạn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi những sai sót. Kính
mong quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp lượng thứ cho những sai sót và rất mong đón
nhận được nhiều ý kiến chỉ dẫn thêm. PHẦN TÓM TẮT Tính “thống nhất trong đa dạng”
của văn hóa truyền thống Đông Nam Á, đề cập đến nét chung và riêng của văn hóa Đông
Nam Á, và cũng là một nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho khu vực, đó là tương đồng và
đa sắc thái, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Nam Á trở
thành cửa ngõ giao lưu qua lại giữa những nền văn minh lớn, nơi giao thương giữa các
quốc gia, châu lục, là điều kiện thuận lợi để cho các nước trong khu vực tiếp cận với thế
giới bên ngoài. Bên cạnh đó, với khí hậu nhiệt đới châu Á gió mùa, Đông Nam Á sớm có
điều kiện phát triển nghề nông trồng lúa và đã trở thành một nền kinh tế chính của khu
vực. Đông Nam Á vốn có chung cội nguồn về tộc người - từ một loại chủng Môngôlôit
phương Nam (tiểu chủng Đông Nam Á), sau quá trình tiếp cận và giao lưu đã tạo cho
Đông Nam Á một khu vực đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Các nhà nước, quốc gia Đông Nam Á
từ khi ra đời cho đến nay, có sự thay đổi lớn về ranh giới, địa phận ở mỗi quốc gia, tuy ở
những phương diện khác nhau nhưng tất cả các nước đều có chung hoàn cảnh lịch sử nên
dễ dàng thông cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập. Với nền
tảng như thế, cho nên đã hình thành trong nếp sống của cư dân Đông Nam Á những
phương thức sinh hoạt từ thức ăn, trang phục, nhà ở đến các công trình kiến trúc và điêu
khắc đồ sộ, đều có những nét chung với nhau, dựa trên nền tảng của cơ tầng văn hóa bản
địa, của cư dân nông nghiệp lúa nước, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn
hóa lớn của hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Hoa. Từ xa xưa, đời sống tâm linh
của cư dân Đông Nam Á, đã được quan tâm đến bằng những tín ngưỡng bản địa đặc sắc, 24
bên cạnh đó, với sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào, đã được người dân ở đây
tiếp nhận và hòa trộn với nền văn hóa bản địa, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của
họ. Là cư dân nông nghiệp lúa nước, cho nên, các dân tộc Đông Nam Á có các lễ hội và
phong tục tập quán vừa mang bản sắc riêng đa sắc màu, vừa mang dáng dấp chung của
nền nông nghiệp trồng lúa nước. Các hoạt động này vừa giúp cho cư dân thoả mãn những
nhu cầu về đời sống tâm linh, vừa kèm theo các hình thức vui chơi, giải trí, nhằm tạo một
không khí đoàn kết và thân thiện lẫn nhau giữa các con người trong một cộng đồng
chung, làng xóm nói riêng, cả khu vực nói chung. Một hình thức giải trí khác cũng không
kém phần hấp dẫn đối với cư dân Đông Nam Á, đó là nghệ thuật biểu diễn sân khấu
truyền thống, và do các nước có sự tiếp cận, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,
cho nên nền nghệ thuật truyền thống của mỗi nước vừa có nét tương đồng về nội dung
lẫn phương pháp vừa có sự đa dạng về hình thức biểu diễn. Nhìn chung, văn hóa truyền
thống Đông Nam Á, dựa trên nền tảng của nên nông nghiệp lúa nước, đã tạo ra cho cư
dân ở đây một đời sống sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh thần đều vô cùng độc đáo, vừa
mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng, một sắc thái rất riêng Đông Nam Á.
MỞ ĐẦU I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1. Mục tiêu Đề tài tập trung khai thác
những yếu tố tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đông
Nam Á. Trong đó, đề tài sẽ làm rõ những yếu tố như điều kiện tự nhiên; dân tộc và ngôn
ngữ; nền kinh tế truyền thống và tiến trình phát triển lịch sử của các quốc gia Đông Nam
Á. Từ đó, đi đến khẳng định, đây là cơ sở tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của
văn hóa truyền thống Đông Nam Á. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của
tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á
qua các mặt: thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc. Qua đó, đề tài đi đến
khẳng định: đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á rất đa dạng, tuy nhiên
trong nền văn hóa đó đều thể hiện những nét tương đồng, thống nhất trong chiều sâu cuộc
sống của họ. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của tính “thống nhất trong đa
dạng” về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Đông Nam Á qua các mặt: chữ viết, tín
ngưỡng - tôn giáo, lễ hội và phong tục tập quán và nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Từ đó,
đề tài sẽ rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về đời sống văn hóa tinh thần - nét
đặc trưng nổi bật trong đời sống văn hóa truyền thống ở các quốc gia Đông Nam Á. 2.
Nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm ba phần: Phần 1: đề tài sẽ tập trung nghiên
cứu khai thác những khía cạnh để tạo nên tính “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa
truyền thống Đông Nam Á. Trước tiên, đề tài sẽ đi vào xem xét về điều kiện tự nhiên,
như các mặt: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và động, thực vật ở Đông Nam Á. Bên cạnh
đó, yếu tố dân tộc và ngôn ngữ cũng là những điều kiện cần thiết tạo nên tính đặc trưng
của nền văn hóa này. Xuất phát từ một nguồn nhân chủng Môngôlôit phương Nam, qua
quá trình giao lưu và lan tỏa, đã hình thành nên những tộc người khác nhau ở Đông Nam 25
Á. Đồng thời, có chung một nguồn gốc ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử, dần dần cũng
hình thành nên những ngữ hệ khác nhau trong khu vực. Nền kinh tế truyền thống cũng là
yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên đặc trưng văn hóa khu vực, đặc biệt là nghề nông trồng
lúa. Sau cùng, sự tương đồng trong tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á cũng
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên tính tương đồng trong văn hóa
truyền thống Đông Nam Á. Phần 2: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những biểu hiện của
tính “thống nhất trong đa dạng” về đời sống văn hóa vật chất của cư dân Đông Nam Á:
thức ăn, trang phục, nhà ở, kiến trúc và điêu khắc. Trong bữa ăn truyền thống của cư dân
Đông Nam Á chủ yếu là ăn cơm, rau, cá hay thịt. Từ gạo, cư dân Đông Nam Á đã chế
biến ra nhiều loại thức ăn khác hay các loại bánh để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng
ngày và lễ hội. Còn về trang phục truyền thống của cư dân Đông Nam Á là nam đóng
khố, nữ mặc váy, cởi trần, dần về sau y phục có sự thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng: yếm, áo chui, quần, váy… Tùy mỗi quốc gia, dân tộc mà trang phục
truyền thống của họ hoặc thêm vào hay bớt đi, tạo nên bức tranh muôn màu trong trang
phục cư dân Đông Nam Á. Về nhà ở, kiểu nhà sàn là kiểu nhà truyền thống, đồng thời,
nhà hình thuyền, nhà đất, nhà 1 Phần 3: đề tài tập trung khai thác những biểu hiện của tính “thống n
MỞ ĐẦU Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét như
sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra
trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống 26
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống.
Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn
hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những
điểm riêng biệt. Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặc điêm
riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Khi xét về văn hóa Đông Nam Á
chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước
nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dị biệt. Đông Nam Á là khu vực có
nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân
tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một
nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều
yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu
tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì lý do đó, chúng
tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông
Nam Á” để làm bài tiểu luận cuối kì. Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy
được nét tương đồng và những điểm riêng có của từng quốc gia. Chúng ta sẽ thấy được từ
những nét tương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt
tạo nên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao. Bên cạnh đó, đây cũng
là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dung trong văn hóa
của khu vực Đông Nam Á.
CHƯƠNG 1: ĐÔNG NAM Á - VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC 1. Khái quát Đông Nam Á
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung
Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc với diện tích khoảng 4,523,000 km². Khu
vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với số dân cư tính đến
năm 2009 ước chừng khoảng gần 570,000,000 người. Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam
Á Philippines Đông Timor Thái Lan Việt Nam Brunei Campuchia Malaysia Indonesia
Lào Myanma Singapore Quốc kỳ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á là khu
vực có địa hình hết sức đặc biệt. Nơi đây là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi
lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm
chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa,
còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên nhóm Đông Nam Á hải
đảo. Nhóm Đông Nam Á hải đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành 27
đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh
nhất thế giới. Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió
mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và
ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Chính gió mùa và
khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một
số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị
đông đức và thịnh vượng như Singapore, Jakarta, Kuala Lumpur,... Gió mùa kèm theo
những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản
xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim
muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu
đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương,… và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
1.2. Lịch sử hình thành khu vực Đông Nam Á
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời
gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. Từ xa xưa
để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng
biệt: Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước nằm
trong vùng biển phía Nam; Người Nhật gọi vùng này là “NanYo”; Người Ả Rập xưa gọi
vùng này là “Qumr”, rồi lại gọi là “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi là “Zabag”. Còn người
Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo
vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một
vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống
ở đây là những con người thành thạo và can đảm. Tên gọi “Đông Nam Á” được các nhà
nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra
Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính
trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng
Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí
thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Đến khoảng nửa đầu thế
kỷ 15, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai
đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà
nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nhưng đến nửa đầu thế
kỷ 18, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào
phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu. Sự quản lý thuộc địa có một
ảnh hưởng sâu sắc với Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầu hết
các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộc địa cũng làm
cho vùng phát triển với quy mô khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp thương mại, mỏ và 28
xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhu cầu tăng cao về nhân công
dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ thị trường Ấn Độ của Anh Quốc và Trung Quốc,
dẫn tới sự thay đổi lớn về nhân khẩu học. Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu
một nhà nước quan liêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là
giáo dục hiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở những
lãnh thổ thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, các phong trào dân tộc tại các quốc gia trên khu
vực đã bùng dậy mạnh mẽ để giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc; đồng thời cũng từ đó
ra sức xây dựng để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Và cũng kể từ đó khu vực này đã
bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về mặt quân sự cũng như kinh tế. Nhìn
chung, trong suốt quá trình phát triển, khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và
thử thách. Tuy nhiên với sự chung tay đồng lòng của 11 đất nước anh em đã hình thành
nên một diện mạo Đông Nam Á mới. Hôm nay, thế giới biết đến khu vực Đông Nam Á
hiện đại với đặc trưng ở hoạt động kinh tế diễn ra hết sức năng động, mức độ tăng trưởng
kinh tế cao của hầu hết các nước thành viên và sự kết hợp bên trong chặt chẽ thông qua
khu vực thương mại tự do ASEAN. Đây cũng là một khối có triển vọng thành công trong
việc hội nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng Châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với
Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi
khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”. Đông Nam Á thuộc các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, bốn trong số mười nước đã đứng trong 20 nền kinh tế hùng mạnh
nhất. Tính đến năm 2007, dân số ASEAN là 580 triệu người, tốc độ tăng trưởng hàng
năm là 1,9%. GDP bình quân thu nhập đầu người khoảng 5.900 USD/1 năm. Chuyển dịch
cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á Nhìn vào sơ đồ ta thấy: GDP khu vực I giảm
rõ rệt; GDP khu vực II tăng mạnh; GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước. Điều đó thể
hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có công nghiệp và
dịch vụ phát triển. Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy vì đang trong quá trình công nghiệp
hoá và trong quá trình sản xuất nên năng suất sản xuất tăng lên, đời sống nhân dân được
cải thiện nên dịch vụ cũng gia tăng. Đông Nam Á phát triển mạnh các ngành công nghiệp
khai khoáng: Khai thác than Inđônnêxia, Việt Nam; Khai thác thiếc Malaixia, Thái Lan,
Inđonexia; Khai thác đồng Philippin; Khai thác đá quý Thái Lan. Về công nghiệp chế
biến Công nghiệp luyện kim, hoá chất, chế biến nông sản phân bố khắp nơi; các mặt hàng
tiêu dùng có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường thế giới: Malaixia, Thái Lan,
Inđônêxia, Xingapo,...; Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử: 29
Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia,… Công nghiệp điện Sản lượng điện năm 2003
của khu vực đạt 439 tỷ kwh. Hai nước sản xuất điện nhiều nhất là Thái Lan và Inđônêxia.
