Các lý thuyết truyền thông đại chúng - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Các lý thuyết truyền thông đại chúng - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Đại cương truyền thông quốc tế
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC 3 A. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ 3
BẢN………………………………………. 3 I.Truyền 4
thông……………………………………………………………… 4 ….. 4 1. Định nghĩa 6
…………………………………………………………… 6 ……. 8 2. Phân loại 8
…………………………………………………………… 8 ……… 8 3. Quá trình truyền thông 11
…………………………………………………….. 13 4. Đặc tính của truyền thông
…………………………………………………. 14 II.Truyền thông đại chúng 15
……………………………………………………... 15 1. Khái niệm 17
…………………………………………………………… 17 …….. 17
2. Các chức năng xã hội của truyền thông đại chúng 19
……………………….... 21 III.Truyền thông đối ngoại 23
….…………………………………………………… 1. Khái niệm và ví dụ 26
………………………………………………………… 30 1. Thông tin đối ngoại 32
………………………………………………… 35 2. Truyền thông đối ngoại 37
…………………………………………….. 37 3. Tuyên truyền đối 38
ngoại……………………………………………… 42
2. Phân biệt truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên 44 truyền đối ngoại
…………………………………………………………… 47 ………….. IV.Truyền thông quốc tế
………………………………………………………… 1. Khái niệm và ví dụ
…………………………………………………………
2. Phân biệt truyền thông quốc tế và truyền thông đối ngoại ………………… A.
CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG LIÊN
QUAN……………….. I.Những lý thuyết truyền thông căn
bản……………………………………...
I.Các lý thuyết truyền thông đại chúng……………………………………….
1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory)…………
2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and gratifications theory)……………
3. Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (Magic bullet theory)/ “Mũi tiêm dưới da” (Hypodermic needle theory)
………………………………………………. 4. Lý thuyết đóng khung (Framing theory)
…………………………………. 5. Lý thuyết không gian công (Public sphere
theory)………………………
6. Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two steps flow theory) …………………
7. Lý thuyết dòng chảy tự do của thông tin (Free flow of information theory)… 8. Lý thuyết bá quyền (Hegemony
theory)……………………………………
9. Lý thuyết về hiệu ứng chim mồi (Theory of priming effects) ……………..
10. Lý thuyết truyền thông thuyết phục (Persuasive
communication theory)….
11. Lý thuyết xã hội thông tin (Theories of the information society)…………. TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………………………………………………...
A. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
I.TRUYỀN THÔNG (COMMUNICATION)
Sự vận động của xã hội loài người được thúc đẩy bởi những mối quan hệ đa
dạng và phức tạp giữa các cá nhân. Những mối quan hệ đó cũng được duy trì bởi
hoạt động giao tiếp, cụ thể là trao đổi thông tin giữa từng cá thể với nhau, cá thể với
cộng đồng hay giữa các cộng đồng. Các hoạt động giao tiếp trên dẫn tới một thuật ngữ, “truyền thông”.
Đây là thuật ngữ phổ biến trong thời đại toàn cầu hoá, cũng như hội nhập quốc tế
sâu rộng và hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển sâu rộng hơn nữa về sau.
1.Định nghĩa
Để định nghĩa thuật ngữ “truyền thông” (“communication”), trước tiên ta cần
xem về nguồn gốc của nó. Xuất phát từ tiếng Latinh “Commune” - “chung” hay
“cộng đồng”, nội hàm của “communication” là nội dung, cách thức, con đường và
phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa mỗi người và mỗi cộng đồng. Tùy
thuộc vào từng góc độ và lĩnh vực riêng mà người ta đưa ra rất nhiều quan niệm và
định nghĩa khác nhau về truyền thông:
Từ điển Collins trực tuyến định nghĩa “Communication” một cách khái quát
nhất như sau: “Communication is the act of sharing or exchanging information
with someone”, có thể dịch lại thành Truyền thông là hoạt động chia sẻ hoặc trao
đổi thông tin với người nào đó. Thông thường, hoạt động được thực hiện bằng hành
động nói, viết hoặc gửi tín hiệu.
Định nghĩa về “truyền thông”, PGS. TS Lê Thanh Bình đã viết như sau: “Truyền
thông là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động truyền đạt, thông báo, tuyên
truyền, quảng bá thông tin”.
