-
Thông tin
-
Quiz
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hoá thay cho mình. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
IV. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư:
1. Lợi nhuận thương nghiệp:
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương
nghiệp bán hàng hoá thay cho mình.Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp chỉ là hình
thức biến tướng của giá trị thặng dư nên nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính
là một bộ phận lao động của công nhân không được trả công.
- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá
trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hoá thấp hơn giá trị của nó,
để rồi tư bản thương nghiệp bán hàng hoá theo đúng giá trị sẽ thu được khoản chênh lệch (hoa hồng).
( Giá cả < Giá trị ) - (Giá cả = Giá trị) = Ptn Tư bản Tư bản H Người công thương tiêu nghiệp nghiệp dùng
Việc nhượng giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp
cũng diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Nghĩa là, tư bản thương nghiệp
cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi nhuận bình quân cho mình. 2. Lợi tức và tỷ suất
- Lợi tức chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà
tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời
gian nhất định. Ký hiệu là z. Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư
do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy,có thể khẳng
định tư bản cho vay cũng gián tiếp bót lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay
trong một thời gian nhất định. Ký hiệu z’ z'=(z/Kcv).100%
Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư
bản cho vay. Thông thường giới hạn vận động của tỷ suất lợi tức là: 0 < z’ < p’ 3. Địa tô:
a) Bản chất của địa tô:
Trong nông nghiệp, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận
bình quân như các ngành khác, nhưng họ phải thuê ruộng đất của địa chủ để kinh
doanh, do vậy ngoài lợi nhuận bình quân họ phải thu được phần lợi nhuận siêu ngạch
để trả cho nhà tư bản dưới hình thức địa tô. Phần lợi nhuận siêu ngạch phải ổn định và lâu dài
Vậy: Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản
kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.
Bản chất của địa tô TBCN là mối quan hệ bóc lột giá trị thặng dư giữa 3 giai cấp trong
đó, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ cùng tham gia bóc lột giai cấp công nhân làm thuê trong nông nghiệp.
a) Các hình thức địa tô TBCN: - Địa tô chêch lệch:
Trong kinh doanh nông nghiệp, giá cả của hàng hoá nông phẩm được hình thành trên
cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất (độ màu mỡ xấu nhất, vị trí địa lý khó khăn nhất...),
chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp.Vì thế, nếu kinh doanh
trên đất tốt hoặc trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch.Phần lợi nhuận siêu ngạch này
tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và nó thuộc về người chủ ruộng đất (nhà tư
bản phải trả cho địa chủ) gọi là địa tô chêch lệch.
Vậy: Địa tô chêch lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu
được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chêch lệch giữa giá
cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và
giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
Địa tô chêch lệch có hai loại: Địa tô chêch lệch I và địa tô chêch lệch II.
+ Địa tô chêch lệch I: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có những điều kiện
tự nhiên thuận lợi, tức là có độ màu mỡ hay vị trí thuận lợi hơn.
+ Địa tô chêch lệch II :là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là
kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích. Trong thời hạn hợp
đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất.
Nhưng khi hết hợp đồng, địa chủ sẽ tìm cách nâng giá thuê ruộng đất lên, tức là biến
địa ô chêch lêch II thành địa tô chêch lêch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: Nhà
tư bản muốn kéo dài thời hạn thuê ruộng đất, ngược lại, địa chủ lại chỉ muốn cho thuê
trong thời hạn ngắn. Vì vậy trong thời hạn thuê đất nhà tư bản tìm mọi cách quay
vòng sản xuất, tận dụng và vắt kiệt độ màu mỡ của đất đai. Mác cho rằng lối kinh
doanh TBCN trong nông nghiệp dẫn đến quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm xuống. - Địa tô tuyệt đối:
+ Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình
thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung. Đây là loại địa
tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể
ruộng đất tốt hay xấu.
+ Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp.
+ Nguyên nhân tồn tại của địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã
ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh để hình thành lợi nhuận bình quân.
Vậy: Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được
hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu
cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản suất chung.
V. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư:
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ
nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong
các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội,
sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên cứu sản
xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương thức làm tăng
của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn
thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao
động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất
lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là
là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý các doanh
nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. a) Điều kiện nước ta:
Quy luật giá trị thặng dư đã phát huy vai trò to lớn của nó, đem lại những tiến bộ vượt
bậc và thành tựu đáng kinh ngạc cho chủ nghĩa tư bản. Nước ta nói riêng và các nước
xã hội chủ nghĩa nói chung đang nỗ lực không ngừng trên con đường của mình để xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Riêng với nước ta, chúng ta đang trong giai đoạn
quá độ lên xã hội chủ nghĩa từ chế độ phong kiến, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Vì vậy, xuất phát điểm là một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chủ yếu là dựa vào nông
nghiệp. Yêu cầu đặt ra là phải từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta phải học tập những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã
đạt được, trong đó quan tâm đặc biệt đến quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá
trị thặng dư, sửa chữa quan niệm sai lầm trước kia xây dựng nền kinh tế tự cấp khép
kín, kế hoạch hoá tập trung. Ngày nay chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mới:
chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng?
b) Hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thuật ngữ được sử dụng là kinh tế hàng hóa: nền kinh tế hàng hóa là một nền kinh tế
mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thái
hàng hoá. Chúng ta đã xoá bỏ chế độ bao cấp, tem phiếu. Ngày nay, quan hệ trên thị
trường Việt Nam là quan hệ trao đổi hàng hoá-tiền tệ. Việt Nam đã mở cửa nền kinh
tế, cho phép cơ chế thị trường hoạt động. Cơ chế thị trường là những nhân tố, biện
pháp, quan hệ, công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến nền kinh tế thị trường
để nó vận động theo những quy luật vốn có của có nhằm đạt được những mục tiêu
kinh tế xã hội trong từng thời kì nhất định. Trong cơ chế thị trường mọi quan hệ kinh
tế đều được tiền tệ hoá. Trước đây, sự hoạt động của nền kinh tế chịu sự quản lí, điều
tiết của nhà nước từ vĩ mô đến vi mô, nhiều chính sách không phù hợp với quy luật
vận động của nền kinh tế đã làm cho kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Công nhận cơ chế
thị trường và ủng hộ cho kinh tế phát triển tự do theo những quy luật vốn có của nó thì
mới có thể phát triển được kinh tế. Tuy nhiên, nếu để cơ chế thị trường tự do hoạt
động thì sẽ làm chệch hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta vì cơ chế
này bên cạnh tính ưu việt của nó thì còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng xấu. Phương
châm của ta là xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là
nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Phải có sự điều tiết của nhà nước thì mới đảm bảo phát triển kinh tế hàng hoá vì mục
đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.