Sản lượng điện tiêu dùng còn thấp (744kwh/người/năm). Chỉ số tiêu dùng điện năng theo
dầu người của mỗi quốc gia thể hiện: Sử dụng điện năng cho sinh hoạt; điện năng sử
dụng cho sản xuất, dịch vụ. Quốc gia nào có chỉ số tiêu dùng điện năng theo đầu người
cao thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao và ngược lại. Về dịch vụ đang có sự phát triển
dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng,… Cơ sở
hạ tầng đang từng bước được hiện đại hoá, hệ thống ngân hàng, tín dụng được chú trọng
phát triển, tuy nhiên mức độ phát triển không đều. Với những đặc điểm đó sẽ tác động
đến sự phát triển của nền kinh tế là: Làm xuất hiện nhiều ngành mới và lao động trong
khu vực dịch vụ tăng khá mạnh; ngành dịch vụ ngày càng được phát triển nhằm mục
đích: Phục vụ sản xuất cho nhu cầu phát triển trong nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ
và thiết bị hiện đại, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Về nông nghiệp có những
điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước như khí hậu ẩm, đất phù sa màu mở, lượng
mưa dồi dào, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Sản lượng không ngừng tăng từ 103 triệu tấn năm 1985 đạt tới 161 triệu tấn năm 2004 vì
vậy đã giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân. Việt Nam và Thái Lan là hai
nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Phân bố một số cây trồng chủ yếu ở Đông
Nam Á Sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và của thế giới Các nước trồng cây
công nghiệp nhiều như cao su ở Thái Lan, Inđônxia, Malaixia, Việt Nam. Cà phê và hồ
tiêu ở Việt Nam sau đó là Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. Ngoài ra, Đông Nam Á còn
là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, lấy sợi,… Đất phù
sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm,dân cư đông và nguồn lao động
đông. Về chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản có điều kiện để phát triển. Đồng
cỏ, sản xuất lương thực phát triển, diện tích mặt nước lớn, lao động dồi dào. Chăn nuôi
cơ cấu đa dạng, số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. Thuỷ sản có nhiều lợi
thế về sông, biển nên nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành truyền thống và tăng liên tục.
Năm 2003 sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn. Những nước phát triển mạnh là:
Inđônêxia, Philippines, Malaisia, Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có 10 người thì có
một người sống ở Đông Nam Á. Điều này chứng tỏ ASEAN là một thị trường tiềm năng.
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và phong phú đa dạng, trải dài ba múi giờ và gồm
mười quốc gia - Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Một vài thế kỷ trước sự di cư của con
người, ảnh hưởng của các tôn giáo lớn và các nền văn minh của phương Đông, sự xuất
hiện của người phương Tây, dẫn đến trong một khu vực gồm các quốc gia nhưng lại đa
dạng về diện tích và dân số, tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ và hoàn cảnh lịch sử kinh tế của mỗi quốc gia. 30
2. Văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia. Tuy nhiên, khi xét đến văn hóa thì người
ta thường đề nói văn hóa Đông Nam Á được tạo nên bởi 10 nền văn hóa tiêu biểu của 10
quốc gia: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Malaysia, Indonesia,
Lào, Myanma, Singapore. Để thấy được những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa
các nước, dưới đây chúng ta sẽ đi khái quát về văn hóa của từng quốc gia. 2.1. Văn hóa Việt Nam
Khi chúng ta nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật
chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của
một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của
dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhìn chung, các nền kinh
tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mang dấu ấn riêng bằng công trình văn hoá.
Theo A.Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá. Federico Mayor
- Tổng giám đốc UNESCO xem văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống
động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra
trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền
thống thẩm mỹ vsà lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của
mình. Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử văn hoá
các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt Nam.
Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà
văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ
qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc.
Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật
sản xuất kém phát triển, song ở đất nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội
nhiều giá trị của nền văn minh lúa nước, văn minh phương Đông. Văn hoá tinh thần với
nhiều phẩm chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giá trị văn nghệ dân gian: Những thiên sử
thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệu dân ca. Tuy nhiên cũng thấy rằng văn hoá Việt
Nam còn yếu về văn hoá thành thị, văn hoá khoa học kỹ thuật. Trong tư duy chưa mạnh
về tư duy trừu tượng. Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt Nam bị nhiều
thế lực tranh chấp và thường diễn ra những cuộc chiến tranh kéo dài. Trong chiến tranh,
văn hoá vẫn có thể phát triển nhưng không thuận lợi như trong điều kiện hoà bình. Ở Việt
Nam, nhiều di sản văn hoá bị chiến tranh, thiên tai tàn phá chỉ còn lại những phế tích.
Cho đến nay, chúng ta chưa có điều kiện khôi phục lại đầy đủ diện mạo văn hoá Việt
Nam. Tuy nhiên đây cũng là những thành tựu văn hóa nổi bật của Việt Nam được thế giới biết đến. 31
2.2. Văn hóa Philippines Quần đảo Philippines được người Bồ Đào Nha phát hiện vào
năm 1521 theo yêu cầu của các vị vua Tây Ban Nha. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc
truyền giáo cho người dân nơi này. Sau đó, Philippines đã lần lượt bị thống trị bởi Tây
Ban Nha, Hoa kỳ, thực dân Anh. Việc mở ra kênh đào Suez đã mang đến cho Philippines
một tầng lớp trí thức mới, phần nào thay đổi tư tưởng của người dân nước này. Điều này
làm dấy lên các cuộc đấu tranh chống đối quân thống trị góp phần mang lại độc lập cho
Philippines, trong đó có sự góp sức không nhỏ của vị anh hùng dân tộc Rizal. Philippines
chính thức độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1946 và mở ra một trang sử mới cho công
cuộc phát triển đất nước này. Philippines có một nền văn hóa khá đặc biệt pha trộn giữa
Tây Ban Nha, Trung Hoa và Hoa Kỳ. Do chịu sự thống trị khá lâu của Tây Ban Nha nên
ngày nay, nền văn hóa Philippines chịu ảnh hưởng lớn nhất từ phong cách Tây Ban Nha.
Du khách có thể thấy những ảnh hưởng đó qua các phong tục và những nghi thức liên
quan đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo, đặc biệt là trong các lễ hội đậm màu sắc tôn giáo, lễ
hội chọi gà, cuộc thi bắn pháo hoa, lễ hội sắc đẹp và nhảy múa. Nền ẩm thực của
Philippines cũng có ảnh hưởng từ Trung Hoa qua món mì đặc sản Mami, một món ăn
không thể không thử qua khi đến Philippinses. Hoa Kỳ cũng để lại cho Philippines một
nền văn hóa khác đó là ngôn ngữ, tiếng Anh được người dân nơi đây sử dụng như tiếng mẹ đẻ.
2.3. Văn hóa Thái Lan Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: รรรรรรรรรรรรรร Racha-
anachak Thai), thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía
Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái
Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía
Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải
Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Vương quốc Thái Lan - đất nước của những ngôi
đền biểu trưng cho nền văn hoá Nông nghiệp - Phật giáo. Tuy chỉ rộng hơn Việt Nam một
chút, nhưng lại ít dân hơn - 61 triệu người, biên giới tiếp giáp với bốn nước trong đó phía
Nam là Malaysia, phía Tây là Myanmar, Lào về hướng đông Bắc và Campuchia nằm ở
phía Đông Nam. Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau trong cùng khu
vực Đông Nam á, hơn thế nữa với bản tính thân thiện của người dân, Thái Lan được
mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười”. Nhưng sẽ thật thiếu sót khi nói về Thái Lan
mà lại không đề cập đến những món ăn độc đáo vì có cả vị chua, ngọt mà vẫn giữ được vị
cay và hương thơm đặc trưng. 2.4. Văn hóa Brunei Negara Brunei Darussalam, thường
được gọi là Vương quốc Hồi giáo Brunei hay đơn giản là Brunei, là một nước nằm trên
đảo Borneo, ở Đông Nam Á. Ngoài đường bờ biển ở Biển Đông, nước này hoàn toàn bị
Đông Malaysia bao bọc. Nước Brunei giàu dầu lửa và khí gas là thành viên của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Nhìn tổng thể về lịch sử, có thể 32
nhận thấy rằng nền văn hóa của Brunei là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của khá nhiều nền
văn hóa lân cận. Việc ảnh hưởng những nền văn hóa lân cận mang đến cho Brunei những
nét mới lạ. Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng được kết hợp hài hòa đã làm cho nền văn
hóa mới của Brunei thêm nhiều bản sắc. Những đất nước mà văn hóa Brunei có ảnh
hưởng lớn là Malaysia và Indonesia. Hai đất nước này gần gũi với Brunei về địa lý cũng
như về lịch sử hình thành. Cho nên việc Brunei chịu ảnh hưởng khá nhiều về văn hóa hai
đất nước này cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, theo nghiên cứu còn ghi chép cuộc sống sinh
hoạt từ ngàn xưa cho đến nay của Brunei đã ảnh hưởng những quy định của văn hóa tôn
giáo Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Hai nên tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc trong lối sống sinh
hoạt hàng ngày của người dân Brunei. Những quy định về lối sống hay phong tục của
người Brunei đều phản ánh rõ điều này. Đa số mọi chuẩn mực trong cuộc sống của người
Brunei chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Người dân Brunei có nguồn gốc chính là từ người
Malaysia. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì người dân Brunei lại bảo thủ và độc
quyền với người dân nguồn gốc của mình. Người ta nhận định rằng chính những quy
định về Hồi giáo đã hình thành nên tính cách của người Brunei. Khắp đất nước Brunei
vẫn còn lưu giữ lại khá nhiều những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa kiến trúc
đạo Hồi. Nhà thờ ở đây được cho là thiêng liêng và vô cùng có ý nghĩa trong cuộc sống
của người dân. Một số ngành thủ công mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay nghề
làm giỏ đan móc, thêu vẫn được duy trì. 2.5. Văn hóa Campuchia Nền văn hóa
Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng
của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và
ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa.
Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc
đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Khoa Đông Nam Á học Lớp DN07VH ----------
---------- Môn học: Các dân tộc ở Đông Nam Á Giảng viên: Th.S Đặng
Thị Quốc Anh Đào BÀI TIỂU LUẬN “Tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt trong
các món ăn đặc trưng ngày Tết của dân tộc chủ thể các quốc gia Đông Nam Á.” Sinh viên
thực hiện: Nguyễn Ngọc Loan MSSV: 50700026 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04, năm 33
2010. LỜI MỞ ĐẦU Mỗi nền văn hóa đều có những giá trị và bản sắc riêng. Không thể
so sánh nền văn hóa này với nền văn hóa khác. Nhưng khi xét về nguồn gốc, quá trình
hình thành, ta sẽ dễ dàng nhận thấy những nét tương đồng, tồn tại song song với những
nét dị biệt. Những bản sắc riêng biệt này thể hiện qua nhiều hình thức như những nghi lễ,
tôn giáo, lễ hội, Tết, trang phục và ẩm thực…. Văn hoá Đông Nam Á được hình thành từ
nền văn hoá bản địa, và sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, và Trung Hoa. Và cả văn
minh phương Tây, từ thời thực dân phương Tây mở rộng thuộc địa. Tìm hiểu về ẩm thực
của một nền văn hóa, một quốc gia là cách tiếp cận gần gũi, và thân thiện nhất với những
nền văn hóa khác mình. Vì vậy, cùng với niềm đam mê tìm hiểu nền văn hóa, đặc biệt về
ẩm thực, trong bài tiểu luận lần này, tôi mời các bạn cùng tìm hiểu một phần nào đó, về
những điểm tương đổng và dị biệt trong các món ăn ngày Tết của dân tộc chủ thể của các quốc gia Đông Nam Á.
Chương 1: Vài nét về phong cách ẩm thực và món ăn đặc trưng ngày Tết của Campuchia,
Myanmar, và Thái Lan. 1.1. Campuchia Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar đều có Tết
té nước. Nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có những nghi lễ đặc trưng riêng. Người Campuchia
gọi Tết té nước là Chol Chnam Thmay, và món ăn không thể thiếu trong ngày Tết này ở
Campuchia là món cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi gia đình đều cử một người đem
thức ăn lên chùa, nhờ các nhà sư dâng lên tổ tiên của họ, sau đó cả nhà cùng nhau quay
quần thưởng thức món cà ri. Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, từ rất lâu rồi, cà ri trở
thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết Chol Chnam Thmay. Món cà ri được những cư
dân người Ấn mang đến Đông Nam Á từ rất lâu. Nhưng dần dần được nền văn hóa Đông
Nam Á bản địa hóa, tuy vẫn mang những nét tương đồng, nhưng cũng có những nét riêng
biệt. Cà ri có thể nói nôm na đó là một món hầm hơi kỹ, nước ít, hơi sệt. Hầu như các loại
thực phẩm đều có thể làm cà ri, như cá, gà, cừu…Thịt được tẩm ướp những loại thảo mộc
khô như đại hồi, tiểu hồi, quế, lá càri,ớt,… và những loại gia vị thông thường, nhưng phải
được cân lượng theo một tỷ lệ nhất định để làm dậy mùi hương của món ăn, nhưng không
mất đi mùi vị riêng của thực phẩm. Nước cốt dừa là một phần quan trọng tạo nên vị béo,
ngọt rất riêng cho món càri. Những người từng hưởng thức qua, thường nói rằng cà ri có
vị cay nồng, và béo gậy, đôi khi không được lòng thực khách. Nhưng cà ri ở Campuchia
thì thường ít cay hơn, và có vị béo của nước dừa, trộn lẫn với vị ngọt đặc trưng của
đường thốt nốt của Campuchia. Ngày Tết vui tươi, và một món ăn thì không thể là đáp
ứng đủ nhu cầu mọi người. Bên cạnh chè thốt nốt, hủ tiếu Nam Vang, thì món Amok là
một sự tinh túy của ẩm thực Campuchia, món ăn này mang những hương vị đặc trưng của
đất nước chùa tháp. Món gà amok thường chỉ sử dụng ức gà để chế biến. Ức gà được ướp
đủ các loại gia vị, như củ ngải bún, riềng, nghệ, hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn, và đặc biệt
là khượng. Khượng là một loại gia vị độc đáo chỉ có trong bếp của người Campuchia.
Khượng được làm từ trái cây chúc, đây là một loại chanh rừng, có vỏ sần sùi, rất thơm. 34
Chính gia vị này làm cho món ăn có hương vị độc đáo. Ức gà được ướp với khượng và
những gia vị kể trên, sau đó đem nấu với cơm dừa non, nước dừa, và rau ngót. Món ăn
được dọn lên trong quả dừa, tạo sự hứng thú cho thực khách khi thưởng thức món ăn thú
vị này. Thịt gà đậm đà vị khượng, nước dùng béo ngọt với nước dừa, và những miếng
dừa non dẻo ngọt. khi thưởng thức món ăn này thì thực khách phải thật chậm rãi, dùng
từng miếng một mới thưởng thức được hết vị ngon của thực phẩm như tan dần trong
miệng. Cá được dùng làm món cá amok thì được chế biến cầu kỳ hơn. Họ thường dùng
phi lê cá lóc, cá trê là chủ yếu. Cách chế biến cầu kỳ ở chỗ, phải lấy khượng, mắm bò
hốc, đường thốt nốt và trứng vịt trộn lại với nhau thành một hổn hợp thật đều, đem nấu
cho sệt lại. Sau đó từng miếng phi lê cá sẽ được bọc lại bằng hỗn hợp này, thêm vào vài
lá chùm ruột (hay lá rau ngót), dùng lá chuối gói tất cả lại, và đem hấp cho đến khi cá
chín. Khi dọn lên bàn ăn và thưởng thức thì thực khách sẽ bị lôi cuốn vào món ăn cả bằng
hương lẫn vị. Vị bùi bùi của cá và trứng vịt, vị béo thơm của nước dừa, chất thanh ngọt
của đường thốt nốt, và vị chát nhẹ của lá chùm ruột sẽ làm giảm vị ngấy do quá béo của
dừa, và cũng là điểm nhấn cho cả món ăn độc đáo này. Người thưởng thức đúng điệu sẽ
thưởng thức một đĩa cá amok bốc khói với cơm nếp, nước tương, và không quên một
chén rượu thốt nốt có hương gừng thơm ngọt. 1.2. Myanmar Ẩm thực Myanmar gắn liền
với gạo, các món chiên, và gia vị đặc trưng làm từ cá hay tôm được bảo quản với ớt bột.
Món ăn được ưa thích vào buổi sáng, và những dịp đặc biệt là Mohinga, đây là bún gạo
ăn với súp cá. Ngoài ra trong dịp Tết, người ta còn có món Biryani. Ở giữa hai nền văn
hóa Trung hoa và Ấn độ, ẩm thực Myanmar có những ảnh hưởng nhưng người Myanmar
vẫn giữ được những nét độc đáo trong những món ăn truyền thống. Mohinga, một món
ăn phổ biến và đặc sắc. Mohinga là một món ăn gồm nhiều thành phần được chế biến
riêng lẻ, lúc dùng thì trộn nhiều loại lại vời nhau. Một món Mohinga phổ biến biến sẽ
gồm: tỏi phi, các loại rau thơm thái nhỏ, nước mắm, cá được trộn nhuyễn, làm dẹp ra và
chiên lên, trứng luộc, bột ớt rang, bún làm bằng gạo, chả đậu chiên, đậu chiên. Trộn tất cả
lại là ta có ngay một món Mohinga ngon tuyệt. Tất cả những thực phẩm tuy được làm
riêng từng phần nhưng có cách chế biến rất hòa hợp với nhau, nên khi trộn lẫn lại sẽ bổ
sung cho nhau, tạo nên những hương vị tuyệt vời. Như vị béo của các thức chiên, của
đậu, vị cay của ớt bột, và những mùi vị riêng của cá, rau thơm. Bên cạnh Mohinga,
Biryani là một món ăn được dùng nhiều trong dịp Tết. Đây là một loại cơm trộn nhiều
thứ với nhau. Món ăn này ảnh hưởng của người Ấn, và những người Muslim. Không chỉ
phổ biến ở vùng Đông Nam Á, mà còn có ở Ả rập và một số nước phương Tây. Có rất
nhiều loại Biryani, nhưng chủ yếu đều là cơm, và được trộn với nhiều loại thực phẩm như
rau thơm, đậu, là bạc hà, gừng, hành, tỏi, các loại thịt như bò, gà, cừu, dê, cá và tôm. Có
lẽ, những món ăn mà thành phần được nấu riêng lẻ, rồi sau đó trộn lại với nhau theo khẩu
vị của từng người là rất phổ biến và dễ hòa nhập vào Myanmar nhất. Điếu này tạo nên 35
một nét rất riêng cho ẩm thực Myanmar. 1.3. Thái Lan Ẩm thực Thái Lan chịu ảnh hưởng
nhiều của ẩm thực Ấn Độ. Và mỗi vùng miền của Thái Lan điều có những nét độc đáo
riêng. Với những món cà ri Thái. Cà ri Thái rất độc đáo, từ khi cà ri du nhập vào Thái
Lan đã được bản địa hóa bằng tinh thần Thái Lan. Cà ri Thái có nhiều loại, được chế biến
rất công phu, phù hợp với từng người, nhưng vẫn có nét tiêu biểu là cay nồng, và vị béo
ngọt của nước dừa. Trong ngày Tết của Thái Lan Ngoài món cà ri Thái, thì món Larb Gai
là một trong những món gỏi tiêu biểu cho món ăn Thái trong ngày Tết. Cách làm không
khó, nhưng rất thú vị. Thịt gà luộc chín, băm nhuyễn, đậu đũa cắt ngắn, băm nhuyễn các
loại gia vị: hành tím, hành lá, rau húng, lá chanh, và ớt hiểm. Giã thêm ớt, sau đó pha
nước mắm với nước chanh, gia vị. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau. Món
gỏi này khi hoàn tất có màu sắc độc đáo, màu đỏ của ớt, màu của thịt gà, của rau thơm,
với hương vị chua chua, chút mặn và ngọt, đúng là những nét đặc biệt của gỏi.
