-
Thông tin
-
Quiz
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hầu hết những thay đổi xã hội và kinh tế đang diễn ra hiện nay chỉ làdo toàn cầu hóa. Các hiệpđịnh tự do hóa giữa nhiều quốc gia là đặc điểm của thương mại quốc tế.– Yếu tố chính trị: Các yếu tố chính trị khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố quốc tế. Các yếu tốchính trị như thay đổi về thuế suất,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam môn Kinh tế và phát triển nông thôn | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hầu hết những thay đổi xã hội và kinh tế đang diễn ra hiện nay chỉ làdo toàn cầu hóa. Các hiệpđịnh tự do hóa giữa nhiều quốc gia là đặc điểm của thương mại quốc tế.– Yếu tố chính trị: Các yếu tố chính trị khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố quốc tế. Các yếu tốchính trị như thay đổi về thuế suất,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế và phát triển Nông thôn 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48302938
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam:
Hầu hết những thay đổi xã hội và kinh tế đang diễn ra hiện nay chỉ là do toàn cầu hóa. Các hiệp
định tự do hóa giữa nhiều quốc gia là đặc điểm của thương mại quốc tế.
– Yếu tố chính trị: Các yếu tố chính trị khác nhau ảnh hưởng đến các yếu tố quốc tế. Các yếu tố
chính trị như thay đổi về thuế suất, chính sách và hành động của chính phủ, sự ổn định chính trị
của đất nước, các quy định ngoại thương, v.v. ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế.
Tình trạng thiếu ổn định chính trị trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại.
Ngoài ra, các chính sách thuế khác nhau và các sáng kiến của chính phủ đôi khi cản trở việc mở
rộng kinh doanh ở các quốc gia khác. Cụ thể:
- Ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường kinh doanh tin cậy, giúp thu hút
đầu tư và hỗ trợ các hoạt động thương mại. Ngược lại, bất ổn chính trị có thể gây lo ngại
cho nhà đầu tư và làm giảm hoạt động thương mại.
Việt Nam duy trì mối quan hệ ngoại giao ổn định với nhiều quốc gia và tham gia
tích cực vào các tổ chức quốc tế như ASEAN và WTO. Sự ổn định trong quan hệ
quốc tế hỗ trợ việc hội nhập kinh tế và mở rộng cơ hội thương mại.
- Chính sách thương mại và thuế: Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách thuế và các quy
định liên quan đến thương mại, như thuế xuất nhập khẩu, để điều chỉnh mức độ bảo hộ
hoặc khuyến khích xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Trong khuôn khổ GATT, hai (hoặc nhiều) nước đàm phán với nhau để cắt giảm
thuế quan trên cơ sở có đi có lại và dẫn đến mở rộng các hiệp định cắt giảm thuế
với tất cả các bên tham gia GATT (nguyên tắc tối huệ quốc). Thuế quan đối với
sự chu chuyển thương mại dễ theo dõi và so sánh. Hạn ngạch cũng có thể bị cắt
giảm theo “biêu thuế tương đương”. Các nhà đàm phán phát triển kỹ năng trong
việc đạt tới “những nhượng bộ tương đương”, cho phép họ trình bày hiệp định đã
đạt được trong vòng đàm phán với quốc hội trong nước, và sự tuân thủ hiệp định
này đơn giản chỉ là để giám sát. Tất cả những vấn đề này là quan trọng để khắc
phục các yếu tố chính trị đang chống lại tự do hoá thương mại. Hai trong các yếu
tố đó gây ra sự chậm trễ và khó khăn của quá trình giám sát các rào cản thương mại
- Quan hệ quốc tế và các hiệp định thương mại: Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định
thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận quốc tế. Các hiệp định này giúp giảm thuế quan và
tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhưng cũng có thể đặt ra yêu cầu và quy định mới mà doanh nghiệp phải tuân thủ.
Đối với Việt Nam, mục tiêu chính trong các hiệp định thương mại là giảm bớt các
rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp
Việt trong sự cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước, và
nâng cao pháp quyền ở nước đối tác FTA hoặc các nước khác.
- Chính sách đối ngoại: Chính sách đối ngoại của Việt Nam, bao gồm việc duy trì và phát
triển quan hệ với các quốc gia và khu vực khác, có thể ảnh hưởng đến cơ hội thương mại
và đầu tư. Các mối quan hệ tốt đẹp thường dẫn đến các thỏa thuận thương mại và cơ hội
mở rộng thị trường. Điển hình là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). lOMoAR cPSD| 48302938
Về mức độ mở cửa thị trường, EVFTA có mức độ mở cửa thị trường cao hơn
trong WTO đối với một số ngành, như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch
vụ phân phối, vận tải.Về thương mại hàng hóa, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
99 ,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất
khẩu), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu
trong hạn ngạch là 0%, Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (thời gian 7 năm).
