Các Hình Thức Biểu Hiện Giá Trị Thặng Dư | Lý thuyết ôn tập kinh tế chính trị Mác - Lênin

Các Hình Thức Biểu Hiện Giá Trị Thặng Dư - Lý thuyết ôn tập kinh tế chính trị Mác - Lênin. Tài liệu giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các Hình Thức Biểu Hiện Giá Trị Thặng Dư | Lý thuyết ôn tập kinh tế chính trị Mác - Lênin

Các Hình Thức Biểu Hiện Giá Trị Thặng Dư - Lý thuyết ôn tập kinh tế chính trị Mác - Lênin. Tài liệu giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

115 58 lượt tải Tải xuống
1. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường:
1.1. Lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất:
Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng
hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.
Khái niệm: Chi phí sản xuất của hàng hóa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại
giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã
được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.
Chi phí sản xuất được ký hiệu là k.
Về mặt lượng, k = c+v.
Chuyển hóa
G = c+v+m G = k+m
(Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + v+m sẽ
biểu hiện thành: G = k + m.)
Chi phí sản xuất có vai trò: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều
kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ
quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
b. Bản chất lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có
một khoáng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư
bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch
bằng giá trị thặng dư. số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước, mang hình thái chuyền hóa là lợi nhuận. (ký hiệu là p).
Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p
Từ đó p = G - k.
p là hình thức biểu hiện của m
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
c. Tỷ suất lợi nhuận (p’):
- Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước.
p’ =
p
c+v
× 100 %
- Tỷ suất lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản
chủ nghĩa
=> Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của
nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) ++
+ Tốc độ chu chuyển của TB ++
+ Tiết kiệm tư bản bất biến (c) -+
+ Cấu tạo hữu cơ TB (c/v) + -
d. Lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân (
´
p '
) là tỷ lệ tính theo phần trăm theo giữa tổng giá
trị thặng dư và tổng chi phí sản xuất TBCN.
´
p '
=
p
(c+v)
× 100 %
- Lợi nhuận bình quân (
´p
): lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Là số lợi nhuận bằng nhau của nhà tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác
nhau.
Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân (
´p
) được tính
như sau:
´
p=
´
p ' × K
Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa
chuyển hóa thành giá cá sản xuất. Giá cả sản xuất được tính như sau:
GCSX = k+
´p
Điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả
sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyến.
Trong nền kinh tế thị tnrờng tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành
căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao
cho có hiệu quả nhất.
e. Lợi nhuận thương nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội,
xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi
tư bản thương nghiệp.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương
nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa. Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp
chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho
nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất nhưng thấp hơn
giá trị của nó để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán ra đúng với giá trị của
hàng hóa sẽ thu được khoản chênh lệch.
1.2. Lợi tức
a. Tư bản cho vay trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
* Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phận tư bản xã hội dưới hình
thái tiền tệ, được chủ sở hữu cho người khác sử dụng trong một thời gian để
kiếm lời.
- Đặc điểm:
+ Quyền sở hữu tách khỏi quyền sử dụng tư bản
+ Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt
+ Tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.
* Nguồn gốc, bản chất của lợi tức, tỷ suất lợi tức:
- Lợi tức cho vay (ký hiệu z) trong chủ nghĩa tư bản là phần lợi nhuận bình quân
mà chủ thể sử dụng tư bản trả cho chủ thể sở hữu tư bản.
- Sự hình thành lợi tức cho vay làm cho lợi nhuận bình quân được chia thành
hai phần: lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp (Pdn), tạo ra nhận thức phổ biến là
tư bản trực tiếp tạo ra lợi tức, còn tài năng kinh doanh trực tiếp tạo ra lợi nhuận
doanh nghiệp.
+ Bản chất của lợi tức: là một bộ phận của m
+ Nguồn gốc: là một phần m do công nhân tạo ra (lao động không công của
công nhân)
- Tỷ suất lợi tức (z’): tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được với số tư bản tiền tệ cho
vay trong một thời gian nhất định
z’ =
z
T ng tư b n cho vay
×100 %
Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình
quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay.
0 < z’
* Hình thức vận động của tư bản cho vay:
Tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay, phản ánh quan hệ kinh tế
giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng, dựa trên các nguyên tắc hoàn trả, có kỳ
hạn và có lợi tức.
- Hai loại hình tín dụng cơ bản:
+ Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh
doanh, mua bán với nhau, giữa nhà tư bản với người tiêu dùng
+ Tín dụng ngân hàng: hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản
trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. (Khác với tư bản
cho vay chỉ là tư bản tiềm thế, tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động, tham gia
vào cạnh tranh giữa các ngành và góp phần bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, do
đó tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận bình quân.)
- Vai trò của tín dụng:
+ Tiết kiệm chi phí lưu thông
+ Thúc đẩy tích tụ, tập trung tư bản, cạnh tranh, san bằng các tỷ suất lợi nhuận
+ Mở rộng sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Tạo điều kiện cho sự hình thành phát triển mô hình doanh nghiệp hiện đại trên
cơ sở xã hội hóa hiện vật - công ty cổ phần
+ Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tín dụng trở thành công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước.
* Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán:
- Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn vốn được
hình thành thông qua phát hành cổ phiếu.
+ Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo điều hành và ban kiểm soát.
+ Chủ sở hữu: các cổ đông, thực hiện quyền lợi của mình với số cổ phần nắm
giữ thông qua Đại hội cổ đông.
+ Cổ phiếu và thị giá cổ phiếu: Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của
cổ đông, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu dưới hình thái cổ tức. Cổ phiếu có
thể mua đi, bán lại trên thị trường theo thị giá cổ phiếu.
- Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá đem lại thu
nhập cho người sở hữu chúng. Tư bản giả có hai loại chủ yếu là cổ phiếu và trái
phiếu.
- Thị trường chứng khoán là loại hình thị trường đặc thù, nơi diễn ra các giao
dịch về chứng khoán.
+ Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để huy động
vốn
+ Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại các chứng khoán
1.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
* Tư bản kinh doanh nông nghiệp: bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp.
- Sự hình thành tư bản kinh doanh nông nghiệp:
+ Kinh tế địa chủ phong kiến thông qua cải cách mà dần dần chuyển sang kinh
doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng tư sản: làm chế độ kinh tế địa chủ cùng quyền sở hữu ruộng đất
phong kiến được thủ tiêu; mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa nhanh chóng
hình thành và phát triển.
=> tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, đẩy nhanh xã hội hoá, áp dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật
nuôi, năng suất ruộng đất và lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản
phẩm nông nghiệp.
=> dẫn tới trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp cơ bản: địa chủ là
người sở hữu ruộng đất; nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp là người thuê ruộng
đất của địa chủ để kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; công
nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các nhà tư bản kinh doanh
nông nghiệp.
- Kinh tế hộ gia đình và trang trại vẫn là những tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng
của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.
* Địa tô tư bản chủ nghĩa: là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh
doanh trên ruộng đất của địa chủ.
C.Mác khái quát, địa tô (R) là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ
đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp phải trả cho địa chủ.
- So sánh địa tô TBCN và địa tô phong kiến:
Địa tô phong kiến Địa tô TBCN
Giống Đều là quyền tư hữu ruộng đất được thực hiện về kinh tế
Khác - Là toàn bộ sản phẩm thặng
dư do nông dân SX
- Là một phần m sau khi khấu trừ
´p
- Phản ánh quan hệ 2 giai cấp - Phản ánh quan hệ 3 giai cấp
- Các hình thức địa tô chủ yếu:
+ Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân
được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và
thuận lợi.
Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I (do điều kiện tự nhiên) và địa
tô chênh lệch II (do thâm canh)
Mâu thuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ về
thời hạn thuê đất, trong đó địa chủ luôn muốn cho thuê đất với thời hạn càng
ngắn càng tốt, còn nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại muốn thời hạn thuê
đất càng dài càng tốt.
+ Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với
công nghiệp và các ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất
trong nông nghiệp ngăn cản không cho nông nghiệp tham gia vào cạnh tranh
bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
* Giá cả ruộng đất:
- Xét một cách thuần tuý thì đất đai không phải là sản phẩm của lao động,
không có lao động kết tinh, không có giá trị. Vì vậy, giá cả của đất đai phản ánh
quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt.
- Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa, được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ
suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng.
Giá cả đất đai =
Đ a (R)
Ts u t l i t c nh n g i c a ngân hàng(z
'
)
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây
dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuê, đến điều tiết các loại địa tô, đến
giải quyết các quan hệ đất đai... nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích
thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá
bền vững
2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế
2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Nâng cao tầm quan trọng của thương nhân:
Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên có
điều kiện để nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, tìm hiểu thị hiếu người
tiêu dùng, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, đặc biệt
các thông tin liên qua đến cạnh tranh giữa những người sản xuất... Từ đó, cung
cấp thông tin cho người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp
thời theo yêu cầu thị trường.
