-
Thông tin
-
Quiz
Các định luật Newton - Vật lý đại cương | Trường Đại Học Duy Tân
48. Một vật khối lượng mass m = 7kg nằm trên máng nghiêng không ma sát với góc nghiêng θ=22° so với mặt phẳng nằm ngang, (a) Hãy xác định gia tốc của vật khi nó trượt xuống (b) Nếu vật bắt đầu trượt từ độ cao 12m, hãy xác định vận tốc của vật khi nó trượt tới chân mặt phẳng nghiêng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Vật lý đại cương (Phy 101) 68 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Các định luật Newton - Vật lý đại cương | Trường Đại Học Duy Tân
48. Một vật khối lượng mass m = 7kg nằm trên máng nghiêng không ma sát với góc nghiêng θ=22° so với mặt phẳng nằm ngang, (a) Hãy xác định gia tốc của vật khi nó trượt xuống (b) Nếu vật bắt đầu trượt từ độ cao 12m, hãy xác định vận tốc của vật khi nó trượt tới chân mặt phẳng nghiêng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vật lý đại cương (Phy 101) 68 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
Bài tập chương 4-5: C
ÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON Bài tập chương 4:
31. Một người cân nặng 72kg băng qua cái vực sâu, rộng 25m, bằng một sợi dây thừng với mỗi đầu buộc
vào một gốc cây như hình vẽ. Dây thừng có thể lún
xuống và lực căng tối đa mà dây có thể chịu được là
29kN. Tại điểm chính giữa, lực căng tối đa dây có thể
chịu được là 2.9kN. (a) Hãy xác định độ võng x nếu
người này đu ra khoảng giữa sợi dây. (b) Nếu độ võng
sợi dây bằng ¼ giá trị tìm được ở câu a, hãy xác định
lực căng của dây. Liệu dây có bị đứt không?
33. Một thùng sơn nặng 3.2kg được treo bởi một sợi dây không dãn, một thùng sơn khác cũng
có khối lượng 3.2kg được treo bằng một sợi dây, đầu kia của sợi dây gắn chặt vào đáy của
thùng sơn trên như hình vẽ. (a) Nếu các thùng sơn đứng yên, hãy xác định lực căng của mỗi
dây. (b) Nếu kéo thùng sơn trên làm cả hai thùng sơn chuyển động lên trên với gia tốc 1.23m/s2,
hỏi lực căng trên mỗi dây là bao nhiêu?
35. Hai chiếc xe trượt tuyết kéo một ngôi nhà tới một vị trí mới như hình vẽ.
Tổng của hai lực FA và FB tác dụng lên ngôi nhà bằng những dây cáp không
dãn làm ngôi nhà di chuyển theo đường thẳng L. Với FA = 4500 N, hãy xác định
FB và độ lớn của hợp lực FA+FB.
40. Một vật có khối lượng 3kg chịu tác dụng của hai lực: F1 = (l6i + 12j)N và F2 = (-10i + 22j) . N Nếu
ban đầu vật đứng yên, hãy xác định vector vận tốc của của vật tại thời điểm t = 3s.
46. Có ba khối gỗ đặt sát nhau trên mặt phẳng nhẵn không ma sát nằm
ngang như hình vẽ. Một lực F tác dụng lên khối A (khối lượng mA). (a)
Hãy vẽ các lực tác dụng lên mỗi vật. Xác định (b) gia tốc của hệ vật
(phụ thuộc vào các khối lượng mA, mB, và mC), (c) hợp lực tác dụng
lên mỗi vật và (d) lực tiếp xúc mà mỗi vật tác dụng lên các vật bên cạnh. (e) N
ếu mA=mB =mC = 10kg và F = 96N, tính số cho các câu trả
lời (b), (c), và (d). Giải thích sự hợp lý của câu trả lời.
48. Một vật khối lượng mass m = 7kg nằm trên máng nghiêng không ma sát
với góc nghiêng θ=22° so với mặt phẳng nằm ngang, (a) Hãy xác định gia tốc
của vật khi nó trượt xuống (b) Nếu vật bắt đầu trượt từ độ cao 12m, hãy xác
định vận tốc của vật khi nó trượt tới chân mặt phẳng nghiêng?
51. Có hai vật có A và B có khối lượng lần lượt là mA và mB nối với nhau bằng
một sợi dây không dãn, kích thước, khối lượng bỏ qua. Vật A ở trên mặt bàn
phẳng nằm ngang, vật B được treo thẳng đứng. (a) Xác định các lực tác dụng
lên vật? (b) Áp dụng định luật II Newton tìm công thức xác định gia tốc chuyển
động của hệ vật và lực căng của sợi dây. Bỏ qua ma sát giữa vật với mặt bàn
và dây với ròng rọc.
54. Có hai vật được treo vào mỗi đầu của sợi dây được vắt qua một ròng rọc
C như hình vẽ. Hãy xác định lực căng của sợi dây treo ròng rọc sau khi buông
tay cho hệ vật chuyển động trước khi một vật chạm đất. Bỏ qua khối lượng của
ròng rọc, dây treo. Coi dây treo không dãn.
55. Một vật có khối lượng m nằm trên một mặt nghiêng của khối hình tam
giác có khối lượng M như hình vẽ. Giả sử mọi ma sát được bỏ qua, hãy xác
định độ lớn của lực F tác dụng lên vật M làm cho vật m đứng yên trên mặt
nghiêng (gợi ý: nên chọn trục Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng).
67. Một vật có khối lượng mA nằm trên mặt phẳng nghiêng không ma sát
được nối với vật có khối lượng mB bằng một sợi dây vắt qua ròng rọc
như hình vẽ. (a) Hãy xác định gia tốc của hệ vật phụ thuộc vào mA, mB,
θ, và g. (b) Các khối lượng mA và mB thỏa mãn điều kiện gì để vật A
chuyển động xuống hoặc ngược lại? Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và
sợi dây, xem sợi dây không dãn.