Trong cuốn “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả Nguyễn
Văn Dững, Đỗ Thu Hằng đưa ra khái niệm “Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai
hoặc nhiều người hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành
vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cả nhân nhóm/cộng đồng xã
hội”. Còn hàng trăm định nghĩa, quan niệm về truyền thông với những khía cạnh
hợp lý riêng của chúng. Nhóm chúng tôi, trên cơ sở tìm ra điểm chung giữa các định
nghĩa, bản chất của đối tượng này, đã đi đến kết luận rằng truyền thông là một quá
trình trao đổi thông tin, chia sẻ thông điệp, quá trình này diễn ra một cách liên
tục nhằm tăng sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời tạo nên sự thay đổi trong hành vi
và nhận thức để phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng
2. Phân loại truyền thông
Có hai dạng thức truyền thông cơ bản, truyền thông ngoại biên và truyền
thông nội biên. Đối với truyền thông ngoại biên, các giác quan của chúng ta sẽ được
sử dụng linh hoạt để tiếp nhận các thông điệp được truyền từ người này sang người
khác. Ví dụ đơn giản như trong lớp học, nhóm thuyết trình truyền đạt trực tiếp thông
tin xoay quanh chủ đề về hoạt động đối ngoại với các sinh viên tham gia tiết học đó.
Còn truyền thông nội biên là “quá trình trao đổi thông điệp diễn ra bên trong một người”.
Căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông
sẽ bao gồm truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Còn căn cứ vào phạm
vi tham gia và ảnh hưởng của truyền thông thì có truyền thông cá nhân, truyền thông
nhóm và truyền thông đại chúng. 3.
Quá trình truyền thông
Quá trình truyền thông được thể hiện qua mô hình truyền thông. Có nhiều mô
hình truyền thông khác nhau như của Lasswell, chỉ với 4 yếu tố gồm: nguồn phát,
thông điệp, kênh và người nhận. Nhưng đó chỉ là mô hình truyền thông một
chiều. Còn mô hình truyền thông hai chiều tiêu biểu phải kể tới mô hình của
Claude Shannon (1949). Đây là một mô hình cơ bản, được sử dụng hết sức rộng
rãi và được coi là một trong những mô hình truyền thông phổ biến nhất.
Mô hình truyền thông của Claude Shannon
(trang 37, cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”)
Mô hình truyền thông của Claude Shannon vẫn có 4 yếu tố căn bản: •
Nguồn phát hay chủ thể truyền thông (S - Source, Sender), cá nhân hay tổ chức
có thông tin muốn chia sẻ, phân phát thông tin của mình tới một cá nhân hay
nhiều người khác; thông điệp hay nội dung truyền thông. •
Thông điệp (M - Message), được tạo ra bởi quá trình mã, thể hiện thông điệp,
chứa đựng thông tin có ý nghĩa mà nguồn phát muốn chuyển tải, có thể được
diễn tả bằng lời hay không phải bằng lời (hình ảnh, chữ viết, biểu tượng), cần
được xem xét phù hợp với kênh phát. •
Kênh truyền thông (C - Channel), phương tiện, con đường, cách thức mà thông
tin được truyền đi từ nguồn phát. Có 2 loại kênh truyền thông: kênh trực tiếp
(kênh cá nhân) - tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt; kênh gián tiếp (phi cá nhân): các
phương tiện thông tin đại chúng, thông điệp được gửi đến nhiều người cùng một lúc. •
Người nhận thông điệp hay đối tượng (R - Receiver): là cá nhân hay nhóm người tiếp cận thông điệp.
So với mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình của Claude Shannon có
thêm yếu tố hiệu quả truyền thông (E - Effect). Yếu tố nhiễu (N - Noise) cũng được
thêm vào trong mô hình truyền thông. Đó là yếu tố gây ra sai số cản trở thông điệp.
Các yếu tố nhiễu có thể kể đến như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật,...
Đặc biệt, mô hình truyền thông của Shannon đã xuất hiện thêm yếu tố phản hồi (F
- Feedback) thông tin giữa người nhận với nguồn phát. Điều này chứng minh cho
việc truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong
bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân. 4.
Đặc tính của truyền thông
Theo như mô hình hai chiều trên và cũng như nhận định của PGS. TS Lê Thanh
Bình trong cuốn “Giáo trình truyền thông đối ngoại”, đặc tính đầu tiên là truyền
thông là một quá trình. Cụ thể hơn, đó không phải là các hành động đơn lẻ, không
liên tục, mà còn tiếp diễn kể từ sau khi truyền tải thông điệp với sự tương tác lẫn
nhau giữa các đối tượng tham gia vào quá trình. Ví dụ, Nhà ngoại giao Phan Thuý
Thanh đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong “Truyền thông đối ngoại” trên trang
báo trực tuyến VnExpress và đã nhận được những bình luận tích cực từ phía độc
giả ở phần bình luận ngay dưới bài viết.
