Các tác động tích cực đến cuộc chiến thương mại mỹ trung đến việt nam?

Các tác động tích cực đến cuộc chiến thương mại mỹ trung đến việt nam? môn kinh tế vĩ mô trường đại học thương mại, giuos sinh viên ôn luyện và học tập 

Môn:
Trường:

Đại học Thương Mại 373 tài liệu

Thông tin:
8 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Các tác động tích cực đến cuộc chiến thương mại mỹ trung đến việt nam?

Các tác động tích cực đến cuộc chiến thương mại mỹ trung đến việt nam? môn kinh tế vĩ mô trường đại học thương mại, giuos sinh viên ôn luyện và học tập 

81 41 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|38372003
CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG
ĐẾN VIỆT NAM
TÓM TẮT:
Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc M
không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế 2 nước còn ảnh hưởng đến rất nhiều các
quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam. Cuộc chiến thương mại không chỉ đem lại
cho Việt Nam những cơ hội để phát triển kinh tế, còn mang đến rất nhiều thách thức.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tận dụng tốt hội, tìm ra những biện pháp vượt qua khó
khăn để tạo nên bước đột phá mới.
1. Bối cảnh và diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:
a. Thời điểm bắt đầu:
- Ngày 6/7/2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức “khai hỏa”
chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan 25% đối với các
mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc thiết bị
điện tử và công nghệ cao.
- Phía Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách áp thuế tương ứng 34 tỷ USD đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Tiếp theo đó là một
loạt các đợt áp thuế và trả đũa đến từ cả hai bên. Từ thời điểm đó đến nay, cuộc đối
đầu “không khoan nhượng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên
giới hai nước, tác động đến nền kinh tế toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm
trọng.
b. Nguyên nhân:
- Về kinh tế: Như đã biết, cuộc chiến tranh thương mại (CTTM) này do M phát động.
Bởi vậy, do M đưa ra Trung Quốc bảo trợ cho các doanh nghiệp nước này cạnh
tranh không lành mạnh, thao túng thị trường ăn cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc không
chỉ gây ra vẫn đề về việc làm, mà còn gây ra mối nguy kinh tế lớn hơn cho Mỹ. Đó
việc bắt các các công ty của Mỹ phải chuyển giao công nghệ; là việc Trung Quốc cố ý
làm suy yếu nền tảng công nghệ của Mỹ. Sâu xa hơn, đó là Chiến lược “sản xuất năm
2025” của Trung Quốc với những tham vọng thống trị nhiều lĩnh vực then chốt. Những
vấn đề y sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động doanh nghiệp Mỹ. Trước
những cáo buộc này, Trung Quốc cho rằng: Mđánh thuế vi phạm quy định của
WTO; Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ sẽ phá vỡ các quy tắc thương mại, làm
suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn thế nữa, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ
kinh tế và ngoại giao giữa hai nước.
lOMoARcPSD|38372003
- Về chính trị: nhiều quan điểm, ý kiến cho rằng, cuộc chiến y thuần y về
thương mại. Điều đó không đúng. Không chỉ cản trở Trung Quốc về thương mại, Mỹ
còn muốn ngăn chặn sự trỗi dậy nói chung của Trung Quốc. Nếu 25 năm qua, 2 đảng ở
Mỹ đồng thuận cần tích cực hợp tác với Trung Quốc, thì đến nay, họ vẫn đồng thuận,
nhưng để cạnh tranh cứng răn hơn với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gây
ra lo ngại cho an ninh quốc gia Mỹ, bởi việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, đến một
ngày nào đó sẽ lật đổ vị thế thống trị của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương nói riêng, trên
thế giới nói chung.
- Về quân sự, quốc phòng: Mỹ cho rằng, Trung Quốc là mỗi đe dọa với nền công nghiệp
quốc phòng của họ; hiểm họa ngày càng lớn đáng kể trong việc cung cấp trang
thiết bị sống còn cho quân đội Mỹ. Gần đây, một báo cáo dài 150 trang đã chỉ ra 300
điểm yếu của Mỹ, thể đe dọa việc cung cấp khí tài quan trọng cho quân đội. Điêu
nảy càng củng cố quyết tâm cạnh tranh của M.
c. Diễn biến CTTM M- Trung:
- Ngày 28/4/2017, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa K (USTR) được ủy quyền điều
tra việc áp thuế nhập khẩu nhôm/thép từ các nước trên thế giới, hcoi đây mối
nguy hại cho an ninh quốc gia. Tiếp đó, ngày 22/5/2017, MTrung Quốc đạt được
một thỏa thuận thương mại; theo đó, Trung Quốc mở rộng tiếp cận thị trường nông
nghiệp, năng lượng và tài chính cho doanh nghiệp M; đổi lại, Trung Quốc được phép
xuất khẩu gia cầm nấu chín tới Mỹ. Ngày 18/8/2017, USTR khởi xướng điều tra các
chính sách, điều luật biện pháp của chính phủ Trung Quốc liên quan tới chuyển
đổi công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế.
- Sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép nhôm, bao
gồm cả hàng hóa Trung Quốc (ngày 01/3/2018), ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm
1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho
hàng hóa Trung Quốc. Đáp trả nh động của Mỹ, ngày 02/4/2018, Bộ Thương mại
Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: phế liệu nhôm,
máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây,
hạt và ống thép (15%).
- Ngày 02/4/2018, Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-25%) n 128 hàng hóa (trị giá
3 tỷ USD) từ Mỹ, bao gồm: hoa quả, rượu, ống thép, lợn và nhôm tái chế.
- Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR ng bố danh sách ban đầu gồm 1,334 mặt hàng từ
Trung Quốc (trị giá 50 tỷ USD) sẽ bị áp thuế nhập khẩu 25% (danh sách sửa đổi
vào ngày 15/6/2018), chủ yếu các mặt hàng công nghệ cao, để đắp lại những
thiệt hại mà Mỹ cáo buộc là do Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
lOMoARcPSD|38372003
- Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn, khi
Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ. Ngày 20/5/2018, trả lời phỏng vấn
trên Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: Chúng tôi
đang đưa cuộc chiến thương mại vào tình trạng trì trệ. Nhà Trắng đã công bố vào ngày
29/5/2018 sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc,
với công nghệ quan trọng trong công nghiệp, danh sách đầy đủ các sản phẩm bị ảnh
hưởng sẽ được công bố trước ngày 15/6/2018 mức thuế sẽ được thực hiện ngay
sau đó.
- Nhà Trắng cũng cho biết, sẽ công bố áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm
soát xuất khẩu cho các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công
nghệ của Mỹ. Ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, tất cả các cuộc đàm phán
thương mại giữa Bắc Kinh Washington sẽ bị hiệu, nếu M thiết lập các biện
pháp trừng phạt thương mại.
- Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ
áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 t USD
sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tUSD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành
động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, M đã châm ngòi cho một cuộc chiến
thương mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với ng nhập khẩu
của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018. 3 ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố,
Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tUSD nếu
Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ.
- Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản công
cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền.
Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu… Tình hình
hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng gay gắt
chưa dấu hiệu sẽ dừng lại. Ngày 5/9/2019, MTrung Quốc đồng thuận tiến
hành vòng đàm phán thương mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.
2. Những tác động tích cực của CTTM M- Trung đến Việt Nam:
a. Tác động thuế quan:
- Để tránh mức thuế cao, cả các công ty của Trung Quốc M đã giảm nhập
khẩu một số ng hóa từ nước khác bắt đầu m kiếm nguồn cung từ Việt
Nam, khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên và mở ra
nhu cầu cao đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may.
- Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam cũng thể một lựa chọn khác thay Trung
Quốc. Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược +1 của Trung Quốc, trong đó các
lOMoARcPSD|38372003
nhà đầu Trung Quốc chuyển nhượng mở rộng sang các nước khác để
tăng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa rủi ro giảm chi phí lao động.
Cuộc chiến thương mại không ngừng mở rộng này sẽ chỉ thúc đẩy chuyển giao
đầu tư, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần
áo, giày dép và điện tử.
- Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quan
trọng tại Việt Nam. m 2018, đầu Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 6,8%
vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Đầu của Trung Quốc
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, sản xuất năng lượng và quy
đầu tư đã tăng từ 700 triệu USD năm 2011 lên hơn 2,4 tỷ USSD vào năm 2018.
Trung Quốc hiện đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc Singapore nguồn đầu
lớn thứ 5 của Việt Nam. Dự kiến cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ đẩy
nhanh sự tăng trưởng ca đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc.
- Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Việt Nam chiếm phần lớn xuất khẩu. Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà
đầu hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ nhằm
giảm tác động của thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc.
- Theo dữ liệu Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 12/2018 cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2018, vượt qua mức tăng
chung 6,3% tại các thị trường mới nổi ở Đông Á và Thái Bình Dương.