Chương 2: Vài nét về phong cách ẩm thực và món ăn đặc trưng ngày Tết của Việt Nam
và Lào. 2.1. Lào Lào là một dất nước có những con người với cách sống rất hiền hòa, lạc
quan. Với triết lý sâu sắc của đạo Phật, hòa vào cách sống của người dân Lào. Tất cả tạo
nên một con người và đất nước Lào rất riêng, bình dị, gần gũi. Người Lào ăn Tết té nước
với những hoạt động lễ hội sôi nổi, những nghi thức cầu nguyện ở chùa. Nhưng cũng như
trong tất cả các ngày Tết của những dân tộc, thì món ăn là một phần quan trọng. Món ăn
đặc trưng ngày tết của lào nổi tiếng với món Lạp. Lạp trong tiếng Lào có nghĩa là may
mắn. Và người Lào ăn món Lạp với mong muốn một năm mới phúc lộc dồi dào, may
mắn thật nhiều. Lạp có thể được làm từ nhiều loại thực phẩm như gà, bò, cá, heo…
Chẳng hạn như Lạp thịt heo sẽ gồm thịt nạc, gan, tim heo băm nhỏ, trộn vào các loại rau
thơm, ớt cay thái nhỏ, và thái sợi, cùng một số gia vị thông dụng, nước cốt chanh và gia
vị truyền thống không thể thiếu là thính nếp rang. Người Lào thường dùng Lạp với xôi
nếp được nấu bằng chõ đặc trưng của người Lào.Người dân Lào hiền hòa, thường rất
chăm chút cho món ăn này, vì họ tin rằng nếu làm kh6ng ngon thì cả năm sẽ không may mắn. 2.2. Việt Nam
Có thể chia ẩm thực Việt Nam thành ẩm thực của ba vùng miền. Mỗi vùng miền đều có
những nét độc đáo riêng, miền Bắc với những món bánh có thể để ăn dài ngày, những
món muối dưa chua. Còn ẩm thực miền Trung Việt Nam lại được biết đến với những món
mắm mặn và cay nồng. Còn ẩm thực miền Nam với những món mắm được chao bằng
đường thốt nốt do có cộng đồng người Khomer cùng sinh sống. Nhưng vào ngày Tết thì
mỗi miền đều có những món ăn đặc trưng riêng, tùy theo đặc điểm từng vùng. Miền Bắc
vào ngày Tết không thể thiếu món bánh chưng. Sự ra đời của món bánh này gắn liền với
truyền thuyết về chàng Lang Liêu đã lấy gạo, thức ăn nuôi sống con người làm ra món 36
bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho Trời và Đất, nhân ở giữa tượng trưng cho
cho cha mẹ sinh thành. Chàng Lang Liêu được nối ngôi vua Hùng, và ý nghĩa nhân sinh
của câu chuyện, cùng với những nguyên liệu làm ra bánh chưng thấm đậm sự tinh tế và
tâm hồn Việt. Nguyên liệu làm bánh thường là nếp, thịt mỡ. Lá dùng để gói bánh là lá
dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Gạo nếp nguyên liệu
chính các món bánh được chọn lựa kỹ càng từ những loại nếp ngon thượng hạng hạt to,
đều, dẻo, vừa mới thu hoạch. Đậu xanh hạt tròn, lòng vàng, nguyên hạt, thì nhân bánh
mới ngon và đẹp mắt. Thịt heo nên chọn thịt ba rọi, mỡ hơi nhiều. Và đặc biệt là chỉ dùng
muối để làm gia vị ướp, không dùng nước mắm để chống cho bánh bị ôi thiu. Bánh được
cả nhà quây quần lại cùng nhau gói trong những ngày giáp Tết, không khí nô nức tươi
vui, tinh thần gia đình và tính công đồng cao. Bánh sau khi gói sẽ đem luộc trong thời
gian dài, thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Khi bánh chín phải
để nguội một chút ăn mới ngon. Mở lớp lá dong ra thì hạt nếp phải mềm nhừ, vị thơm
bùi, béo của đậu xanh, và thịt chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị độc đáo, thể
hiện được cách sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Miền trung vào ngày Tết có rất
nhiều món nhưng phổ biến là chả bò. Có thể gọi đây là món ăn cho ngày Tết bận rộn, khi
có khách chỉ cần lấy giò chả treo sẵn nơi góc bếp xuống, cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa
cùng với dưa món. Miếng giò bò có hương vị riêng, mùi thơm của lá chuối, và vị nước
mắm thật ngon hòa quyện trong miếng chả. Chả bò, được làm từ thịt bò loại ngon, đem
giã liên tục đến khi thịt nhuyễn, ướp gia vị, và phải chọn loại nước mắm ngon và thơm.
Bên ngoài của chả bò có màu hơi sậm, còn khi cắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm
mỡ trắng, đặc biệt là vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của
miếng chả bò. Vào ngày tết ở miền Nam Việt Nam có một nét đặc trưng là nồi thịt kho
trứng vịt, hay còn gọi là thịt kho tàu, là món không thể thiếu trong ba ngày Tết ở gia
đình Nam Bộ. Món thịt kho được chế biến công phu với cách ướp gia vị, và thời gian nấu
để làm ra món thịt đậm đà, mềm béo hòa quyện vào nhau cùng với vị ngọt bùi của trứng.
thịt heo để kho phải là thịt heo loại ngon, thịt săn chắc, không quá nhiều mỡ, ướp thịt với
muối tiêu, đường nước mắm, tỏi băm nhuyễn. Bí quyết tạo ra món thịt thơm ngon, màu
hổ phách đặc trưng không quá đậm, cũng không quá nhạt là hầm thịt với nước dừa, và
không dùng nước màu. Nước dừa nấu sôi, cho thịt đã ướp vào, vớt hết xát tỏi, để lửa liu
riu khoảng 3, 4 tiếng cho thịt mềm và ngấm gia vị, sau đó cho trứng đã luộc và được xâm
vài lỗ bằng tăm nhỏ để gia vị thấm vào trứng. Nghệ thuật nấu món này là thịt ngấm gia
vị, mềm nhưng không nát, mỡ tan đều trong miệng, vị béo lan tỏa. Có khi ăn cùng với
dưa món và cơm, hay cuốn với bánh tráng mỏng, thật đúng là hương vị ngày Tết Việt Nam. 37
Chương 3: Vài nét về phong cách ẩm thực và món ăn đặc trưng ngày Tết của Các nước
Đông Nam Á hải đảo ( Malaysia, Singapore, Indonesia). 3.1. Malaysia Ẩm thực Malaysia
rất phong phú và đa dạng. Và ảnh hưởng vào nhiều đất nước lân cận, như Singapore, nơi
có cộng đồng người Malysia sinh sống khá lâu đời. Món bánh đặc trưng của Malaysia là
Ketupat. Món bánh này ta có thể nhìn thấy ở tất cả mọi nơi ở Indonesia. Đây là loại bánh
làm từ gạo nếp hay gạo tẻ. Cách làm món bánh này không khó lắm, nhưng công phu ở
cách gói bánh. Những hạt gạo được vo sạch và gói trong lá dừa, hay lá cọ, sau đó đun sôi
để làm chín bánh. Ketupat có rất nhiều loại nhưng phổ biến với hai loại là Nasi Ketupat
được làm từ gạo tẻ, và được bao trong lá dừa thành hình vuông. Loại thứ hai là Ketupat
pulut, được làm từ gạo nếp, và được bao trong lá cọ licuala thành hình tam giác. Ketupat
được xem như là loại bánh gạo tiện lợi, có thể được thấy bán ở rất nhiều nơi, và ăn được
vào nhiều bữa. có thể ăn giữa bữa, ăn chống đói ban đêm. Chiếc bánh gạo có thể để được
rất lâu mà vẫn giữ được nguyên vị thơm ngon. Ketupat thường được ăn với rendang (một
loại cà ri thịt bò khô), hay là được phục vụ như một thứ cơm ăn kèm với những món
khác. Món ăn đặc trưng có thể nhìn thấy ở mọi nơi nữa là Nasi Lemak. Cách chế biến
cũng rất đơn giản. Ta dùng gạo nấu với nước dừa, ăn cùng với dưa leo, đậu phông rang,
cá khô, thịt nai khô, tương ớt, cũng có thể thêm thịt gà, thịt bò, hải sản, hay cà ri cừu. Khi
thưởng thức ta sẽ dễ dàng nhận ra vị béo gậy của dừa kết hợp với hương vị cà ri, và sự đa
dạng của biết bao nguyên liệu. Nasi lemak theo truyền thống được gói trong lá chuối.
Ngoài Nasi lemak, khi nhắc đến ẩm thực Malaysia, ta không thể bỏ qua là Otak- Otak.
Món ăn này được làm từ cá thu quết nhuyễn, trộn với một số gia vị như ớt, gừng, nghệ,
chanh và nước cốt dừa. hỗn hợp này được gói trong lá chuối, sau đó được đem hấp hoặc
nướng. Thưởng thức món Otak- Otak cũng là một nghệ thuật. khi từ từ mở lớp lá chuối
ra, bạn sẽ cảm nhận được vị vàng ươm của món ăn, cho một miếng vào miệng, bạn sẽ
cảm nah65n được hương vị tuyệt hảo, của miếng cá cay cay của ớt, một chút béo của
nước dừa, với hương thơm từ gừng và nghệ. Tết cả hòa quyện vào nhau tạo thành một
món ăn rất tinh tế của người Malaysia. 3.2. Indonesia, Singapore Những món ăn này lan
rộng ra nhiều đất nước lân cận như Indonesia, và Singapore, Philippines. Chẳng hạn như,
Ketupat ở Philippines được dùng như món ăn nhanh tiện lợi. Còn trong lễ hội Idul Fitri ở
Indonesia, thì nó được dùng với cà ri và nước tương đặc trưng. Và ở Indonesia, Ketupat
đôi khi được luộc chung với nước cốt dừa, và một số gia vị để tăng hương vị cho món ăn.
