-
Thông tin
-
Quiz
Các nền văn minh Lưỡng Hà - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Lưỡng Hà là vùng thung lũng nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates. -Người Hi Lạp gọi vùng này là Mesopotamia.-Lãnh thổ Lưỡng Hà ngày nay phần lớn là Iraq, miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Nam Iran và miền Đông Syria. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Các nền văn minh Lưỡng Hà - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Lưỡng Hà là vùng thung lũng nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates. -Người Hi Lạp gọi vùng này là Mesopotamia.-Lãnh thổ Lưỡng Hà ngày nay phần lớn là Iraq, miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Nam Iran và miền Đông Syria. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Các nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia)
VĂN HOÁ VĂN MINH LƯỠNG HÀ
Vùng Tây Á là cái nôi của nhiều nền văn minh nổi tiếng như: Lưỡng Hà, Assyria, Palestine, Phoenicia,…
Trong đó, Lưỡng Hà có trình độ kinh tế, chính trị và văn hóa phát triển cao hơn cả.
Mesopotamia (Fertile Crescent)
Mesopotamia thuộc vùng đất rất giàu trữ lượng dầu mỏ, còn được gọi là vùng đất màu mỡ hình
trăng lưỡi liềm (Fertile Crescent)
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà
-Lưỡng Hà là vùng thung lũng nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates.
-Người Hi Lạp gọi vùng này là Mesopotamia.
-Lãnh thổ Lưỡng Hà ngày nay phần lớn là Iraq, miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Nam Iran và miền Đông Syria.
Hai con sông sau mỗi mùa lũ để lại lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông nghiệp (trồng lúa mạch và lúa mì)
Là con đường giao thông quan trọng để hình thành con đường thương mại nối giữa vùng biển
Đen và vịnh Persian, giữa vùng Địa Trung Hải với các nước phương Đông
- Khí hậu nóng và khô, lượng mưa không đáng kể
- Hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đá, gỗ cũng rất hiếm
- Chăm lo công tác thủy lợi, đào mương kênh để tưới nước cho ruộng.
- Xây những ngôi thành đô thị với vật liệu xây dựng là từ đất sét – nguồn nguyên liệu chủ yếu để
phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.
-Trao đổi, buôn bán với các vùng xung quanh những sản phẩm mình không có. Thương mại phát triển.
o Thiên nhiên ưu đãi cho Lưỡng Hà loại cây chà là rất quý hiếm: quả để ăn, vỏ để đan lát,
hạt dùng để đốt thay than.
o Đặc trưng quan trọng trong điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà là không có biên giới thiên
nhiên che chắn, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, cỏ cây tươi tốt giữa sa mạc khô
cằn rất nhiều tộc người thèm khát vùng đất này
o Là lịch sử nhiều biến động của những lần xâm chiếm, đồng hóa và định cư của nhiều tộc người: Sumer, Semites…
2. Sơ lược tiến trình lịch sử ở Lưỡng Hà cổ đại Sumer – Sumerians
-Sumer là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất. Nó nằm ở phía Nam
Mesopotamia, nơi mà hai con sông hội tụ lại. Cư dân sinh sống ở khu vực này gọi là người Sumerians.
Nhà nước của người Sumer (3200-2350 TCN)
-Vào khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, người Sumer là những cư dân đầu tiên xây dựng
các nhà nước của mình trên vùng Lưỡng Hà
- Đặc trưng chính là các quốc gia thành thị: Ur, Uruk, Kish, Nipur, Larsa…
-Các thành thị này có khu thành thị trung tâm (tâm điểm là Ziggurat), bao quanh là khu
vực tập trung hoạt động nông nghiệp, trồng cây, làm vườn, nuôi các đàn gia súc, gia cầm…
- Trong đó, quốc gia thành thị Uruk là có sự phát triển mạnh mẽ Kinh tế
-Mỗi quốc gia thành thị đều có các viên quan đặc trách công tác thủy lợi.
-Thủ công nghiệp phát triển với kỹ thuật làm gốm tinh xảo và dệt vải.
-Sớm có hoạt động thương mại buôn bán nhưng mang tính chất của nền kinh tế tự nhiên.
-Đã biết sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng và đồ trang sức.