b. Tác động kinh tế:
- Việt Nam có thể đón nhận những dòng đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới:
Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất
khẩu của Việt Nam: Khi Mỹ áp thuế vào ng hóa Trung Quốc, thì lợi thế cạnh tranh của
Trung Quốc sẽ yếu hơn của Việt Nam. Hệ quả tất yếu là các nhà đầu tư sẽ tìm nơi sản xuất
thay thế. Việt Nam sẽ một trong những địa điểm được ưu tiên hàng đầu. Khi đó, Việt
Nam sẽ có nhiều đơn hàng hơn, giải quyết thêm việc làm, giúp tăng trưởng xuất khẩu, thúc
đây kinh tế phát triên. Trên thực tế, do căng thăng thương mại, đến nay, đã có nhiều công
ty, doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đã và đang m cách rời nước này, chuyển sang
các thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Có thể nêu ra một số ví dụ như: Đầu năm 2018,
hai “gã không lề” của Nhật Bản là Nito Denko Nikon đã rời khỏi Châu; Panasonic,
Sharp, Toshiba, Philips, Sony, Honeywell Security, Seagate... cũng lần lượt rút khỏi Trung
Quốc. Tháng 5/2018, Công ty Philips (Hà Lan) đã đóng cửa nhà máy tại Thẩm Quyến.
Tháng 6/2018, Samsung cũng đóng cửa. Ngày 16/7/2018, nhà y Omron Nhật Bản đã
thông báo ngừng sản xuất vĩnh viễn. Các tập đoàn điện tử của Đài Loan như Compal,
Inventec.... đã sẵn sàng rút khỏi Trung Quốc, chuyển đến Đông Âu, Mexico và Đông Nam
lOMoARcPSD|38372003
Á. Các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc suy giám đáng kể, từ 48 xuống còn 49,4 trong
tháng 8/2018 (thang điểm 100, dưới 50 là hoạt động đang chững lại)...Công ty Brooks
Running đang cân nhắc bỏ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Công ty y được mệnh
danh “Vua giày chạy bộ chuyên nghiệp”. Giám đốc của Brooks cho biết, nếu công ty dời
hoạt động sang Việt Nam hay một nơi nào khác, thì quyết định y sẽ vĩnh viễn, tức sẽ
không được lật ngược, bởi vì “chúng tôi không thể đánh đu với đường y cung cấp của
chúng tôi”.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam thu hút thêm đầu tư từ Mỹ.
- Tăng cường xuất khẩu:
Một số mặt hàng của Việt Nam sẽ hội để tăng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng
tại Mỹ. Đồng thời, do thuế suất cao, hàng Trung Quôc vào Mngược lại sẽ giảm.
Vì thế, Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu từ Việt Nam để bù đắp sự thiếu hụt đó. Mặt
khác, do hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là nông sản, khả năng
thay thế một số hàng hóa tương đồng của Trung Quốc, nên nông sản của Việt Nam có
hội mở rộng thị phần tại thị trường này. CTTM còn cơ hội đề các doanh nghiệp
nâng cấp sản phẩm, tìm kiếm các bạn hàng mới.
- Về nhập khẩu: CTTM còn làm cho đồng Nhân dân tệ bị mất giá so với USD. Do vậy,
các mặt hàng của Trung Quốc như động cơ, thiết bị, nguyên phụ liệu... sẽ được bán
rẻ hơn, đề đây hàng đi, Đó thể hội cho Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để phục
vụ sản xuất.
- Ngành dệt may Việt Nam:
Vì đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so
với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày
với giá rẻ hơn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua nguyên liệu
giá rẻ hơn, bao gồm sợi, vải từ Trung Quốc (nguồn nhập khẩu lớn nhất cho các sản
phẩm này) và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Do đó, ngành dệt may của Việt Nam có thể
lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn
cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm
mới được tạo ra.
Có thể lấy những ví dụ của tác động trên như:
- Cơ hội với ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam: Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam được tiêu thụ tại 120 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới, với 5 thị trường
chính Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU Hàn Quốc. Tại thị trường Mỹ, tính đến
tháng 7/2018, xuất khẩu của Việt Nam sang đây đã đạt hơn 141 triệu USD, tăng 81,4%
lOMoARcPSD|38372003
so với cùng k năm 2017. Có nhiều lý do dẫn đến sự tăng trưởng này, trong đó có sự
sụt giảm của ngành gỗ Trung Quốc, do bị Mỹ kiện bán phá giá và do thuế xuất khẩu
gỗ của Trung Quốc. Do vậy, ngành gỗ của Việt Nam sẽ cơ hội đây mạnh xuất khẩu
sang thị trường M. Theo ước tính, việc áp thuế mới của Msẽ khiến kim ngạch xuất
khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Mỹ giảm từ 7 8 t USD, nhưng do nhu cầu thị trường
không giảm, nên Msẽ phải tìm nguồn cung thay thế. Đó hội để các doanh
nghiệp gỗ của Việt Nam mở rộng thị phần tại Mỹ.
- Ngoài ra, Việt Nam sẽ hội để “giảnh giật” các thị trường Mtừ Trung Quốc
như đệi may, da giày, vali, túi xách, lắp ráp điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, đồ
chơi trẻ em, thể thao...