Nguồn: Phan Thuý Thanh (2022), “Truyền thông đối ngoại”, VnExpress, link truy
cập: https://vnexpress.net/truyen-thong-doi-ngoai-4469102.html.
Đặc tính thứ hai, truyền thông được thực hiện với mục đích đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau, từ đó thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các đối tượng
tham gia quá trình trao đổi thông điệp tương ứng. Ví dụ, công tác truyền thông tại
một địa phương được triển khai với nhiều hình thức, phong phú dễ hiểu đã giúp
người dân tại nơi đó thay đổi ý thức về công tác dân số.
II. TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG (MASS COMMUNICATION)
Truyền thông thúc đẩy xã hội phát triển, kéo theo đó là ngày càng nhiều người
tham gia vào giao tiếp xã hội; dẫn tới sự tăng lên mạnh mẽ về nhu cầu của các hoạt
động truyền thông. Lúc này, truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân không đáp ứng
được đủ các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Từ đó, con người tìm đến, tiếp cận với
những quá trình truyền thông nhờ các phương tiện kỹ thuật thông tin mới; các
phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện với quy mô rộng rãi. 1.Khái niệm
Thực tế thì gốc của cụm từ “truyền thông đại chúng” trong tiếng Anh là Mass
Communication hoặc Mass media. Chúng có gốc ngôn ngữ Latinh và Anh - Mỹ và
có nghĩa là các phương tiện truyền tải các tín hiệu dưới 4 dạng cơ bản là chữ viết,
âm thanh, hình ảnh và tín hiệu kỹ thuật số.
Nếu hiểu theo nghĩa là cụm động từ thì theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, truyền thông
đại chúng là “hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng”. Nói cách khác, truyền thông đại chúng tựa như phương thức biểu
hiện mới trong xã hội của hoạt động truyền thông.
Nếu hiểu theo nghĩa là cụm danh từ thì theo PGS. TS Lê Thanh Bình, phương
tiện truyền thông đại chúng là “các phương tiện thu thập, xử lý, truyền phát thông
tin, thông điệp của nhà nước hoặc tư nhân, thường được tổ chức, vận hành bởi các
đơn vị chuyên nghiệp để lan rộng tới đông đảo công chúng trong một hoặc nhiều quốc gia.”
Còn theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT ngày 13/12/2017
hướng dẫn các cơ quan báo chí xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức
quốc phòng và an ninh cho toàn dân. “Phương tiện thông tin đại chúng là phương
tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo
công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và
trang/Cổng thông tin điện tử.” Về bản chất:
Tính đại chúng trong truyền thông đại chúng thể hiện trước hết qua nguồn
phát. Những người tạo ra thông điệp và truyền phát chúng đi là cả nhà báo chuyên
nghiệp và nhà báo không chuyên, các chuyên gia và công chúng; chứ không chỉ giới
hạn ở nhóm chuyên. Tính đại chúng còn được thấy qua thông điệp. Nói như vậy
bởi những nội dung được truyền phát đi, bảo đảm sự phổ biến sâu rộng, đa số các
viên xã hội đều có khả năng thu nhận thông tin. Đại chúng về cả kênh phát thông
điệp. Tức là những nội dung tạo bởi nguồn phát được truyền đi bằng phong phú các
kênh như báo in, radio, truyền hình, internet,... Cuối cùng, tính đại chúng thể hiện
qua cả đối tượng tiếp nhận bất kể vị trí địa lý mà họ đang ở (trong nước, ngoài
nước), giới tính và nghề nghiệp của họ. Nhóm đối tượng của truyền thông đại chúng
rộng hơn so với các loại hình thông tin chuyên nghiệp (thông tin liên lạc, thông tin nghề nghiệp,...).
Các thông điệp của truyền thông đại chúng phải tới được số lượng lớn công
chúng qua mọi loại ấn phẩm, phương tiện thì mới tương ứng với định nghĩa
trên. Các phương tiện sẽ bao gồm báo truyền thống, báo điện tử, đài phát thanh, đài
truyền hình, phim, tờ rơi, sách (có số lượng xuất bản lớn), thông cáo báo chí, bài
phát biểu của chính trị gia,...
Một tính chất tiêu biểu, quan trọng của truyền thông đại chúng là tính toàn
cầu. Toàn cầu bởi thông tin giờ đây cần phải chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, kịp
thời và không bị giới hạn bởi biên giới (lan rộng ra giữa các quốc gia với nhau), do
tác động của sự tăng lên về nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin.
(?) Zalo, Facebook là phải là phương tiện thông tin đại chúng không?