Còn món Nasi lemak, sang Indonesia thì thành Nasi Tumpeng. Món này cũng có nền tảng
là Nasi Lemak. Nhưng Nasi Tumpeng được nấu với nước cốt, nhưng trải qua các giai
đoạn nhuộm màu, như màu xanh từ lá dứa, và màu vàng từ củ nghệ. Trong lúc nấu thì
thêm vào các loại rau mùi, cỏ chanh… làm dậy hương vị nồng nàn của cơm. Khi dọn ra
thường có lá dứa lót phía dưới làm tăng mùi thơm. Cơm thì được được dọn ra hình tháp 38
cơm, với hai màu xanh, vàng xen kẽ nhau.Gợi liên tưởng đến mái nhà truyền thống
Indonesia, có hình chóp và tháp rất đặc trưng.
THAY LỜI KẾT Các quốc gia Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng thể hiện trong
nhiều mặt về trang phục, nhà ở, và cả trong ẩm thực. Với đặc trưng là nền nông nghiệp
lúa nước, các món ăn thường có liên quan đến gạo nếp, hay gạo tẻ. Các món ăn thường
có những ảnh hưởng từ Ấn Độ hay Trung Hoa, nhưng khi vào Đông Nam Á, đã được bản
địa hóa, mang màu sắc đặc trưng Đông Nam Á. Những tìm hiểu về các món ăn truyền
thống trên đây, có lẽ vẫn chưa hoàn thiện lắm. Nhưng qua đó cũng làm nổi lên một số nét
đặc trưng tiêu biểu của ẩm thực các nước Đông Nam Á. Nhưng do nhiều lý do, điều kiện
tìm tài liệu về một số nước không được thuận lợi lắm, nên Brunei, và Timor Leste sẽ
không được đề cập nhiều trong bài viết lần này.
A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1
. Lý do chọn đề tài. Đông Nam Á hiện nay là khu vực có nền kinh tế phát triển khá năng
động. Đây được coi là điểm đến tương đối bình yên của thế giới những năm vừa qua. Một
trong những yếu tố thu hút sự chú ý của thế giới với khu vực này chính là nền văn hóa
phong phú đa dạng của khu vực này. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã dành
nhiều thời gian để tìm hiểu về quá trình phát triển của cư dân khu vực nhằm đưa ra những
nhận định chính xác nhất về đặc điểm văn hóa nơi đây. Việt Nam là một quốc gia nằm
trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta là đất nước giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, từ
Trung Quốc xuống, Ấn Độ sang và Đông Nam Á hải đảo vào nên nền văn hóa rất phong
phú đa dạng. Các yếu tố văn hóa này khi vào Việt Nam đều được bản địa hóa trở thành
nền văn hóa mang bản sắc của riêng chúng ta. Tuy nhiên khi nghiên cứu văn hóa Việt, có
nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”. Lời nhận
xét này khiến chúng ta vô cùng tự hào với bạn bè thế giới và khu vực. Hơn nữa Việt Nam
còn là quốc gia có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên từ
ngàn xưa chúng ta luôn có thái độ trân trọng quá khứ. Mỗi người Việt Nam khi sinh ra
đến lúc trở về với đất mẹ đều có niềm thành kính khi nhắc nhở về tổ tiên của gia tộc và
những vị anh hùng đã có công bảo vệ xây dựng đất nước. Do đó khi nghiên cứu về văn
hóa dân gian của Đông Nam Á chúng ta không thể không nghiên cứu về yếu tố tôn giáo
tín ngưỡng truyền thống của khu vực này. Bởi vì tôn giáo tín ngưỡng truyền thống chính
là một yếu tố cấu thành văn hóa dân tộc, nó thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận của con 39
người Đông Nam Á trong thời xa xưa là cơ sở hình thành của con người khu vực này
hiện nay. Với quan điểm đó khi nghiên cứu về khu vực này chúng ta thấy các quốc gia
đều có điểm chung trong tôn giáo chính là tín ngưỡng đa thần gắn liền với nó chính là tục
thờ cúng tổ tiên. 2. Lịch sử vấn đề. Có thể nói việc nghiên cứu văn hóa dân gian trong
lĩnh vực tín ngưỡng dân gian đã được nhiều nước Đông Nam Á chú trọng trong những
năm qua bởi giới cầm quyền đã nhận thức rõ trong giai đoạn hiện nay khi hội nhập quốc
tế cái làm thành bản sắc dân tộc chính là văn hóa truyền thống. Ở Việt Nam chúng ta vấn
đề này đã được đặt ra trước đổi mới với hàng loạt các công trình nghiên cứu về lễ hội, tôn
giáo của các nhà nghiên cứu như GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS Lưu Trung Vũ… Do đó về
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta có khá nhiều công trình đề cập đến và có nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận cứ để chứng minh đây là “Đạo thờ tổ tiên”. Nhưng việc
đặt tín ngưỡng tổ tiên trong chiều sâu văn hóa dân gian Đông Nam Á chưa có nhiều tài
liệu viết đến ngoại trừ các sách tham khảo về Đông Nam Á của GS.TS Phạm Đức
Dương, GS Đinh Gia Khánh… Vì thế người viết với mong muốn tổng hợp từ các nguồn
tài liệu này để làm rõ hơn vấn đề “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số
quốc gia Đông Nam Á”. 3. Giới hạn vấn đề. Trong giới hạn một tiểu luận người viết
không có tham vọng đi vào từng vấn đề cụ thể của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói
riêng và Đông Nam Á nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để
thấy chân dung cuộc sống con người ở khu vực này. Và từ việc tìm hiểu vấn đề này cho
chúng ta có thể đưa ra nhận xét đúng đắn hơn cho bức tranh văn hóa Đông Nam Á, Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập thế giới. Đây là điều người viết mong muốn đạt được. 4.
Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu nghiên
cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Phương pháp phân tích:
Từ những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và Đông Nam Á đưa ra những
nhận xét, đánh giá. 5. Bố cục tiểu luận. A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung.
I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á.
II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
III. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia Đông Nam Á khác. I
V. Nhận xét chung. C. Phần kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Khái quát môi trường tự nhiên – văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của một số quốc gia Đông Nam Á.
1. Khái niệm. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực
đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch 40
sử, văn hóa – là biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua
hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng trong xã hội. Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên là bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình thành
từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở phù giúp cho
con cháu được thể hiện thông qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường
quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì và phát
triển trong xã hội có giai cấp sau này là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có
công sinh thành tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, tổ nghề, thành hoàng, Tổ quốc.
2. Môi trường tự nhiên và văn hóa. Khu vực Đông Nam Á bao gồm Đông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á hải đảo trải rộng trên một diện tích 4362000 km2. Tuy nhiên khu vực
văn hóa thì rộng hơn nhiều. Chúng ta có hai Đông Nam Á. Đông Nam Á hiện đại gồm 11
quốc gia và Đông Nam Á tiền sử - một nền văn minh lúa nước được phân bố từ Nam
Trường Giang đến Madagasca và Hawai ngày nay. Đông Nam Á có thể bao gồm miền
chân núi Hymalaya và Thiên Sơn. Hai dãy núi này được xem như mái nhà của khu vực.
Hầu hết các con sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này và lưu vực các
con sông đó đã trở thành những đồng bằng màu mỡ và đầy ắp phù sa. Về cảnh quan địa
mạo vùng này có nét đặc biệt đó là sự chênh lệch về rộng hẹp khá lớn giữa bình nguyên
và núi rừng đồng thời là sự chênh lệch về cao thấp khá nhỏ giữa bình nguyên và mặt
biển. Chính sự kiến tạo địa lý cộng với các đặc điểm khí hậu gió mùa nóng ẩm, mưa
nhiều đã làm cho khu vực này sớm trở thành quê hương của cây lúa nước, từ đó sáng tạo
ra nền văn hóa, văn minh lúa nước. Đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước Đông Nam Á có những nét đặc trưng như: có tính chất tương đối đồng nhất về nhân
văn cộng đồng nó được biểu hiện qua cơ cấu tổ chức làng xóm, xã thôn với những quy
định chung, tập tục chung được biểu hiện ở ý thức bảo tồn tín ngưỡng cổ xưa, những
nguyên lý triết học cổ xưa mà khởi nguyên của chúng ta là những tín ngưỡng sùng bái vật
giáo nguyên thủy, quan niệm hợp nhất giữa vũ trụ và tiểu vũ trụ, những mối giao hòa
giữa vật với tâm. Ở vị trí ngã tư đường từ Đông sang Tây và nằm kề hai nền văn minh
sớm được thiết chế chặt chẽ là Trung Hoa và Ấn Độ nên Đông Nam Á ảnh hưởng và tiếp
nhận văn hóa từ ngoài vào rất nhiều và đó là lẽ đương nhiên. Nhưng trong quá trình tiếp
nhận văn hóa ngoại lai, Đông Nam Á luôn lựa chọn, thích nghi một cách chủ động và do
có bản lĩnh nên vẫn giữ được bản sắc của mình. Chính điều đó tạo cho Đông Nam Á một
bức tranh văn hóa phong phú, đa dạng và rất nhiều đặc sắc.
