Các hình thức thực hiện pháp luật môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau: Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này. Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Luật kinh tế 1 51 tài liệu

Thông tin:
3 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các hình thức thực hiện pháp luật môn Luật kinh tế 1 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau: Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này. Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 47708777
CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau:
- Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động pháp luật cấm. Những quy
phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Hành vi trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy
quy định tại khoản 11 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021.
- Thi hành (chấp hành) pháp luật: hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp của mình bằng hành động tích cực.
Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện
những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
- Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho
phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền tự do
pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Quyền tự do ngôn luận của công dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013
- Áp dụng pháp luật: hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước (thông
qua các quan, tổ chức hoặc cá nhân thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp
luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chhoặc chấm dứt những quan
hệ pháp luật cụ thể. hình thức y, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của
pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân xã quy định tại khoản 1 Điều
17 Luật Hộ tịch 2014.
Theo đó, hiện nay 4 hình thức thi hành pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành
pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật.
- Ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên hiện nay
Trong xu thế giao u, hội nhập, phát triển, những trào lưu, xu hướng sống mới xuất
hiện ngày càng nhiều trong thanh niên. Hiện nay, thanh niên thái độ sống cởi mở hơn
với những trào lưu, xu hướng mới, song họ cũng thể hiện rõ chính kiến của bản thân khi
lOMoARcPSD| 47708777
có xu hướng phản đối, không chấp nhận những trào lưu, xu hướng thiếu lành mạnh, có
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thanh niên. Đồng thời, thanh niên có xu hướng
đề cao và khuyến khích sự phát triển của các trào lưu mang lại lợi ích cho cộng đồng,
xã hội cũng như thể hiện tính tích cực xã hội của thanh niên như trào lưu thành lập các
nhóm, hội theo sở thích trên mạng hội; trào lưu kêu gọi giúp đỡ, làm từ thiện trên
mạngxãhội…
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề cần quan tâm, một bphận thanh niên có những biểu
hiện như: Ngại đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; vi phạm an toàn giao thông, ngại
gian khổ, khó khăn, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể. Lối sống của thanh niên ngày
càng có xu hướng gắn liền với cộng đồng ảo nhiều hơn là cộng đồng xã hội thực, trong
đó, biểu hiện rệt nhất xu hướng thiết lập các mối quan hệ qua mạng hội ngày
càng tăng của thanh niên. Tình trạng “nghiện” internet mạng hội gia tăng trong
thanh, thiếu niên, kéo theo đó là một số hệ lụy liên quan đến đạo đức, lối sống, vi phạm
pháp luật… Một số biểu hiện tiêu cực, chưa phù hợp trong giao tiếp ứng xử nơi công
cộng của thanh niên đáng phải quan tâm như: Dễ kích động trong ứng xử khi va chạm;
không thực hiện những quy định nơi công cộng (xả rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào...).
Tình hình vi phạm pháp luật trong thanh niên còn nhiều diễn biến phức tạp. Các loại tội
danh vi phạm trong thanh niên, nhất tội phạm rất nghiêm trọng vẫn không giảm. Nhiều
hình thức vi phạm pháp luật mới cũng hình thành trong thanh niên. Nhóm thanh niên vi
phạm pháp luật đa phần trình độ dân trí thấp. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy
trong thanh, thiếu niên vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng phát hiện nhiều dạng mới của
ma túy khó kiểm soát; 8% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi, 60% số người
sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi[1]. T lệ vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên
nghiện ma túy cao hơn nhiều lần so với nhóm thanh niên không nghiện.
NGUYÊN NHÂN
- Do đặc điểm m sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong qtrình phát
triển, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên dễ bị lôi kéo, kích động.
- Sự quan m, giáo dục con cái của các bậc phụ huynh chưa thật sự được chú
trọng. Hoặc do hoàn cảnh ít thời gian chăm sóc, hướng dẫn, chú ý đến con cái.
Việc phối hợp giữa hội, nhà trường và gia đình để nắm bắt tâm tư tình cảm của tuổi
chưa thành niên để kịp thời uốn nắn, phòng ngừa sai phạm chưa cao.
- Do môi trường hội làm ảnh hướng đến quá trình hình thành, phát triển nhân
cách (cách đối xử ở xóm, ng, khu phố; du nhập văn hóa ngoài nước, nội dung xấu trên
internet…) mà trẻ mới lớn rất dễ học hỏi, làm theo.
lOMoARcPSD| 47708777
- Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm
tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, ng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên đòi hỏi sự quan tâm, của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Để
công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau: - Các hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực
chất, có kế hoạch, có mục đích, phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quy định
của pháp luật cho đối tượng thanh, thiếu niên. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng
đối tượng, lứa tuổi, ng, miền, dân , giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được m
thanh, thiếu niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người
tuổi vị thành niên gây ra
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đối tượng
có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguyvi phạm pháp luật
cao thường thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không
trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình bố mly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc
bố mẹ những “con buôn”, chủ đề, cờ bạc; thanh niên không việc làm...đây
những đối tượng rất dvi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh. - Cần đổi
mới nội dung và phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo
đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển
toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học còn biết vận dụng,
ứng xử trong đời sống xã hội. - Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, trước tiên
cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình ảnh hưởng rất lớn trong việc hình
thành nhân cách mỗi cá nhân. Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống; kiểm soát được các mối quan hệ hội của chính con em mình để kịp thời phát
hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47708777
CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau: -
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy
phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Hành vi trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy
quy định tại khoản 11 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021. -
Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện
những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 -
Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho
phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do
pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Quyền tự do ngôn luận của công dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013 -
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước (thông
qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp
luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan
hệ pháp luật cụ thể. Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của
pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân xã quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014.