Bản thân Zalo, facebook là mạng xã hội không xếp vào phương tiện thông tin
đại chúng vì bản chất tính năng trực tiếp của nó là cung cấp dịch vụ cho cá nhân,
chủ thể sử dụng là cơ quan tổ chức bất kỳ còn phương tiện thông tin được xem là
“phương tiện” được chủ thể là cơ quan báo chí sử dụng, mục đích cung cấp, truyền
dẫn thông tin tới đông đảo công chúng. 2.
Các chức năng xã hội của truyền thông đại chúng
1. Chức năng tư tưởng
Các phương tiện truyền thông đại chúng có thể tác động đồng thời, nhanh
chóng đến từng cá nhân trong xã hội, liên kết họ thông qua truyền tải các thông điệp
giá trị. Chức năng này được thực hiện theo hai hướng; một là hình thành dư luận xã
hội tích cực, đúng đắn với thông tin nhanh chóng, phong phú về mọi mặt đời sống;
hai là giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi đắp tri thức để làm cơ sở cho quan điểm, lập
trường, thái độ chính trị - xã hội đúng đắn.
2. Chức năng giám sát và quản lý xã hội
Truyền thông đại chúng cho thấy chức năng này khi cảnh báo kịp thời những
nguy hiểm có thể đe dọa tới đời sống của người dân, anh ninh của quốc gia. Hoặc,
truyền thông đại chúng tác động vào đời sống xã hội, thúc đẩy nó vận hành theo
mục đích đã được xác định sẵn. Ví dụ như giám sát sự vận hành của tiến trình kinh
tế, phát hiện và nhanh chóng cảnh báo những nguy cơ, khó khăn ảnh hưởng đến sự
phát triển của trụ cột này.
3. Chức năng văn hoá
Truyền thông đại chúng có vai trò trong việc “nâng cao trình độ hiểu biết chung
của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, hình thành và
không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội”. Ví dụ như truyền bá nền tri
thức về văn hoá của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó người dân
có kiến thức về những nét đẹp trong văn hoá của các dân tộc anh em, được thoả mãn
yêu cầu về nâng cao trình độ hiểu biết. Và điều đó giúp gắn chặt tình đoàn kết các dân tộc.
III. TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI
1. Khái niệm và ví dụ
1.Thông tin đối ngoại
Từ chiết tự, có thể hiểu thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước
ngoài của một nhà nước, là hoạt động truyền tải thông tin trong lĩnh vực đối ngoại.
Theo cách hiểu khác, thông tin đối ngoại là những tin tức, sự kiện, bình luận có
chủ đích của chủ thể thông tin đối ngoại… được cung cấp mang tính ngoại giao
và giao thiệp, ứng đối với nước ngoài.
Ngoài ra, thông tin đối ngoại được định nghĩa trong các văn bản nhà nước như
sau: “Thông tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con
người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam"
Các loại thông tin đối ngoại và ví dụ: •
Thông tin chính thức về Việt Nam: chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, thông tin về Việt Nam trên các lĩnh vực chính yếu
Ví dụ: Tin tức về thay đổi, điều chỉnh chính sách nhập cảnh vào Việt Nam •
Thông tin quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam:
thông tin về truyền thống tốt đẹp, lợi thế so sánh của Việt Nam và các lĩnh vực cần thiết khác
Ví dụ: Lời giới thiệu của hướng dẫn viên trong triển lãm nghệ thuật quảng bá văn
hóa Tết Việt Nam tại Australia “Happy New Tết” (21-24/2/2022)Thông tin tình
hình thế giới vào Việt Nam: Truyền phát thông điệp về tình hình quốc tế trên khắp
các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm
thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước
Ví dụ: Tin tức về hợp tác kinh tế Đức - Việt trên bản tin thời sự Tiếng Anh VTV4 •
Ngoài ra: truyền thông những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm chứng
minh, phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
Ví dụ: Họp báo quốc tế về tình hình biển Đông bác bỏ các thông tin và hình
ảnh sai lệch mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tại cuộc họp báo ngày 13-6-2014.
2. Truyền thông đối ngoại
a. Khái niệm
Đối ngoại là mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia mang lại lợi ích song
song cho các bên; đối ngoại là nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác, nâng cao tình
hữu nghị và không can thiệp nội bộ của nhau.
Truyền thông đối ngoại là mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông
điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông,... có
chủ đích của một quốc gia hướng tới chính phủ và nhân dân các quốc gia khác để
thông tin mọi mặt về quốc gia mình, nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài
theo cách mà quốc gia đó mong muốn. Chủ thể của truyền thông đối ngoại chính
là nhà nước, chính phủ.
Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách
đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến các công tác tư tưởng, nhận
thức chính trị, văn hoá - xã hội, dân trí, hoạch định của quốc gia đó, góp phần vào
tăng cường vị thế quốc gia.