3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có
chung một cơ tầng văn hóa là nông nghiệp lúa nước cư dân Đông Nam Á đều có chung
một yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn 41
thực… Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi
người sinh ra đều có một nhóm hồn nhất định. Hồn theo cư dân Đông Nam Á có quan hệ
mật thiết với cuộc đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác con người sẽ chết. Nhưng chết
không có nghĩa là hết. Quan niệm này là cơ sở cho việc ra đời tín ngưỡng thờ cúng người
đã mất và trước hết và quan trọng nhất là thờ cúng ông bà tổ tiên gia đình, dòng họ. Việc
thờ cúng vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn cội nguồn, thể hiện lòng ước muốn sự
phù hộ độ trì cho người sống. Việc thờ cúng này thể hiện mối quan hệ tâm linh giữa
những người đang sống và những người đã chết. Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ tình
cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương lai nên tính liên tục trong sự đứt đoạn
của các cộng đồng tộc người từ gia đình – họ hàng – làng nước. Vì thế thờ cúng tổ tiên là
tín ngưỡng phổ biến trong nhiều dân tộc trên thế giới. Biểu tượng về thờ cúng, tổ tiên là
những hình ảnh đẹp đẽ mà con cháu nghĩ về tổ tiên và tiến hành nghi lễ linh thiêng để nói
lên sự ngưỡng mộ tôn vinh của con cháu tổ tiên luôn là hình ảnh về những người tài giỏi,
có công có đức. Nơi thờ tổ tiên thường có bài vị, ảnh. Cùng là yếu tố mang tính lễ nghi là
sự thực hành một loạt động tác của người được quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới
dạng hành lễ được quy định do quan niệm, phong tục, tập quán cho mỗi cộng đồng dân
tộc. Nghi lễ cúng được thực hiện bởi người trưởng gia đình dòng họ và các động tác dâng
lễ vật, khấn lễ. Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại thống nhất với nhau trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự thờ và tôn thờ chính là nội dung còn hành động cúng là hình
thức biểu hiện của nội dung thờ. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn tưởng nhớ hi vọng sự
trợ giúp, tránh sự trừng phạt của tổ tiên là nội dung cốt yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Nếu không có thờ mà chỉ có cúng thì bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có
hồn thiêng, không có sự hấp dẫn nội tại và dễ trở thành nhạt nhẽo vô vị. Sự “cúng” tuy
chỉ là hình thức biểu đạt song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn,
nó chính là hương vị màu sắc keo dính thỏa mãn niềm tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của
chủ thể tôn giáo. Tục thờ cúng tổ tiên dần dần được mở rộng không chỉ thờ những người
có công sinh dưỡng đã khuất mà còn tôn thờ những người có công khai phá mảnh đất đã
nuôi dưỡng con người hay những người đã tạo nên những nghề nuôi sống con người gắn
bó thế hệ này và thế hệ khác. Lúc này tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra liên tục thì ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây đã tác động mạnh mẽ lên
những mặt của các thành tố văn hóa bản địa. Mặc dù vậy, dưới những tác động này tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên không những bị phai nhạt lãng quên còn hết sức phong phú đa
dạng về hình thức biểu hiện lẫn nội dung và gắn với nhiều tôn giáo khác. Chính vì vậy
thờ cúng tổ tiên luôn là một nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của nhiều
dân tộc Đông Nam Á. II. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Ở nước ta với niềm
tin rằng tổ tiên ông bà sẽ phù hộ độ trì cho con cháu và về phần mình, con cháu phải tỏ 42
lòng biết ơn và tưởng nhớ đến người sinh thành ra mình hầu hết các dân tộc đều có tục
thờ cúng tổ tiên. Nhưng điển hình nhất là người Việt. Trên cơ tầng Đông Nam Á ông cha
ta đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở hai phương diện đó là sự mô phỏng
dòng họ phụ hệ, hệ thống các nghi lễ phức tạp. Ngày giỗ các cụ trong nhà con cháu phải
có mặt thể hiện lòng trung thành với tổ tiên sau đó cùng thụ lộc tạo bầu không khí ấm
cúng. Đây chính là nét đặc trung trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt thể hiện mối
quan hệ duy trì sâu sắc. Theo phép ứng xử của người Việt khi ông bà, cha mẹ còn sống
thì con cháu phải vâng lời và phụng dưỡng chu đáo khi các cụ qua đời thì phải thờ cúng
tỏ lòng tôn kính. Đó vừa là tín ngưỡng vừa là đạo lý của người Việt. Người Việt là một
trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành
một tôn giáo: Đạo ông bà. Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên đã viết: Thà đui mà
giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ. Khác với những người phương Tây
coi trọng ngày sinh, trong tục thờ cúng tổ tiên người Việt coi trọng hơn cả là ngày mất
bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì
việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào ngày sóc vọng, dịp lễ tết... để cầu tổ tiên
phù hộ. Tục thờ cúng tổ tiên được mở rộng từ trong gia đình, dòng họ, làng xã mà còn
mở rộng cả nước. Trong nhà thờ gia tiên thì trong nước người Việt thờ vua Hùng. Mảnh
đất Phong Châu nơi đóng đô của các vua Hùng khi xưa trở thành đất Tổ. Ngày 10 – 3 là
ngày giỗ tổ. Từ nhiều thế kỷ dân tộc ta đã có câu: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ
Tổ mùng 10 tháng 3. Giỗ Tổ Hùng Vương được quy định là ngày Quốc giỗ từ thời vua
Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) và ngày nay được nhà nước công nhận
là quốc giỗ. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hết sức quan trọng không chỉ đối với người
Việt. Bởi lẽ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bộ phận cúa ý thức xã hội, là loại hình tín
ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ
tiên đã chết sẽ che chở phù giúp cho con cháu, được thể hiện thông qua nghi lễ thờ
phụng. Nó là sự phản ánh đức tin tâm linh về quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ
hệ, gia đình phụ hệ được duy trì và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết
ơn tưởng nhớ về tôn thờ những người có công sinh thành tạo dựng và bảo vệ cuộc sống.
Trước đây vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đề cập đến. Do tính chất quan
trọng nên từ lâu nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của học giả trong nước
mà còn của các học giả nước ngoài đặc biệt là người Pháp. Họ coi đây là tín ngưỡng rất
sâu sắc, thống nhất trong toàn dân, phát triển bền vững qua các thời đại. Trong thời kỳ
Pháp thuộc, các học giả Việt nam cũng công bố một số công trình về tục thờ cúng tổ tiên
như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy
Anh. Sau hòa bình lập lại, vấn đề này ít được chú ý hơn. Điều này do hạn chế của hoàn
cảnh lịch sử khách quan do Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến trường kì 9 năm
vô cùng gian khổ ác liệt nên cần phải dồn sức tái thiết đất nước, nhiệm vụ đặt lên hàng 43
đầu lúc này là nhiệm vụ chính trị thống nhất đất nước. Nhưng ở miền Nam cũng có một
số tác phẩm liên quan đến vấn đề này: Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp (1950),
Nếp cũ của Toan Ánh (1963)... Sau khi miền Nam được giải phóng hoàn toàn, đất nước
thống nhất. Cùng với sự đổi mới về kinh tế, chính sách tôn giáo của ta cũng mềm dẻo hơn
nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục lại và phát triển mạnh mẽ. Gần đây có
một số công trình nghiên cứu về tục thờ cúng tổ tiên được công bố như các sách về địa
lý: Địa chí Ninh Bình, Địa chí Vĩnh Phúc, Tín ngưỡng làng xã – Vũ Khánh (1994),
Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam – Toan Ánh (1996)... và nhiều luận án khoa
học tại các trường đại học cũng đang được chú ý về vấn đề này. Thông qua những nghiên
cứu trên chúng ta có thể thấy rằng nhìn từ góc độ văn hóa, tục thờ cúng tổ tiên của người
Việt mang nhiều yếu tố tích cực. Nó thể hiện tình cảm trân trọng và biết ơn đối với những
người có công với cộng đồng, những tổ phụ của ngành nghề. Tục lệ này còn là mối dây
liên kết chặt chẽ cá nhân với cộng đồng, tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên sức sống
của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam có đầy đủ những đặc trưng . kể trên. Tuy nhiên Việt Nam có những nét đặc thù riêng
biệt. Việt Nam nằm ở phía Đông trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á,
Đông và Đông Nam giáp biển Đông và Thái Bình Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc.
Phía Tây giáp Lào và Tây Nam giáp Campuchia. Việt Nam được coi là đầu cầu nối liền
Đông Nam Á với Trung Quốc và Ấn Độ. Về địa lý Việt Nam không phải là quốc gia rộng
lớn trong khu vực nhưng địa hình khá đặc biệt kéo dài 15 vĩ độ có nét đặc thù về cảnh
quan địa lý khác với cảnh quan trong khu vực. Rừng núi chiếm 2/3 diện tích, đồng bằng
chiếm phần nhỏ, sông ngòi dày đặc. Việt Nam lại có đường bờ biển dài 2000km, khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa với những hệ động thực vật tiêu biểu của Đông Nam Á nên người
ta gọi Việt Nam là Đông Nam Á thu nhỏ. Ảnh hưởng của nền văn hóa người Việt đến tục
thờ cúng tổ tiên. Việt Nam sinh ra và lớn lên trong khu vực lịch sử văn hóa Đông Nam Á
nhưng chúng ta hiểu biết ít về khu vực do đó không thể hiểu sâu về mình nhất là những
vấn đề sâu sa như cội nguồn dân tộc, đời sống văn hóa truyền thống. Cách tổ chức sản
xuất và đời sống của người Việt. Với đặc thù vị trí địa lý như vậy, Việt Nam tạo nên nền
sản xuất nông nghiệp với phương thức canh tác lúa nước tiểu canh và chăn nuôi tiểu gia
sức gia cầm. Điều này khác hẳn với Trung Hoa cũng là canh tác nông nghiệp nhưng căn
bản là nông nghiệp khô quảng canh, chăn nuôi đại gia súc với đồng cỏ lớn. Làm lúa nước
phải chăm lo đến thủy lợi. Nước cho cây lúa là việc hàng đầu. Môi trường nước ở đây là
kết quả tổng thể của đặc điểm địa lý, địa hình, khí hậu. Chính yếu tố này tạo thành sắc
thái riêng trong tập quán sinh hoạt của cư dân Việt. Yếu tố nước ảnh hưởng trực tiếp vào
hoạt động thờ cúng tổ tiên đó là chén nước lã không thể thiếu trên bàn thờ gia đình Việt
Nam. Cư dân nông nghiệp lúa nước có cuộc sống định cư, những người sống gần nhau
thành xóm làng. Để thắt chặt cộng đồng mà chủ yếu dựa trên quan hệ làng xóm có lối 44
sống “bán anh em xa mua láng giềng gần” khá lỏng lẻo người ta đã áp dụng quan hệ thân
tộc bằng cách dùng các danh từ chỉ quan hệ gia đình làm các đại từ nhân xưng trong xã
hội. Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng bao trùm nhất của làng xã. Biểu tượng
truyền thống của tính cộng đồng là ngôi đình – cây đa – bến nước. Trong đó ngôi đình là
biểu tượng khái quát nhất, tập trung nhất của làng xã về mọi phương diện. Tính tự trị của
người Việt được thể hiện qua biểu tượng truyền thống là lũy tre làng. Bên trong lũy tre
làng, mỗi làng xã Việt Nam như một quốc gia thu nhỏ được tổ chức chặt chẽ có kỷ luật.
Nói chung lối sống và cách ứng xử như vậy đã là những cơ sở cho tinh thần tương thân
tương ái đùm bọc lẫn nhau nhưng cũng đạm tính gia trưởng cục bộ địa phương góp phần
làm trì trệ xã hội phương Đông trước cuộc sống hiện đại. Cách tổ chức gia đình và xã hội.
