Các giá trị của tư tưởng chính trị phương Tây thời cổ đại | Tiểu luận chính trị học
Những tư tưởng chính trị nổi bật giai đoạn Hy Lạp – La Mã cổ đại. Khái lược về điều kiện tự nhiên; tình hình kinh tế, chính trị - văn hóa-xã hội. Đóng góp và hạn chế của những tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại.Hạn chế của những tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
------------------------- TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
Đề tài: CÁC GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ CỔ ĐẠI
Sinh viên: ĐỖ CAO DƯƠNG Mã sinh viên: 2156100018
Lớp: Thông tin đối ngoại K41 Lớp tín chỉ: CT11
Hà nội, năm 2021 2 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………...3
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 3 2. Mục đích nghiên
cứu…………………………………………………. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu…………………………………..... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu…………………………… 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực
tiễn…………………………………………... 4
6. Kết cấu………………………………………………………………... 6
NỘI DUNG……………………………………………………………... 6
Chương 1: Những tư tưởng chính trị nổi bật giai đoạn Hy Lạp – La Mã cổ
đại……………………………………………………………………. 6
1. Khái lược về điều kiện tự nhiên; tình hình kinh tế, chính trị - văn hóa-
xã hội……………………………………………………………………..6 1.1 Điều kiện tự
nhiên…………………………………………………... 6
1.2 Về kinh tế…………………………………………………………… 7 3
1.3 Về chính trị - văn hóa – xã
hội……………………………………… 8
2. Nội dung tư tưởng…………………………………………………… 10 2.1 Herodotos (484-425 TCN)
………………………………………….10 2.1.1 Quân
chủ………………………………………………………….10 2.1.2 Quý
tộc…………………………………………………………....10
2.1.3 Dân chủ…………………………………………………………… 11
2.2 Xenophon (khoảng 427-355 TCN)
…………………………………..11 2.3 Platon (427-347 TCN)
……………………………………………....13
2.4 Aristotle (384-322 TCN)…………………………………………… 16
2.5 Polybe (khoảng 201-120 TCN)
…………………………………….. 19
2.6 Ciceron (106-43 TCN)……………………………………………… 21
Chương 2: Đóng góp và hạn chế của những tư tưởng
chính trị Hy Lạp - La Mã cổ
đại……………………………………………………………... 23
1 Đóng góp của những tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại………...23 4
2 Hạn chế của những tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại…………..24 KẾT
LUẬN………………………………………………………………..24 Tài liệu tham
khảo………………………………………………………...25 5 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các học thuyết chính trị đóng một vai trò quan trọng trong
hệ thống các môn khoa học xã hội. Đó là lịch sử đang tiến
triển nhằm nhận thức các hình thái chính trị của đời sống xã
hội. Hệ tư tưởng chính trị gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại của
xã hội và nhà nước có giai cấp bởi vì nó phản ánh trước hết
mối quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, các nhóm xã hội
với chế độ nhà nước. Ý nghĩa của các tư tưởng chính trị có
thể khác nhau, chúng có thể đóng vai trò tích cực hoặc tiêu
cực, tuỳ thuộc vào việc chúng phản ánh lợi ích của giai cấp
nào trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Việc tìm
hiểu và nghiên cứu tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại
cũng thuộc các học thuyết chính trị trên thế giới, bởi lẽ Hy
Lạp – La Mã được coi là các nền văn minh ra đời sớm nhất ở
phương Tây nên các tư tưởng chính trị nơi đây có thể coi là
“nền móng” cho sự phát triển các tư tưởng cũng như học
thuyết chính trị sau này. Chính vì lẽ đó, tính cấp thiết của
việc tìm hiểu là vô cùng quan trọng. Trong quá trình làm tiểu
luận, em đã kết hợp những kiến thức được học cùng với việc
nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, bài tiểu luận của em
vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. 6
2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa đến cái nhìn tổng quan về bối cảnh cũng như
đặc điểm chính trị - xã hội của Hy Lạp – La Mã cổ đại,
từ đó nghiên cứu về các tư tưởng chính trị nổi bật.
- Hiểu được sự tạo thành căn bản cơ sở hình thành của
các tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại.