- Ngoài các sản phẩm công nghiệp, Việt Nam thể tăng xuất khẩu nông sản, như
tra sang Mỹ: Hiện nay, Mỹ đang một trong những thị trường tra lớn nhất của
Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD trong quý 1/2018, tăng 23% so
với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Việt Nam chiếm 90% thị phần xuất khẩu cá tra vào
Mỹ, Trung Quốc chỉ chiếm 10%. Dù vậy, Trung Quốc hầu như chỉ xuất khẩu các sản
phẩm chế biến sẵn, nên giá thành của họ cao gần gấp đôi so với cá tra Việt Nam. Khi
bị áp thuế quá cao, các sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là lựa
chọn thay thế.
- Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
Trung Quốc tại thị trường Mtrong vài năm gần đây. T trọng xuất khẩu dệt may của
Việt Nam tại thị trường M đã tăng lên 11,6% vào năm 2018 từ mức 6,7% vào năm
2010, trong khi Trung Quốc mất dần thị phần xuống 36,5% từ mức 41,2% trong cùng
kỳ. VNDIRECT đánh giá, nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này bao gồm: (1) Sự
tái cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc (2) Quan điểm chính trị của Tổng Thống
Donald Trump đã châm ngòi cho căng thẳng thương mại kể từ khi ông đắc cử vào
năm 2016 (một phần khiến cho xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Mỹ giảm
trong cùng năm).
c. Tác động về thị trường tài chính- tiền tệ-ngân hàng
( Hầu hết những tác động tiêu cực đến thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam, hoặc
tôi không thể tìm ra những tác động tích cực của mảng này…).
d. Tác động tới dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
- Việt Nam được đánh giá một trong những điểm đến quan trọng của ng FDI dịch
chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân công thấp, nguồn nhân lực
dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và việc mới tham gia
vào hai hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp
lOMoARcPSD|38372003
cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng
tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết
kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế. Hơn nữa, Việt Nam
đang tiến dần lên nấc thang công nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI
trong lĩnh vực công nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam.
3. Kết luận:
- Tác động của cuộc chiến tranh thương mại với thế giới nói chung, với Việt Nam nói
riêng chưa rõ ràng vì còn phụ thuộc nhiều vào quy mô và diễn biến của cuộc chiến
tranh, vào các kịch bản hành động sắp tới của Mỹ Trung Quốc cũng như phản
ứng của các nước. Với Việt Nam, có thể xuất hiện những thị trường đột nhiên bị bỏ
trống khi Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau, tạo cơ hội cạnh tranh mới cho hàng
hóa Việt Nam. Nhưng đó cũng thể dòng thương mại của M và Trung Quốc
dịch chuyển sang các thị trường thay thế, khiến cạnh tranh phức tạp hơn trên các thị
trường xuất nhập khâu khác của Việt Nam và trên chính thị trường Việt Nam.
- Chính pViệt Nam cần theo sát từng động thái của hai đối tác thương mại lớn này,
dự đoán được các kịch bản của cuộc chiến thương mại Mỹ. Trung, hoạch định ra
các giải pháp cho từng kịch bản đó để ở thế sẵn sàng chuẩn bị cho mọi khả năng, kể
cả khả năng xấu nhất. Chính phủ cần cập nhật thường xuyên nhanh chóng danh
mục hàng hoá bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như tỷ giá USD/Nhân dân tệ
và có kênh thông tin nhanh chóng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phản ứng
kịp thời. Việt Nam cũng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đón đầu thu hút
các doanh nghiệp nước ngoài, gồm cả doanh nghiệp Mỹ doanh nghiệp nước khác
đang đầu tư tại Trung Quốc, nếu như có sự chuyển dịch đâu tư ra khói Trung Quốc
của các doanh nghiệp y. Đồng thời, Việt Nam cũng nên cân nhấc một số biện
pháp để ngăn ng hoá Trung Quốc chuyển hướng ạt sang thị trường Việt Nam
như sử dụng chính sách tỷ giá, áp dụng các biện pháp phi thuế quan hợp lý và theo
đúng luật pháp quốc tế như tăng ờng kiêm tra chất lượng hàng hoá Trung Quốc
tại các điểm kiểm soát biên giới, nâng cao yêu cầu về chất lượng đối với hàng hoá
nhập khâu Trung Quốc. Việc chính phủ nỗ lực giảm chỉ phí cho các nhà xuất khẩu
cũng như các doanh nghiệp sản xuất bằng cách cắt giảm tối đa các thủ tục giấy
phép, đồng thời tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới cũng giải
pháp cần thiết.
- Với doanh nghiệp Việt Nam, cần quan sát chặt chẽ động thái từ các thị trường, từ
các quyết định cấp của các Chính phủ, các diễn biến các thị trường quan
trọng liên quan đến tình hình tài chính, thị trường mua bán hàng hóa tương lai, đến
các quyết định của các đối tác thương mại hiện tại tiềm năng. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cần tận dụng triệt để những FTA đang hoặc sẽ có hiệu lực, đặc biệt
lOMoARcPSD|38372003
đón đầu được EVFTA CPTPP để chủ động tính toán các biện pháp thích hợp tận dụng
cơ hội hoặc tránh thiệt hại ở mức có thể.
| 1/8

Preview text:

lOMoARcPSD| 38372003
CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG ĐẾN VIỆT NAM TÓM TẮT:
Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc và Mỹ
không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế 2 nước và còn ảnh hưởng đến rất nhiều các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc chiến thương mại không chỉ đem lại
cho Việt Nam những cơ hội để phát triển kinh tế, mà còn mang đến rất nhiều thách thức.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội, tìm ra những biện pháp vượt qua khó
khăn để tạo nên bước đột phá mới. 1.
Bối cảnh và diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: a. Thời điểm bắt đầu:
- Ngày 6/7/2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức “khai hỏa”
chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan 25% đối với các
mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc thiết bị
điện tử và công nghệ cao.
- Phía Trung Quốc đã lập tức đáp trả bằng cách áp thuế tương ứng 34 tỷ USD đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Tiếp theo đó là một
loạt các đợt áp thuế và trả đũa đến từ cả hai bên. Từ thời điểm đó đến nay, cuộc đối
đầu “không khoan nhượng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên
giới hai nước, tác động đến nền kinh tế toàn cầu, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. b. Nguyên nhân:
- Về kinh tế: Như đã biết, cuộc chiến tranh thương mại (CTTM) này là do Mỹ phát động.
Bởi vậy, lý do Mỹ đưa ra là vì Trung Quốc bảo trợ cho các doanh nghiệp nước này cạnh
tranh không lành mạnh, thao túng thị trường và ăn cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc không
chỉ gây ra vẫn đề về việc làm, mà còn gây ra mối nguy kinh tế lớn hơn cho Mỹ. Đó là
việc bắt các các công ty của Mỹ phải chuyển giao công nghệ; là việc Trung Quốc cố ý
làm suy yếu nền tảng công nghệ của Mỹ. Sâu xa hơn, đó là Chiến lược “sản xuất năm
2025” của Trung Quốc với những tham vọng thống trị nhiều lĩnh vực then chốt. Những
vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động và doanh nghiệp Mỹ. Trước
những cáo buộc này, Trung Quốc cho rằng: Mỹ đánh thuế là vi phạm quy định của
WTO; Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ sẽ phá vỡ các quy tắc thương mại, làm
suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn thế nữa, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ
kinh tế và ngoại giao giữa hai nước. lOMoARcPSD| 38372003
- Về chính trị: Có nhiều quan điểm, ý kiến cho rằng, cuộc chiến này thuần túy là về
thương mại. Điều đó không đúng. Không chỉ cản trở Trung Quốc về thương mại, Mỹ
còn muốn ngăn chặn sự trỗi dậy nói chung của Trung Quốc. Nếu 25 năm qua, 2 đảng ở
Mỹ đồng thuận cần tích cực hợp tác với Trung Quốc, thì đến nay, họ vẫn đồng thuận,
nhưng để cạnh tranh cứng răn hơn với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã gây
ra lo ngại cho an ninh quốc gia Mỹ, bởi việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, đến một
ngày nào đó sẽ lật đổ vị thế thống trị của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương nói riêng, trên thế giới nói chung.
- Về quân sự, quốc phòng: Mỹ cho rằng, Trung Quốc là mỗi đe dọa với nền công nghiệp
quốc phòng của họ; là hiểm họa ngày càng lớn và đáng kể trong việc cung cấp trang
thiết bị sống còn cho quân đội Mỹ. Gần đây, một báo cáo dài 150 trang đã chỉ ra 300
điểm yếu của Mỹ, có thể đe dọa việc cung cấp khí tài quan trọng cho quân đội. Điêu
nảy càng củng cố quyết tâm cạnh tranh của Mỹ. c.
Diễn biến CTTM Mỹ - Trung:
- Ngày 28/4/2017, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) được ủy quyền điều
tra việc áp thuế nhập khẩu nhôm/thép từ các nước trên thế giới, họ coi đây là mối
nguy hại cho an ninh quốc gia. Tiếp đó, ngày 22/5/2017, Mỹ và Trung Quốc đạt được
một thỏa thuận thương mại; theo đó, Trung Quốc mở rộng tiếp cận thị trường nông
nghiệp, năng lượng và tài chính cho doanh nghiệp Mỹ; đổi lại, Trung Quốc được phép
xuất khẩu gia cầm nấu chín tới Mỹ. Ngày 18/8/2017, USTR khởi xướng điều tra các
chính sách, điều luật và biện pháp của chính phủ Trung Quốc liên quan tới chuyển
đổi công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế.
- Sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhôm, bao
gồm cả hàng hóa Trung Quốc (ngày 01/3/2018), ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm
1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho
hàng hóa Trung Quốc. Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 02/4/2018, Bộ Thương mại
Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm: phế liệu nhôm,
máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%).
- Ngày 02/4/2018, Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị giá
3 tỷ USD) từ Mỹ, bao gồm: hoa quả, rượu, ống thép, lợn và nhôm tái chế.
- Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR công bố danh sách ban đầu gồm 1,334 mặt hàng từ
Trung Quốc (trị giá 50 tỷ USD) sẽ bị áp thuế nhập khẩu 25% (danh sách có sửa đổi
vào ngày 15/6/2018), chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao, để bù đắp lại những
thiệt hại mà Mỹ cáo buộc là do Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra. lOMoARcPSD| 38372003
- Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn, khi
Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ. Ngày 20/5/2018, trả lời phỏng vấn
trên Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: Chúng tôi
đang đưa cuộc chiến thương mại vào tình trạng trì trệ. Nhà Trắng đã công bố vào ngày
29/5/2018 sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc,
với công nghệ quan trọng trong công nghiệp, danh sách đầy đủ các sản phẩm bị ảnh
hưởng sẽ được công bố trước ngày 15/6/2018 và mức thuế sẽ được thực hiện ngay sau đó.
- Nhà Trắng cũng cho biết, sẽ công bố và áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm
soát xuất khẩu cho các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công
nghệ của Mỹ. Ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, tất cả các cuộc đàm phán
thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ bị vô hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện
pháp trừng phạt thương mại.
- Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ
áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD
sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành
động đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến
thương mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu
của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6/7/2018. 3 ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố,
Mỹ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu
Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ.
- Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản công
cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền.
Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu… Tình hình
hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng gay gắt và
chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Ngày 5/9/2019, Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến
hành vòng đàm phán thương mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington. 2.
Những tác động tích cực của CTTM Mỹ - Trung đến Việt Nam: a. Tác động thuế quan:
- Để tránh mức thuế cao, cả các công ty của Trung Quốc và Mỹ đã giảm nhập
khẩu một số hàng hóa từ nước khác và bắt đầu tìm kiếm nguồn cung từ Việt
Nam, khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên và mở ra
nhu cầu cao đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may.
- Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có thể là một lựa chọn khác thay vì Trung
Quốc. Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược +1 của Trung Quốc, trong đó các lOMoARcPSD| 38372003
nhà đầu tư ở Trung Quốc chuyển nhượng và mở rộng sang các nước khác để
tăng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa rủi ro và giảm chi phí lao động.
Cuộc chiến thương mại không ngừng mở rộng này sẽ chỉ thúc đẩy chuyển giao
đầu tư, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần
áo, giày dép và điện tử.
- Theo dữ liệu của chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quan
trọng tại Việt Nam. Năm 2018, đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 6,8%
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, sản xuất năng lượng và quy mô
đầu tư đã tăng từ 700 triệu USD năm 2011 lên hơn 2,4 tỷ USSD vào năm 2018.
Trung Quốc hiện đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore và là nguồn đầu
tư lớn thứ 5 của Việt Nam. Dự kiến cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ đẩy
nhanh sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc.
- Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Việt Nam chiếm phần lớn xuất khẩu. Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà
đầu tư hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ nhằm
giảm tác động của thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc.
- Theo dữ liệu Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 12/2018 cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2018, vượt qua mức tăng
chung 6,3% tại các thị trường mới nổi ở Đông Á và Thái Bình Dương. b. Tác động kinh tế:
- Việt Nam có thể đón nhận những dòng đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới:
Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất
khẩu của Việt Nam: Khi Mỹ áp thuế vào hàng hóa Trung Quốc, thì lợi thế cạnh tranh của
Trung Quốc sẽ yếu hơn của Việt Nam. Hệ quả tất yếu là các nhà đầu tư sẽ tìm nơi sản xuất
thay thế. Việt Nam sẽ là một trong những địa điểm được ưu tiên hàng đầu. Khi đó, Việt
Nam sẽ có nhiều đơn hàng hơn, giải quyết thêm việc làm, giúp tăng trưởng xuất khẩu, thúc
đây kinh tế phát triên. Trên thực tế, do căng thăng thương mại, đến nay, đã có nhiều công
ty, doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đã và đang tìm cách rời nước này, chuyển sang
các thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Có thể nêu ra một số ví dụ như: Đầu năm 2018,
hai “gã không lề” của Nhật Bản là Nito Denko và Nikon đã rời khỏi Tô Châu; Panasonic,
Sharp, Toshiba, Philips, Sony, Honeywell Security, Seagate... cũng lần lượt rút khỏi Trung
Quốc. Tháng 5/2018, Công ty Philips (Hà Lan) đã đóng cửa nhà máy tại Thẩm Quyến.
Tháng 6/2018, Samsung cũng đóng cửa. Ngày 16/7/2018, nhà máy Omron Nhật Bản đã
thông báo ngừng sản xuất vĩnh viễn. Các tập đoàn điện tử của Đài Loan như Compal,
Inventec.... đã sẵn sàng rút khỏi Trung Quốc, chuyển đến Đông Âu, Mexico và Đông Nam lOMoARcPSD| 38372003
Á. Các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc suy giám đáng kể, từ 48 xuống còn 49,4 trong
tháng 8/2018 (thang điểm 100, dưới 50 là hoạt động đang chững lại)...Công ty Brooks
Running đang cân nhắc bỏ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Công ty này được mệnh
danh là “Vua giày chạy bộ chuyên nghiệp”. Giám đốc của Brooks cho biết, nếu công ty dời
hoạt động sang Việt Nam hay một nơi nào khác, thì quyết định này sẽ vĩnh viễn, tức là sẽ
không được lật ngược, bởi vì “chúng tôi không thể đánh đu với đường dây cung cấp của chúng tôi”.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam thu hút thêm đầu tư từ Mỹ.
- Tăng cường xuất khẩu:
Một số mặt hàng của Việt Nam sẽ có cơ hội để tăng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng
tại Mỹ. Đồng thời, do thuế suất cao, hàng Trung Quôc vào Mỹ và ngược lại sẽ giảm.
Vì thế, Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu từ Việt Nam để bù đắp sự thiếu hụt đó. Mặt
khác, do hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là nông sản, có khả năng
thay thế một số hàng hóa tương đồng của Trung Quốc, nên nông sản của Việt Nam có
cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường này. CTTM còn là cơ hội đề các doanh nghiệp
nâng cấp sản phẩm, tìm kiếm các bạn hàng mới.
- Về nhập khẩu: CTTM còn làm cho đồng Nhân dân tệ bị mất giá so với USD. Do vậy,
các mặt hàng của Trung Quốc như động cơ, thiết bị, nguyên phụ liệu... sẽ được bán
rẻ hơn, đề đây hàng đi, Đó có thể là cơ hội cho Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất.
- Ngành dệt may Việt Nam:
Vì đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so
với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày
với giá rẻ hơn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua nguyên liệu
giá rẻ hơn, bao gồm sợi, vải từ Trung Quốc (nguồn nhập khẩu lớn nhất cho các sản
phẩm này) và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Do đó, ngành dệt may của Việt Nam có thể
lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn
cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.
Có thể lấy những ví dụ của tác động trên như:
- Cơ hội với ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam: Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam được tiêu thụ tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 5 thị trường
chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Tại thị trường Mỹ, tính đến
tháng 7/2018, xuất khẩu của Việt Nam sang đây đã đạt hơn 141 triệu USD, tăng 81,4% lOMoARcPSD| 38372003
so với cùng kỳ năm 2017. Có nhiều lý do dẫn đến sự tăng trưởng này, trong đó có sự
sụt giảm của ngành gỗ Trung Quốc, do bị Mỹ kiện bán phá giá và do thuế xuất khẩu
gỗ của Trung Quốc. Do vậy, ngành gỗ của Việt Nam sẽ có cơ hội đây mạnh xuất khẩu
sang thị trường Mỹ. Theo ước tính, việc áp thuế mới của Mỹ sẽ khiến kim ngạch xuất
khẩu gỗ từ Trung Quốc sang Mỹ giảm từ 7 8 tỷ USD, nhưng do nhu cầu thị trường
không giảm, nên Mỹ sẽ phải tìm nguồn cung thay thế. Đó là cơ hội để các doanh
nghiệp gỗ của Việt Nam mở rộng thị phần tại Mỹ.
- Ngoài ra, Việt Nam sẽ có cơ hội để “giảnh giật” các thị trường Mỹ từ Trung Quốc
như đệi may, da giày, vali, túi xách, lắp ráp điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, đồ chơi trẻ em, thể thao...
- Ngoài các sản phẩm công nghiệp, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu nông sản, như cá
tra sang Mỹ: Hiện nay, Mỹ đang là một trong những thị trường cá tra lớn nhất của
Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 75 triệu USD trong quý 1/2018, tăng 23% so
với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Việt Nam chiếm 90% thị phần xuất khẩu cá tra vào
Mỹ, Trung Quốc chỉ chiếm 10%. Dù vậy, Trung Quốc hầu như chỉ xuất khẩu các sản
phẩm chế biến sẵn, nên giá thành của họ cao gần gấp đôi so với cá tra Việt Nam. Khi
bị áp thuế quá cao, các sản phẩm cá tra chế biến của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là lựa chọn thay thế.
- Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
Trung Quốc tại thị trường Mỹ trong vài năm gần đây. Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của
Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng lên 11,6% vào năm 2018 từ mức 6,7% vào năm
2010, trong khi Trung Quốc mất dần thị phần xuống 36,5% từ mức 41,2% trong cùng
kỳ. VNDIRECT đánh giá, nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này bao gồm: (1) Sự
tái cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc và (2) Quan điểm chính trị của Tổng Thống
Donald Trump đã châm ngòi cho căng thẳng thương mại kể từ khi ông đắc cử vào
năm 2016 (một phần khiến cho xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Mỹ giảm trong cùng năm).
c. Tác động về thị trường tài chính- tiền tệ-ngân hàng
( Hầu hết là những tác động tiêu cực đến thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, hoặc
tôi không thể tìm ra những tác động tích cực của mảng này…).
d. Tác động tới dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI
- Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI dịch
chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân công thấp, nguồn nhân lực
dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và việc mới tham gia
vào hai hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp lOMoARcPSD| 38372003
cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng
tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết
kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế. Hơn nữa, Việt Nam
đang tiến dần lên nấc thang công nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI
trong lĩnh vực công nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam. 3. Kết luận:
- Tác động của cuộc chiến tranh thương mại với thế giới nói chung, với Việt Nam nói
riêng chưa rõ ràng vì còn phụ thuộc nhiều vào quy mô và diễn biến của cuộc chiến
tranh, vào các kịch bản hành động sắp tới của Mỹ và Trung Quốc cũng như phản
ứng của các nước. Với Việt Nam, có thể xuất hiện những thị trường đột nhiên bị bỏ
trống khi Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau, tạo cơ hội cạnh tranh mới cho hàng
hóa Việt Nam. Nhưng đó cũng có thể là dòng thương mại của Mỹ và Trung Quốc
dịch chuyển sang các thị trường thay thế, khiến cạnh tranh phức tạp hơn trên các thị
trường xuất nhập khâu khác của Việt Nam và trên chính thị trường Việt Nam.
- Chính phú Việt Nam cần theo sát từng động thái của hai đối tác thương mại lớn này,
dự đoán được các kịch bản của cuộc chiến thương mại Mỹ. Trung, hoạch định ra
các giải pháp cho từng kịch bản đó để ở thế sẵn sàng chuẩn bị cho mọi khả năng, kể
cả là khả năng xấu nhất. Chính phủ cần cập nhật thường xuyên và nhanh chóng danh
mục hàng hoá bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc cũng như tỷ giá USD/Nhân dân tệ
và có kênh thông tin nhanh chóng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có phản ứng
kịp thời. Việt Nam cũng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đón đầu thu hút
các doanh nghiệp nước ngoài, gồm cả doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp nước khác
đang đầu tư tại Trung Quốc, nếu như có sự chuyển dịch đâu tư ra khói Trung Quốc
của các doanh nghiệp này. Đồng thời, Việt Nam cũng nên cân nhấc một số biện
pháp để ngăn hàng hoá Trung Quốc chuyển hướng ồ ạt sang thị trường Việt Nam
như sử dụng chính sách tỷ giá, áp dụng các biện pháp phi thuế quan hợp lý và theo
đúng luật pháp quốc tế như tăng cường kiêm tra chất lượng hàng hoá Trung Quốc
tại các điểm kiểm soát biên giới, nâng cao yêu cầu về chất lượng đối với hàng hoá
nhập khâu Trung Quốc. Việc chính phủ nỗ lực giảm chỉ phí cho các nhà xuất khẩu
cũng như các doanh nghiệp sản xuất bằng cách cắt giảm tối đa các thủ tục và giấy
phép, đồng thời tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới cũng là giải pháp cần thiết.
- Với doanh nghiệp Việt Nam, cần quan sát chặt chẽ động thái từ các thị trường, từ
các quyết định cấp vĩ mô của các Chính phủ, các diễn biến ở các thị trường quan
trọng liên quan đến tình hình tài chính, thị trường mua bán hàng hóa tương lai, đến
các quyết định của các đối tác thương mại hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cần tận dụng triệt để những FTA đang hoặc sẽ có hiệu lực, đặc biệt lOMoARcPSD| 38372003
là đón đầu được EVFTA và CPTPP để chủ động tính toán các biện pháp thích hợp tận dụng
cơ hội hoặc tránh thiệt hại ở mức có thể.