Bản chất của truyền thông đối ngoại là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác
thông tin, truyền phát thông điệp giữa các quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích
cho các bên. Đó là quan hệ truyền thông trực tiếp, gián tiếp thông qua nhiều kênh,
theo các thiết chế, nhu cầu do hai nước thỏa thuận hoặc theo thông lệ, pháp luật quốc tế.
Truyền thông đối ngoại sẽ tương tác thông tin 2 chiều: •
Chiều ra: Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh góp phần nâng cao vị thế Việt
Nam trong mắt bạn bè, đối tác quốc tế… •
Chiều vào: Đưa thông tin, cập nhật tình hình quốc tế cho người Việt Nam… •
Ngoài ra, hoạt động TTĐN còn phản bác những luận điệu sai trái, thông tin
sai lệch,... về Việt Nam.
Thực chất, truyền thông đối ngoại và thông tin đối ngoại hiện nay được coi là một
và được gọi chung là truyền thông đối ngoại. Bởi cụm từ “thông tin” mang hơi
hướng một chiều hơn, chưa được toàn diện, khác với cụm từ “truyền thông” mang
ý nghĩa biểu đạt chính xác hơn tính hai chiều, nhấn mạnh sự tương tác thông tin giữa các bên.
Đối tượng của truyền thông đối ngoại bao gồm 4 nhóm: •
Nhà nước, chính phủ các nước khác •
Nhân dân (người nước ngoài, người Việt sống ở nước ngoài,...) •
Cơ quan báo chí nước ngoài •
Người/ doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam
b. Ví dụ
Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” trở nên rất
phù hợp với tình hình thực tế và đã trở thành “thương hiệu” truyền thông của Việt Nam.
Truyền thông đối ngoại đã bảo đảm tốc độ đưa tin kịp thời, có tính thời sự đến
với công chúng quốc tế, xây dựng một bức tranh toàn cảnh tích cực về công tác đối
ngoại đa phương; sử dụng nền tảng mạng xã hội, truyền thông kỹ thuật số để cập
nhật các buổi hội nghị theo thời gian thực. Điển hình như trang Facebook “ASEAN
2020 Việt Nam” cập nhật đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến Năm ASEAN của Việt Nam:
Mỗi bài đăng đều có chuỗi ký tự/ký hiệu (hashtag) kèm với tiêu đề cụ thể về
nội dung, như ASEAN 2020 VN, Gắn kết Và Chủ Động Thích Ứng, 37 ASEAN
Summit,... Bằng cách sử dụng các hình thức truyền thông mới, truyền thông đối
ngoại không chỉ đưa các hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam tiếp cận với
công chúng quốc tế nhanh hơn, kịp thời hơn, rộng rãi hơn mà còn nâng cao hình
ảnh Việt Nam như một đất nước có tầm nhìn và sáng tạo trong việc sử dụng linh
hoạt công nghệ số trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Thêm nữa, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và gây
nhiều khó khăn trên mọi lĩnh vực, VN đã tập trung lan tỏa các thông điệp đối ngoại
mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế.
Việt Nam đã tập trung làm rõ tính minh bạch của diễn biến dịch bệnh thông
qua việc cập nhật liên tục các bản tin về tình hình ca mắc mới mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc triển khai các chiến dịch truyền thông, như Chiến dịch 5K,
Dự án âm nhạc “Ghen Cô vy”... đã lan tỏa thông điệp không chỉ tới người dân trong
nước mà cả bạn bè trên khắp thế giới:
Thông điệp về một quốc gia với tinh thần đoàn kết, nhân văn, “không để ai bị bỏ
lại phía sau”. Đây là một trong những thông điệp ngoại giao tạo nên ấn tượng mạnh
mẽ đối với bạn bè quốc tế.
Một ví dụ khác về truyền thông đối ngoại trong chiến tranh lạnh, cả hai
phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã sử dụng các phương tiện truyền thông
với mọi kênh. Các nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học, đạo diễn điện ảnh…
đều được huy động cho cuộc chiến tranh văn hóa - tư tưởng này. Mọi hoạt động từ
thể thao đến múa ba lê, phim ảnh, giải trí, các loại ấn phẩm từ báo, tạp chí, ảnh,
tranh cổ động, áp phích, băng rôn, thậm chí cả các chuyến bay vào vũ trụ đều được
định hướng để truyền thông đối ngoại xoáy vào mục tiêu xuyên suốt là thực hiện
chính trị ca ngợi phe mình và bôi nhọ phe kia. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chính
phủ Hoa Kỳ và Liên Xô đều đã trực tiếp hay gián tiếp cung cấp tài chính, nhân lực,
chỉ đạo, định hướng cho cuộc chiến phải sử dụng nhiều đến sức mạnh của truyền thông đối ngoại
3. Tuyên truyền đối ngoại
a. Khái niệm:
Tuyên truyền theo nghĩa hẹp là quá trình truyền bá những quan điểm lý luận
nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của
chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tế của quần chúng phù
hợp với quan điểm đó (chủ yếu đề cập đến tuyên truyền chính trị là truyền bá những
tư tưởng, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng.