- Trang bị kiến thức về các sự việc và quy luật phát
triển tư tưởng chính trị. Từ đó, có kĩ năng khám phá
ra bản chất của các sự việc và hiện tượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Bối cảnh và những đặc điểm chính trị - xã hội của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Tư tưởng chính trị nổi bật của các triết gia đại diện
cho Hy Lạp và La Mã cổ đại. Từ đó, đưa đến nhận xét
về đóng góp và hạn chế của các tư tưởng chính trị này mang lại.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận
Dựa trên phương pháp luận, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lenin. - Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic
kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh… 7
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Đề tài nhằm góp phần tổng kết, đưa
ra những quan điểm chung về những tư tưởng chính
trị nổi bật của các triết gia Hy Lạp – La Mã cổ đại.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần tổng hợp và đưa
đến những giá trị lịch sử qua quá trình nghiên cứu,
nhằm xem xét những vấn đề cơ bản nhất, nguồn gốc
nhất về tư tưởng chính trị nói chung và đặc biệt là ở
Hy Lạp – La Mã cổ đại nói riêng. 6. Kết cấu
Kết cấu đề tài gồm 2 chương
Chương 1: Những tư tưởng chính trị nổi bật giai đoạn Hy Lạp –La Mã cổ đại
Chương 2: Đóng góp và hạn chế của những tư tưởng
chính trị Hy Lạp- La Mã cổ đại NỘI DUNG
Chương 1: Những tư tưởng chính trị nổi bật giai đoạn
Hy Lạp- La Mã cổ đại
1. Khái lược về điều kiện tự nhiên; tình hình kinh tế,
chính trị - văn hóa - xã hội.
1.1 Điều kiện tự nhiên
Hy Lạp là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao
gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền
ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền 8
Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng
bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là
bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn
phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển
phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều
vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát
triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung
chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các
nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là
đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước
phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như
vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia
chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát
triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. 1.2 Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về
khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con
người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy
bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII –VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất
trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại
chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc
bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao 9
động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu
tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo
phân công lao động trong nông nghiệp, giữa ngành
trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển
sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng
rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ
công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy quan
trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng
lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả
năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy
mô phân công lao động lớn lao hơn trong công
nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước
Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng
không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và
công nghiệp Hy Lạp”.
1.3 Về chính trị - văn hóa - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính
trị -xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung
đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa
thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước
bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một
thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen
là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho
lịch sử Hy Lạp cổ đại. 10
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất
thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý
tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì
thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân
chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc
Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã
trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp
cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương
ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế
nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai
thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt
kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất
bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại
sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và
quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói
đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ.
Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc
khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có
quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động
xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía
Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán
đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II TCN, Hy Lạp một lần nữa bị
rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã
chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. 11
Engels đã nhận xét “Không có cơ sở văn minh Hy
Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại
được”. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao
đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các
nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì
thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những
thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho
người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những
yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón
nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu
không hiểu biết gì về Ai Cập”.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền
văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ
thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình
thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn
học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa
chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh
cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh
kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã
hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc,
điêu khắc, hội họa có giá trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và
được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học,
thiên văn, vật lý... được các nhà khoa học tên tuổi 12
như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và
đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản
triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.
2. Nội dung tư tưởng
Văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại đã tạo tiền đề hình thành
và phát triển khá sớm những tư tưởng chính trị của
nhân loại. Những vấn đề căn bản chính trị, tư duy chính
trị đã được đặt ra và luận giải trên những nét chính yếu
ngay ở thời kỳ này. Trong quá trình phát triển từ chế độ
cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, ở Hy Lạp
xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ. Mâu
thuẫn xã hội giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô
nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô
với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt
dẫn đến hình thành các phe phái chính trị và xuất hiện
những chính trị gia xuất sắc.
2.1 Herodotos (484-425 TCN)
Herodotos được coi là “người cha của chính trị học”.
Ông là người đầu tiên phân biệt và so sánh các loại
hình thể chế chính trị khác nhau. 2.1.1Quân chủ
- Là thể chế độc quyền của một người- đó là vua. Vua
có công lập quốc, sống vì nước, vì dân. Vua có quyền
cấm tất cả những ý kiến phản diện, phản kháng. 13
- Ưu điểm: Vua là người anh minh, có công lập quốc, sống vì nước, vì dân.
- Nhược điểm: Đặc quyền và quá lạm dụng quyền lực
khiến vua dễ trở thành tội lỗi. 2.1.2Quý tộc
- Là thể chế được xây dựng trên cơ sở một nhóm
những người ưu tú nhất của đất nước, vì lợi ích chung.
