-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Các rối loạn dạng cơ thể là gì | Đại học Y Dược Huế
Rối loạn dạng cơ thể là các rối loạn thể hiện bằng sự tái diễn các triệu chứng của một bệnh cơ thểnào đó cùng với những yêu cầu dai dẳng về khám chữa bệnh, mặc dù đã nhiều lần được kết luận
là âm tính. Người bệnh bị dằn vặt, bận tâm và nhiều khi phải đau khổ vì các rối loạn này. Khôngbao giờ người bệnh thừa nhận là các rối loạn cơ thể có nguyên nhân tâm lí, thậm chí người bệnh
còn phản ứng mãnh liệt với những lời giải thích về nguyên nhân tâm lí của thầy thuốc.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Bệnh học (DHY) 12 tài liệu
Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Các rối loạn dạng cơ thể là gì | Đại học Y Dược Huế
Rối loạn dạng cơ thể là các rối loạn thể hiện bằng sự tái diễn các triệu chứng của một bệnh cơ thểnào đó cùng với những yêu cầu dai dẳng về khám chữa bệnh, mặc dù đã nhiều lần được kết luận
là âm tính. Người bệnh bị dằn vặt, bận tâm và nhiều khi phải đau khổ vì các rối loạn này. Khôngbao giờ người bệnh thừa nhận là các rối loạn cơ thể có nguyên nhân tâm lí, thậm chí người bệnh
còn phản ứng mãnh liệt với những lời giải thích về nguyên nhân tâm lí của thầy thuốc.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Bệnh học (DHY) 12 tài liệu
Trường: Đại học Y dược Huế 259 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358
CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ ĐẠI CƯƠNG.
Hiện nay, trên thế giới khái niệm “ rối loạn dạng cơ thể” (somatoform disorder) mới được chấp
nhận rộng rãi thay thế cho cá khái niệm như rối loạn cơ thể hóa, tâm căn nghi bệnh, các rối laonj
chức năng sinh lí có nguồn gốc tâm căn. Thực chất các rối loạn này là rối loạn tâm thần đa dạng
biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng cơ thể.
Các rtrieeuj chứng cơ thẻ này không có cơ sở thực tổn và bệnh nhân lại chẳng khi nào thừa nhận
các nguyên nhân tâm lí của các bệnh đó. Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể thường xuyên yêu cầu
được khám bệnh, phải làm hầu như các xét nghiệm khác nahu để tìm bằng được các tổn thương
thực thể. Khi có một nghi ngờ nào đó thì được ám thị ngay, khá mãnh liệt đối với người bệnh.
Rối loạn dạng cơ thể thường bắt đầu với những người trẻ tuổi và người trưởng thành. Các triệu
chứng khởi đầu có liên quan chặt chẽ với các stress tâm lí trong đời sống xã hội và trong sinh
hoạt hàng này. Rối loạn này là một hội chứng ổn định, đơn độc và thường gặp ở nữ giới nhiều
hơn. Tiên lượng và điều trị các rối loạn dạng cơ thể gặp rất nhiều khó khăn, thường hay nhầm lẫn
với các rối loạn phân li và rối loạn nghi bệnh.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG.
Rối loạn dạng cơ thể là các rối loạn thể hiện bằng sự tái diễn các triệu chứng của một bệnh cơ thể
nào đó cùng với những yêu cầu dai dẳng về khám chữa bệnh, mặc dù đã nhiều lần được kết luận
là âm tính. Người bệnh bị dằn vặt, bận tâm và nhiều khi phải đau khổ vì các rối loạn này. Không
bao giờ người bệnh thừa nhận là các rối loạn cơ thể có nguyên nhân tâm lí, thậm chí người bệnh
còn phản ứng mãnh liệt với những lời giải thích về nguyên nhân tâm lí của thầy thuốc. Mức độ
hiểu biết về cơ thể và tâm lí đều không đủ lí lẽ thuyết phục cả thầy thuốc lẫn người bệnh.
