-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các nội dung ôn tập học phần Pháp luật đại cương - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Thường là câu hỏi so sánh: ví dụ: so sánh các loại lỗi, so sánh các cơ quan trong bộ máy nhà nước, so sánh các kiểu nhà nước, các hình thức nhà nước, so sánh các
hình thức pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, so sánh giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi, so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (ĐHKT) 5 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Các nội dung ôn tập học phần Pháp luật đại cương - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Thường là câu hỏi so sánh: ví dụ: so sánh các loại lỗi, so sánh các cơ quan trong bộ máy nhà nước, so sánh các kiểu nhà nước, các hình thức nhà nước, so sánh các
hình thức pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật, so sánh giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi, so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (ĐHKT) 5 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646
Các nội dung ôn tập học phần Pháp luật đại cương
1. Cấu trúc đề thi: đề đóng (không sử dụng tài liệu) Thời gian: 60
phút hoặc 75 phút Đề thi có 3 câu:
Câu 1: Dạng câu hỏi nhận định đúng sai, giải thích tại sao: (5 điểm)
Câu 2: Thường là câu hỏi so sánh: ví dụ: so sánh các loại lỗi, so sánh các
cơ quan trong bộ máy nhà nước, so sánh các kiểu nhà nước, các hình
thức nhà nước, so sánh các hình thức pháp luật, các hình thức thực hiện
pháp luật, so sánh giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi, so sánh
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật…( 2 điểm)
Câu 3: dạng bài tập tình huống vi phạm pháp luật (3 điểm)
Một số câu hỏi nhận định đúng sai chương 4 chương 5:
Pháp luật về phòng chống tham nhũng
1. Tác hại của hành vi tham nhũng là những thiệt hại về kinh tế.
2. Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để làm trái pháp luật là hành vi tham nhũng.
3. Chỉ có hành vi nhận hối lộ hoặc tham ô tài sản mới đượcxem là hành vi tham nhũng.
4. Để phòng ngừa tham nhũng, tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều
phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản. Đại cương về một số lĩnh vực
pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là phương pháp bình đẳng thoả thuận.
2. Phương pháp quyền uy phục tùng chỉ có trong ngành luật hình sự
3. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có cùngđối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
4. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu và định đoạt
5. Mọi thoả thuận giữa các bên mang tính chất tự nguyện đều là hợp đồng dân sự.
Ý thức pháp luật và pháp chế XHCN
1. Ý thức pháp luật là tâm lý pháp luật của công dân đối với hệ thống pháp luật của nước đó.
2. Pháp chế là việc mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật
một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Một số đề thi mẫu: lOMoARcPSD| 50032646 ĐỀ 1:
Câu 1. (5 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Xét về bản chất, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa khôngtồn tại sự phân chia giai cấp.
b. Nhà nước liên minh chính là hình thức cấu trúc Nhà nướcliên bang hiện đại.
c. Hội đồng nhân dân là cơ quan chuyên môn ở địa phươngvà do Hội đồng
nhân dân cấp trên bầu ra.
d. Mọi văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơquan nhà nước
ban hành đều là văn bản quy phạm pháp luật.
e. Trong một số trường hợp, lỗi không phải là dấu hiệu bắtbuộc phải có để
xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật. Câu 2. (2 điểm) Anh (chị) hãy so
sánh năng lực pháp luật với năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. (3 điểm) Tình huống
Khoảng 19 giờ ngày 22/5/2016, Quách Văn Tèo và Lương Quốc Tý là sinh viên
của trường Cao đẳng M sau khi ăn nhậu xong chúng rủ nhau chặn xe người
qua đường để xin tiền đi hát karaoke.
Chúng thấy anh Trần Quang Tin đi xe máy từ trong hẻm ra liền chặn lại. Lợi
dụng khi đang đôi co với nhau, anh Tin không chú ý, Tèo đã nhanh tay giật
lấy sợi dây chuyền vàng 5 chỉ, còn Tý rút chìa khóa xe máy của anh bỏ túi rồi
bỏ chạy. Anh Tin hô hoán mọi người đuổi bắt. Thấy vậy, Tý rút con dao Thái
Lan mang theo người quơ qua, quơ lại hù dọa cho anh Tin sợ, còn Tèo đẩy
anh Tin ngã. Sau đó cả hai tên bỏ chạy và bị người dân gần đó vây bắt. Hỏi:
a. Hành vi của Quách Văn Tèo và Lương Quốc Tý có vi phạmpháp luật hay không? Tại sao?
b. Phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nếu có? ĐỀ 2
Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao? (5đ)
1. Tiền lệ pháp, luật tôn giáo là những kiểu pháp luật đã từngcó trong lịch sử.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố bằngcách phê chuẩn bản
án đối với các vụ án hình sự.
3. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quyền bầu,miễn nhiệm, bổ
nhiệm Chủ tịch nước. 4. Có những sự biến pháp lý là sự kiện pháp lý.
5. Một người thực hiện một hành vi gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mỹ
quan đô thị thì phải bị áp dụng chế tài pháp luật. Câu 2: (2đ)
Anh, chị hãy lấy 1 ví dụ về quan hệ pháp luật dân sự và phân tích các yếu tố
cấu thành của quan hệ pháp luật đó. Câu 3: (3đ) lOMoARcPSD| 50032646
Anh A chạy xe máy trên quốc lộ 14, đoạn đường đang thi công bởi công ty
TNHH Hoàng Long, thuộc huyện X, tỉnh Y. Do mặt bằng hiện hữu chênh cao
hơn 20 cm so với mặt đường đang làm, đoạn đường này kéo dài khoảng 40
m nhưng không có biển cảnh báo và hàng rào chắn, nên gầm máy xe của anh
A máng vào gờ đường tiếp nối đó nên anh bị ngã, cùng lúc đó có chiếc xe ôtô
tải do anh B điều khiển chạy qua và cán chết anh A.
Hỏi: Chỉ ra các vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có).