Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng | Bài tập công chúng báo chí truyền thông

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông hiện nay đã khiến cho khái  niệm "công chúng" với tư cách là tập hợp đông đảo, đa dạng công chúng không  còn phù hợp. Thay vào đó, công chúng cần được nhìn nhận, phân tách, định hình  thành các nhóm hay phân khúc cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
22 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng | Bài tập công chúng báo chí truyền thông

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông hiện nay đã khiến cho khái  niệm "công chúng" với tư cách là tập hợp đông đảo, đa dạng công chúng không  còn phù hợp. Thay vào đó, công chúng cần được nhìn nhận, phân tách, định hình  thành các nhóm hay phân khúc cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

112 56 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI TẬP 30%
CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng
Thực hiện: Nhóm 4
Lớp hành chính: Báo mạng điện tử
Lớp tín chỉ: BC02115_K42_1
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Tuyết
Hà Nội, tháng 3 năm 2024
Mục lục
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG................................................................2
1. Khái quát về vấn đề chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng.....2
2. Một số định nghĩa cơ bản:...............................................................3
3. Tại sao phải chọn mẫu trong NCCC?............................................4
4. Quy trình chọn mẫu.........................................................................5
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN
CỨU CÔNG CHÚNG..............................................................................5
1.Chọn mẫu phi xác suất.....................................................................5
1.1 Khái niệm......................................................................................5
1.2 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.....................................5
1.3.Tác dụng của chọn mẫu phi xác suất..........................................12
2.Chọn mẫu xác suất..........................................................................13
2.1 Khái niệm....................................................................................13
2.2 Các phương pháp chọn mẫu xác suất.........................................13
2.3. Tác dụng của chọn mẫu xác suất...............................................20
PHẦN III: TỔNG KẾT.........................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................23
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái quát về vấn đề chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng
Sự phát triển như bão của công nghệ truyền thông hiện nay đã khiến cho
khái niệm "công chúng" với cách tập hợp đông đảo, đa dạng công chúng
không còn phù hợp. Thay vào đó, công chúng cần được nhìn nhận, phân tách, định
hình thành các nhóm hay phân khúc cụ thể. Chỉ khi xác định được phân khúc công
chúng của riêng mình, quan báo chí mới thể cung cấp cho công chúng nội
dung công chúng thực sự cần, từ đó khẳng định được vị thế và uy tín thông tin của
mình.
Công chúng
Từ điển báo chí truyền thông định nghĩa công chúng " tập hợp những
người tiếp xúc với phương tiện truyền thông ".
Các nghiên cứu báo chí - truyền thông đặc biệt chú ý đến phản ứng, tương
tác của công chúng với các thông điệp truyền thông theo các đặc điểm nhân
khẩu học như độ tuổi, giới tính, vùng miền, tôn giáo và trình độ học vấn…
Nghiên cứu công chúng
Để truyền thông luôn đạt hiệu quả cao, nghĩa là lôi kéo, hấp dẫn, thuyết phục được
công chúng thì người thực hiện luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng một
cách sâu sắc, một cách thường xuyên và nghiêm túc.
Nghiên cứu công chúng là vấn đề quan hệ giữa các phương tiện truyền thông
với đối tượng tiếp nhận. Không một quan truyền thông nào xuất hiện
phát triển mà không nhằm vào một đối tượng nhất định.
vai trò quan trọng đối với việc sản xuất thể hiện thông điệp truyền
thông. Các nghiên cứu về công chúng cho rằng, thông điệp truyền thông
càng phù hợp với nhu cầu, đặc điểm mong muốn của công chúng,
càng dễ được chấp nhận
Một trong những hướng nghiên cứu công chúng xác định thái độ, thói
quen, quan điểm và hành vi của công chúng.
2. Một số định nghĩa cơ bản:
Mẫu: Mẫu một phần trong danh sách hay nhóm các thành viên đại diện
cho một tổng thể,được từ các phương pháp lựa chọn khác nhau cho việc
thu thập thông tin nghiên cứu.
Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Tổng thể thể một
nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra
Chọn mẫu: Chọn mẫu quá trình lựa chọn một bộ phận từ tổng thể với
tính chấtđại diện cho tổng thể cần nghiên cứu. Dựa trên kết quả thu được
từ mẫu, nhà nghiên cứu sẽ suy diễn kết quả nghiên cứu tổng thể
Cỡ mẫu: là việc tính toán số lượng cá thể được đưa vào mẫu nghiên cứu sao
cho chúng ta thể ngoại suy từ các đặc điểm của mẫu ra các đặc điểm
tương ứng của quần thể
3. Tại sao phải chọn mẫu trong NCCC?
Chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu.
Mục đích của nghiên cứu tìm hiểu những đặc tính của công chúng cần nghiên
cứu. Nghĩachúng ta phải thu thập dữ liệu củacông chúng. Tuy nhiênnhiều lý
do nhà nghiên cứu không tiến hành thu thập dữ liệu của toàn bộ thị trường này
chỉ chọn một nhóm nhỏ hơn (chọn mẫu) để nghiên cứu, đó là:
Khi điều tra chọn mẫu sẽ có nhiều lợi thế:
Chọn mẫu cho phép tiết kiệm được thời gian chi phí, nhân lực nếu so
sánh với việc khảo sát hay điều tra toàn bộ đối tượng.
Chọn mẫu đúng cách vẫn cho phép đạt được mức chính xác cần của kết
quả
Chọn mẫu cho phép ta đạt tốc độ thu thập dữ liệu cao hơn, nhanh gọn
đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê.
Tính sẳn có của các phần tử tổng thể cũng là lợi thế của chọn mẫu.
Cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu
có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều kiện điều tra ở diện rộng.
Việc kiểm tra hay khảo sát đôi khi làm hủy hoại hay thay đổi mẫu khảo sát,
đó không thể thử nghiệm hết toàn bộ chỉ thử nghiệm một số lượng
mẫu nhỏ mà thôi.
Chọn mẫu trong nghiên cứu làm giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân,
đo, đếm, khai báo, ghi chép,…).
Hạn chế của việc chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học: tồn tại “Sai số chọn mẫu”.