Triệu chứng của rối loạn dạng cơ thể không biểu hiện bằng một bệnh cơ thể tương ứng. Các triệu
chứng này là rối loạn thứ phát của một sang chấn tâm lí. Trong một chừng mực nào đó, người ta
vẫn nhận thấy có một số hành vi gợi sự chú ý, đặc biệt những bệnh nhân hay tức giận và căng
thẳng vì đã không thuyết phục nổi thầy thuốc tin vào bản chất bệnh tật của mình. Người bệnh cố
gắng nhấn mạnh rằng: "Đây là một bệnh cơ thể thực thụ cần phải khám xét và nghiên cứu tỉ mỉ
hơn nữa". Những triệu chứng của các rối loạn dạng cơ thể rất khó phân biệt với các rối loạn trầm
cảm không điển hình và các hoang tưởng nghi bệnh. Bệnh nhân phải đi khám bệnh và điều trị
hoặc ít nhất phải dùng một loại thuốc, là nguyên nhân gây ảnh hưởng rõ đến hoạt động xã hội,
nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác và kéo dài nhiều năm. Tiền sử có ít nhất triệu
chứng đau ở 4 vị trí khác nhau như: đau đầu, đau ngực, bụng, lưng, đau khớp và đau trực tràng
hoặc các rối loạn chức năng khác như kinh nguyệt, ham muốn tình dục và tiểu tiện.
Bệnh nhân thường than phiền buồn nôn và trướng bụng, nhưng ít gặp nôn, ỉa chảy và ăn khó
tiêu. Các triệu chứng dạ dày và ruột khiến cho bệnh nhân phải đi khám bệnh thường xuyên. Tiền
sử có ít nhất một triệu chứng rối loạn tình dục (nhưng không phải là đau).
Ở phụ nữ, thường có rối loạn kinh nguyệt kéo dài, trong thời kì mang thai thường ra máu và
nôn. Ở nam giới có triệu chứng rối loạn cường dương, xuất tinh sớm và cả 2 giới đều mất hứng lOMoAR cPSD| 36844358
thú trong quan hệ tình dục. Cuối cùng, có ít nhất một triệu chứng rối loạn tâm căn như rối loạn
chuyển di, mất thăng bằng, liệt, giảm sức cơ, đái dắt, ảo giác, mất cảm giác đau, có các cơn co
giật kiểu ĐK hoặc rối loạn phân li.
Có nhiều cơn rối loạn dạng cơ thể không giải thích được là biến chứng của một bệnh thực tổn
hoặc hậu quả của việc sử dụng một chất, nếu chúng làm ảnh hưởng quá mức đến hoạt động xã
hội và nghề nghiệp so với bệnh thực tổn.
Các triệu chứng trên thường hợp thành từng nhóm liên quan với nhau. Cuối cùng là không phải giả vờ.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THEO ICD - 10F.
a/ Ít nhất 2 năm có nhiều triệu chứng và thay đổi cơ thể mà không tìm thấy một giải thích thoả
đáng nào về mặt cơ thể.
b/ Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều thầy thuốc rằng không cắt
nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể.
c/ Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể qui vào bản chất của các
triệu chứng và hành vi đã gây ra.
CÁC TỔN THƯƠNG PHỐI HỢP.
Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể thường than phiền nhiều, nhưng không phù hợp với kết quả thăm
khám lâm sàng mặc dù họ vẫn đi khám và điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau để tìm kiếm một
bệnh cơ thể nào đó. Họ thường sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc có thể gây biến chứng và
thậm chí gây ra nguy hiểm.
Các rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm thường hay gặp và là nguyên nhân đưa bệnh nhân đến
với thầy thuốc tâm thần. Bệnh nhân có thể có hành vi chống đối xã hội, đe doạ tự sát và đe doạ
phá hoại hạnh phúc gia đình. Việc sử dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến lạm dụng
thuốc. Bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể thường khám bệnh nhiều lần, chẩn đoán, điều trị, phẫu
thuật và tăng nguy cơ bị các bệnh phối hợp.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu, hoảng sợ, lạm dụng thuốc, rối loạn nhân cách kịch tính, nhân cách
ranh giới, nhân cách chống xã hội là các rối loạn thường xuyên phối hợp với rối loạn dạng cơ thể.
Các xét nghiệm và khám lâm sàng đều xác định không có một bệnh thực thể. Rối loạn dạng cơ
thể ở các nền văn hoá khác nhau có thể khác nhau nên các triệu chứng thay đổi tùy theo từng nền
văn hoá. Rối loạn dạng cơ thể hay gặp ở nữ và hiếm gặp ở nam giới. Tỉ lệ bệnh trong suốt cuộc
đời ở phụ nữ là 0,2 - 2% và ở nam giới là 0,2%. Rối loạn dạng cơ thể là bệnh mạn tính, hay
thay đổi và hiếm khi lui bệnh hoàn toàn. Các tiêu chuẩn chẩn đoán thường chỉ thoả mãn đầy đủ
khi gặp ở sau tuổi 25, nhưng cũng có thể gặp ở tuổi vị thành niên.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT. lOMoAR cPSD| 36844358
Chẩn đoán các rối loạn dạng cơ thể là không cụ thể và có thể nhầm với nhiều bệnh thực tổn khác
nhau, nhưng cũng có thể phân biệt được với bệnh thực tổn:
Có nhiều triệu chứng của các cơ quan.