- Ưu điểm: Ý kiến đưa ra được bàn luận, cọ xát thường
đúng đắn hơn, tránh được những sai sót
- Nhược điểm: Thể chế này dễ có sự khác biệt, bất
hòa, chia bè phái dẫn đến tranh giành, tàn sát lẫn nhau. 2.1.3Dân chủ
- Là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm
- Ưu điểm: Bỏ phiếu để trao những chức vụ công cộng
một cách đúng đắn và ngăn chặn sự lạm dụng quyền
lực, xây dựng nhà nước trên nguyên tắc cơ bản: tất
cả đều bình đẳng trước pháp luật.
- Nhược điểm: Khi dân chúng có trình độ thấp thì dễ
bầu ra những người lãnh đạo kém hiểu biết. Họ dễ bị
kích động bởi các cá nhân cầm quyền, từ đó xảy ra
tình trạng vô chính phủ.
Herodotos thiên về loại hình thể chế quân chủ, song
khi chỉ ra những điểm mạnh, yếu của mỗi loại hình,
ông cho rằng, thể chế chính trị tốt nhất là thể chế 14
hỗn hợp những đặc trưng tốt của ba loại hình nói trên.
2.2 Xenophon (khoảng 427-355 TCN)
Ông thuộc giới “kị sỹ”, nghĩa là thuộc tầng lớp công dân giàu
có. Ông thích một cách tự nhiên sự thống trị lặng lẽ của một
thiểu số quý tộc, tự cho mình đặc quyền về các chân lý và về
sự trung thực. Ông chịu sự đào tạo đạo đức và trí tuệ của
Sokrates. Một trong những điểm chủ yếu của học thuyết của
Xenophon là sự phân biệt giữa những người hiểu biết và những người dốt nát.
Ông là nhà phiêu lưu, là nhà văn chính trị. Tính chất, sự đào
tạo, đời sống của Xenophon có một quan niệm chung về
chính trị. Ông bàn về sự nhận thức cái phải biết hay là cái
phải là để cai trị tốt và quản lý tốt. Ông thấy trong chính trị
có một nghệ thuật thực hành, một nghệ thuật chính cống,
nghệ thuật cao nhất - nghệ thuật đế vương.
Điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Xenophon, nhà sử
học Hy Lạp, là quan niệm về thủ lĩnh chính trị. Xuất phát từ
quan niệm coi việc cai trị nhà nước là công việc hệ trọng
nhất, ông cho rằng ai là người nhận thức được các vấn đề
chính trị sẽ trở thành người trung thực, người tốt. Ai ngu dốt
về điều đó sẽ trở thành hàng nô lệ.
Xenophon khẳng định thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu nhà
nước phải là người biết chỉ huy. Người thủ lĩnh được người ta
chấp nhận giống như người cầm lái trên con tàu đang gặp
nguy khốn, như người thầy thuốc đang ở đầu giường, bởi nếu 15
người thầy thuốc hay người cầm lái trên con tàu đang gặp
nguy khốn có thể quyết định đến vận mệnh của một người
hay một vài người, thì thủ lĩnh chính trị - là người quyết định
đến vận mệnh của hàng triệu người.
Với tầm ảnh hưởng không nhỏ đó của thủ lĩnh chính trị, họ
không chỉ là người mang vương trượng, không chỉ là người
biết giành lấy quyền lực bằng bạo lực hay mưu chước, mà là
người biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết làm
rung cảm người nghe trong diễn thuyết. Do đó, là thủ lĩnh,
dù địa vị pháp quyền của họ thế nào nhưng phải là người có
sự cao hơn. “Tóm lại, người ta bằng lòng nghe theo những
người mà người ta đánh giá là cao hơn”.
Không dừng ở đó, Xenophon còn chỉ ra không ít những phẩm
chất sâu sắc và phổ biến không chỉ cần có ở thủ lĩnh chính trị
đương thời mà ở mọi thời đại, như biết vì lợi ích chung, tận
tâm phục vụ quần chúng và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Thủ
lĩnh là người biết hợp lại, nhân lên sức mạnh của moi người.
Quan điểm của Xenophon về thủ lĩnh chính trị chính là quan
điểm về nhà lãnh đạo hiện đại.
