Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật | Đại học Nội Vụ Hà Nội
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những dấu hiệu biểu hiện rabên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm cácyếu tố: Hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quanhệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địađiểm, phương tiện vi phạm.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Pháp Luật Đại Cương (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
1. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những dấu hiệu biểu hiện ra
bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các
yếu tố: Hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa
điểm, phương tiện vi phạm.
• Hành vi trái pháp luật: còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành
vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nod gây ra hoặc đe dọa gây ra
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
• Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc
những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội
Ví dụ: Thiệt hại về người: cầm dao đâm người khác thiệt mạng…
Thiệt hại về của: lái xe đâm vào xe khác làm hỏng xe…
Thiệt hại phi vật chất: xúc phạm danh dự và nhân phẩm làm thiệt hại
về tinh thần của người khác.
• Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội: tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau.
Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân
trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;
còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là một nguyên nhân khác.
Ví dụ: A và B yêu nhau được nhiều năm. Một ngày A phát hiện B có mối
quan hệ ngoài luồng khác. Trong lòng tức giận nên A đã cầm dao đâm B
khiến B chết ngay tức khắc. Ở đây, hành vi vi phạm pháp luật là A cầm
dao đâm B và hậu quả là B thiệt mạng. Từ đó ta có thể kết luận rằng,
hành vi vi phạm pháp luật chính là nguyên nhân gây ra hậu quả, nói cách
khác, hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. lOMoAR cPSD| 45740413
• Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không có mối quan hệ giữa hành
vi và hậu quả thì hành vi đó không thể xem là vi phạm pháp luật. Ví dụ: A
đánh B làm B bị thương nặng phải đi cấp cứu. Trên đường đi cấp cứu, xe
của C đâm vào xe của B khiến B tử vong tại chỗ. Bác sĩ chẩn đoán cái
chết của B không phụ thuộc vào vết thương do A gây ra, vết thương đó
tuy nguy hiểm nhưng vẫn cứu chữa được. Hành vi của A tuy có khả năng
phát sinh hậu quả chết người nhưng khả năng đó chưa xảy ra thì hành vi
của C xen vào, phá vỡ khả năng đó và tạo ra mối quan hệ mới. Vậy ta có
thể kết luận hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả sinh ra không có mối
quan hệ với nhau nên không thể kết luận đây là hành vi vi phạm pháp luật.
• Thời gian vi phạm pháp luật: giờ, ngày, tháng năm xảy ra vi phạm pháp luât.
• Địa điểm vi phạm pháp luật: nơi xảy ra vi phạm pháp pháp luật
• Phương tiện vi phạm pháp luật: công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật.
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là trạng thái tâm lý bên trong của
chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi,
động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
• Lỗi: là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình
và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới 2
hình thức: cố ý hoặc vô ý
• Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp
luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu
quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: A đẩy B xuống cầu thang làm B bị thương nặng, mặc dù A biết
hành động này sẽ gây hại đến B nhưng A vẫn làm và mong muốn B bị thương. lOMoAR cPSD| 45740413
• Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái
pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được
hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc
cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: ô tô của A bị hỏng phanh, tuy nhiên A vẫn điều khiển ô tô của mình
tham gia giao thông và đã gây tai nạn khiến chị B tử vong.
• Lỗi vô ý vì cẩu thả: là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho
xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Ví dụ: Một người băng qua đường một cách vô thức ( không nhìn trước
nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà
xảy ra tai nạn hai người lái xe tử vong.
• Lỗi vô ý do quá tự tin: là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội xong tin chắc rằng
hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực
hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Ví dụ: xét vụ xe khách bị lũ cuốn trôi gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà
Tĩnh năm 2010. Ở đây ta có thể thấy lỗi vô ý do quá tự tin của người lái
xe. Ông đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của cơn lũ cho
rằng xe vẫn có thể kịp băng qua và không được sự khuyến cáo hay ngăn
chặn của các cơ quan chức năng. Trước đó tổ cảnh sát chịu trách nhiệm
chặn xe trên tuyến đường này đã rút đi khi cho rằng không còn xe nào lưu
thông nữa. Đây cũng có thể xét vào lỗi vô ý do quá tự tin.
• Động cơ vi phạm pháp luật: là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể
thực hiện hành vi trái pháp luật lOMoAR cPSD| 45740413
• Mục đích vi phạm pháp luật: là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối
cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Ví dụ: A là người luôn có thành tích đứng đầu trường, vì ganh tị với A
nên B nảy sinh những cảm xúc tiêu cực với A và bày mưu vu khống, hạ
bệ A, làm mất uy tín của A. Ở đây, động cơ của trường hợp này chính là
B ganh tị với A, mục đích là làm mất uy tín của A.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực, trách
nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật. Đối với cá nhân,
năng lực trách nhiệm pháp lý được pháp luật của Nhà nước ta quy định
như sau: người từ đủ 16 tuổi trở trên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính;
người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội
phạm nghiêm trọng do cố ý. Ngoài điều kiện về độ tuổi, người có năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý phải là người có trạng thái thần kinh bình
thường, không mắc bệnh tâm thần hay căn bệnh khác mà không điều
chỉnh được hành vi của mình.
- khách thể của vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. 2. Ví dụ:
- Vi phạm pháp luật hình sự: Ví dụ: A 20 tuổi, A vì có xích mích với B nên
muốn dạy cho B một bài học, một hôm A hẹn B ra chỗ vắng người và dùng
gậy đánh B một trận khiến B bị thương khá nặng, tỷ lệ tổn thương cơ thể
là 20%. Như vậy, hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo
khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
- Vi phạm pháp luật hành chính: Ví dụ: A 30 tuổi, A dùng tay sử dụng điện
thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Như vậy, A sẽ bị xử
phạt hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP. lOMoAR cPSD| 45740413
- Vi phạm pháp luật dân sự: ví dụ: A cho B thuê nhà, khi thuê nhà B có đặt
cọc cho A số tiền 2 triệu đồng, trong hợp đồng quy định nếu B đã thuê đủ
3 tháng và không tiếp tục thuê nữa thì A sẽ trả lại B số tiền đặt cọc là 2 triệu
đồng. Tuy nhiên, khi B đã thuê đủ thời gian 3 tháng và chuyển đi không
thuê nữa thì A lại không chịu trả số tiền đặt cọc theo như đã quy định trong
hợp đồng. Như vậy, A đã vi phạm dân sự.
- Vi phạm kỉ luật: ví dụ: Sinh viên sử dụng điện thoại trong phòng khi trong
khi việc sử dụng điện thoại trong phòng thi là bị cấm