- Tình hình chính trị trong nước và quốc tế: Các sự kiện chính trị lớn, như bầu cử, khủng
hoảng chính trị quốc tế hoặc căng thẳng địa chính trị, có thể làm thay đổi môi trường
thương mại và đầu tư, ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và thương mại.Như tình tình
thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc
• Nhập khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm sút: với chính sách hướng về nội địa, bảo
vệ sản xuất trong nước, khả năng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc có thể mở rộng ra toàn thế giới. Trong khi đó hiện Mỹ nhập siêu hơn 32
tỷ USD từ Việt Nam năm 2017, đứng thứ 5 trong các đối tác nhập khẩu của
Mỹ. Do đó, Việt Nam có thể bị đưa vào dạng các nước theo dõi và có các
chính sách thuế quan, phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
• Trong trường hợp nếu có các xung đột leo thang và xẩy ra tranh chấp thương
mại dẫn tới việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp thuế quan đối với Việt Nam,
thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn.
- Chính sách khuyến khích đầu tư: Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư,
như miễn thuế hoặc hỗ trợ tài chính, để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó thúc
đẩy hoạt động thương mại.
• Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục
đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng
thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài
chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao
hơn các dự án đầu tư thông thường....
• Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với
định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính
thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế
thu nhập cá nhân. Chính phủ cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản
thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giảm có thể là
ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước
Để khuyến khích các nhà đầu tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước
ngoài mà đã chịu thuế ở nước ngoài có thể được đưa vào để xin miễn giảm ở
trong nước có thể sử dụng như những khoản tín dụng đầu tư. lOMoAR cPSD| 48302938
Những yếu tố chính trị này có thể tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động thương
mại của Việt Nam, làm thay đổi cách thức doanh nghiệp hoạt động và các cơ hội thương mại
mà quốc gia này có thể khai thác.
– Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế liên quan đến hệ thống kinh tế của quốc gia nơi công ty có
hoạt động. Các yếu tố kinh tế khác nhau như tỷ lệ lạm phát, lãi suất, phân phối thu nhập, mức
việc làm, phân bổ ngân sách chính phủ, v.v., ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh.
- Tăng trưởng GDP: Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu tiêu
dùng, từ đó tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với tăng
trưởng GDP trong quý 2 năm 2024 tăng lên mức 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái
từ mức 5,8% trong quý I/2024. Tăng trưởng kinh tế nói chung được hỗ trợ bởi
hoạt động sản xuất mạnh mẽ cũng như sự phục hồi của lĩnh vực thương mại.
- Tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể làm thay đổi chi phí xuất nhập khẩu,
ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo Ngân hàng Nhà nước, VND tính đến thời điểm này chỉ mất giá khoảng 2,3%
so với USD. Tỷ giá USD/VND trong ngày 12/8, theo công bố của Ngân hàng Nhà
nước là 23.153 đồng. Tiền đồng vẫn là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc đồng USD tăng giá vẫn có ảnh hưởng
không nhỏ đến các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như nhập khẩu, lạm phát
và áp lực tỷ giá tăng lên.
- Lãi suất: Lãi suất cao có thể làm tăng chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
khả năng đầu tư và mở rộng sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm
lại, làm giảm sức cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân do việc
Fed và một số ngân hàng trung ương các nước tiếp tục tăng lãi suất nhằm đối phó
với lạm phát khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân tăng lên, nhu
cầu hàng hóa - dịch vụ giảm. lOMoAR cPSD| 48302938
Việc tăng lãi suất của Fed sẽ làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên khiến chi phí
vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng.
- Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất, từ đó làm thay đổi mức xuất khẩu và nhập khẩu.
• Theo dự đoán, lạm phát Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt trong mức mục tiêu,
lạm phát có xu hướng tăng và đạt khoảng 4% trong năm 2024 và khoảng 3,8%
trong năm 2025. Với kịch bản rủi ro, lạm phát sẽ vượt mức mục tiêu 4% trong
năm 2023, sau đó sẽ giảm dần và trong tầm kiểm soát trong năm 2024 - 2025.
Qua đó, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ các hoạt động sản xuất - kinh doanh
tiếp tục phục hồi tích cực.