Tuyên truyền đối ngoại là hoạt động tuyên truyền hướng vào đối tượng ở bên
ngoài và người nước ngoài đang có mặt trong nước. Tuyên truyền đối ngoại nhằm
gây uy tín và ảnh hưởng của đất nước mình trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ
và đồng tình của các nước, đồng thời góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của giai cấp công nhân.
b. Ví dụ:
Tuyên truyền đối ngoại về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế; quan điểm, lập trường về việc giải
quyết các tranh chấp trên Biển Đông và những đóng góp của Việt Nam để xây dựng
Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác, tôn trọng luật pháp
quốc tế để mọi người dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân
thế giới hiểu cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam
trên các vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà
nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đông; từ đó, xây dựng niềm tin, ý
chí quyết tâm, đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân thế giới để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và các
hoạt động kinh tế biển.
Tuyên truyền những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta: tuyên
truyền những thành tựu ấn tượng đạt được, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao sự hiểu biết
về tiềm năng phát triển kinh tế dồi dào của Việt Nam. 2.
Phân biệt truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên
truyền đối ngoại
Truyền thông đối ngoại hiện nay đang được đề cập dưới ba khái niệm khác nhau
nhưng cùng chung nội hàm rộng: truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại,
tuyên truyền đối ngoại. •
Thông tin đối ngoại tập trung vào khía cạnh chủ thể và thông điệp tin tức
truyền thông Chủ thể (nhà nước) cung cấp thông tin ra nước ngoài. Thông điệp được truyền đi •
Tuyên truyền đối ngoại tập trung vào mục đích truyền thông •
Truyền thông đối ngoại có nghĩa rộng hơn hai khái niệm trên, có thể dùng
thay thế cho cụm từ thông tin đối ngoại. Thông tin đối ngoại và truyền thông
đối ngoại có những phần giao thoa, gần trùng lên nhau, nhưng vẫn có thể
phân biệt được. Nhiều học giả cho rằng khái niệm “truyền thông đối ngoại”
mang hàm nghĩa chuyên môn hơn, cụ thể hơn, phổ quát hơn. Ví dụ:
Khi chuyên gia A thông báo với đồng nghiệp: tàu nước đối tượng tập trận gần vùng
lãnh hải nước ta -> thông tin đối ngoại
Khi A truyền đạt với đồng nghiệp: tàu nước X tập trận sát đảo Trường Sa lớn của
Việt Nam. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ.
Chiều nay, cơ quan chức năng, các báo đối ngoại và đơn vị chúng ta nghe cấp trên
phổ biến chủ trương để kịp thời phối hợp khi truyền thông, đấu tranh dư luận bảo
vệ chủ quyền biển đảo… -> truyền thông đối ngoại.
Thực chất, không có sự phân biệt khác nhau giữa thông tin đối ngoại và truyền thông
đối ngoại, hai khái niệm này gần như giống nhau, “truyền thông đối ngoại” được sử
dụng nhiều hơn vì thể hiện được tính hai chiều rõ hơn trong mô hình tuyền thông.
IV. Truyền thông quốc tế
1. Khái niệm và ví dụ
Mỗi định nghĩa về truyền thông quốc tế được nêu lên là một sự phản ánh quan
điểm của mỗi học giả. Đối với TS. Lý Thị Hải Yến, truyền thông quốc tế là hoạt
động sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải và lan truyền
thông tin xuyên biên giới quốc gia.
Còn về PGS. TS Lê Thanh Bình, ông nhận định: “Truyền thông quốc tế là hoạt
động truyền thông giữa các quốc gia chủ yếu bằng các phương tiện truyền thông
đại chúng, do sự tác nghiệp của các nhà báo quốc tế chuyên nghiệp/nhà truyền
thông quốc tế”.
Đối tượng nghiên cứu của truyền thông quốc tế là các dòng thông tin luân
chuyển xuyên qua các rào cản biên giới cùng với các thể chế và luật lệ điều tiết
chúng. Luật truyền thông quốc tế chủ yếu bao gồm một số hiệp ước truyền thông
song phương và đa phương. Điển hình nhất trong số các hiệp ước này là Công ước
Viễn thông Quốc tế năm 1982 (ITC), có hơn 140 bên tham gia.