4. Quy trình chọn mẫu
Chọn mẫu quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng thể mang
tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu bao gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu
Bước 2: Xác định khung chọn mẫu
Bước 3: Lựa chọn phương pháp lấy mẫu: Xác xuất hoặc phi xác suất
Bước 4: Quyết định quy mô của mẫu
Bước 5: Viết hướng dẫn cho việc xác định lựa chọn các phần tử trong
thực tế của mẫu.
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN
CỨU CÔNG CHÚNG
1.Chọn mẫu phi xác suất
1.1 Khái niệm
Chọn mẫu phi xác suất (tiếng Anh: Non-probability sampling) cách chọn
mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách
quan.
1.2 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất
a. Lấy mẫu thuận tiện
Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn
một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu thực hiện phỏng vấn những người
thể tiếp xúc được.
Ví dụ: chọn mẫu nghiên cứu gần nhà, xung quanh người nghiên cứu, hoặc
chọn mẫu đi ngang qua trong khu vực mà nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu.
Đây kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng phổ biến nhất cực kỳ nhanh
chóng, không phức tạp và ít tốn kém.
Tiếp cận phương pháp chọn mẫu thuận tiện thể được thực hiện thông
qua các bước sau:
1. Xác định mục tiêu nghiên cứu: Đầu tiên, bạn cần xác địnhmục tiêu của
nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu mà bạn muốn trả lời. Điều này sẽ giúp
bạn hiểu về loại dữ liệu đối tượng nghiên cứu bạn cần thu thập
thông tin.
2. Xác định đối tượng nghiên cứu: Xác định đối tượng nghiên cứu hoặc
nhóm mục tiêu bạn muốn nghiên cứu. Điều này thể một nhóm cụ
thể của cộng đồng, một nhóm đối tượng trong tổ chức, hoặc người tham gia
một sự kiện cụ thể, chẳng hạn.
3. Xác định điểm tiếp cận: Để tiếp cận chọn mẫu, bạn cần xác định các
điểm tiếp cận hoặc cơ sở dữ liệu có sẵn bạn có thể sử dụng. Điều này
thể bao gồm các sở dữ liệu trực tuyến, các tổ chức địa phương, các trung
tâm cộng đồng, hoặc các sự kiện xã hội.
4. Thu thập dữ liệu: Sử dụng các phương tiện tiếp cận đã xác định để thu thập
dữ liệu từ đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cuộc
phỏng vấn, bảng khảo sát trực tuyến, hoặc thu thập thông tin từ các tài liệu
và nguồn tin có sẵn.
5. Phân tíchdiễn giải kết quả: Sau khi thu thập dữ liệu, bạn cần phân tích
diễn giải kết quả thu được. Điều này giúp bạn hiểu hơn về đối tượng
nghiên cứu những điểm mạnh, yếu của phương pháp chọn mẫu thuận
tiện.
6. Cân nhắc hạn chế sai lệch: Luôn cân nhắc các hạn chế sai lệch của
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Điều này bao gồm việc nhận biết các
biến số không kiểm soát được, khả năng biến đổi kết quả khả năng tự
chọn của người tham gia.
7. Báo cáo kết quả: Cuối cùng, hãy báo cáo kết quả của nghiên cứu của bạn
một cách rõ ràng chính xác. Bạn cần diễn giải kết quả một cách cẩn thận
và minh bạch, bao gồm cả những hạn chế của phương pháp chọn mẫu thuận
tiện.
b. Lấy mẫu tích luỹ nhanh:
Là phương pháp lấy mẫu mà theo đó những phần tử mẫu ban đầu được chọn
theo xác suất hoặc kinh nghiệm, còn phần tử mẫu bổ sung được chọn sẽ dựa
vào các phần tử mẫu ban đầu đó.
Áp dụng cho các nghiên cứu khá đặc biệt, mẫu khó tìm hoặc khó tiếp cận.
dụ: Nhà nghiên cứu muốn thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu với 20 người
phụ nữ tri thức đã gia đình, đang sống làm việc tại Nội. Nếu lấy mẫu
theo chiến ợc ch lũy nhanh, nhà nghiên cứu sẽ tuyển chọn một vài người
phụ nữ đáp ứng đủ tiêu chí đề ra, làm quen, phỏng vấn nhờ họ giới thiệu
những người tiếp
theo cùng đặc điểm hoặc thỏa mãn một số điều kiện nào đó do nhà nghiên
cứu quyết định.
Áp dụng cho các nghiên cứu khá đặc biệt, mẫu khó tìm hoặc khóƯu điểm:
tiếp cận; Tăng nhanh kích thước mẫu và giảm thời gian hao phí
Hạn chế: Những phần tử ban đầu được lựa chọn bằng phương pháp xác suất,
nhưng những phần tử bổ sung tiếp đó được cung cấp bởi các đơn vị lấy mẫu ban
đầu (nhờ giới thiệu)
c. Lấy mẫu phán đoán:
Dựa trên quyết định của người nghiên cứu. Những người này sẽ xem xét,
cân nhắc mục đích của nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của chính các đơn
vị của tổng thể để thực hiện chọn mẫu. Do tính chất phần phụ thuộc vào
sự hiểu biết của mẫu, phương pháp chỉ áp dụng khi các đặc tính của đơn vị
trong tổng thể được chọn đã khá rõ ràng.
VD: Nghiên cứu về tình trạng sử dụng ứng dụng mua sắm online. Để thực
hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu muốn khảo sát tình trạng sử dụng của sinh
viên trong một trường đại học cụ thể.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu phán đoán có thể như sau:
Xác định tiêu chí chọn mẫu: Nhà nghiên cứu thể xác định các tiêu chí
để chọn mẫu, dụ như tuổi, giới tính, chuyên ngành học, năm học,.... Điều
này giúp đảm bảo mẫu được lựa chọn phản ánh đa dạng của sinh viên trong
trường đại học.
Xác định phương tiện thu thập dữ liệu: Sau khi xác định một nhóm sinh
viên tiềm năng để tham gia nghiên cứu, nhà nghiên cứu thể sử dụng các
phương tiện thu thập dữ liệu như cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi trực tuyến
hoặc phiên điều tra trực tiếp để tìm hiểu thói quen mua sắm của sinh viên
Lựa chọn mẫu: Dựa trên các tiêu chí đã đề xuất, nhà nghiên cứu thể
chọn một mẫu tiềm năng t sinh viên đại học. dụ, họ thể chọn ngẫu
nhiên 100 sinh viên từ mỗi năm học và từ mỗi chuyên ngành học.