Sự thiên tài của thủ lĩnh chính trị không phải tự nhiên mà có,
mà nó sinh ra từ sự kiên nhẫn lâu dài, từ khả năng chịu đựng
với ý chí sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm, biết
kiềm chế, thích lao động và phải luôn rèn luyện theo phong
cách thanh liêm và sự tự chế ngự mình bởi các bản năng và
dục vọng, phải biết yêu và ham mê lao động. Từ đó, ông
khẳng định nếu quyền lực không ở trong các thiết chế mà ở
trong con người, trong sự vươn lên cao bằng bản thân, nhờ 16
những phẩm chất của họ thì những điều kiện để giành lấy sẽ
rất giản đơn: quyền lực tự giành lấy mình và tự xứng đáng
với mình. Khi vắng nó, chiếm giữ một cách không tốt hay
ban đầu xấu, thì nó vướng mắc, sau đó nó trở thành tốt nhờ
những phẩm chất thủ lĩnh của người thực nhiệm quyền lực.
Xenophon đã đưa ra quan điểm biện chứng, xóa bỏ đi
những tư tưởng cho rằng người thủ lĩnh đại diện cho
một quyền lực của một thế lực khác, là một sự định
đoạt số phận. Rõ ràng ở Xenephon, quyền uy sinh ra
không phải từ dòng dõi hay từ truyền thống kế
nghiệp mà từ tài năng của người thủ lĩnh – quyền lực
dựa vào những tình huống và vào sự vươn lên của cá nhân thủ lĩnh. 2.3 Platon (427-347 TCN)
Nhắc đến Hy Lạp, không thể không nhắc đến Platon –
nhân vật đóng vai trò quan trọng trong lịch sử triết học
phương Tây và Hy Lạp cổ đại. Và, hiển nhiên tư tưởng
chính trị của ông cũng được coi là một trong những tư
tưởng chính trị có ảnh hưởng và là nền tảng cơ bản để
phát triển các học thuyết cũng như tư tưởng chính trị
của phương Tây sau này. Từ việc nêu ra bối cảnh cũng
như đặc điểm chính trị - xã hội của Hy Lạp, cùng với sự
thăng trầm của nền dân chủ chủ nô cho phép giải thích
cội nguồn, tiền đề, bản chất của tư tưởng chính trị
Platon. Triết học Platon nói chung, tư tưởng chính trị nói
riêng thể hiện cụ thể vận động của tư tưởng thời kì nền 17
dân chủ chủ nô. Sự phê phán gay gắt nền dân chủ chủ nô từ phía
“hữu” cho rằng nền dân chủ ấy đã suy thoái,
và việc thay thế nó là một điều tất yếu. Song, khi những
nhân tố mới chưa xuất hiện thì trí tưởng tượng của con người bùng nổ.
Tư tưởng chính trị của Platon được hình thành vào thời
kì khủng hoảng của nhà nước Athenes, nơi mà những
thành công vĩ đại của nó trong chiều dài nhiều thế kỉ,
với đỉnh cao là nền dân chủ chủ nô và cũng không thể
thiếu đi sự mâu thuẫn gay gắt trong xã hội. Vì lẽ đó,
trong tư tưởng chính tị của bản thân, Platon đã phê
phán các kiểu nhà nước không chân chính, trong đó có
nền dân chủ. Sự phê phán này xuất phát từ lập trường
của quý tộc chủ nô, điều đó cũng đã để lại nhiều bài
học quý giá cho các thời đại sau.
Tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Platon bao
gồm tiền đề sâu xa và tiền đề trực tiếp. Tiền đề lí luận
sâu xa của tư tưởng chính trị Platon là cuộc đấu tranh
giữa dân chủ và phản dân chủ từ thời Solon, và duy trì
cho đến thời kì tiếp theo. Từ lập trường quý tộc chủ nô,
Platon nhìn thấy trong nền dân chủ ấy những thiếu sót
cần được khắc phục, và phương pháp được ông cho là
hiệu quả nhất đó là loại trừ nó khỏi đời sống chính trị.
Còn tiền đề trực tiếp của tư tưởng chính trị Platon là tư
tưởng chính trị của Socrates.
Tư tưởng chính trị của ông được phản ánh trong ba tác
phẩm: “Cộng hòa”, “Quy luật” và “Nền chính trị”. Ông 18
là người đầu tiên đạt tới quan niệm về giá trị phổ biến,
tầm vĩ mô của chính trị và hành động chính trị, tiêu
chuẩn của nền chính trị đích thực.
- Quan niệm về chính trị:
+ Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao.
+ Chính trị tự phân chia thành pháp lý, hành chính, tư pháp, ngoại giao…
+ Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức
mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị.
