Các hướng diễn giải về hoa văn văn hóa trống đồng Đông Sơn môn cơ sở Văn học Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Các hướng diễn giải về hoa văn văn hóa trống đồng Đông Sơn môn cơ sở Văn học Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Các hướng diễn giải về hoa văn văn hóa trống đồng Đông Sơn ●
Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hóa
Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN - thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ. Trống đồng về
cấu trúc hình dáng đã thể hiện nó biểu trưng cho Cây Vũ Trụ, là một vật
trung gian kết nối con người với Trời và Đất, nhưng trống đồng không
chỉ dừng lại ở chức năng đó, mà còn thể hiện nhiều giá trị văn hóa cốt
lõi khác cùng hòa quyện trên các hoa văn mặt trống và thân trống đặc
biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời
sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là
chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. ●
Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình
khắc và hoa văn trên trống:
1. Gồm 6 trống: Ngọc Lũ , Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.
Hoa văn: Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ
gãy khúc và có hoa văn răng cưa.
2. Gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha
Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.
Hoa văn: Hoa văn chủ đạo là họa tiết tam giác lồng nhau xen
giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa. ●
Dựa vào trang trí hoa văn trên trống đồng của người Đông Sơn, nhiều
học giả đã thừa nhận rằng văn hóa trống đồng Đông Sơn hình thành
trực tiếp từ 3 nền văn hóa ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Nhìn
vào trang trí hoa văn, ta biết được ít nhất 4 kiểu tóc, lối mặc quần áo
theo phương châm giản dị, gọn gàng ở mức tối đa: ở trần, đóng khố, đi
chân đất. Nữ phổ biến mặc váy thay khố, áo cánh, áo yếm cùng 1 vài
trang phục lễ hội như váy lông chim hay lá kết, khố dài thêu…Đồng thời
chỉ ra sở thích đeo trang sức của người Đông Sơn.
➔ Hoa văn trên trống thể hiện rõ nét văn hóa, tập tục, tôn giáo của con người Đông Sơn.
1. Văn hóa thờ Trời: nhiều hiện vật có khắc hình ảnh Mặt Trời và ngôi sao
tám cánh, một biểu trưng của hình ảnh Mặt Trời trong thời kỳ đồ đá mới.
Hình ngôi sao trung tâm (8 đến 14 cánh) chính là biểu tượng đẹp nhất
của trống đồng Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên
nhiên đó là mặt trời. Người xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng
lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn sùng và biết ơn.
2. Phát hiện mới ở rìa ngoài mặt trống đồng Yên Bồng và trống Thôn Mống
có các biểu tượng âm dương vuông-tròn và tròn-vuông lồng vào nhau.
➔ Thể hiện truyền thống lâu đời của người Việt, mang văn hóa âm dương.
Vì vậy, có thể nói âm dương chính là yếu tố văn hóa quan trọng và cốt
lõi đối với người Việt, được thể hiện trực tiếp bằng các hoa văn trên
trống đồng của văn hóa Đông Sơn.
3. Văn hóa thờ vật tổ: Trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thì chim Tiên được
khắc họa trên hầu hết các trống đồng, bên cạnh đó, cũng có nhiều hiện
vật được khắc hình Rồng và chim Tiên trên cùng một mặt trống, như
trên trống đồng Phú Xuyên và trống đồng Kính Hoa.
Hình ảnh Rồng đôi và các dạng hoa văn âm dương trên trống đồng Kính Hoa.
➔ Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên. Với quan
niệm chim chính là tổ tiên của loài người, hình ảnh quả trứng trong
truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ hoặc họa tiết chim thể hiện sự biết ơn tổ tiên.
4. Hình ảnh nhà sàn trên mặt trống: Họa tiết nhà sàn dân tộc trên trống
đồng được sử dụng rất nhiều, với loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn.
Hình ảnh ngôi nhà có 2 cột chống phía đầu nhà, 2 đầu và giữa có kê
thang lên sàn. Những ngôi nhà mái cong là nhà dân ở. Đây cũng được
coi là hoạt tiết trống đồng đơn giản mang nét đặc trưng của văn hóa
truyền thống, thể hiện một phần cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước sơ khai.
5. Hình ảnh các nhạc cụ trên trống đồng:
Trống đồng Đông Sơn ở mặt trống thường khắc 2 nhạc cụ chính là kèn
và trống. Hai nhạc cụ này được người dân chơi ở dịp tết, lễ hội. Trong đó
có 2 loại trống: Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống
sẽ ngồi hoặc đứng ở sàn. Lúc này cầm gậy dài đánh theo chiều đứng.
Trống đặt trên các chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy
hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.
Trống một người biểu diễn là người cầm trống trong nhà hoặc trên thuyền để giữ nhịp.
6. Hình ảnh các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người:
Những họa tiết mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày của con người
như nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền, đánh trống,… là những họa tiết
trống đồng đơn giản mang tính biểu tượng cao, nhưng đã khắc họa rõ
nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai của đất nước.
⇨ Như vậy, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn không chỉ mang
đến các nghĩa đen thể hiện trên hình ảnh được khắc, chạm.
Giá trị về kiến thức của con người lúc bấy giờ còn được thể
hiện ẩn dụ thông qua các hình ảnh khác 1 cách khéo léo.