* Tìm kiếm thị trường hợp lý:
- Thị trường là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng, không có thị trường thì sản
xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành được. Thị trường là lực lượng
hướng dẫn, định hướng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.
- Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản:
Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lực rút
ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở
nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, đồng thời sử
dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.
* Tăng giá trị của hàng hóa:
- Ba nhân tố mang tính nguyên tắc ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là
năng suất lao động, ường độ lao động và mức độ phức tạp của lao động.
- Khi doanh nghiệp tăng năng suất lao động và cường độ lao động và giữ
nguyên thời gian lao động thì tổng số giá trị hàng hóa cũng tăng.
- Để tăng năng suất lao động: áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất,
cải tiến công cụ, phương tiện lao động, đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình
độ người lao động…
- Giải quyết tốt những vấn đề sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành
thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… thì người lao
động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều
sản phẩm hơn.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động:
- Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao đòi hỏi người lao động phải có trình
độ, hiểu biết để vận hành máy móc.
- Lập kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực và trình độ cho người lao động.
* Xây dựng chính sách mở rộng danh mục sản phẩm:
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại và có sai
khác nhau về nhu cầu giữa các loại thị trường.Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng
của các đoạn thị trường, cần xây dựng những chính sách đa dạng hoá sản phẩm
một cách khả thi, mở rộng tuyến sản phẩm.
* Xây dựng chính sách giá cả hợp lý:
Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng
thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn,
mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu
vực thị trường, từng đối tượng khách hàng.
* Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm:
Tăng chất lương sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ
tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên
một đơn vị chi phí đầu vaò, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu
hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường
Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt
nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Doanh nghiệp cần phải thực hiện
đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất
* Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn:
Tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.Đồng thời tiến
hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên
cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị
khác, giải phóng hàng tồn kho bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách
hàng trên các thị trường ngoại tỉnh, đầu tư vào những hoạt động có khả năng
đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh.
| 1/10

Preview text:

1. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường: 1.1. Lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất:
Mục đích của nhà tư bản là thu hồi được giá trị tư bản đã ứng ra từ giá trị hàng
hóa đã bán được. Khái niệm chi phí sản xuất xuất hiện trong mối quan hệ đó.
Khái niệm: Chi phí sản xuất của hàng hóa là phần giá trị của hàng hóa, bù lại
giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã
được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy.
Chi phí sản xuất được ký hiệu là k. Về mặt lượng, k = c+v. Chuyển hóa G = c+v+m G = k+m
(Khi xuất hiện phạm trù chí phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G = c + v+m sẽ
biểu hiện thành: G = k + m.)
Chi phí sản xuất có vai trò: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều
kiện cho tái sản xuất trong kinh tế thị trường; tạo cơ sở cho cạnh tranh, là căn cứ
quan trọng cho cạnh tranh về giá cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
b. Bản chất lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có
một khoáng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư
bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch
bằng giá trị thặng dư. số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản
ứng trước, mang hình thái chuyền hóa là lợi nhuận. (ký hiệu là p).
Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p Từ đó p = G - k.
p là hình thức biểu hiện của m
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường.
c. Tỷ suất lợi nhuận (p’):
- Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước. p p’ = × 100 % c+ v
- Tỷ suất lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa
=> Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của
nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) ++
+ Tốc độ chu chuyển của TB ++
+ Tiết kiệm tư bản bất biến (c) -+
+ Cấu tạo hữu cơ TB (c/v) + -
d. Lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ´p') là tỷ lệ tính theo phần trăm theo giữa tổng giá
trị thặng dư và tổng chi phí sản xuất TBCN. ∑ p ´ p ' = × 100 % ∑ (c+v)
- Lợi nhuận bình quân (´p): lợi nhuận thu được theo tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Là số lợi nhuận bằng nhau của nhà tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau.
Nếu ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân (´p) được tính như sau: ´p= ´ p ' × K
Khi lợi nhuận chuyền hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hóa
chuyển hóa thành giá cá sản xuất. Giá cả sản xuất được tính như sau: GCSX = k+´p
Điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân, giá cả
sản xuất bao gồm: tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyến.