Quan hệ xã hội
-Đứng đầu là các Patesi: quản lý kinh tế, các công trình công cộng, sở hữu tối cao mọi đất
đai, chỉ huy quân đội, là đại diện tối cao của tầng lớp tăng lữ, là đại diện của thần dân trước thần thánh
- Sau đó là các quý tộc và tăng lữ
-Nhà nước và quý tộc Sumer vừa bóc lột nông dân công xã, vừa bóc lột nô lệ
-Tổ chức chính trị và hình thái nhà nước xây dựng và phát triển theo khuynh hướng của nhà
nước quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền
Nô lệ chủ yếu là tù binh
Đông đảo nhất là nông dân công xã: là lực lượng sản xuất chủ yếu, là chỗ dựa và đối
tượng bị bóc lột chính, sống gắn bó chặt chẽ với công xã theo những tập tục riêng, khép
kín, ít quan tâm đến biến đổi của xã hội
Sargon và nhà nước Akkad
-Dưới thời kỳ trị vì của
, một vùng lãnh thổ rộng lớn của một trong những đế chế vua Sargon
hùng mạnh nhất thế giới được hình thành
-Lần đầu tiên trong lịch sử Lưỡng Hà, các quốc gia của người Sumer được thống nhất
-Sargon là vị vua người Semites, ông đã tiếp thu văn hóa của người Sumer và thực hiện việc
đồng hóa văn hóa người Sumer và người Semites
-Các vị vua sau này của quốc gia Akkad như Rimush, Manishtusu, Naram-Sin lãnh thổ của
vùng Lưỡng Hà mở rộng và thống nhất
-Đến thời vị vua cuối cùng Shar-kali-sharri xã hội Lưỡng Hà khủng hoảng nghiêm trọng,
suốt 60-70 năm nằm trong sự khống chế của người Guti (người ở vùng đông bắc Lưỡng Hà)
-Vua Sargon làm sông đào nối liền 2 sông Tigris và Euphrates, hệ thống thủy lợi được điều chỉnh, tu bổ
- Công xã nông thôn dần suy yếu, rạn nứt: đất công của công xã bị quan lại chiếm
-Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, ruộng đất tư của nông dân bị chiếm đoạt, ruộng đất
công do công xã nông thôn quản lý cũng bị lấn chiếm
Vương triều III Ur và sự phục hưng của người Sumer (2112 - 2004)
-Utu-hegal tập hợp lực lượng người Sumer, Akkad đánh đuổi người Guti khỏi vùng đất của mình
- Ur-Nammu là người lập nên vương triều III Ur, cùng với những người nối nghiệp sau này
là Shulgi, Amar-Su'ena Shu-Sin ,
, và Ibbi-Sin, vương triều này tồn tại hơn 1 thế kỷ (c. 2112-c. 2004)
-Đến thời kỳ của Ibbi –Sin, người Elamite và người
Amorite đã lật đổ vương triều III Ur
-Kinh tế được phục hưng và phát triển
-Sử dụng các hình thức đưa nước lên cao bằng guồng. Sử dụng sức kéo của bò, ngựa được phổ biến
-Diện tích canh tác mở rộng, sản phẩm nông nghiệp phong phú: ngũ cốc, chà là, lúa mì, lúa mạch, nho…
-Thủ công nghiệp phát triển: dệt, đồ gốm, sành sứ, đồ lông thú… buôn bán với các nước
-Các vua tập trung quyền lực, vương quyền lẫn thần quyền
-Dưới là các patesi, chịu sự bổ nhiệm và kiểm soát của nhà vua
-Nô lệ được tăng thêm: phục vụ, hầu dịch, thợ thủ công
-Nhiều nhất là nông dân của các công xã
LƯỠNG HÀ THỜI VƯƠNG QUỐC BABYLON
Hammurabi (1792 - 1750 BC) là người có công xây dựng vương triều Babilon thành quốc
gia hùng mạnh, thống nhất cả khu vực Lưỡng Hà, cư dân dù là tộc người nào đều được gọi là người Babylon
-Thời kỳ tồn tại của vương quốc Babylon là thời kỳ huy hoàng nhất của lịch sử Lưỡng Hà,
thủ đô Babylon trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của phương Đông nhiều thế kỷ tiếp theo
-Đồng thau, sắt sử dụng rộng rãi
-Luật Hammurabi quy định, công tác thủy lợi không chỉ là việc của nhà nước mà là việc của
dân, dân trông nom, giữ gìn các công trình thủy lợi
-Cho vay nặng lãi trở thành một ngành kinh doanh
-Số lượng nô lệ và quan hệ nô lệ phát triển hơn: mua bán, đổi chác nô lệ
-Nông dân vẫn là tầng lớp có số lượng đông nhất
-Bộ máy nhà nước xây dựng chuyên chế, quân đội phát triển
-Hammurabi là ông vua đầu tiên ở Lưỡng Hà chế định một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và
áp dụng cho toàn bộ khu vực Lưỡng Hà
-Sau khi Hammurabi mất đi, vương triều bước vào thời kỳ khủng hoảng: cạnh tranh nội bộ,
bị tấn công của các tộc người ở phương Bắc
-Vương quốc cổ Babylon bị diệt vong. Lưỡng Hà bị ngoại tộc thống trị, kéo dài gần 1000 năm
Đó là thời kỳ xâm chiếm của đế chế Assyria phía Bắc Lưỡng Hà. Asshurbanipal
LƯỠNG HÀ THỜI KỲ TÂN BABYLON (605 – 539 BC)
Người Chaldea – một nhánh của tộc người Semites giành độc lập vào năm 605, chấm dứt
thời kỳ thống trị của Assyria
Xây dựng vương quốc và lại chọn Babylon làm thủ đô
Nabuchodosonor (605 – 561) là vị vua nổi tiếng nhất
Thành Babylon trở thành một đô thành nguy nga đồ sộ, trung tâm văn hóa và công thương
nghiệp của Tây Á thời đó
2. Những thành tựu chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại o Chữ viết o Văn học o Tôn giáo o Kiến trúc – điêu khắc o Luật pháp o Thiên văn học o Toán học o Sinh hoạt kinh tế o Y học Chữ viết
Chữ viết: ra đời từ rất sớm vào khoảng năm 3150 B.C, do người Sumer sáng tạo ra.