Gia đình chính là đơn vị sản xuất kinh tế xã hội nhỏ nhất. Điều này có nghĩa là mô hình
đại gia đình không phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước tiểu canh của Việt
Nam. Vì thế mô hình đại gia đình phụ hệ trưởng tộc với hai yếu tố tôn pháp và quyền
trưởng nam của trung Hoa khó áp dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên mô hình cơ cấu này có
đặc điểm ưu việt là nó có tính quy củ chặt chẽ rõ ràng gần như một pháp chế. Nét ưu việt
này đã được truyền thống Việt Nam tiếp nhận thâu tóm để tạo ra đặc thù phụ hệ gia
trưởng cho cơ cấu gia đình của mình. Hình thức thờ cúng phổ biến ở đây là trong từng
tiểu gia đình thành viên của dòng tộc mà vai trò chủ yếu là gia trưởng. Trong gia đình
Việt yếu tố dân chủ chất phác trong gia đình người Việt khá lớn. Điều này thể hiện ở vai
trò của người phụ nữ trong gia đình Việt có vị trí khá cao. Đặc trưng này có một nguồn
gốc ý thức hệ xã hội sâu sa đó là chế độ Mẫu hệ tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á
nói chung đồng thời cũng có nguồn gốc từ thực tiễn canh tác, vai trò kinh tế, gia đình.
Với nét đặc trưng về cách tổ chức gia đình và xã hội trên ta thấy gia đình Việt có tính chất
và cơ cấu như một chỉnh thể hòa đồng trong tương quan dân chủ có mối quan hệ duy trì
chặt chẽ trên cơ sở huyết thống hơn là một chỉnh thể của bộ máy quy củ nếu ta so sánh
với gia đình Trung Quốc. Điều này cắt nghĩa tại sao tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam chưa
bao giờ là độc quyền gia trưởng hoặc trưởng nam trong gia đình người Việt. Cách tổ chức
sinh hoạt văn hóa tinh thần. Người Việt Nam sống bằng canh tác nông nghiệp lúa nước
nên sự gắn bó với thiên nhiên càng lâu dài và bền chặt. Từ sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau của tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Trong
sự sùng bái tự nhiên đó có tục thờ thần động vật và thờ thần thực vật. Nếp sống tính cách
hòa hiếu ủa loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước dẫn đến người Việt tục thờ các con
vật hiền như: hươu, nai… riêng cư dân nông nghiệp lúa nước Việt Nam còn thờ một số
động vật dưới nước như rắn, cá sấu… Từ quan niệm “vạn vật hữu linh” là thực sự thờ
từng bộ phận của thiên nhiên dẫn đến sùng bái con người là một tất yếu khách quan.
Trong con người có cái vật chất và tinh thần. Cái tinh thần khó nắm bắt nên người ta đã
thần thánh hóa nó bằng quan niệm linh hồn 45
1. Nền văn minh lúa nước.
Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung
thống nhất, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hoá Đông Nam Á lấy sản
xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Không phải
ngẫu nhiên biểu tượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn là bó lúa 10
nhánh. Đó là do các nước ở Đông Nam Á chủ yếu là các nước nông nghiệp.
Đông Nam Á được coi là cái nôi của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm
cây trồng lớn trên thế giới. Với các yếu tố địa hình thuận lợi, khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm mưa nhiều và có gió mùa, hệ thống thuỷ lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho
việc trồng lúa nước. Và cũng chính từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ
của cây lúa đã trở thành yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu
vực văn hoá Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời.
Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
sống và mang những giá trị văn hoá tốt đẹp:
- Người ta trồng lúa để tạo ra nguồn lương thực, trồng lúa để mưu sinh cuộc
sống. Lúa nước là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và
người dân Đông Nam Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi
đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu
trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các dịp quan trọng không thể
thiếu sự góp mặt của cây lúa hạt gạo, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.
- Trở thành nguồn cảm hứng mang đầy tính nghệ thuật trong ca dao, dân ca,
thơ hoạ… hình ảnh “bát cơm, hạt gạo”.
- Cây lúa đã giúp gắn kết cộng đồng trong suốt quá trình lịch sử hình thành
và phát triển của mỗi dân tộc. Những nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở các
quốc gia phương Đông đều gắn liền với lịch sử ra đời của cây lúa, lịch sử phát triển
của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong từng
thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho
con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất
nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị 46
- Cây lúa trở thành hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho cuộc sống sung túc, no
đủ. Mặt khác còn là hình ảnh của người nông dân lam lũ, vất vả chịu khó một nắng
hai sương, là hình ảnh của bản làng, của quê hương đất nước và con người Việt .
2. Thuần dưỡng trâu, bò.
Những loài vật trên đều rất phổ biến và thích ứng tốt với địa hình, khí hậu
cũng như là đặc điểm của một nền nông nghiệp. Ban đầu con người săn bắt lấy thịt,
sau được thuần dưỡng vừa để lấy thịt, vừa làm công cụ cày bừa, vật tế thần. Hình
ảnh hội đâm trâu của người việt cổ còn được trạm khắc trên trống đồng và vẫn còn
sống động trong lễ hội mùa xuân ở Tây Nguyên.
Những con vật gắn bó gần gũi với con người, với người nông dân; đó còn là
biểu tượng linh thiêng, vật tế thần. Ví dụ như : biểu tượng trâu vàng của SeaGame
22. Tây Nguyên cũng lấy biểu tượng con trâu làm vật linh thiêng, trâu ở đây được
nuôi không phải để giết thịt hay cày cấy mà được sử dụng vào mục đích duy nhất
phục vụ trong các dịp tế thần, vật tế thay cho con người, nhằm xua đi những vận
nạn, những điều không may.
Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc
hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu
cơ nghiệp". Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam
là cảnh: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa!”
Và trâu còn được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng
trong thung lũng Hoa Lư cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng
quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ
thần nhà Tống. Trâu được cho uống rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân
địch. Trâu còn được buộc mồi lửa sau đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công...
Từ đời sống thực tại ấy, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của
người Việt chúng ta : Tượng trâu bằng đất nung hơn 3000 năm trước, vật trang sức
bằng đầu trâu nửa đá quý( ở di chỉ Đình Chàng, Hà Nội), hình ảnh con trâu trong
tranh dân gian xưa, huyền thoại trâu nước, tục lệ thi chọi trâu ( tổ chức hàng năm
nhằm tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời - Đất -
Con người), đi vào năm, tháng, ngày, giờ của lịch 12 con giáp. Như vậy, con trâu 47
có vai trò quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á cổ truyền. Tục
ngữ ca dao ta có câu : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” . Để nói lên sự sung túc, thành
công của nhà nông: “Ruộng sâu, trâu nái”. Bên cạnh đó, con trâu còn gắn liền với
tuổi thơ của trẻ em nông thôn: Vui đùa với trâu, thả diều, phơi áo trên lưng trâu…
Ngoài ra còn tạo ra một giá trị hành động trường cửu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”
giá trị ấy không chỉ đúng trong quá khứ mà còn phù hợp với hiện tại và trong cả
tương lai. Đó là ba việc lớn rất hệ trọng của một người đàn ông, một đấng nam nhi.
Có thể hiểu “Tậu Trâu” là việc đầu tiên để đầu tư cho sự nghiệp, khởi sự để gây dựng một sự nghiệp. 3, Ăn
Người Việt ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề ăn uống. phong tục ăn
uống của người Việt tuân theo ngũ hành tương sinh tương khắc và dựa vào vốn văn
hóa bản địa. “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”,“Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Những
câu nói ấy là cách ứng xử của người Việt khi ngồi vào bàn ăn. Khi ăn người Việt
không im lặng như người phương Tây mà coi bữa ăn như một dịp để gia đình
người thân có điều kiện trao đổi về công việc, hỏi thăm nhau và nói những chuyện vui.
Người Việt dùng đũa khi ăn chứ không dùng thìa hay nĩa như người phương
Tây. Cây tre khí hàn (khi gắp đồ nóng không bị nóng tay )biểu diễn cho thuyết lấy
âm trị dương, nếu ai chú ý sẽ thấy người Việt ăn rầt nhiều gia vị, mục đích ban đầu
là làm cho món ăn thêm ngon nhưng sâu xa hơn cả là thuyết cân đối âm dương của
món ăn và điều hòa âm dương trong cơ thể. Cá tanh có tính hàn (nhiệt) sẽ được nấu
với những gia vị có tính âm như riềng, nghệ rau răm, ớt.... Khi ăn trứng vịt lộn (ăn
món này hay lạnh bụng), người ta thường ăn với rau răm và gừng, món canh chua
(âm) thường ăn với cá kho tộ (dương), cá trê (âm) nướng (dương) và dầm với nước
mắm gừng (dương) hoặc cà tím (âm) đem nướng (dương) rồi trộn mỡ hành dằm
nước mắm (dương), ốc nhồi (âm) hấp lá gừng (dương). Đối với các món ăn uống
(âm) mát lạnh như nước dừa thì dân ta biết bỏ muối (dương) vào để làm cho bớt
cái âm của nước dừa có thể gây hại cho người uống. Khi ăn dưa hấu phải làm cho
bớt âm bằng cách chấm muối. Người Việt xưa thường dùng nồi đất (âm) để áp chế thủy (hàn). 48
Ớt cũng thuộc loại nhiệt (dương) cho nên được dùng trong các loại thức ăn thủy
hải sản (cá, tôm, cua, mắm…) là những thứ vừa hàn (âm hơn so với ớt), lại có mùi
tanh. Khi luộc rau (âm) thường cho vào thêm chút muối biển (dương) khiến rau
luộc xanh mà ngon hơn. Những tri thức này đã đi vào những câu ca dao nổi tiếng :
“ Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng
Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng
Mình đã có riềng, để tỏi cho tôi...”
Những điều này có thể xuất phát từ phong tục thờ mẫu xa xưa của người việt.
Trong tục thờ tứ linh của người Việt cũng có tục thờ mẫu (bà chúa thượng ngàn tức
công chúa Liễu hạnh). Một chiếc bánh chưng người Việt vì thế phải có đủ âm
dương, hình vuông của đất (âm) thịt (dương) được khắc chế bằng hành, đỗ, hạt tiêu
(âm).... và nhiều món ăn độc đáo nữa của người việt là sự kết hợp khéo léo của âm và dương...
Ăn uống là văn hoá hay đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Bởi vậy
trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam biểu hiện rất rõ dấu ấn truyền thống văn
hoá nông nghiệp lúa nước. Bữa ăn người Việt được mô hình hóa Cơm – Rau – Cá
cộng với không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ động vật, không có truyền
thống chăn nuôi gia súc lấy thịt – chăn nuôi gắn với trồng trọt, phục vụ trồng trọt.