Thu thập phân tích dữ liệu: Nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập
phân tích dữ liệu từ mẫu đã được chọn thông qua các phương tiện thu thập
dữ liệu đã chọn và các biến số trong dữ liệu.
Rút ra kết luận: Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ rút ra các kết luận và đưa ra
những kết quả của nghiên cứu này, từ đó thể hiểu hơn về thói quen mua
sắm online của sinh viên hiện nay.
d. Lấy mẫu tỷ lệ
cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi chọn được một số lượng cần
thiết nào đó (hạn ngạch) cho các quần thể con khác nhau. Gần giống như
chọn mẫu phân tầng là chia tổng thể thành các nhóm riêng lẻ, chọn mẫu định
mức sẽ lấy các mẫu thuận tiện, cho tới khi đủ số lượng (khác với chọn mẫu
phân tầng sẽ chọn các đối tượng một cách ngẫu nhiên).
VD: Cần chọn 100 sinh viên từ 1.000 sinh viên của đại học X, trong đó 50
nam, 50 nữ. Nhà nghiên cứu chọn các sinh viên nam nữ theo phương pháp
chọn mẫu tiện lợi. cho đến khi có đủ 50 nam và 50 nữ.
1.3.Tác dụng của chọn mẫu phi xác suất
Tạo giả thuyết: Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất để tạo ra một giả định khi bị giới hạn thông tin, thông tin không sẵn có.
Phương pháp này giúp trả về dữ liệu ngay lập tức xây dựng sở để nghiên
cứu thêm.
Nghiên cứu thăm dò: Các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi kỹ thuật lấy mẫu
này khi thực hiện nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc nghiên cứu
thăm dò.
Ràng buộc về ngân sách và thời gian: khi có những ràng buộc về ngân sách
thời gian, đồng thời phải thu thập một số dữ liệu bộ. thiết kế khảo sát
không cứng nhắc, nên việc chọn ngẫu nhiên người trả lời yêu cầu họ thực
hiện khảo sát hoặc bảng câu hỏi sẽ dễ dàng hơn.
2.Chọn mẫu xác suất
2.1 Khái niệm
Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu khả năng được chọn vào
tổng thể của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau.
2.2 Các phương pháp chọn mẫu xác suất
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
kỹ thuật chọn mẫu, trong đó, tất cảthể trong quần thể cùng hội
(cùng xác suất) để được chọn vào mẫu.
Cách thực hiện:
Bước 1: lập danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu/ đối tượng trong quần thể nghiên
cứu và đánh số thứ tự (khung mẫu)
Bước 2: quyết định số lượng mẫu nghiên cứu
Bước 3: dùng phương pháp bốc thăm hoặc bảng số ngẫu nhiên để chọn.
VD: muốn chọn 300 người trong số 3.000 sinh viên tại trường đại học X để
tham gia cho ý kiến về chất lượng giảng dạy bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thể như
sau:
Xác định kích thước mẫu mong muốn: Trước tiên, cần quyết định số
lượng phần tử muốn lấy mẫu, trong ví dụ trên là 300 người
Đánh số cho từng phần tử: Gắn một số thứ tự duy nhất cho mỗi sinh viên
trong tập dữ liệu ban đầu.
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên: Sử dụng các phương pháp ngẫu nhiên
như bốc số ngẫu nhiên để chọn ra 300 sinh viên ngẫu nhiên từ 3000 sinh
viên ban đầu.
Lấy mẫu: Sau khi được đủ 300 sinh viên ngẫu nhiên, trường thể sử
dụng những sinh viên này làm mẫu cho nghiên cứu hoặc phân tích của mình.
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tất cả đối tượng trong
tổng thể được liệt theo thứ tự định trước. Sau đó tùy vào quy mô mẫu
tổng thể mà quyết định khoảng cách các mẫu.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lập danh sách các đối tượng trong quần thể nghiên cứu.
Bước 2: Hệ số khoảng cách k: k=N/n (N là số các thể trong quần thể, n là cỡ
mẫu)
Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu đầu tiên số thứ tự i bằng cách bốc
thăm hoặc chọn bảng số ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến k.
Bước 4: Tìm các đối tượng nghiên cứu tiếp theo theo nguyên tắc số thứ tự của
đối tượng sau bằng số thứ tự của đối tượng liền trước cộng với hệ số k cho đến
khi hoàn thành cỡ mẫu. Đối tượng nghiên cứu thứ n có số thứ tự là i + (n-1) k.
dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự
vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu 2000
hộ. Vậy khoảng cách chọn : k= 240000/2000 = 120, nghĩa cứ cách 120
hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.
c. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm
Chia nhỏ tổng thể thành từng cụm để đại diện cho tổng thể. Các cụm được
chia dựa trên thông số nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, địa chỉ hoặc
khối, đoàn (VD phường, làng, xã, huyện,…). Nhà nghiên cứu lựa chọn một
số cụm đã chia tiến hành nghiên cứu/khảo sát trên các cụm đã chọn đó.
Phương pháp được sử dụng khi không sẵn danh sách đầy đủ của các đơn
vị trong tổng thể.
Cách thực hiện:
Bước 1: Xác định các cụm thích hợp.
Bước 2: Lập danh sách tất cả các cụm, chọn ngẫu nhiên một số cụm vào mẫu.
Có hai cách chọn mẫu theo ý tưởng của người nghiên cứu:
Cách 1: Tất cả các cá thể trong các cụm đã chọn vào nghiên cứu.
Cách 2: Liệt kê danh sách các cá thể trong các cụm đã chọn, sau đó áp dụng
cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống trong mỗi cụm để
chọn các cá thể vào mẫu.
VD: Một công ty truyền thông đang thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá
mức độ hiểu biết sự quan tâm của công chúng đối với một chương trình
truyền hình giáo dục mới dành cho trẻ em. Họ quyết định sử dụng phương pháp
chọn mẫu theo cụm để lựa chọn các nhóm đối tượng cụ thể để tham gia khảo
sát.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu theo cụm trong truyền thông thể như
sau:
Xác định các nhóm đối tượng: Phụ huynh có trẻ em trong độ tuổi phù hợp
với chương trình, giáo viên tiểu học, và các chuyên gia giáo dục.
Lựa chọn các cụm: Dựa trên các nhóm đối tượng đã xác định, công ty
truyền thông có thể lựa chọn một số cụm đại diện. Ví dụ, họ có thể chọn các
trường tiểu học các khu vực đa dạng, tổ chức phụ huynh trong các cộng
đồng địa phương, và tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên.
Lựa chọn mẫu từ các cụm: Sau đó, t mỗi cụm đã chọn, công ty truyền
thông có thể chọn một mẫu ngẫu nhiên hoặc một phương pháp lựa chọn mẫu
khác để chọn các thành viên tham gia vào khảo sát. Chẳng hạn, họ có thể lựa
chọn ngẫu nhiên một số trường tiểu học từ mỗi khu vực, hoặc mời một số
phụ huynh tham gia khảo sát trực tuyến.
Thu thập dữ liệu:Công ty tiến hành thu thập dữ liệu thông qua cuộc khảo
sát trực tuyến hoặc phỏng vấn để đánh giá sự quan tâm phản ứng của đối
tượng.
Phân tích dữ liệu và rút ra kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, họ phân tích
để hiểu phản ứng của đối tượng điều chỉnh chiến lược truyền thông hoặc
phát triển chương trình dựa trên kết quả thu được.
d. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Là kỹ thuật chọn mẫu được thực hiện bởi việc chia tổng thể thành các nhóm
riêng lẻ được gọi là tầng (ví dụ: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn,
…). Đặc điểm của chọn mẫu kiểu này tiêu chí nghiên cứu trong từng tầng
tương đối đồng nhất, còn giữa các tầng có sự khác biệt. Sau khi đã phân tầng
xong ta vẫn thể áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu
nhiên hệ thống để chọn đối tượng của từng tầng vào nghiên cứu.
VD: Một dụ về phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thể một
nghiên cứu về việc đánh giá sự hài lòng với dịch vụ công cộng ở một thành phố
lớn. Để thực hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu muốn đảm bảo rằng mẫu của
họ phản ánh đúng tỷ lệ dân số của các khu vực trong thành phố.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thể như
sau:
Xác định các khu vực phân tầng: Thành phố được chia thành các khu vực
địa khác nhau, thể các quận hoặc các phường. Các khu vực này đại
diện cho các đặc điểm dân số và môi trường sống đa dạng trong thành phố.
Xác định mẫu trong từng khu vực: Sau khi xác định các khu vực phân
tầng, nhà nghiên cứu sẽ chọn một mẫu ngẫu nhiên từng khu vực. Ví dụ, nếu
thành phố được chia thành 10 quận, nhà nghiên cứu thể chọn ngẫu nhiên
một số hộ gia đình từ mỗi quận.
Lựa chọn mẫu cuối cùng: Sau khi chọn mẫu từ mỗi khu vực phân tầng, nhà
nghiên cứu sẽ kết hợp các mẫu này lại để tạo thành mẫu cuối cùng cho
nghiên cứu.
Thu thập phân tích dữ liệu: Dựa trên mẫu đã chọn, nhà nghiên cứu sẽ
thu thập dữ liệu về sự hài lòng với dịch vụ công cộng từ các hộ gia đình
trong thành phố từ đó phân tích và đánh gía dựa trên các biến số đã xác định
Rút ra kết luận: Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ rút ra kết luận về mức độ hài
lòng với dịch vụ công cộng trong thành phố, dựa trên kết quả của nghiên cứu
thể đề xuất các cải tiến hoặc biện pháp cần thiết để nâng cao chất
lượng dịch vụ.
2.3. Tác dụng của chọn mẫu xác suất
Giảm độ lệch mẫu: độ lệch mẫu không đáng kể hoặc không tồn tại. Việc lựa
chọn chủ yếu dựa trên hiểu biết và suy luận của người nghiên cứu. Dữ liệu thu
được chất lượng cao hơn vì mẫu đại diện cho tổng thể thích hợp hơn.
Tổng thể đa dạng: Khi các đơn vị trong tổng thể quá rộng lớn và đa dạng, điều
cần thiết phải sự đại diện đầy đủ để dữ liệu không bị lệch về một nhân
khẩu học, hoặc một khía cạnh nhất định trong tổng thể.
Tạo mẫu chính xác: Lấy mẫu theo xác suất giúp các nhà nghiên cứu lập kế
hoạch tạo ra mẫu chính xác. Điều này giúp thu được dữ liệu xác định
ràng.
PHẦN III: TỔNG KẾT
Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp trong nghiên cứu công
chúng báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu chính xác
đại diện cho toàn thể đối tượng nghiên cứu. Mỗi phương pháp chọn mẫu đều
những ưu điểm và nhược điểm riêng,sự lựa chọn phương pháp phù hợp phụ
thuộc vào các yếu tố như mục đích nghiên cứu, quy đối tượng, khả năng
tiếp cận và ngân sách.
Trong các phương pháp chọn mẫu phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản,
phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng hai phương pháp bản phổ
biến nhất. Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản đảm bảo tính đại diện của
mẫu bằng cách lựa chọn các đơn vị mẫu một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, trong
khi phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng đảm bảo mẫu đại diện theo các đặc
điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên như phương pháp chọn
thuận tiện, phương pháp chọn ngẫu nhiên mục đích phương pháp chọn
theo tỷ lệ cũng thể được sử dụng trong nghiên cứu công chúng báo chí. Các
phương pháp này thường được sử dụng khi đối tượng nghiên cứu khó tiếp cận
hoặc khi cần tập trung vào các nhóm đối tượng cụ thể.
Một phương pháp chọn mẫu phổ biến trong nghiên cứu công chúng báo chí
là phương pháp điều tra qua điện thoại. Phương pháp này cho phép thu thập dữ
liệu từ một số lượng lớn người tham gia một cách nhanh chóng thuận tiện.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến những hạn chế của phương pháp này, chẳng hạn như
tỷ lệ từ chối trả lời cao và khả năng tiếp cận hạn chế đối với những người không
có điện thoại.
Một phương pháp khác được sử dụng trong nghiên cứu công chúng báo chí
phương pháp điều tra trực tiếp. Phương pháp này cho phép thu thập dữ liệu
chi tiết sâu sắc hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp
này tốn thời gian công sức hơn, thường khó tiếp cận được với một số
lượng lớn người tham gia.
Cuối cùng, sự lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp phụ thuộc vào các
yếu tố cụ thể của từng nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cần xem xét các yếu tố
như mục đích nghiên cứu, quy mô đối tượng.
Trong nghiên cứu công chúng báo chí - truyền thông, việc lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phù hợp có thể giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu chính
xác, đáng tin cậy và đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho
các kết quả nghiên cứu giá trị thực tiễn cao, hỗ trợ cho các nhà báo, nhà
hoạch định chính sách và những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông đưa
ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.
| 1/22

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI TẬP 30%
CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề bài: Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng Thực hiện: Nhóm 4
Lớp hành chính: Báo mạng điện tử
Lớp tín chỉ: BC02115_K42_1
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Tuyết Hà Nội, tháng 3 năm 2024 Mục lục
PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG................................................................2
1. Khái quát về vấn đề chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng.....2
2. Một số định nghĩa cơ bản:...............................................................3
3. Tại sao phải chọn mẫu trong NCCC?............................................4
4. Quy trình chọn mẫu.........................................................................5
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN
CỨU CÔNG CHÚNG..............................................................................5
1.Chọn mẫu phi xác suất.....................................................................5
1.1 Khái niệm......................................................................................5
1.2 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.....................................5
1.3.Tác dụng của chọn mẫu phi xác suất..........................................12
2.Chọn mẫu xác suất..........................................................................13
2.1 Khái niệm....................................................................................13
2.2 Các phương pháp chọn mẫu xác suất.........................................13
2.3. Tác dụng của chọn mẫu xác suất...............................................20
PHẦN III: TỔNG KẾT.........................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................23 PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái quát về vấn đề chọn mẫu trong nghiên cứu công chúng
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông hiện nay đã khiến cho
khái niệm "công chúng" với tư cách là tập hợp đông đảo, đa dạng công chúng
không còn phù hợp. Thay vào đó, công chúng cần được nhìn nhận, phân tách, định
hình thành các nhóm hay phân khúc cụ thể. Chỉ khi xác định được phân khúc công
chúng của riêng mình, cơ quan báo chí mới có thể cung cấp cho công chúng nội
dung công chúng thực sự cần, từ đó khẳng định được vị thế và uy tín thông tin của mình. Công chúng 
Từ điển báo chí và truyền thông định nghĩa công chúng là " tập hợp những
người tiếp xúc với phương tiện truyền thông ". 
Các nghiên cứu báo chí - truyền thông đặc biệt chú ý đến phản ứng, tương
tác của công chúng với các thông điệp truyền thông theo các đặc điểm nhân
khẩu học như độ tuổi, giới tính, vùng miền, tôn giáo và trình độ học vấn… Nghiên cứu công chúng
Để truyền thông luôn đạt hiệu quả cao, nghĩa là lôi kéo, hấp dẫn, thuyết phục được
công chúng thì người thực hiện luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng một
cách sâu sắc, một cách thường xuyên và nghiêm túc. 
Nghiên cứu công chúng là vấn đề quan hệ giữa các phương tiện truyền thông
với đối tượng tiếp nhận. Không một cơ quan truyền thông nào xuất hiện và
phát triển mà không nhằm vào một đối tượng nhất định. 
Có vai trò quan trọng đối với việc sản xuất và thể hiện thông điệp truyền
thông. Các nghiên cứu về công chúng cho rằng, thông điệp truyền thông
càng phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và mong muốn của công chúng, nó
càng dễ được chấp nhận 
Một trong những hướng nghiên cứu công chúng là xác định thái độ, thói
quen, quan điểm và hành vi của công chúng.
2. Một số định nghĩa cơ bản: 
Mẫu: Mẫu là một phần trong danh sách hay nhóm các thành viên đại diện
cho một tổng thể, có được từ các phương pháp lựa chọn khác nhau cho việc
thu thập thông tin nghiên cứu.
Mẫu cần phải đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Tổng thể có thể là một
nhóm người, chi tiết hoặc đơn vị đối tượng của nghiên cứu sẽ được điều tra 
Chọn mẫu: Chọn mẫu là quá trình lựa chọn một bộ phận từ tổng thể với
tính chất là đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu. Dựa trên kết quả thu được
từ mẫu, nhà nghiên cứu sẽ suy diễn kết quả nghiên cứu tổng thể 
Cỡ mẫu: là việc tính toán số lượng cá thể được đưa vào mẫu nghiên cứu sao
cho chúng ta có thể ngoại suy từ các đặc điểm của mẫu ra các đặc điểm
tương ứng của quần thể
3. Tại sao phải chọn mẫu trong NCCC?
Chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu.
Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những đặc tính của công chúng cần nghiên
cứu. Nghĩa là chúng ta phải thu thập dữ liệu củacông chúng. Tuy nhiên vì nhiều lý
do nhà nghiên cứu không tiến hành thu thập dữ liệu của toàn bộ thị trường này mà
chỉ chọn một nhóm nhỏ hơn (chọn mẫu) để nghiên cứu, đó là:
Khi điều tra chọn mẫu sẽ có nhiều lợi thế: 
Chọn mẫu cho phép tiết kiệm được thời gian và chi phí, nhân lực nếu so
sánh với việc khảo sát hay điều tra toàn bộ đối tượng. 
Chọn mẫu đúng cách vẫn cho phép đạt được mức chính xác cần có của kết quả 
Chọn mẫu cho phép ta đạt tốc độ thu thập dữ liệu cao hơn, nhanh gọn và
đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê. 
Tính sẳn có của các phần tử tổng thể cũng là lợi thế của chọn mẫu. 
Cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu
có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều kiện điều tra ở diện rộng. 
Việc kiểm tra hay khảo sát đôi khi làm hủy hoại hay thay đổi mẫu khảo sát,
dó đó không thể thử nghiệm hết toàn bộ mà chỉ thử nghiệm một số lượng mẫu nhỏ mà thôi. 
Chọn mẫu trong nghiên cứu làm giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân,
đo, đếm, khai báo, ghi chép,…).
Hạn chế của việc chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học: tồn tại “Sai số chọn mẫu”. 4. Quy trình chọn mẫu
Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng thể mang
tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu bao gồm 5 bước: 
Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu 
Bước 2: Xác định khung chọn mẫu 
Bước 3: Lựa chọn phương pháp lấy mẫu: Xác xuất hoặc phi xác suất 
Bước 4: Quyết định quy mô của mẫu 
Bước 5: Viết hướng dẫn cho việc xác định và lựa chọn các phần tử trong thực tế của mẫu.
PHẦN II: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG 1.Chọn mẫu phi xác suất 1.1 Khái niệm
Chọn mẫu phi xác suất (tiếng Anh: Non-probability sampling) là cách chọn
mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan.
1.2 Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất a. Lấy mẫu thuận tiện
Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn
một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn những người có thể tiếp xúc được.
Ví dụ: chọn mẫu nghiên cứu gần nhà, xung quanh người nghiên cứu, hoặc
chọn mẫu đi ngang qua trong khu vực mà nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu.
Đây là kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng phổ biến nhất vì nó cực kỳ nhanh
chóng, không phức tạp và ít tốn kém.
Tiếp cận phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể được thực hiện thông qua các bước sau:
1. Xác định mục tiêu nghiên cứu: Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu của
nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu mà bạn muốn trả lời. Điều này sẽ giúp
bạn hiểu rõ về loại dữ liệu và đối tượng nghiên cứu mà bạn cần thu thập thông tin.
2. Xác định đối tượng nghiên cứu: Xác định đối tượng nghiên cứu hoặc
nhóm mục tiêu mà bạn muốn nghiên cứu. Điều này có thể là một nhóm cụ
thể của cộng đồng, một nhóm đối tượng trong tổ chức, hoặc người tham gia
một sự kiện cụ thể, chẳng hạn.
3. Xác định điểm tiếp cận: Để tiếp cận và chọn mẫu, bạn cần xác định các
điểm tiếp cận hoặc cơ sở dữ liệu có sẵn mà bạn có thể sử dụng. Điều này có
thể bao gồm các cơ sở dữ liệu trực tuyến, các tổ chức địa phương, các trung
tâm cộng đồng, hoặc các sự kiện xã hội.
4. Thu thập dữ liệu: Sử dụng các phương tiện tiếp cận đã xác định để thu thập
dữ liệu từ đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cuộc
phỏng vấn, bảng khảo sát trực tuyến, hoặc thu thập thông tin từ các tài liệu và nguồn tin có sẵn.
5. Phân tích và diễn giải kết quả: Sau khi thu thập dữ liệu, bạn cần phân tích
và diễn giải kết quả thu được. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng
nghiên cứu và những điểm mạnh, yếu của phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
6. Cân nhắc hạn chế và sai lệch: Luôn cân nhắc các hạn chế và sai lệch của
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Điều này bao gồm việc nhận biết các
biến số không kiểm soát được, khả năng biến đổi kết quả và khả năng tự
chọn của người tham gia.
7. Báo cáo kết quả: Cuối cùng, hãy báo cáo kết quả của nghiên cứu của bạn
một cách rõ ràng và chính xác. Bạn cần diễn giải kết quả một cách cẩn thận
và minh bạch, bao gồm cả những hạn chế của phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
b. Lấy mẫu tích luỹ nhanh:
Là phương pháp lấy mẫu mà theo đó những phần tử mẫu ban đầu được chọn
theo xác suất hoặc kinh nghiệm, còn phần tử mẫu bổ sung được chọn sẽ dựa
vào các phần tử mẫu ban đầu đó.
Áp dụng cho các nghiên cứu khá đặc biệt, mẫu khó tìm hoặc khó tiếp cận.
Ví dụ: Nhà nghiên cứu muốn thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu với 20 người
phụ nữ tri thức đã có gia đình, đang sống và làm việc tại Hà Nội. Nếu lấy mẫu
theo chiến lược tích lũy nhanh, nhà nghiên cứu sẽ tuyển chọn một vài người
phụ nữ đáp ứng đủ tiêu chí đề ra, làm quen, phỏng vấn và nhờ họ giới thiệu những người tiếp
theo có cùng đặc điểm hoặc thỏa mãn một số điều kiện nào đó do nhà nghiên cứu quyết định.
Ưu điểm: Áp dụng cho các nghiên cứu khá đặc biệt, mẫu khó tìm hoặc khó
tiếp cận; Tăng nhanh kích thước mẫu và giảm thời gian hao phí
Hạn chế: Những phần tử ban đầu được lựa chọn bằng phương pháp xác suất,
nhưng những phần tử bổ sung tiếp đó được cung cấp bởi các đơn vị lấy mẫu ban đầu (nhờ giới thiệu) c. Lấy mẫu phán đoán: 
Dựa trên quyết định của người nghiên cứu. Những người này sẽ xem xét,
cân nhắc mục đích của nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của chính các đơn
vị của tổng thể để thực hiện chọn mẫu. Do tính chất có phần phụ thuộc vào
sự hiểu biết của mẫu, phương pháp chỉ áp dụng khi các đặc tính của đơn vị
trong tổng thể được chọn đã khá rõ ràng.
VD: Nghiên cứu về tình trạng sử dụng ứng dụng mua sắm online. Để thực
hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu muốn khảo sát tình trạng sử dụng của sinh
viên trong một trường đại học cụ thể.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu phán đoán có thể như sau: 
Xác định tiêu chí chọn mẫu: Nhà nghiên cứu có thể xác định các tiêu chí
để chọn mẫu, ví dụ như tuổi, giới tính, chuyên ngành học, năm học,.... Điều
này giúp đảm bảo mẫu được lựa chọn phản ánh đa dạng của sinh viên trong trường đại học. 
Xác định phương tiện thu thập dữ liệu: Sau khi xác định một nhóm sinh
viên tiềm năng để tham gia nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể sử dụng các
phương tiện thu thập dữ liệu như cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi trực tuyến
hoặc phiên điều tra trực tiếp để tìm hiểu thói quen mua sắm của sinh viên 
Lựa chọn mẫu: Dựa trên các tiêu chí đã đề xuất, nhà nghiên cứu có thể
chọn một mẫu tiềm năng từ sinh viên đại học. Ví dụ, họ có thể chọn ngẫu
nhiên 100 sinh viên từ mỗi năm học và từ mỗi chuyên ngành học. 
Thu thập và phân tích dữ liệu: Nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập và
phân tích dữ liệu từ mẫu đã được chọn thông qua các phương tiện thu thập
dữ liệu đã chọn và các biến số trong dữ liệu. 
Rút ra kết luận: Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ rút ra các kết luận và đưa ra
những kết quả của nghiên cứu này, từ đó có thể hiểu hơn về thói quen mua
sắm online của sinh viên hiện nay. d. Lấy mẫu tỷ lệ 
Là cách lấy mẫu được thực hiện cho đến khi chọn được một số lượng cần
thiết nào đó (hạn ngạch) cho các quần thể con khác nhau. Gần giống như
chọn mẫu phân tầng là chia tổng thể thành các nhóm riêng lẻ, chọn mẫu định
mức sẽ lấy các mẫu thuận tiện, cho tới khi đủ số lượng (khác với chọn mẫu
phân tầng sẽ chọn các đối tượng một cách ngẫu nhiên).
VD: Cần chọn 100 sinh viên từ 1.000 sinh viên của đại học X, trong đó có 50
nam, 50 nữ. Nhà nghiên cứu chọn các sinh viên nam và nữ theo phương pháp
chọn mẫu tiện lợi. cho đến khi có đủ 50 nam và 50 nữ.
1.3.Tác dụng của chọn mẫu phi xác suất
Tạo giả thuyết: Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất để tạo ra một giả định khi bị giới hạn thông tin, thông tin không sẵn có.
Phương pháp này giúp trả về dữ liệu ngay lập tức và xây dựng cơ sở để nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu thăm dò: Các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi kỹ thuật lấy mẫu
này khi thực hiện nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc nghiên cứu thăm dò.
Ràng buộc về ngân sách và thời gian: khi có những ràng buộc về ngân sách
và thời gian, đồng thời phải thu thập một số dữ liệu sơ bộ. Vì thiết kế khảo sát
không cứng nhắc, nên việc chọn ngẫu nhiên người trả lời và yêu cầu họ thực
hiện khảo sát hoặc bảng câu hỏi sẽ dễ dàng hơn. 2.Chọn mẫu xác suất 2.1 Khái niệm
Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào
tổng thể của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau.
2.2 Các phương pháp chọn mẫu xác suất
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản 
Là kỹ thuật chọn mẫu, trong đó, tất cả cá thể trong quần thể có cùng cơ hội
(cùng xác suất) để được chọn vào mẫu. Cách thực hiện:
Bước 1: lập danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu/ đối tượng trong quần thể nghiên
cứu và đánh số thứ tự (khung mẫu)
Bước 2: quyết định số lượng mẫu nghiên cứu
Bước 3: dùng phương pháp bốc thăm hoặc bảng số ngẫu nhiên để chọn.
VD: muốn chọn 300 người trong số 3.000 sinh viên tại trường đại học X để
tham gia cho ý kiến về chất lượng giảng dạy bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có thể như sau: 
Xác định kích thước mẫu mong muốn: Trước tiên, cần quyết định số
lượng phần tử muốn lấy mẫu, trong ví dụ trên là 300 người 
Đánh số cho từng phần tử: Gắn một số thứ tự duy nhất cho mỗi sinh viên
trong tập dữ liệu ban đầu. 
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên: Sử dụng các phương pháp ngẫu nhiên
như bốc số ngẫu nhiên để chọn ra 300 sinh viên ngẫu nhiên từ 3000 sinh viên ban đầu. 
Lấy mẫu: Sau khi có được đủ 300 sinh viên ngẫu nhiên, trường có thể sử
dụng những sinh viên này làm mẫu cho nghiên cứu hoặc phân tích của mình.
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tất cả đối tượng trong
tổng thể được liệt kê theo thứ tự định trước. Sau đó tùy vào quy mô mẫu và
tổng thể mà quyết định khoảng cách các mẫu. Cách thực hiện:
Bước 1: Lập danh sách các đối tượng trong quần thể nghiên cứu.
Bước 2: Hệ số khoảng cách k: k=N/n (N là số các cá thể trong quần thể, n là cỡ mẫu)
Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu đầu tiên có số thứ tự là i bằng cách bốc
thăm hoặc chọn bảng số ngẫu nhiên một số trong khoảng từ 1 đến k.
Bước 4: Tìm các đối tượng nghiên cứu tiếp theo theo nguyên tắc số thứ tự của
đối tượng sau bằng số thứ tự của đối tượng liền trước cộng với hệ số k cho đến
khi hoàn thành cỡ mẫu. Đối tượng nghiên cứu thứ n có số thứ tự là i + (n-1) k.
Ví dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự
vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000
hộ. Vậy khoảng cách chọn là : k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120
hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.
c. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm 
Chia nhỏ tổng thể thành từng cụm để đại diện cho tổng thể. Các cụm được
chia dựa trên thông số nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, địa chỉ hoặc
khối, đoàn (VD phường, làng, xã, huyện,…). Nhà nghiên cứu lựa chọn một
số cụm đã chia và tiến hành nghiên cứu/khảo sát trên các cụm đã chọn đó.
Phương pháp được sử dụng khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể. Cách thực hiện:
Bước 1: Xác định các cụm thích hợp.
Bước 2: Lập danh sách tất cả các cụm, chọn ngẫu nhiên một số cụm vào mẫu.
Có hai cách chọn mẫu theo ý tưởng của người nghiên cứu: 
Cách 1: Tất cả các cá thể trong các cụm đã chọn vào nghiên cứu. 
Cách 2: Liệt kê danh sách các cá thể trong các cụm đã chọn, sau đó áp dụng
cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống trong mỗi cụm để
chọn các cá thể vào mẫu.
VD: Một công ty truyền thông đang thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá
mức độ hiểu biết và sự quan tâm của công chúng đối với một chương trình
truyền hình giáo dục mới dành cho trẻ em. Họ quyết định sử dụng phương pháp
chọn mẫu theo cụm để lựa chọn các nhóm đối tượng cụ thể để tham gia khảo sát.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu theo cụm trong truyền thông có thể như sau: 
Xác định các nhóm đối tượng: Phụ huynh có trẻ em trong độ tuổi phù hợp
với chương trình, giáo viên tiểu học, và các chuyên gia giáo dục. 
Lựa chọn các cụm: Dựa trên các nhóm đối tượng đã xác định, công ty
truyền thông có thể lựa chọn một số cụm đại diện. Ví dụ, họ có thể chọn các
trường tiểu học ở các khu vực đa dạng, tổ chức phụ huynh trong các cộng
đồng địa phương, và tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên. 
Lựa chọn mẫu từ các cụm: Sau đó, từ mỗi cụm đã chọn, công ty truyền
thông có thể chọn một mẫu ngẫu nhiên hoặc một phương pháp lựa chọn mẫu
khác để chọn các thành viên tham gia vào khảo sát. Chẳng hạn, họ có thể lựa
chọn ngẫu nhiên một số trường tiểu học từ mỗi khu vực, hoặc mời một số
phụ huynh tham gia khảo sát trực tuyến. 
Thu thập dữ liệu:Công ty tiến hành thu thập dữ liệu thông qua cuộc khảo
sát trực tuyến hoặc phỏng vấn để đánh giá sự quan tâm và phản ứng của đối tượng. 
Phân tích dữ liệu và rút ra kết luận: Sau khi thu thập dữ liệu, họ phân tích
để hiểu phản ứng của đối tượng và điều chỉnh chiến lược truyền thông hoặc
phát triển chương trình dựa trên kết quả thu được.
d. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng 
Là kỹ thuật chọn mẫu được thực hiện bởi việc chia tổng thể thành các nhóm
riêng lẻ được gọi là tầng (ví dụ: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn,
…). Đặc điểm của chọn mẫu kiểu này là tiêu chí nghiên cứu trong từng tầng
tương đối đồng nhất, còn giữa các tầng có sự khác biệt. Sau khi đã phân tầng
xong ta vẫn có thể áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu
nhiên hệ thống để chọn đối tượng của từng tầng vào nghiên cứu.
VD: Một ví dụ về phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có thể là một
nghiên cứu về việc đánh giá sự hài lòng với dịch vụ công cộng ở một thành phố
lớn. Để thực hiện nghiên cứu này, nhà nghiên cứu muốn đảm bảo rằng mẫu của
họ phản ánh đúng tỷ lệ dân số của các khu vực trong thành phố.
Cách tiếp cận phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có thể như sau: 
Xác định các khu vực phân tầng: Thành phố được chia thành các khu vực
địa lý khác nhau, có thể là các quận hoặc các phường. Các khu vực này đại
diện cho các đặc điểm dân số và môi trường sống đa dạng trong thành phố. 
Xác định mẫu trong từng khu vực: Sau khi xác định các khu vực phân
tầng, nhà nghiên cứu sẽ chọn một mẫu ngẫu nhiên từng khu vực. Ví dụ, nếu
thành phố được chia thành 10 quận, nhà nghiên cứu có thể chọn ngẫu nhiên
một số hộ gia đình từ mỗi quận. 
Lựa chọn mẫu cuối cùng: Sau khi chọn mẫu từ mỗi khu vực phân tầng, nhà
nghiên cứu sẽ kết hợp các mẫu này lại để tạo thành mẫu cuối cùng cho nghiên cứu. 
Thu thập và phân tích dữ liệu: Dựa trên mẫu đã chọn, nhà nghiên cứu sẽ
thu thập dữ liệu về sự hài lòng với dịch vụ công cộng từ các hộ gia đình
trong thành phố từ đó phân tích và đánh gía dựa trên các biến số đã xác định 
Rút ra kết luận: Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ rút ra kết luận về mức độ hài
lòng với dịch vụ công cộng trong thành phố, dựa trên kết quả của nghiên cứu
và có thể đề xuất các cải tiến hoặc biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.3. Tác dụng của chọn mẫu xác suất
Giảm độ lệch mẫu: độ lệch mẫu không đáng kể hoặc không tồn tại. Việc lựa
chọn chủ yếu dựa trên hiểu biết và suy luận của người nghiên cứu. Dữ liệu thu
được chất lượng cao hơn vì mẫu đại diện cho tổng thể thích hợp hơn.
Tổng thể đa dạng: Khi các đơn vị trong tổng thể quá rộng lớn và đa dạng, điều
cần thiết là phải có sự đại diện đầy đủ để dữ liệu không bị lệch về một nhân
khẩu học, hoặc một khía cạnh nhất định trong tổng thể.
Tạo mẫu chính xác: Lấy mẫu theo xác suất giúp các nhà nghiên cứu lập kế
hoạch và tạo ra mẫu chính xác. Điều này giúp thu được dữ liệu xác định rõ ràng. PHẦN III: TỔNG KẾT
Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp trong nghiên cứu công
chúng báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu chính xác và
đại diện cho toàn thể đối tượng nghiên cứu. Mỗi phương pháp chọn mẫu đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng, và sự lựa chọn phương pháp phù hợp phụ
thuộc vào các yếu tố như mục đích nghiên cứu, quy mô đối tượng, khả năng tiếp cận và ngân sách.
Trong các phương pháp chọn mẫu, phương
pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản
và phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng là hai phương pháp cơ bản và phổ
biến nhất. Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản đảm bảo tính đại diện của
mẫu bằng cách lựa chọn các đơn vị mẫu một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, trong
khi phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng đảm bảo mẫu đại diện theo các đặc
điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên như phương pháp chọn
thuận tiện, phương pháp chọn ngẫu nhiên có mục đích và phương pháp chọn
theo tỷ lệ cũng có thể được sử dụng trong nghiên cứu công chúng báo chí. Các
phương pháp này thường được sử dụng khi đối tượng nghiên cứu khó tiếp cận
hoặc khi cần tập trung vào các nhóm đối tượng cụ thể.
Một phương pháp chọn mẫu phổ biến trong nghiên cứu công chúng báo chí
là phương pháp điều tra qua điện thoại. Phương pháp này cho phép thu thập dữ
liệu từ một số lượng lớn người tham gia một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, cần lưu ý đến những hạn chế của phương pháp này, chẳng hạn như
tỷ lệ từ chối trả lời cao và khả năng tiếp cận hạn chế đối với những người không có điện thoại.
Một phương pháp khác được sử dụng trong nghiên cứu công chúng báo chí
là phương pháp điều tra trực tiếp. Phương pháp này cho phép thu thập dữ liệu
chi tiết và sâu sắc hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp
này tốn thời gian và công sức hơn, và thường khó tiếp cận được với một số
lượng lớn người tham gia.
Cuối cùng, sự lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp phụ thuộc vào các
yếu tố cụ thể của từng nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cần xem xét các yếu tố
như mục đích nghiên cứu, quy mô đối tượng.
Trong nghiên cứu công chúng báo chí - truyền thông, việc lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phù hợp có thể giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu chính
xác, đáng tin cậy và đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho
các kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, hỗ trợ cho các nhà báo, nhà
hoạch định chính sách và những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông đưa
ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả hơn.