Mỗi tấm đất sét là một trang sách. Loại chữ này có hình tiết như góc nhọn gọi là chữ
hình đinh hay hình nêm (Cuneiform).
Chữ viết này của người Sumer được xem là chữ mẹ đẻ của nhiều chữ viết khác của
người Akkad, Babylon, Assyria, Ba tư… Văn học
-Văn học Lưỡng Hà phong phú với nhiều thể loại, tiêu biểu có: văn học dân gian, sử thi.
- Trong đó, nổi bật nhất là thi phẩm Enuma Elit và anh hùng ca Gilgamesh.
-Nền văn học của Lưỡng Hà đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có sức ảnh hưởng tới nhiều dân tộc khác.
Gilgamesh, King of Uruk Sử thi Gilgamesh
Chính trị và luật pháp
-Nhà nước ở Lưỡng Hà cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
-Lưỡng Hà là nơi xuất hiện nhiều bộ luật cổ nhất thế giới.
-Trong đó hoàn chỉnh nhất và còn tồn tại tới ngày nay là bia luật Hammurabi. Hammurabi
“Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlil đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị
quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo
pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Shamash sai
xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Triad of Heaven
God An, Sumerian (Anu, Akkadian) God Enlil Toán học
-Cư dân Lưỡng Hà sử dụng hệ đếm theo cơ số 60 (hệ lục thập phân).
-Họ cũng biết 4 phép tính cơ bản, giải phương trình, luỹ thừa, căn bậc hai,…
Thiên văn học
-Cư dân Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh (Ziggurat) để quan sát sự chuyển động các hành tinh.
- Họ có một hệ thống âm lịch riêng, một năm có 12 tháng (354 ngày).
-Tuy nhiên, thiên văn học còn bị yếu tố tôn giáo chi phối.
Ziggurat of Ur Cư dân Lưỡng Hà xây dựng nhiều đài chiêm tinh (Ziggurat) để quan sát sự
chuyển động các hành tinh.
Những đóng góp khác The wheel, The plow
Nổi bật trong số những kiến trúc của Lưỡng Hà cổ đại là thành
Babylonia và vườn treo huyền thoại
-Sự ra đời của vườn treo có nhiều giả thuyết khác nhau.
-Giả thuyết cho rằng vườn treo Babylonia do hoàng hậu Semiramis xây dựng.
-Giả thuyết Vườn hoa trên không là tặng phẩm tình yêu của Vua Nabuchodonosor dành cho hoàng
hậu Amytis yêu của mình.
-Nabuchodonosor là vị vua vĩ đại nhất của Tân Babylonia (thế kỉ VII – VI B.C)
-Vườn treo Babylonia là một tuyệt tác kiến trúc và là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại.
-Vườn hoa lộc uyển trồng nhiều hoa thơm, cỏ lạ, cây cối quanh năm xanh tươi.
-Vườn treo là điểm xanh giữa sa mạc khô cằn, đứng trên vườn treo có thể nhìn bao quát toàn kinh thành Babylonia.
Thành Babylonia, Tháp Babel Nhận xét:
-Văn minh Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, là cái nôi của văn minh phương Đông.
-Ngay từ buổi đầu lập quốc, người Sumer đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
-Những thành tựu của cư dân Lưỡng Hà có sức ảnh hưởng và lan rộng sâu sắc đến khu vực Tây Á và đến cả nhân loại.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Anh (chị) hãy lập danh mục các từ khóa về nhân danh, địa danh, thuật ngữ… dưới dạng song ngữ Việt –
Anh (ghi chú kèm theo để giải thích) hai nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà thuộc giáo trình Lịch sử văn minh thế giới.