Theo đó, hiện nay có 4 hình thức thi hành pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành
pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật. -
Ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên hiện nay
Trong xu thế giao lưu, hội nhập, phát triển, những trào lưu, xu hướng sống mới xuất
hiện ngày càng nhiều trong thanh niên. Hiện nay, thanh niên có thái độ sống cởi mở hơn
với những trào lưu, xu hướng mới, song họ cũng thể hiện rõ chính kiến của bản thân khi lOMoAR cPSD| 47708777
có xu hướng phản đối, không chấp nhận những trào lưu, xu hướng thiếu lành mạnh, có
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thanh niên. Đồng thời, thanh niên có xu hướng
đề cao và khuyến khích sự phát triển của các trào lưu mang lại lợi ích cho cộng đồng,
xã hội cũng như thể hiện tính tích cực xã hội của thanh niên như trào lưu thành lập các
nhóm, hội theo sở thích trên mạng xã hội; trào lưu kêu gọi giúp đỡ, làm từ thiện trên mạngxãhội…
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề cần quan tâm, một bộ phận thanh niên có những biểu
hiện như: Ngại đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; vi phạm an toàn giao thông, ngại
gian khổ, khó khăn, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể. Lối sống của thanh niên ngày
càng có xu hướng gắn liền với cộng đồng ảo nhiều hơn là cộng đồng xã hội thực, trong
đó, biểu hiện rõ rệt nhất là xu hướng thiết lập các mối quan hệ qua mạng xã hội ngày
càng tăng của thanh niên. Tình trạng “nghiện” internet và mạng xã hội gia tăng trong
thanh, thiếu niên, kéo theo đó là một số hệ lụy liên quan đến đạo đức, lối sống, vi phạm
pháp luật… Một số biểu hiện tiêu cực, chưa phù hợp trong giao tiếp ứng xử nơi công
cộng của thanh niên đáng phải quan tâm như: Dễ kích động trong ứng xử khi va chạm;
không thực hiện những quy định nơi công cộng (xả rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào...).
Tình hình vi phạm pháp luật trong thanh niên còn nhiều diễn biến phức tạp. Các loại tội
danh vi phạm trong thanh niên, nhất là tội phạm rất nghiêm trọng vẫn không giảm. Nhiều
hình thức vi phạm pháp luật mới cũng hình thành trong thanh niên. Nhóm thanh niên vi
phạm pháp luật đa phần có trình độ dân trí thấp. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy
trong thanh, thiếu niên vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng phát hiện nhiều dạng mới của
ma túy khó kiểm soát; 8% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi, 60% số người
sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi[1]. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên
nghiện ma túy cao hơn nhiều lần so với nhóm thanh niên không nghiện. NGUYÊN NHÂN -
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát
triển, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên dễ bị lôi kéo, kích động. -
Sự quan tâm, giáo dục con cái của các bậc phụ huynh chưa thật sự được chú
trọng. Hoặc do hoàn cảnh mà ít có thời gian chăm sóc, hướng dẫn, chú ý đến con cái.
Việc phối hợp giữa xã hội, nhà trường và gia đình để nắm bắt tâm tư tình cảm của tuổi
chưa thành niên để kịp thời uốn nắn, phòng ngừa sai phạm chưa cao. -
Do môi trường xã hội làm ảnh hướng đến quá trình hình thành, phát triển nhân
cách (cách đối xử ở xóm, làng, khu phố; du nhập văn hóa ngoài nước, nội dung xấu trên
internet…) mà trẻ mới lớn rất dễ học hỏi, làm theo. lOMoAR cPSD| 47708777 -
Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm
tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh
niên đòi hỏi sự quan tâm, của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Để
công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau: - Các hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực
chất, có kế hoạch, có mục đích, phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng. -
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quy định
của pháp luật cho đối tượng thanh, thiếu niên. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng
đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền, dân cư, giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được tâm lý
thanh, thiếu niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người ở
tuổi vị thành niên gây ra -
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đối tượng
có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật
cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không
có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc
bố mẹ là những “con buôn”, chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm...đây là
những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh. - Cần đổi
mới nội dung và phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo
đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật và kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển
toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học mà còn biết vận dụng,
ứng xử trong đời sống xã hội. - Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, trước tiên
cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình
thành nhân cách mỗi cá nhân. Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát
hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái.