Các quy luật của phép biện chứng - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Khái niệm chất: Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sựvật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiệntượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

c. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
ngược lại
- Khái niệm chất: Chấtkhái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; sự thống nhất hữu của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
- Khái niệm lượng: Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính,
tổng số các bộ phận, đại lượng, tốc độ nhịp điệu vận động phát triển của sự
vật, hiện tượng.
- Khái quát nội dung quy luật: Mọi đối tượng đều sự thống nhất của hai mặt đối lập
chất lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ (điểm nút)
sẽ dẫn đến sự thay đổin bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác
động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
- giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫnĐộ
đến sự thay đổi về chất ; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành cái khác.
- điểm giới hạn tại đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chấtĐiểm nút
của sự vật, hiện tượng.
- khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa bản về chất của sự vật,Bước nhảy
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, bước ngoặt bản trong sự
biến đổi về lượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thứchoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, cần khắc phục những biểu hiện nôn nóng, chủ quan hoặc những biểu
hiện bảo thủ, trì trệ biểu hiện chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát
triển chỉ là những thay đổi về lượng.
Thứ ba, có thái độ khách quan, khoa học và có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi
có đủ điều kiện để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
Thứ tư, Phải hiểu rõ bản chất , quy luật để lựa chọn phương pháp phù hợp để tác
động vào phương thức liên kết.
VD: 1) Năm lớp 12, bạn không ngừng học, tích lũy kiến thức (lượng), lúc này bạn vẫn
đang học cấp 3, chất chưa thay đổi chỉ lượng đổi; sau đó đến thi THPTQG (điểm
nút) và bạn vào đại học (chất đã thay đổi).
Cặp đôi tìm hiểu nhau trong 5 tháng ( lượng) , lúc này chưa yêu nhau , sau khi tỏ2)
tình hẹn hò ( điểm nút) và cặp đôi yêu nhau ( chất đã thay đổi)
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Khái niệm mâu thuẫn: mâu thuẫn khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo
cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mặt đối lập.
- Khái niệm thống nhất : khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập được
thể hiện ở việc:
Các mặt đối lập cần đến nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại
Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
Các mặt đối lập có sự tương đồng do còn tồn tại những yếu tố giống nhau
- Khái niệm đấu tranh: khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ , phủ
định lẫn nhau và sự tác động đó cũng không tách rời khỏi sự khác nhau, thống nhất, đồng
nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
- Các loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
+ Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Khái niệm nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều bao hàm mâu thuẫn, thống
nhất và đấu tranh là hai trạng thái đối lập của một mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt
đối lập là tương đối, tạm thời, là cơ sở cho sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng và là tiền
đề cho đấu tranh; sự đấu tranh của các mặt đối lập tuyệt đối vĩnh viễn, nguồn gốc
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ
đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan.
Thứ hai, phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn; phải biết
phân tích cụ thể mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết nó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, tránh việc nóng vội hay bảo thủ.
VD: người mua hàng người bán hàng, trong khi người mua hàng mong muốn thể
mua được món hàng với giá thành rẻ hơn thì người bán hàng lại mong muốn bán được
món hàng với giá cao.
* Quy luật phủ định của phủ định
- Phủ định biện chứng quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng;
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ
hơn so với cái cũ. Đặc điểm của phủ định biện chứng : tính khách quan, tính phổ biến,
tính chu kỳ.
- Kế thừa biện chứng: các sự vật hiện tượng mới ra đời những vấn có sự chọn lọc, cải tạo
các yếu tố thích hợp để giữ lại, loại bỏ các yếu tố không thích hợp cản trở sự phát triển
của chúng.
- Kế thừa siêu hình : sự vật hiện tượng giữ lại nguyên si nhữngbản thân có, không
bỏ các yếu tố lạc hậu, lỗi thời thậm chí các yếu tố đó còn ngáng đường sự phát triển
của chúng.
- Khái quát nội dung quy luật : Phát triển là quá trình cái mới phủ định cái cũ; cái mới vừa
gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ theo chu kỳ phủ định của phủ
định; con đường tiến lên trong quá trình phát triển, không theo đường thẳng theo
đường “xoáy ốc”, cái mới là cái tất thắng.
- Ý nghĩa phương pháp luận :
Chỉ ra khuynh hướng tiến lên củ sự vận động của sự vật hiện tượng. Sự thống nhất
giữa tính tiến bộ tính kế thừa. Trải qua các mắt xích chuyển hóa đẻ xác định
được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
Sự phát triển quá trình quanh co, không đều đặn thẳng tắp, không thụt lùi. Trái
lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận.
Sự xuất hiện của sự vật hiện tượng diễn ra tự phát trong tự nhiên nhưng trong
hội thì nó gắn liền với nhận thức và hành động có ý thức của con người.
Cần ủng hộ sự vật hiện tượng mới, tạo điều kiện cho phát triển, biết cách kế
thừa chọn lọc các yếu tố tích cực, hợp của hiện tưỡng để thể phù hợp
với xu thế phát triển.
VD: hạt giống cây táo được gieo trồng. Phủ định lần 1: tạo ra cây táo con. Phủ định lần 2:
cây táo lớn lên cho ra nhiều quả táo khác.
| 1/4

Preview text:

c. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
- Khái niệm chất: Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
- Khái niệm lượng: Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính,
ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Khái quát nội dung quy luật: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập
chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ (điểm nút)
sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác
động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng.
- Độ là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn
đến sự thay đổi về chất ; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành cái khác.
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng.
- Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
 Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
 Thứ hai, cần khắc phục những biểu hiện nôn nóng, chủ quan hoặc những biểu
hiện bảo thủ, trì trệ biểu hiện ở chỗ không dám thực hiện bước nhảy, coi sự phát
triển chỉ là những thay đổi về lượng.
 Thứ ba, có thái độ khách quan, khoa học và có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi
có đủ điều kiện để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
 Thứ tư, Phải hiểu rõ bản chất , quy luật để lựa chọn phương pháp phù hợp để tác
động vào phương thức liên kết.
VD: 1) Năm lớp 12, bạn không ngừng học, tích lũy kiến thức (lượng), lúc này bạn vẫn
đang học cấp 3, chất chưa thay đổi chỉ có lượng đổi; sau đó đến kì thi THPTQG (điểm
nút) và bạn vào đại học (chất đã thay đổi). 2) Cặp
đôi tìm hiểu nhau trong 5 tháng ( lượng) , lúc này chưa yêu nhau , sau khi tỏ
tình hẹn hò ( điểm nút) và cặp đôi yêu nhau ( chất đã thay đổi)
* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
- Khái niệm mâu thuẫn: mâu thuẫn là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo
cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mặt đối lập.
- Khái niệm thống nhất : khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập và được thể hiện ở việc:
 Các mặt đối lập cần đến nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại
 Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
 Các mặt đối lập có sự tương đồng do còn tồn tại những yếu tố giống nhau
- Khái niệm đấu tranh: khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ , phủ
định lẫn nhau và sự tác động đó cũng không tách rời khỏi sự khác nhau, thống nhất, đồng
nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. - Các loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
+ Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Khái niệm nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều bao hàm mâu thuẫn, thống
nhất và đấu tranh là hai trạng thái đối lập của một mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt
đối lập là tương đối, tạm thời, là cơ sở cho sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng và là tiền
đề cho đấu tranh; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn, là nguồn gốc
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
- Ý nghĩa phương pháp luận
 Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ
đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan.
 Thứ hai, phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn; phải biết
phân tích cụ thể mâu thuẫn và đề ra được phương pháp giải quyết nó.
 Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập, tránh việc nóng vội hay bảo thủ.
VD: người mua hàng và người bán hàng, trong khi người mua hàng mong muốn có thể
mua được món hàng với giá thành rẻ hơn thì người bán hàng lại mong muốn bán được món hàng với giá cao.
* Quy luật phủ định của phủ định
- Phủ định biện chứng là quá trình tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ
hơn so với cái cũ. Đặc điểm của phủ định biện chứng : tính khách quan, tính phổ biến, tính chu kỳ.
- Kế thừa biện chứng: các sự vật hiện tượng mới ra đời những vấn có sự chọn lọc, cải tạo
các yếu tố thích hợp để giữ lại, loại bỏ các yếu tố không thích hợp cản trở sự phát triển của chúng.
- Kế thừa siêu hình : sự vật hiện tượng giữ lại nguyên si những gì bản thân có, không rũ
bỏ các yếu tố lạc hậu, lỗi thời dù thậm chí các yếu tố đó còn ngáng đường sự phát triển của chúng. - Khái quát nội dung quy
luật : Phát triển là quá trình cái mới phủ định cái cũ; cái mới vừa
gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ theo chu kỳ phủ định của phủ
định; con đường tiến lên trong quá trình phát triển, không theo đường thẳng mà theo
đường “xoáy ốc”, cái mới là cái tất thắng.
- Ý nghĩa phương pháp luận :
 Chỉ ra khuynh hướng tiến lên củ sự vận động của sự vật hiện tượng. Sự thống nhất
giữa tính tiến bộ và tính kế thừa. Trải qua các mắt xích chuyển hóa đẻ xác định
được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
 Sự phát triển là quá trình quanh co, không đều đặn thẳng tắp, không thụt lùi. Trái
lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận.
 Sự xuất hiện của sự vật hiện tượng diễn ra tự phát trong tự nhiên nhưng trong xã
hội thì nó gắn liền với nhận thức và hành động có ý thức của con người.
 Cần ủng hộ sự vật hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển, biết cách kế
thừa có chọn lọc các yếu tố tích cực, hợp lý của hiện tưỡng cũ để có thể phù hợp với xu thế phát triển.
VD: hạt giống cây táo được gieo trồng. Phủ định lần 1: tạo ra cây táo con. Phủ định lần 2:
cây táo lớn lên cho ra nhiều quả táo khác.