Khởi phát sớm và tiến triển mạn tính, không có dấu hiệu bất thường và tổn thương cơ thể.
Không có bất thường về xét nghiệm để xác định đó là bệnh thực tổn. Nói chung, rối loạn dạng
cơ thể có triệu chứng mơ hồ, đa dạng và hay thay đổi.
Phân biệt với tâm thần phân liệt: có nhiều hoang tưởng có thể nhầm lẫn với rối loạn dạng cơ
thể. Nhưng bệnh tâm thần phân liệt còn có các ảo giác, các triệu chứng âm tính.
Phân biệt với rối loạn lo âu: khi có hoảng sợ, bệnh nhân có nhiều triệu chứng cơ thể nhưng các
triệu chứng này chỉ xuất hiện trong phạm vi cơn hoảng sợ kịch phát. Bệnh nhân rối loạn lo âu
lan toả có thể có nhiều triệu chứng rối loạn cơ thể nhưng rối loạn lo âu không chỉ giới hạn ở triệu
chứng rối loạn cơ thể.
Phân biệt với rối loạn trầm cảm: có nhiều triệu chứng cơ thể, hay gặp nhất là đau đầu, rối loạn dạ
dày - ruột hoặc đau không giải thích được. Rối loạn dạng cơ thể có triệu chứng kéo dài, mạn
tính thậm chí suốt đời, trong khi đó triệu chứng rối loạn trầm cảm chỉ giới hạn trong giai đoạn trầm cảm.
Phân biệt với giả bệnh: thường có mục đích vụ lợi rõ rệt.
CÁC THỂ LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ.
Rối loạn dạng cơ thể không biệt định:
Chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể không biệt định là có một hay nhiều cơn rối loạn cơ thể, bền
vững từ 6 tháng trở lên.
Rối loạn hay gặp nhất là mệt mỏi mạn tính, mất cảm giác ngon miệng hoặc triệu chứng dạ dày -
ruột, tiết niệu, sinh dục. Các triệu chứng này không giải thích được bằng bệnh thực tổn hoặc lạm dụng một chất.
Các triệu chứng làm ảnh hưởng rõ rệt đến các chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc
các chức năng quan trọng khác.
Chẩn đoán không được đặt ra nếu các triệu chứng là một bệnh tâm thần khác như: rối loạn dạng
cơ thể khác, rối loạn tình dục, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ. Đau tâm căn:
Chẩn đoán đau tâm căn là đau chiếm ưu thế nổi bật trong các triệu chứng lâm sàng và đủ mạnh
để gây ra sự chú ý cho những người xung quanh. Đau là nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt đến các
lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác. Các yếu tố tâm lí đóng vai trò
quan trọng trong khởi phát bệnh, tái phát bệnh và cường độ cơn đau và đau không phải là giả vờ.
Đau tâm căn không chẩn đoán nếu là hậu quả của rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu hoặc rối loạn thần thần khác. lOMoAR cPSD| 36844358
Các rối loạn nghi bệnh:
Nghi bệnh là bệnh nhân bận tâm quá mức với ý nghĩ cho rằng mình bị một bệnh nặng trên cơ sở
giải thích sai lầm một hoặc nhiều cảm giác hoặc triệu chứng. Khám xét cẩn thận vẫn không xác
định được một bệnh thực tổn nào có thể giải thích được các dấu hiệu và triệu chứng cơ thể của
bệnh nhân. Bệnh nhân có ý nghĩ rằng bệnh cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên niềm tin đó chưa đủ mạnh để trở thành hoang tưởng. Niềm tin của bệnh nhân không bị
giới hạn như trong rối loạn sơ đồ cơ thể. Sự bận tâm quá mức về bệnh tật là nguyên nhân ảnh
hưởng đến chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc các chức năng quan trọng khác.
Bệnh thường kéo dài ít nhất 6 tháng và sự bận tâm quá mức đó không phải là rối loạn lo âu lan
toả, rối loạn ám ảnh - cưỡng bức, hoảng sợ, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn dạng cơ thể khác.
Nhận thức về bệnh bị giảm sút chỉ áp dụng khi trong khoảng thời gian dài bệnh nhân không thừa
nhận là bệnh của mình.
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật dạng cơ thể:
Người bệnh thường trình bày các triệu chứng của bệnh như thể các triệu chứng này do chính rối
loạn thực thể của một cơ quan, một hệ thống nào đó dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật
như các rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng dạ dày- ruột, hô hấp, tiết niệu, sinh dục.
Các triệu chứng thường biểu hiện bằng trạng thái cường giao cảm như hồi hộp, đánh trống ngực,
ra mồ hôi, run chân tay, cơn đỏ mặt. Mặt khác còn gặp các triệu chứng chủ quan không đặc hiệu
như: cảm giác đau thoáng qua, cảm giác bỏng buốt, nóng rát, nặng nề, gò bó, sưng phù hay căng
da. Trong thực tế lâm sàng khó phân biệt biểu hiện của nhóm triệu chứng nào là chính mà chỉ
thấy sự kết hợp giữa 2 nhóm triệu chứng trên, tạo thành bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và phức tạp.
ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG.
Các rối loạn dạng cơ thể có nguyên nhân tâm lí và cơ thể gắn bó với nhau, bệnh cảnh lâm sàng
rất phức tạp nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Mỗi trường hợp cụ thể phải khám xét tỉ mỉ và có kế hoạch điều trị riêng biệt, phù hợp với các giai đoạn của bệnh.
Liệu pháp tâm lí được xem như là liệu pháp điều trị chủ đạo. Cần sử dụng các liệu pháp tâm lí
thích hợp với từng nhóm bệnh, từng người bệnh cụ thể để thu được kết quả điều trị tốt nhất.
Song song với liệu pháp tâm lí là duy trì điều trị các triệu chứng cơ thể thật tích cực. Nhiều
trường hợp, việc điều trị các triệu chứng cơ thể sẽ là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các liệu
pháp tâm lí. Có tác giả gọi đó là "liệu pháp tâm lí có vũ trang".
Việc điều trị các triệu chứng cơ thể phải kết hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác nhau tránh
bỏ sót và có chỉ định điều trị hợp lí.
Những trường hợp có diễn biến nặng, phức tạp cần phải được điều trị nội trú ở các bệnh viện
chuyên khoa và luôn luôn chú ý dự phòng các biến chứng bất thường xảy ra. lOMoAR cPSD| 36844358
Cần rèn luyện về sức chịu đựng các stress tâm lí trong cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và học tập,
sẵn sàng thích ứng với các điều kiện không thuận lợi.
Trong một số trường hợp đặc biệt khi có các triệu chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu phối
hợp. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và ức chế thụ cảm thể với serotonin cho kết quả tốt.
Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện chậm, sau 4 - 8 tuần và cần phải duy trì lâu dài trong nhiều
năm thậm chí là suốt đời. Liều lượng và cách sử dụng giống như trong điều trị rối loạn trầm cảm.
Benzodiazepine: làm giảm nhanh chóng triệu chứng rối loạn lo âu nhưng hay gây phụ thuộc
thuốc nên ít được áp dụng trên lâm sàng. RỐI LOẠN LO ÂU ĐẠI CƯƠNG. Khái niệm:
Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá miwcs, không có nguyên nhân, do chủ quan của người bệnh và
không thể giải thích được do một bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối laonj lo âu là
rối loạn mà bệnh nhân không thể kiểm soát được, biểu hiện vững chắc, mạn tính và khuếch tán
dưới dạng kịch phát. Bệnh nhân có rối loạn lo âu, đặc biệt là cơn hoảng sợ, thường kèm theo các
rối loạn chức năng xã hội và có nguy cơ lạm dụng thuốc cao hơn người bình thường. Bệnh sinh:
Giả thuyết về di truyền:
Ở những người họ hàng mức độ I của bệnh nhân thì nguy cơ bị rối loạn lo âu lên tới 19,5%. Ở
những người sinh đôi cùng trứng nguy cơ bị rối loạn lo âu cao hươn nhiều so với những người sinh dôi khác trứng.
Giả thuyết về catecholamin:
Bẹnh nhân bị rối loạn lo âu có tăng tiết adrenalin làm ảnh hưởng đến các triệu chứng lâm sàng do
tích lũy axit lactic và axit béo tự do. Thực tế cho thấy các thuốc ức chể beta đặc biệt là ức chế
ngoại vi có tác dụng chống lo âu.
Giả thuyết serotonin:
Vai trò của serotonin trong rối laonj lo âu đánh giá trước hết là do tác dụng chống lo âu của một
số thuốc chống trầm cảm tác dụng trên thụ thể 5HT như clomipramin.
Các biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu: Tim mạch: Hồi hộp.
Tăng huyết áp động mạch.
Đau, bỏng vùng trước ngực. lOMoAR cPSD| 36844358
Cảm giác co thắt trong lồng ngực. Dạ dày - ruột: Nôn.
Cảm giác trống rỗng trong dạ dày. Trướng bụng. Khô miệng. Tăng nhu động ruột.
Cảm giác “hòn, cục ở trong cổ”. Hô hấp: Tăng nhịp thở.
Cảm giác thiếu không khí. Cảm giác khó thở.
Các biểu hiện khác: Tăng trương lực cơ. Run. Mệt mỏi. Ra mồ hôi. Chóng mặt. Đau đầu. Giãn đồng tử. Mót đi tiểu. Rét run.
MỘT SỐ RỐI LOẠN LO ÂU.
Cơn hoảng sợ kịch phát:
Đặc điểm lâm sàng:
Đặc điểm lâm sàng của cơn hoảng sợ kịch phát là có một gia đoạn hoảng sợ kịch phát với ít nhất
4 trong số 13 triệu chứng cơ thể và nhận thức. lOMoAR cPSD| 36844358
Cơn hoảng sợ kịch phát khởi phát đột ngột và nhanh chóng đến cường độ tối đa (thường sau 10
phút hoặc ngắn hơn). Phối hợp với cảm giác nguy hiểm hoặc đe dọa bị chết và mong muốn được
thoát khỏi tình trạng này.
13 triệu chứng cơ thể và nhận thức là: Hồi hộp. Ra mồ hôi. Run.
Thở nông hoặc bị nghẹn ở cổ. Cảm giác hụt hơi.
Đau hoặc khó chịu ở vùng trước tim.
Nôn hoặc khó chịu ở vùng bụng. Chóng mặt. Giải thể nhân cách. Sợ mất kiểm soát. Sợ chết. Dị cảm. Rét run hoặc nóng bừng.
Khi cơn hoảng sợ tái phát, cường độ sợ hãi có thể giảm đi và thở gấp là triệu chứng hay gặp. Có
3 loại cơn hoảng sợ kịch phát:
Cơn hoảng sợ kịch phát không có dấu hiệu, không có tình huống thuận lợi.
Cơn hoảng sợ kịch phát có dấu hiệu có tình huống thuận lợi.
Cơn hoảng sợ kịch phát có thể xuất hiện nhưng không phải ngay lập tức mà có thể sau một thời
gian ngắn, trước một kích thích hoặc một tình huống thuận lợi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10:
Để chẩn đoán quyết định các cơn lo âu trầm trọng xảy ra trong khoảng thời gian 1 tháng:
a/ Trong hoàn cảnh không có nguy hiểm về mặt khách quan. b/ Không khu trú vào hoàn
cảnh được biết trước hoặc không lường trước được. c/ Giữa các cơn bệnh nhân thoát ra
khổi một cách tương đối các triệu chứng lo âu.
Rối loạn lo âu lan tỏa:
Đặc điểm lâm sàng: lOMoAR cPSD| 36844358
Những nét chính của rối loạn lo âu lan tỏa là dai dẳng, không khu trú, không nổi bất trong bất kỳ
hoàn cảnh nào. Rối loạn lo âu lan tỏa là lo âu quá mức xảy ra vào ngày về một sự kiện hoạt động
cho một giai đoạn kéo dài 6 tháng. Bệnh nhan rất khó kiểm soát rối loạn lo âu của bản thân.
Rối loạn lo âu và lo lắng phối hợp với ít nhất 3 trong số các triệu chứng thêm vào là mất thứ
giãn, dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý, cáu gắt, tăng trương lực cơ và mất ngủ( ở trẻ em chỉ cần một triệu chứng).