Truyền thông quốc tế đóng một vai trò
quan trọng trong quyền lực về các mặt xã
hội, chính trị, kinh tế và văn hóa. Thông
thường, mục đích tuyên truyền chính trị
luôn là mục tiêu hàng đầu, sau đó mới đến
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy
nhiên, không phải lúc nào truyền thông
quốc tế nào cũng hướng tới chính trị. Chẳng
hạn như những hoạt động truyền thông văn
hóa, phim ảnh, hay các hoạt động khác mà
ngày nay các phương tiện truyền thông phát
triển nhằm giúp công chúng cả trong và ngoài nước được giải trí.
Tuy nhiên, xét về tác động lâu dài, thì mọi hoạt động của truyền thông ít nhiều đều
tác động đến sự thay đổi về nhận thức. Do đó, truyền thông quốc tế cũng sẽ tác động
đến công chúng nước ngoài (chẳng hạn như sự tiếp thu và thu nhận những nét văn
hóa ngoại lai đang phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông ngày nay).
Cho nên cuối cùng, dù có mục đích chính trị hay không, truyền thông quốc tế đều
ảnh hưởng tới những quốc gia mà nó đi qua. Ví dụ:
Vào ngày 20 tháng 7, Exemplars in Global Health đã đồng tổ chức 1 buổi hội
thảo trên web với sự tham gia của các chuyên gia toàn cầu, cùng thảo luận về các
phương pháp hiệu quả nhất trong phòng chống COVID-19; học tập từ những quốc
gia chống dịch thành công và hình thành các biện pháp ứng phó trong tương lai.
Đại diện của Việt Nam - phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt đất nước và
tham dự vào buổi hội thảo, chia sẻ về cách thức, biện pháp Việt Nam phòng chống
dịch hiệu quả tại thời điểm đó.
2. Phân biệt Truyền thông đối ngoại với Truyền thông quốc tế
Truyền thông đối ngoại Truyền thông quốc tế
Trao đổi, thu nhận, truyền phát
Hoạt động tương tác trên phạm vi
thông điệp giữa các quốc
toàn cầu giữa nhiều chủ thể (con gia/chính phủ với nhau.
người, tổ chức, hãng thông tấn,...) ko
cùng văn hoá, quốc tịch,... hình thức
Sự liên quan đến chủ quyền
truyền tải xuyên biên giới, xuyên
quốc gia, sự kiểm soát thông quốc gia.
tin, vai trò của CHÍNH PHỦ
Chủ yếu chọn lọc truyền đạt,
Truyền thông mọi chủ đề, kể cả một
trao đổi thông điệp tích cực,
vài vấn đề tiêu cực mà một vài quốc
không tự “vạch áo cho người
gia muốn giấu giếm. xem lưng”.
=> Dòng thông tin được cho là công
=> Có sự can thiệp, kiểm soát
bằng, khách quan, đa chiều hơn.
Luôn xác định 1 bên là ai (quốc
Không gắn với 1 quốc gia cụ thể
gia chủ thể) và bên kia là các nào. quốc gia còn lại.
=> Không có chiến lược, chính
=> Luôn tồn lại chính sách,
sách cụ thể. Chỉ tồn tại xu hướng tác
chiến lược rõ ràng, cụ thể,
nghiệp, sự thay đổi cách thức tt, cải
mang lại lợi ích cho quốc gia chủ tiến thương hiệu,...
thể và phục vụ các quyền lợi liên
quan đã được các bên tham gia thoả thuận.
B. CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG LIÊN QUAN
I.Những lý thuyết truyền thông căn bản
Việc nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của truyền thông đối với đời sống và
các lĩnh vực đối nội, đối ngoại của các quốc gia trong tiến trình phát triển lịch sử
mang ý nghĩa quan trọng. Điều này đã thu hút một số lượng lớn học giả nghiên cứu
về nó với nhiều cách tiếp cận và đưa ra các phương pháp, học thuyết nghiên
cứu về truyền thông khác nhau.
Ví dụ học giả người Mỹ M.Mc. Luhan (tiếp cận theo chiều kỹ thuật); học gia
người Pháp R. Baither (tiếp cận theo chiều biểu trưng); học giả người Đức H.M.
Enzensberger (tiếp cận theo chiều xã hội - chính trị):
Các thuyết nghiên cứu về truyền thông này tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng
đều phân tích và nghiên cứu dựa trên ba đối tượng (giai đoạn) cơ bản của một
quá trình truyền thông đó là nguồn phát, thông điệp và nơi tiếp nhận.
(?) Tại sao truyền thông và ảnh hưởng của nó luôn được quan tâm
Môi trường phương tiện truyền thông đã có rất nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa
thể đánh giá hết được sức mạnh của truyền thông đại chúng, của các phương tiện
truyền thông mới xuất hiện và những ảnh hưởng của chúng tới đời sống ngày càng
phức tạp, thay đổi không ngừng của con người. •
Đối tượng tiếp nhận của truyền thông đối ngoại ngày nay: rất rộng, có
thể là quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, công ty, tập
đoàn, các nhóm cùng hay khác lợi ích, các cá nhân riêng rẽ… •
Hai cách ảnh hưởng của truyền thông đại chúng lên đối tượng tiếp nhận:
ảnh hưởng có chủ định và ảnh hưởng không chủ định.
Ví dụ: Tin tức về những chính trị gia trên các bài báo tác động lên nhận thức
của người đọc về những chính trị gia ấy-> ảnh hưởng có chủ ý bởi người viết
Những cảnh bạo lực trên TV kích động lên hành vi hung hăng tiêu cực -> ảnh
hưởng không chủ định.
Học thuyết về ảnh hưởng của truyền thông tới con người và xã hội tiêu biểu: Ảnh hưởng ba bước của truyền thông
Sơ đồ đưa ra sáu bước tác động của truyền thông đến đối tượng tiếp nhận (cụ
thể là ảnh hưởng lên 3 cung bậc ý thức của con người: nhận thức, cảm xúc, ý muốn
chủ định). Từ tiếp nhận thông tin nhận thức, qua các yếu tố tình cảm, sở thích, hoàn
cảnh để rồi tác động đến ý muốn mang tính chủ định của con người (đối tượng tiếp
nhận cuối cùng của một quá trình truyền thông).
Không phải tất cả các chủ thể sở hữu các phương tiện truyền thông nói
chung và truyền thông đại chúng nói riêng đều cần phải đi hết tất cả sáu bước
tác động như trên sơ đồ, có thể họ chỉ cần quan tâm đến một bước nào do chứ
không phải tất cả. •
Với phóng viên có thể họ chỉ quan tâm đến các ảnh hưởng ở giai đoạn không
gian nhận thức (cognitive) và họ chỉ thực hiện việc cung cấp thông tin để gây
ảnh hưởng tới đối tượng mà họ muốn gửi thông điệp đến bằng các thông tin đó. •
Các nhà quảng cáo hoặc làm quan hệ công chúng (PR), lại cần quan tâm đến
tất cả sáu bước, bởi vì từ khi cung cấp thông tin, họ cần đi tận cùng đến bước
cuối cùng để đạt đến việc ra quyết định có lợi cho họ. •
Hầu hết các nhà truyền thông đối ngoại hay truyền thông quốc tế đều muốn
đi đến tận cùng cả sáu bước, bởi mục đích của truyền thông đối ngoại hay
quốc tế đó là đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ra một quyết định có lợi hoặc
phù hợp với mong muốn của người cấp thông tin đầu vào.
*Ví dụ chứng minh: mô hình 3 bước được áp dụng trong truyền thông đối ngoại
về chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Ảnh hưởng ở giai đoạn không gian nhận thức:
Ngay từ khi tranh chấp nổ ra, nhà nước ta đã thông tin liên tục và thường xuyên
về tình hình biển đảo của mình trên các bản tin, báo chí,...trong và ngoài nước. Để
cung cấp những thông tin đúng và chính xác về chủ quyền biển đảo của Việt Nam,
Việt Nam công bố những bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo của mình.
Không chỉ vậy, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức các buổi họp báo nhằm đính chính
những thông tin sai lệch, thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển đảo.
Ảnh hưởng thông qua cảm xúc người tiếp nhận
Để các quốc gia trên thế giới cũng như nhân dân của họ ủng hộ và đứng về
phía chúng ta, Việt Nam đã gây dựng hình ảnh của một đất nước yêu chuộng hoà
bình thông qua các hoạt động giao lưu thuộc mọi lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, chính trị,...)
=> Sau khi ảnh hưởng lên hai giai đoạn đó là nhận thức và cảm xúc của công
chúng, những thông tin sẽ tác động đến quan điểm của họ và lên tiếng ủng hộ Việt
Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
II. Các lý thuyết truyền thông đại chúng
1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory)
a. Nguồn gốc:
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự được hoàn thiện qua những công trình
nghiên cứu của Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) về truyền thông chính
trị, cụ thể là nghiên cứu về khả năng của các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc tác động đến ý kiến của cử tri đối với chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968
và chính thức được “gọi thành tên” vào năm 1972 bởi Mccombs và Shaw