+ Chính trị là sự chuyên chế, tất cả các cá nhân phải
phục tùng quyền uy. Tự do chỉ dẫn đến hỗn loạn, gây
tai họa cho đời sống công dân.
- Xã hội lý tưởng của Platon là xã hội được trì vì bởi sự
thông thái. Ông chia xã hội thành ba hạng người:
+ Thứ nhất, ở địa vị cao nhất là các nhà triết học –
nhà thông thái, biểu tượng của tri thức. Đây là những
người mà lý tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt
động của họ. Họ luôn hướng tới cảm thụ cái đẹp và
khát vọng vươn tới phúc lợi tối cao, tới sự thật và
công lý. Đó là những người biết kiềm chế, ôn hòa
những thú vui cảm tính. Họ có thể cảm nhận được
các vai trò lãnh đạo, trị vì xã hội trong nhà nước lý
tưởng. Họ nắm quyền bính trong tay và cai quản
quốc gia theo ý nguyện của mình. Họ là những pháp
quan có vai trò cai trị thành bang. 19
+ Thứ hai, ở địa vị thấp hơn là những người lính làm
nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà nước lý tưởng. Linh
hồn của họ tràn đầy xúc cảm, gan dạ và dũng cảm,
biết quy phục khát vọng cảm tính đối với lý trí, với
nghĩa vụ. Đây là đẳng cấp những người có trách
nhiệm giữ gìn quốc gia, chống thù trong giặc ngoài.
+ Thứ ba, những người thuộc tầng lớp nông dân, thợ
thủ công. Họ là những người về cơ bản không đi xa
hơn những khát vọng cảm tính. Họ thường khỏe
mạnh, thích nghi với lao động chân tay. Họ là nền
móng của lâu đài xã hội hình chóp. Nhiệm vụ của họ
là làm ra của cải vật chất, đảm bảo mọi nhu cầu thiết
yếu cho các đẳng cấp trên. Xã hội ổn định là nhờ mỗi
đẳng cấp trên hoạt động đúng vị trí, phù hợp với chức năng của mình.
Công lý là ở chỗ, mỗi hạng người làm hết trách
nhiệm của mình, hoạt động phù hợp với chức năng của mình.
- Điều kiện và cơ sở để duy trì xã hội lý tưởng
+ Phải thực hiện cộng đồng về tài sản và hôn nhân
+ Chủ trương xóa sở hữu cá nhân và tình yêu gia
đình, thay vào đó là những tổ chức cộng đồng. Như
vậy, xóa cá nhân vì một xã hội lý tưởng, Platon đã
biến phương tiện thành mục đích. Đó là khởi nguồn
của “chủ nghĩa cộng sản không tưởng”
+ Khi lãnh đạo Nhà nước, cần gạt sang một bên ý chí
cá nhân, trước tiên phải dựa vào tôn giáo và pháp 20
luật. Sự chuyển hóa quyền lực trong xã hội là do có
sự đối kháng vầ quyền lợi và những sự vận động về chính trị.
Kiến thiết một hình thái quốc gia đến mức lý tưởng
hoá trong thực tế thì không phải dễ và nếu không
khéo thì sẽ chuốc lấy những hậu quả nặng nề, dai
dẳng. Ý tưởng ông khởi thuỷ về một nhà nước lý
tưởng bởi Platon là một ý tưởng tương đối mơ
mộng, bay bổng và nghèo nàn về thực tiễn. Nó đã
có cả một cơ sở về sau đó là giáo hội Thiên Chúa
giáo La Mã sống theo tinh thần của ông suốt hơn
một ngàn năm ở châu Âu và gần đây nhất có nhà
nước Liên Xô (cũ) hay các nước Đông Âu cũ. Đó là
một lý tưởng rất mực tốt đẹp, cao cả và toàn tròn
nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm với
những thói xấu thâm căn cố đế của con người.
Quan điểm chính trị của Platon có nhiều mâu
thuẫn: vừa đòi xóa bỏ tư hữu vừa muốn duy trì chế
độ đẳng cấp. Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng
và công lý nhưng đồng thời lại bảo vệ lợi ích của
tầng lớp quý tộc, chủ nô. Tuy nhiên, ông đã có
những quan niệm cụ thể và hệ thống về chính trị
và sự phát triển xã hội nói chung.
2.4 Aristotle (384-322 TCN)
Thành bang của Hy Lạp (nhất là ở Athens) tới giữa
thế kỉ IV TCN đã gần như sụp đổ hoàn toàn. Chế độ