Cơ cấu thiên về thực vật với lúa gạo là thành phần đứng đầu “ Người sống về gạo,
cá bạo về nước”, “ cơm tẻ mẹ ruột”,… Sau lúa gạo thì đến rau, củ, quả. Tiếp theo
là cá hay các loại thủy sản – loại thức ăn đứng hàng đầu trong hàng thức ăn động
vật của người Việt Nam , là sản phẩm đặc thù của những vùng nhiều sông ngòi,
cũng như diện tích bờ biển lớn. Từ các loại thủy sản, cha ông ta đã chế tạo ra một
thứ đồ nước chấm đặc biệt là nước mắm và các loại mắm khác. Vị trí cuối cùng
mới là thịt. Phổ biến nhất là thịt gà, thịt lợn, rồi tới thịt trâu, thịt bò… các loài động
vật ở vùng nhiệt đới. Bên cạnh đó cũng không thể không kể tới các loại gia vị như
hành, gừng, tỏi, giềng, rau mùi, húng quế, tiêu,... 49
Ở vùng nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú được thể
hiện qua bữa ăn của người Việt có rất nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, tôm,
thịt,… và cách chế biến cũng rất phong phú như xào, nấu, hấp, luộc, kho, trộn, nướng,…
Bên cạnh đó, những thứ đồ uống của người Việt cũng rất đa dạng, đa phần là
từ các loài thực vật. Họ phần nhiều là uống nước trà, có rất nhiều loại như trà xanh
Thái Nguyên, trà đen, trà ô long, trà San Tuyết cổ thụ, trà sen… Trong ca dao Việt Nam có câu:
“Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên.”
Trà được gắn liền với đời sống thường ngày của người Việt từ xa xưa cho đến bây
giờ. Không chỉ dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong các dịp sinh lễ, ma
chay, tiếp khách tạ lễ,…Khi khách đến chơi thì chủ nhà dù bận đến mấy cũng sẽ
pha trà mời khách. Mỗi tầng lớp sẽ uống trà theo những hình thức khác nhau. Tất
cả đều thể hiện sự hiếu khách, sự trân trọng. Ta cũng không thể không nhắc tới
rượu – thứ đồ uống làm từ gạo nếp ủ lên men, cũng có thể ướp hoa sen, hoa nhài,
hoa cúc. Ngoài ra còn có nước nụ vối, nước gạo rang.. 4. Mặc .
Trong văn hóa trang phục, người Việt thích trang phục kín đáo, giản dị. Họ biết
tận dụng điều kiện tự nhiên, chọn màu sắc trang phục với các gam màu tối như
nâu, đen, chằm, gụ, tím để phù hợp với công việc lao động đồng áng “chân lấm tay
bùn” và trang phục có màu tính dương như đỏ, điều, vàng, xanh trong những dịp lễ
hội, lễ Tết. Người Việt sử dụng các chất liệu nhẹ, thoáng trong may mặc trong tự
nhiên mang dấu ấn nông nghiệp trồng trọt các chất liệu mỏng nhẹ thoáng mát như
tơ tằm, sợi đay, sợi bông, gai. Trang phục của phụ nữ là váy, yếm, áo tứ thân, áo
dài, quần lĩnh, khăn chít đầu, thắt lưng. Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài
hoặc áo “mớ bảy mớ ba”. Ngoài ra chiếc nón lá cũng là một phần không thể thiếu
được tận dụng để che nắng che mưa, dùng cho cả nam và nữ. Đối với nam thì là
khố, sau là áo cánh, quần ống rộng để phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc
đồng áng. Còn trang phục lễ tết, lễ hội là quần ống sớ, áo dài the đen và khăn xếp. 5. Ở (Nhà sàn) 50
Trong cách ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao
cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của
khu vực Đông Nam Á. Có vô vàn loại hình nhà sàn: nhà sàn ở vùng sườn dốc khác
với nhà sàn ở vùng đất bằng, nhà sàn làm ở vùng khô khác với nhà sàn làm ở các
vùng đầm lầy, ngập nước; nhà sàn dài khác nhà sàn ngắn, chưa nói là tập quán
sống trong các loại nhà sàn khác nhau của các nhóm cư dân khác nhau là vô cùng đa dạng.
Tương tự, ở Việt Nam cũng có nhà sàn – một sản phẩm văn hóa đặc sắc, thấm
đượm hình ảnh đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà sàn là
một kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hay mặt nước. Mỗi dân
tộc khác nhau có kiểu thiết kế nhà sàn khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên mỗi
vùng. Nhưng đa phần vẫn có cấu trúc mặt sàn được xây cất bằng nguyên liệu
như tre hóp đá, tre luồng, gỗ, liên kết lưng chừng ở các hàng cột một cách chắc
chắn. Nhà sàn Việt Nam có chức năng chung tương đối đa dạng. Nhà sàn vừa tận
dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ
sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và các loại côn
trùng, bò sát có nọc độc thường xuyên gây hại. Nó là nơi thực thi tập tục, các nghi
lễ, nơi tiếp khách, tổ chức các sự kiện trọng đại của một buôn làng nào đó. Nhà sàn
Tây Nguyên hay Tây Bắc cũng đều còn có chức năng nữa đó là lưu giữ các hiện
vật truyền thống như cồng, chiêng, trống đồng, sinh vật tế lễ, các bằng khen, giấy
khen, kỷ niệm chương, việc tặng thưởng của các tổ chức quốc tế lẫn quốc gia.. 6. Phương tiện đi lại
Đông Nam Á là khu vực sông nước và được bao bọc bởi biển rộng lớn nên
phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Thuyền làm bằng gỗ bè được làm bằng tre
ghép lại. Nghề đóng thuyền đã có mặt ở Đông Nam Á từ rất sớm và nổi tiếng trên thế giới lúc bấy giờ.
Kể từ thời kì chưa có đường bộ hình thành, người Việt cổ từ xưa đã biết đóng
thuyền để đi lại trên sông nước là chủ yếu. Bằng chứng là trên trống đồng Đông
Sơn người ta thấy xuất hiện thuyền, mảng, bè, ghe… do con người tự tạo từ thời Hùng Vương. 7. Sinh hoạt cộng đồng
Có nền văn hóa làng nước tương đồng với các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á. Đó là truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt. 51
Nền nông nghiệp lúa nước với yêu cầu tập trung sức lao động của tập thể
trong việc sản xuất và trị thủy nên dân cư trong làng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau Người Đông Nam Á trong một cộng đồng sống hòa thuận với nhau họ tôn
trọng giúp đỡ nhau trong sinh hoạt sản xuất.. Hàng xóm sống lâu dài với nhau phải
tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy nghĩa tình làm đầu: “Một bồ cái lí
không bằng một tí cái tình” (tục ngữ). 8. Mẫu hệ
Chế độ mẫu hệ được sinh ra từ các tư duy nông nghiệp, tổ chức cộng đồng
theo kiểu làng xã của người Đông Nam Á. Căn cứ vào những dấu vết được bảo lưu
trong xã hội các cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, chúng ta có thể hình dung một
cách đại thể rằng hình thức gia đình lớn bao gồm nhiều thế hệ thuộc chế độ mẫu hệ
mà ngày nay chúng ta có thể thấy ở người Ê đê, Gia Ray. Tổ chức xã hội ở Đông
Nam Á có những nét tương đồng: người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong chế
độ huyết tộc mẫu hệ tổ chức theo nhu cầu tưới nước cho đồng ruộng.
Người phụ nữ yếu tố mẹ được coi trọng trong văn hóa Đông Nam Á. Bằng
chứng là các vị thần của người Đông Nam Á hầu như là thần nữ. Trong văn hóa
Việt Nam người Việt chúng ta thờ rất nhiều vị thần nữ mà khi đi từ bắc xuống nam
ta có thể thấy như Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà chúa Liễu Hạnh, bà Đá, bà Đanh, bà Đen, bà Chúa xứ.
9. Tín ngưỡng tôn giáo ..
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa
lý, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết
sức đa dạng, nhiều vẻ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar,
Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh
thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa,
tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà).
Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn. 52
Với thực tiễn như vậy, có thể nhìn thấy các điểm tương đồng, tương cận giữa
văn hóa Việt Nam với văn hóa Đông Nam Á như sau:
Một là, về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác
nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù
rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gũi, tương đồng nhau, là mẫu số
chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á –
Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ
trang phục là Sà rông (váy), khố, vòng đeo, vòng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với
các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng
trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình.
Tục chôn với người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ
thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả
các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền, … Trong cách ăn ở,
ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với
mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
Hai là, sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió
mùa, các cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa
phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Họ chủ
yếu sống bằng lúa gạo, với hai hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy; thuần
dưỡng trâu, bò làm sức kéo; các bộ công cụ lao động và các hệ thống thủy lợi, dựa
theo nguyên lý tự chảy của dòng nước được xây dựng hết sức đa dạng phù hợp với
các môi trường sinh thái thành ở đồng bằng, vùng thung lũng chân núi, vùng sườn dốc…
Ba là, về lễ hội: Cũng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể
nói, ở mỗi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm cũng có lễ hội. Nếu thống kê con
số lễ hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy,
các lễ hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông
nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người
Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo,
chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như Tết Nguyên đán,…).
Bốn là, về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra
và lớn lên trong một khu vực địa lý, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín
ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ nhưng vẫn thuộc về ba
loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt
Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,
…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục
nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng 53
người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn
vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Năm là, một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường
sông nước, họ đánh bắt cá và các loài thủy hải sản khác trên sông, trên các hồ và
đầm phá cũng như ở các vùng biển gần bờ. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân
Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
Sáu là, ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ
công như: dệt nhuộm (lụa và các loại cotton, sợi bã, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát,
làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng
các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và
các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
Bảy là, con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính
trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.
(5) Quay trở lại với cụm từ “Thống nhất trong đa dạng”, một thực tế dễ nhận
biết đó là biểu hiện của các giá trị văn hóa tại các quốc gia là rất khác nhau, song
chúng đều có điểm phát xuất là do yếu tố tự nhiên chi phối. Chẳng hạn, ví dụ các
cư dân Đông Nam Á đều là cư dân nông nghiệp, lấy lúa gạo làm nguồn lương thực
chính-đấy là thống nhất. Nhưng xung quanh việc canh tác cây lúa thì lại rất đa
dạng: canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng với canh tác lúa nước ở vùng thung lũng
chân núi lại khác nhau: về hệ thống thủy lợi, về công cụ, về giống lúa về quy trình
canh nông, về các nghi lễ liên quan cũng tương tự như vậy!
Hay ví dụ khác, trong truyền thống đa phần cư dân Đông Nam Á đều ở nhà
sàn, đấy là thống nhất. Nhưng trong thực tế có vô vàn loại hình nhà sàn: nhà sàn ở
vùng sườn dốc khác với nhà sàn ở vùng đất bằng, nhà sàn làm ở vùng khô khác với
nhà sàn làm ở các vùng đầm lầy, ngập nước; nhà sàn dài khác nhà sàn ngắn, chưa
nói là tập quán sống trong các loại nhà sàn khác nhau của các nhóm cư dân khác nhau là vô cùng đa dạng.
Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy
một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á. 54