Người lớn rối loạn lo âu lan tỏa thường lo lắng về sinh hoạt hàng ngày và thói quen cuộc sống
như khả năng đáp ứng công việc, tài chính, sức khỏe các thành viên trong gia đình vói con cái
hoặc các vấn đề nhỏ nhặt khác. Ngược lại, trẻ em rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng lo lắng quá
mức về năng lực của bản thân.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV:
A. Lo âu và lo lắng quá mức xảy ra nhiều ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng, tập trung vào một số sự
kiện hoặc hoạt đồng trong công việc và kết quả học tập. B. Người bệnh khó kiểm soát được lo âu.
C. Lo âu và lo lắng được phối hợp với ít nhất 3 trong số 6 tiêu chuẩn sau( với ít nhất là 6 tháng):
Mất thư giãn hoặc cảm giác kích động, bực bội. Dễ bị mệt mỏi.
Khó tập trung chú ý hoặc trí nhớ trống rỗng. Dễ cáu gắt. Tăng trương lực cơ.
Rối loạn giấc ngủ( khó vào giấc ngủ, khó giữ giác ngủ, khó chịu khi thức giấc).
Lưu ú: ở trẻ em chỉ cần một triệu chứng.
D. Rối loạn lo âu không phải là rối loạn tâm thần khác như: rối loạn hoảng sợ ám ảnh xã hội, sợ
bị lây bệnh, sợ phải xa nhà, xa người thân, giảm cân, có nhiều than phiền về cơ thể hoặc bệnh
hiểm nghèo và không xảy ra trong rối loạn stress sau sang chấn.
E. Rối loạn lo âu và lo lắng hoặc triệu chứng cơ thể là nguyên nhân dẫn đến khó chịu hoặc thiệt
thòi về hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng khác.
F. Rối loạn không phải là hậu quả của một chất( lạm dụng ma túy hoặc thuốc hướng tâm thần)
hoặc một bệnh cơ thể như cường giáp và không xảy ra trong khi bị rối loạn cảm xúc, rối loạn
tâm thần hay chậm phát triển tâm thần.
ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN LO ÂU. Nhóm benzodiazepine: lOMoAR cPSD| 36844358
Tác động lên các thụ cảm thể GABA tạo ra tác dụng chống rối loạn lo âu. Thuốc có loại thời gian
bán hủy khác nhau, từ 2 giờ với triazolam, đến 30 giờ với diazepam và 200 giờ với flurazepam.
Thuốc có thể gây ra trạng thái phụ thuộc thuốc xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc từ vài tháng trở lên.
Các thuốc benzodiazepine thường dùng là: diazepam; clodiazepoxit; oaepam; alprazolam;
nitrazepam; clonazepam; tranxen.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng:
Thuốc có hiệu quả tốt với các triệu chứng lo âu lan tỏa, ám ảnh, cơn hoảng sợ. Hiệu quả của
thuốc thường xuất hiện sau 8 – 12 tuần. Cần tăng liều từ từ, nên uống thuốc sau bữa ăn. Thời
gian điều trị cần kéo dài, tối thiểu 18 – 24 tháng. Để diideeuf trị ám ảnh, liều thuốc điều trị tối ưu
thường cao gấp 1 – 3 lần liều điều trị trầm cảm thông thường.
Các thuốc thường dùng là: doxepin; amitriptilin; prothiaden; anafranil; ludiomil; mianserin.
Các thuốc chống trầm cảm mới:
Có tác dụng tốt trên các rối loạn ám ảnh và cơn hoản sợ kịch phát, ám ảnh – cưỡng bức. Hiệu
quả của thuốc xuất hiện sau 8 – 12 tuần dùng thuốc. Khi dùng thuốc phải tăng liều dần, nên
uoongas thuốc sau bữa ăn để hạn chế tác dụng dạ dày- ruộ( đầy bụng, buồn nôn, nôn…). Thời
gian bán hủy dài, chỉ nên dùng 1 lần/ ngày, có thể pha nước hoa quả để hạn chế tác dụng phụ.
Liều thuốc điều trị ám ảnh phải cao hơn liều điều trị trầm cảm 1 – 3 lần. Khi đạt kết quả điều trị
sử dụng liều duy trì bằng 1/3 – ½ liều tấn công. Thời gian điều trị kéo dài tối thiểu là 18 – 24
tháng. Với rối loạn ám ảnh – xung động có thể phải đuêỳ trị kéo dài suốt đời.
Các thuốc thuwognf dùng: fluvoxamin; fluoxetin; paroxetin; sertralin; venlafaxin; mirtazapin;…