Trong nền kinh tế thị tnrờng tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành
căn cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề, phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
e. Lợi nhuận thương nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội,
xuất hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản thương nghiệp.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương
nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa. Thực chất, lợi nhuận thương nghiệp
chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp: nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho
nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất nhưng thấp hơn
giá trị của nó để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán ra đúng với giá trị của
hàng hóa sẽ thu được khoản chênh lệch. 1.2. Lợi tức
a. Tư bản cho vay trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
* Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phận tư bản xã hội dưới hình
thái tiền tệ, được chủ sở hữu cho người khác sử dụng trong một thời gian để kiếm lời. - Đặc điểm:
+ Quyền sở hữu tách khỏi quyền sử dụng tư bản
+ Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt
+ Tư bản cho vay là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.
* Nguồn gốc, bản chất của lợi tức, tỷ suất lợi tức:
- Lợi tức cho vay (ký hiệu z) trong chủ nghĩa tư bản là phần lợi nhuận bình quân
mà chủ thể sử dụng tư bản trả cho chủ thể sở hữu tư bản.
- Sự hình thành lợi tức cho vay làm cho lợi nhuận bình quân được chia thành
hai phần: lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp (Pdn), tạo ra nhận thức phổ biến là
tư bản trực tiếp tạo ra lợi tức, còn tài năng kinh doanh trực tiếp tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp.
+ Bản chất của lợi tức: là một bộ phận của m
+ Nguồn gốc: là một phần m do công nhân tạo ra (lao động không công của công nhân)
- Tỷ suất lợi tức (z’): tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được với số tư bản tiền tệ cho
vay trong một thời gian nhất định z z’ = ×100 % Tổngtư b n ả cho vay
Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình
quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay.
0 < z’ ´p'
* Hình thức vận động của tư bản cho vay:
Tín dụng là hình thức vận động của tư bản cho vay, phản ánh quan hệ kinh tế
giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng, dựa trên các nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và có lợi tức.
- Hai loại hình tín dụng cơ bản:
+ Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh
doanh, mua bán với nhau, giữa nhà tư bản với người tiêu dùng
+ Tín dụng ngân hàng: hình thức tín dụng giữa ngân hàng với các nhà tư bản
trực tiếp kinh doanh và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. (Khác với tư bản
cho vay chỉ là tư bản tiềm thế, tư bản ngân hàng là tư bản hoạt động, tham gia
vào cạnh tranh giữa các ngành và góp phần bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, do
đó tư bản ngân hàng thu được lợi nhuận bình quân.) - Vai trò của tín dụng:
+ Tiết kiệm chi phí lưu thông
+ Thúc đẩy tích tụ, tập trung tư bản, cạnh tranh, san bằng các tỷ suất lợi nhuận
+ Mở rộng sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Tạo điều kiện cho sự hình thành phát triển mô hình doanh nghiệp hiện đại trên
cơ sở xã hội hóa hiện vật - công ty cổ phần
+ Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tín dụng trở thành công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước.
* Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán:
- Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn vốn được
hình thành thông qua phát hành cổ phiếu.
+ Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo điều hành và ban kiểm soát.
+ Chủ sở hữu: các cổ đông, thực hiện quyền lợi của mình với số cổ phần nắm
giữ thông qua Đại hội cổ đông.
+ Cổ phiếu và thị giá cổ phiếu: Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của
cổ đông, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu dưới hình thái cổ tức. Cổ phiếu có
thể mua đi, bán lại trên thị trường theo thị giá cổ phiếu.
- Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá đem lại thu
nhập cho người sở hữu chúng. Tư bản giả có hai loại chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.
- Thị trường chứng khoán là loại hình thị trường đặc thù, nơi diễn ra các giao
dịch về chứng khoán.
+ Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để huy động vốn
+ Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại các chứng khoán
1.3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
* Tư bản kinh doanh nông nghiệp: bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Sự hình thành tư bản kinh doanh nông nghiệp:
+ Kinh tế địa chủ phong kiến thông qua cải cách mà dần dần chuyển sang kinh
doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng tư sản: làm chế độ kinh tế địa chủ cùng quyền sở hữu ruộng đất
phong kiến được thủ tiêu; mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa nhanh chóng
hình thành và phát triển.
=> tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, đẩy nhanh xã hội hoá, áp dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật
nuôi, năng suất ruộng đất và lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
=> dẫn tới trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có ba giai cấp cơ bản: địa chủ là
người sở hữu ruộng đất; nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp là người thuê ruộng
đất của địa chủ để kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; công
nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Kinh tế hộ gia đình và trang trại vẫn là những tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng
của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.
* Địa tô tư bản chủ nghĩa: là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ vì đã kinh
doanh trên ruộng đất của địa chủ.