- Chính sách thuế và quy định: Các chính sách thuế, quy định về xuất nhập khẩu và các
biện pháp bảo hộ có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Theo Hiệp định EVFTA:
• Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương
đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
• Về nguyên tắc, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng
hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia.
- Sự thay đổi trong giá nguyên liệu và hàng hóa: Biến động giá nguyên liệu đầu vào và
hàng hóa toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và cạnh tranh quốc tế.
• Do sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường tài chính, biến động giá cả
hàng hóa có thể chủ yếu đến từ nhiều nguyên nhân như bất ổn địa chính trị ở các
nước sản xuất; tình hình kinh tế của các nước tiêu dùng; tình hình thời tiết; chính
sách thương mại của các tổ chức hoặc chính phủ; hoạt động đầu cơ tăng mạnh...
• Đối với các quốc gia nhập khẩu ròng nguyên liệu thô, việc tăng giá sẽ khiến chi
phí nhập khẩu tăng vọt và làm mất cân bằng cán cân thương mại, và thâm hụt
thương mại có thể gia tăng nếu không được bù đắp bằng sự gia tăng xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng: Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông và logistics có ảnh hưởng lớn
đến khả năng xuất nhập khẩu và giảm chi phí vận chuyển.
• Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và cụ thể hóa bằng các
chiến lược và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cụ thể đó là
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Nghị quyết số 13-NQ/TW
ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020, trong đó hạ tầng giao thông là 1 trong 4 nhóm lĩnh vực trọng
tâm với yêu cầu: đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các
đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đường bộ.
Các yếu tố này có thể tác động đồng thời và liên kết chặt chẽ, tạo ra những thách thức và cơ
hội cho hoạt động thương mại của Việt Nam. lOMoAR cPSD| 48302938 –
Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội như trình độ học vấn, nhận thức, xu hướng và địa vị của
mọi người trong xã hội ảnh hưởng đến hành vi mua hàng hóa và dịch vụ khác nhau của người
tiêu dùng. Ngoài ra, môi trường xã hội và văn hóa như phong tục tập quán, lối sống và các giá trị
khác nhau giữa các quốc gia, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng: Sự thay đổi trong sở thích và nhu cầu tiêu dùng của
người dân có thể ảnh hưởng đến loại sản phẩm và dịch vụ mà thị trường yêu cầu. Ví dụ,
sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa bền vững và thân thiện với môi trường có thể thúc đẩy
các doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị của họ.
• Thời gian giãn cách xã hội do bệnh dịch Covid-19 đã làm đa số thu nhập của
người dân, nhất là ở khu vực thành thị bị ảnh hưởng và giảm mạnh do tình trạng
mất việc, thời gian làm việc ít hơn, do không di chuyển và vận chuyển hàng
hóa… NTD gần như thay đổi thói quen mua sắm, thay đổi các giá trị ưu tiên trong
hành vi mua khi thu nhập bấp bênh. Họ thận trọng hơn và có xu hướng chỉ mua
những hàng hóa thật sự cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, đồng thời, có sự lựa
chọn kỹ lưỡng về giá cả trước khi mua.
• Năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người,
tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42
tỷ USD. Đóng góp của thương mại hiện đại vào doanh số bán lẻ đã tăng từ 15%
năm 2005 lên 26% vào năm 2022.
- Tăng trưởng dân số và cơ cấu dân số: Tăng trưởng dân số và thay đổi trong cơ cấu dân
số (như sự gia tăng tỷ lệ dân số trẻ) ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và thị trường lao
động, từ đó tác động đến hoạt động thương mại. Dân số trẻ có thể dẫn đến nhu cầu cao
hơn về sản phẩm công nghệ và dịch vụ giải trí.
• Trong hình phản ánh tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất,
nhưng nhìn đường phản ánh tỷ lệ tăng trưởng của các nhóm tuổi qua các năm lại
cho thấy cơ cấu dân số trên 65 tuổi có tốc độ tăng nhanh, trong khi đó cơ cấu dân
số dưới 14 tuổi và từ 15 đến 64 tuổi lại có xu hướng giảm xuống. Phản ánh này
cho thấy Việt Nam bắt đầu đối diện với sự già hóa dân số kể từ năm 2014, lao
động có nguy cơ thiếu hụt.
Downloaded by Tran Anh (anhtran1406@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48302938
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Trình độ học vấn và kỹ năng của lực lượng lao
động ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Một lực lượng lao động
có trình độ cao và kỹ năng tốt có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
• Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, cao hơn
666,5 nghìn người so với năm trước.
• Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0
nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022.
• Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng
như ở nam giới và nữ giới.
• Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là 27,0%, tăng 0,6 điểm
phần trăm so với năm trước.
• Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương
ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022.
Tình hình lao động, việc làm có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Lao động có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng; tỷ lệ thất nghiệp và
tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm.
- Tỷ lệ đô thị hóa: Sự gia tăng tỷ lệ đô thị hóa tạo ra nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm
tiêu dùng và dịch vụ đô thị, đồng thời ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và logistics, từ đó tác
động đến hoạt động thương mại.
• Giai đoạn 2010 - 2020 quá trình đô thị hóa có tác động rất lớn đến các khu vực
phát triển các ngành công nghiệp, KCN và CCN. Song Covid-19 đã làm lộ ra
những yếu kém trong mối quan hệ giữa đô thị và công nghiệp hóa qua các vấn đề
như nhà ở cho người công nhân tại các KCN, các khu vực dân cư giáp ranh với các đô thị…
• Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình cơ cấu lại nền kinh
tế theo lợi thế cạnh tranh; đảm bảo tự chủ kinh tế quốc gia thông qua đổi mới
công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. –
Yếu tố quốc tế: Những tổ chức thương mại quốc tế như WTO và Hiệp định Thương
mại Tự do các nước ASEAN (AFTA) đã cung cấp cho các các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận
thị trường nước ngoài hiệu quả hơn. Thêm vào đó, các hiệp định thương mại song phương nhờ
Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoà Kỳ (BTA) đã mở ra xu hướng phát
triển chung, có thể sự dụng để mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường. Các Hiệp định này đã mang Downloaded by Tran Anh (anhtran1406@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48302938
lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam cũng như các nước thành viên tham gia. Trong chặng
đường hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng cho thấy sự chủ động và tích cực trong việc cải cách thể
chế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập và gia nhập các hiệp định thương mại tự do.
- Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
EU (EVFTA) giúp giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Biến động Kinh tế Toàn cầu: Tình hình kinh tế thế giới, như khủng hoảng tài chính hay
suy thoái toàn cầu, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam. Sự biến động giá hàng hóa quốc tế cũng ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu và xuất khẩu.
• Cuộc xung đột đang tiếp diễn giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá nguyên nhiên liệu
đầu vào, nhất là giá xăng dầu liên tục tăng cao.Trong năm 2022, Việt Nam đã trải
qua hơn 10 lần điều chỉnh giá xăng dầu.
• Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp,
tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn,..Chỉ số FDI giảm sút rõ rệt.
- Chính sách Thương mại và Quy định của Các Quốc Gia: Các quy định và chính sách
thương mại của các đối tác lớn, như Mỹ, Trung Quốc, hay các nước EU, có thể ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và chi phí xuất nhập khẩu.
• Năm 2021, EU thực hiện một số thay đổi trong cách tính thuế giá trị gia tăng
(GTGT), cập nhật và đáp ứng các quy định mới là điều kiện bắt buộc đối với
doanh nghiệp Việt Nam khi đưa hàng hoá sang thị trường này.
- Xu hướng và Công nghệ Quốc Tế: Sự thay đổi trong công nghệ và xu hướng tiêu dùng
quốc tế ảnh hưởng đến sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam, yêu cầu các doanh nghiệp
phải thích ứng nhanh chóng để duy trì cạnh tranh.
• Công nghệ AI đã trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
• Điện toán lượng tử (Quantum computing) là một xu hướng công nghệ mới nổi
nhanh chóng từ đầu năm 2024, được thiết lập để cách mạng hóa bối cảnh công nghệ.
• Dịch vụ công nghệ 5G dự kiến sẽ được sử dụng trong các nhà máy, kết nối
camera thông minh giúp cải thiện an toàn và quản lý giao thông, điều khiển lưới
điện thông minh và cả bán lẻ thông minh,...
Những yếu tố này đan xen và tạo ra một môi trường thương mại quốc tế phức tạp mà các
doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần cân nhắc và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Nguồn tài liệu tham khảo: https://accgroup.vn/kinh-doanh-quoc-te-va-thuong-mai-quoc-te
Hoạt động thương mại quốc tế và những ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt
Nam ThS. Phạm Thị Thùy Dương-Khoa KT&QTKD -Trường Đại học Hải Phòng. Báo Công Thương,....
Downloaded by Tran Anh (anhtran1406@gmail.com)