C.Mác khái quát, địa tô (R) là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ
đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông
nghiệp phải trả cho địa chủ.
- So sánh địa tô TBCN và địa tô phong kiến: Địa tô phong kiến Địa tô TBCN Giống
Đều là quyền tư hữu ruộng đất được thực hiện về kinh tế Khác
- Là toàn bộ sản phẩm thặng - Là một phần m sau khi khấu trừ dư do nông dân SX ´p
- Phản ánh quan hệ 2 giai cấp - Phản ánh quan hệ 3 giai cấp
- Các hình thức địa tô chủ yếu:
+ Địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân
được hình thành trên những ruộng đất có điều kiện kinh doanh trung bình và thuận lợi.
Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I (do điều kiện tự nhiên) và địa
tô chênh lệch II (do thâm canh)
Mâu thuẫn giữa hai giai cấp nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ về
thời hạn thuê đất, trong đó địa chủ luôn muốn cho thuê đất với thời hạn càng
ngắn càng tốt, còn nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp lại muốn thời hạn thuê đất càng dài càng tốt.
+ Địa tô tuyệt đối là địa tô thu được do nông nghiệp lạc hậu tương đối so với
công nghiệp và các ngành sản xuất khác, đồng thời độc quyền tư hữu ruộng đất
trong nông nghiệp ngăn cản không cho nông nghiệp tham gia vào cạnh tranh
bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận.
* Giá cả ruộng đất:
- Xét một cách thuần tuý thì đất đai không phải là sản phẩm của lao động,
không có lao động kết tinh, không có giá trị. Vì vậy, giá cả của đất đai phản ánh
quan hệ kinh tế phái sinh đặc biệt.
- Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa, được tính theo sự biến động của địa tô và tỷ
suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng. Địa tô(R)
Giá cả đất đai = Tỷsu tấ l iợtứcnh n ậ gửi c a
ủ ngân hàng(z')
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không những chỉ rõ bản chất quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây
dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuê, đến điều tiết các loại địa tô, đến
giải quyết các quan hệ đất đai... nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích, khuyến khích
thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá bền vững
2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế
2.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Nâng cao tầm quan trọng của thương nhân:
Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên có
điều kiện để nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, tìm hiểu thị hiếu người
tiêu dùng, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, đặc biệt
các thông tin liên qua đến cạnh tranh giữa những người sản xuất... Từ đó, cung
cấp thông tin cho người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp
thời theo yêu cầu thị trường.
* Tìm kiếm thị trường hợp lý:
- Thị trường là cầu nối của sản xuất và tiêu dùng, không có thị trường thì sản
xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành được. Thị trường là lực lượng
hướng dẫn, định hướng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.
- Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản:
Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải nỗ lực rút
ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở
nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, đồng thời sử
dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.
* Tăng giá trị của hàng hóa:
- Ba nhân tố mang tính nguyên tắc ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là
năng suất lao động, ường độ lao động và mức độ phức tạp của lao động.
- Khi doanh nghiệp tăng năng suất lao động và cường độ lao động và giữ
nguyên thời gian lao động thì tổng số giá trị hàng hóa cũng tăng.
- Để tăng năng suất lao động: áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất,
cải tiến công cụ, phương tiện lao động, đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao trình độ người lao động…
- Giải quyết tốt những vấn đề sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành
thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… thì người lao
động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động:
- Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao đòi hỏi người lao động phải có trình
độ, hiểu biết để vận hành máy móc.
- Lập kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực và trình độ cho người lao động.
* Xây dựng chính sách mở rộng danh mục sản phẩm:
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại và có sai
khác nhau về nhu cầu giữa các loại thị trường.Vì vậy, để khai thác hết tiềm năng
của các đoạn thị trường, cần xây dựng những chính sách đa dạng hoá sản phẩm
một cách khả thi, mở rộng tuyến sản phẩm.
* Xây dựng chính sách giá cả hợp lý:
Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng
thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn,
mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu
vực thị trường, từng đối tượng khách hàng.
* Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm:
Tăng chất lương sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ
tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên
một đơn vị chi phí đầu vaò, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu
hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường
Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt
nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Doanh nghiệp cần phải thực hiện
đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất
* Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn:
Tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh.Đồng thời tiến
hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên
cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị
khác, giải phóng hàng tồn kho bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách
hàng trên các thị trường ngoại tỉnh, đầu tư vào những hoạt động có khả năng
đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh.