Cách mạng công nghiệp | Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

"Cách mạng Công nghiệp" là một khía cạnh quan trọng được nghiên cứu trong môn học "Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khóa học này, sinh viên sẽ tìm hiểu về sự xuất hiện và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp, một trong những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng này không chỉ thay đổi cách thức sản xuất mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị. Mục tiêu của môn học là giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp trong phát triển lịch sử, đồng thời phát triển khả năng phân tích và đánh giá về các vấn đề kinh tế - chính trị trong thời đại hiện đại.

Cách mạng công nghiệp
I. Khái niệm cách mạng công nghiệp :
- Cách mạng chỉ sự thay đổi mang tính đột phá và cấp tiến.
- Cách mạng đã xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử như :
+ Chính trị: CM Tháng Mười, CM Tháng Tám,...
+ Kinh tế: CM Nông Nghiệp, CM Công Nghiệp, CM Xanh,...
+ Văn hóa- Xã hội: CM văn hóa, CM tôn giáo,...
- Khi nhắc tới CM Công Nghiệp là nhắc tới kinh tế
- Nếu nói đơn giản thì CM công nghiệp là sự thay đổi mang tính tiến bộ của một nền sản xuất với
trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu của nền công nghiệp. ( không
cần ghi phần này vào slide nha)
- Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật- công nghệ đó vào đời sống xã hội.
►CM công nghiệp là sự tiến bộ của văn minh loài người dựa trên nền tảng đột
phá về kĩ thuật công nghệ Có tầm ảnh hưởng mạnh tới năng suất lao động và các
mặt trong đời sống xã hội
II. Các cuộc cách mạng công nghiệp
- Khoảng 10.000 năm trước sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong tiến trình lịch sử loài
người đó là chuyển đổi từ săn bắt và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi diễn ra nhờ
việc thuần hóa động vật. Có thể gọi là CM nông nghiệp đầu tiên. Kết hợp sức lao
động của động vật và con người nhằm mục đích sản xuất, vận tải và thông tin liên lạc
- Tiếp nối cuộc CM nông nghiệp là một loạt các cuộc CM công nghiệp bắt đầu từ nửa
sau thế kỉ XVIII . Những cuộc cách mạng này đánh dấu sự dịch chuyển từ sức mạng cơ
bắp sang sức mạnh cơ khí và tiến triển đến ngày nay với CM công nghiệp lần thứ tư. Đặc
trưng của các cuộc CM công nghiệp đó như sau:
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( CM 1.0)
- Khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữ thế kỷ XIX
lOMoARcPSD| 41487147
- Tiền đề của cuộc CM này xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép
tạo ra bước phát triển đột biến về liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau
đó lan toả ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
- Nội dung cơ bản của CM công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hoá sản xuất bằng việc sử dụng
năng lượng hơi nước
* Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là:
- Phát minh máy móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay(1733),
- Xe kéo sợ Jenny của Jame Hargreaves ( 1764 )
- Máy dệt của Edmund Cartwright(1785),...
- Đặc biệt nhất chính là phát minh máy động lực, máy hơi nước của James
Watt(1784) là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá sản xuất.
- Ngoài ra còn có các phát minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort(1784),
Henry Bessemer(1885) về lò gang, công nghệ luyện sắt,... là những bước tiến lớn đáp
ứng nhu cầu chế tạo máy móc.
- Bên cạnh đó trong ngành GTVT, sự ra đời và phát triển của đầu máy xe lửa chạy
bằng hơi nước do ( Stephenson) phát minh năm 1814, tàu thuỷ do ( Robert Fulton ) phát
minh năm 1807 đã tạo ra điều kiện cho ngành GTVT phát triển mạnh mẽ.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 ( CM 2.0)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Nội dung của CMCN lần hai được thể hiện qua các nội dung:
+ Sự dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất có tính
chuyên môn hoá cao, chuyển nền sản xuất có khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và
sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất.
+ CMCN lần thứ 2 là sự tiếp nối của CMCN lần thứ nhất
*CN lần thứ hai với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời
và phổ biến như điện, xăng dầu, động có đốt trong.
- Kĩ thuật phụ khí nóng, công nghệ luyện thép, Bessmer trong sản xuất sắt thép đã
làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất.
-Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát
hàng sách, báo.
lOMoARcPSD| 41487147
- Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh.
- Sự ra đời của những phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến của H. Fayol và F.W.
Taylor như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hoá được ứng
dụng rộng rãi trong cách doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao được năng xuất lao động.
- CMCN lần thứ hai cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong GTVT và Thông tin
liên lạc.
3. Cách mạng công nghiệp lần 3 ( CM 3.0 , Cách mạng máy tính, cách mạng
số)
- Thời gian diễn ra
Bắt đầu diễn ra trong khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX đến cuối thế
kỉ XX
Nội dung:
Sự ra đời lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử công nghệ thông tin để
tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi cuộc cách mạng máy
tính hay cách mạng số bởi được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn siêu
máy tính ( thập niên 60), máy tính cá nhân (thập niên 70-80) và Internet ( thập niên 90)
Các giai đoạn phát triển
1947 1979
Năm 1947, bóng bán dẫn đầu tiên ra đời, bắt đầu thời kỳ máy tính kỹ thuật số. Từ cuối
những năm 1940, các trường đại học, quân đội và doanh nghiệp đã phát triển các hệ
thống máy tính, để sao chép kỹ thuật số và tự động hóa các phép tính. LEO là máy tính
đa năng đầu tiên bán trên thị trường.
Năm 1970, xuất hiện máy tính gia đình, máy chơi trò chơi điện tử
1980 1990
Năm 1983 chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời
Sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web một không
gian thông tin toàn cầu vào năm 1989.
Điện thoại di động ngày càng phổ biến với mạng di động 2G vào năm 1991
Thập niên 90, Internet được sử dụng rộng rãi và có những ứng dụng, vai trò quan
trọng trong các hoạt động kinh doanh
2000 2010
lOMoARcPSD| 41487147
điện thoại trở nên phổ biến, tin nhắn SMS được sử dụng rộng rãi trở thành một
hiện tượng văn hóa
Cách mạng công nghiệp lần 3 – Cách mạng kỹ thuật số đã trở nên lan rộng toàn cầu
trong thời gian này.
2010 nay
Công nghệ di động và không dây đã phát triển vượt bậc. Các thiết bị thông minh như
điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… trở nên phổ biến. Các mạng xã hội như
Facebook, Yahoo,… thu hút hàng tỷ người dùng. Các dịch vụ điện toán đám mây như
Google Drive, Dropbox,… đã cho phép người dùng lưu trữ và truy cập dữ liệu từ xa.
*Một số phát minh nổi bật:
a. Internet
Thành tựu đầu tiên phải kể đến chính là Internet, mở đầu cho “Kỷ nguyên của những gã
khổng lồ”. Ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đã thay đổi cách
chúng ta sống và làm việc. Cùng với những giá trị to lớn đầy hứa hẹn đó, Internet ngày
càng trở nên phổ biến, các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” để chỉ
những người giáo tiếp với nhau trên Internet cũng từ đây mà dần trở nên quen thuộc
hơn với nhiều người. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.
b. SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud)
Social media các nền tảng truyền thông xã hội là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng
kết nối và giao tiếp với nhau dựa trên một nền tảng nhất định. Những nền tảng nổi tiếng
như lúc bấy giờ như Yahoo, Facebook, Youtube… được nhiều người trẻ hưởng ứng
Công nghệ di động (Mobile) là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người đã thay đổi
cách thức con người giao tiếp với nhau, cũng như mua sắm và làm việc
Công nghệ phân tích (Analytics) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn trải nghiệm hành vi
mua sắm của khách hàng. Ứng dụng Big Data, doanh nghiệp có thể khai thác các thông
tin để cải tiến việc tiếp cận khách hàng của mình về hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch
vụ… Sử dụng công cụ phân tích cũng giúp mang lại các chỉ dẫn đáng kể trong việc tạo
ra các quyết định marketing phù hợp
Trong khi đó công nghđiện toán đám mây (Cloud) đã tạo ra cách thức mới giúp truy
cập đến công nghệ và dữ liệu một cách linh động, giảm thiểu chi phí mà một doanh
nghiệp cần để phản ứng nhanh với những chuyển biến trên thị trường cũng như giải quyết
các vấn đề nội bộ
4. Cách mạng công nghiệp lần 4 ( CM 4.0)
- Thời gian diễn ra
lOMoARcPSD| 41487147
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm
Hannover bởi một nhóm nhà khoa học người Đức năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” vào năm 2012 , có thể coi
Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này
- Nội dung
Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kế thừa các
phát minh vượt trội của cuộc cách mạng trước. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau,
xóa bỏ ranh giới giữa vật lý – kỹ thuật số – sinh học với mong muốn đổi mới để thích
nghi với nhu cần sống hiện đại, chuyển hóa thế giới thật thành thế giới số
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần
đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật,
truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công
nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối
vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác,
nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh
nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận
dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
*Một số phát minh nổi bật
a. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo - AI là một lĩnh vực của khoa học máy tính. Người ta tạo ra những c
máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận
dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Đây là công nghệ lập trình
cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử
dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần
chính xác) và khả năng tự sửa lỗi. Trong marketing, các doanh nghiệp đã sử dụng AI để
phần tích dữ liệu khách hàng và lên các kế hoạch kinh doanh. AI cũng phân tích các nhu
cầu của khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong
muốn người tiêu dùng. Quan trọng hơn, AI giúp hoạt động marketing của doanh nghiệp
có thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân
b. Internet of Things
Internet of Things là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ
không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường
nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…) với con người,
thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất. Internet
of Things mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự
nhận dạng chúng với các thiết bị khác.
lOMoARcPSD| 41487147
c. Big Data
Big data liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần
mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu
trong một khoảng thời gian hợp lý. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm các dữ liệu
có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc, mỗi tập có thể được khai thác để tìm hiểu
insights.
Ví dụ để thấy được sự phát triển của các cuộc CM công nghiệp:
Ngành dệt may:
Giai đoạn 0.0: Khi ngành dệt xuất hiện ở trạng thái ban đầu, con người sử dụng sức lao
động thủ công, lao động cơ bắp là chính với những máy dệt thô sơ thủ công
Giai đoạn 1.0: Khi CM công nghiệp ở Anh xuất hiện với sự có mặt của đầu máy hơi
nước cũng lúc máy dệt bằng kim loại , sử dụng năng lượng hơi ớc xuất hiện
cho năng suất lao động cao hơn
Giai đoạn 2.0: Đến cuối thế kỉ XIX, khi điện xuất hiện đã tạo ra hệ thống các máy móc
sử dụng năng lượng điện với những chiếc động cơ turbin điện, giúp cho hệ thống máy
dệt có năng suất cao hơn hẳn
Giai đoạn 3.0: Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, internet, bộ vi mạch xử lí trong
chiếc máy dệt được hiện đại hóa thể lập trình ra sản phẩm đúng chuẩn trên
từng milimet
Giai đoạn 4.0: Máy dệt đã được tự động hóa bằng bộ cảm biến tự động đo và thực hiện
thao tác chuẩn xác mà không cần sự điều chỉnh của con người. Máy dệt 4.0 là robot tjw
động đo đạc và dự báo lượng nguyên liệu đầu vào, mức độ tiêu hao năng lượng và đặc
biệt có thể xử lí những thao tác khó và trong môi trường độc hại mà con người không làm
được. Điều này sẽ giảm đi chi phí đáng kể chi phí lao động, mà năng suất, chất lượng sản
phẩm đạt được tối ưu
Các cuộc CM công nghiệp đánh dấu một sự thay đổi mang tính cấp tiến của
lực lượng sản xuất dựa trên nền tảng tiến bộ của khoa học công nghệ. Khi cuộc
CM công nghiệp bước sang một trình độ mới thì năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất và tối ưu nguồn nhân lực là cái mà xã hội được lợi nhất
III. Vai trò
1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Về tư liệu lao động: từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công cho đến
sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sáng giai đoạn tự động hoá, tài
sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung sản xuất được đẩy nhanh
lOMoARcPSD| 41487147
Về nguồn người lao động: CMCN có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt về chất lượng. Nó đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn
nhân lực nhưng bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.
Về đối tượng lao động: Cách mạng công nghiệp đã giúp việc sản xuất của con người
hạn chế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng
truyền thống. Sự thiếu hụt nguyên nhiên liệu tự nhiên đan không còn là rào cản đáng
quan ngại trong việc sản xuất hàng hóa. C. Mác đã dự báo về xu hướng tất yếu mang
tính quy luật này từ cách đây gần hai thế kỉ: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao
động mà vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất"
2. Thúc đẩy hoàn thiện các quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự nhảy vọt về chất trong lực lượng sản xuất
và việc dẫn đến quá trình điều chỉnh, phát triển, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội
và quản trị phát triển là điều tất yếu.
Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp
tư sản đã tích lũy đủ tài sản và quyền lực, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản đã thắng thế
chế độ phong kiến. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các nhà máy lớn sản xuất
theo dây chuyền đã thay thế các xưởng sản xuất nhỏ, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản
độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, đồng thời giai cấp công
nhân và một số phong trào chính trị đi theo chủ nghĩa xã hội đã hình thành. Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của
nhân loại thêm một lần nữa.
Về quan hệ tổ chức, quản lí, phân công lao động: Cách mạng công nghiệp làm cho
lĩnh vực tổ chức, quản lí kinh doanh có sự thay đổi đáng kể. Việc quản lí quá trình sản
xuất trở nên dễ dàng hơn nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ từ đó tạo
điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả
giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu dùng.
Về quan hệ phân phối: Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy năng suất lao động, làm
giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Bên
cạnh đó, cũng giúp cho việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng
hơn, làm thay đổi đời sống xã hội của con người.
lOMoARcPSD| 41487147
3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện để chuyển biến các nền kinh tế: từ
nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và rồi hiện nay là nền kinh tế dịch vụ
tri thức. Hàm lượng tri thức tăng lên trong sản phẩm dịch vụ, khoảng cách thời gian
từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn.
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng sự thay đối nhanh chóng để
thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa
trong quản lí và "chính phủ điện tử". Thể chế quản lí kinh doanh trong doanh nghiệp
cũng dần áp dụng công nghệ cao để quản lí sản xuất, thay đổi tổ chức doanh nghiệp.
Như vậy, cách mạng công nghiệp tạo cơ hội cho các nước phát triển nhiều ngành
kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để các nước tiên tiến
tiếp tục đi xa hơn trong phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống và sản xuất. Đồng thời, tạo cơ hội cho các
nước đang và kém phát triển mở rộng đối ngoại, huy động nguồn lực, tiếp thu, trao
đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lí kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế giữa các nước, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng lợi
thế của những nước đi sau, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để bứt phá, rút
ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước đi trước.
IV. CHUYỂN ĐỔI SỐ:
1. Khái niệm:
Giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì chuyển đổi số (tiếng Anh
Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ
chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ
số. Hay nói đơn giản hơn, Chuyển đổi số đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của
nhiều cá nhân, tổ chức, cụ thể là sự thay đổi về mô hình quản lý từ truyền thống bằng
giấy tờ lên hệ thống phần mềm tập trung trực tuyến, từ quy trình miệng thành quy trình
tự động hóa, với hệ thống dữ liệu rời rạc thì chuyển đổi số giúp hệ thống dữ liệu có thể
liên kết với nhau và quản lý tập trung trên một hệ thống trực tuyến.
Chuyển đổi số, ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nó được ứng dụng vào
rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, có 02 lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất đó
là: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan Nhà nước. Trọng tâm
của chuyển đổi số là mang lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ không chỉ đơn
thuần là sử dụng các công nghệ tiên tiến.
2. Doanh nghiệp chuyển đổi số:
lOMoARcPSD| 41487147
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi s
ở doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách
hiểu khác nhau. Tại Việt Nam, chuyển đổi số ở doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa là
quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công
nghệ mới như Big Data, IoT, Cloud… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy
trình làm việc, văn hóa công ty.
3. Vai trò của Chuyển đổi số:
Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước là những tổ chức tiên phong
và xem Chuyển đổi số là một xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền
kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Chuyển đổi số giúp xây dựng nên những cơ sở dữ liệu từ giá trị thực (biến đổi giá trị
nghe, nhìn, cảm nhận được từ thế giới thực) sang dạng số (dạng điện toán được lưu trữ
trên máy tính). Dữ liệu ngày càng được bổ sung, liên kết, tích hợp với nhau đã giảm
được nhiều kinh phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ, không đồng bộ như trước đây.
Chuyển đổi số giúp hoạch định được tầm nhìn chiến lược để thực hiện Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất. Thay đổi phương thức quản lý của các
doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng đơn giản về cơ cấu, logic,
kế thừa và hiệu quả về hoạt động, hội nhập với quốc tế.
4. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ:
a. Trên thế giới
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%.
Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển đổi số.
lOMoARcPSD| 41487147
Theo nghiên cứu của MCKinsey, vào năm 2025 chuyển đổi số sẽ tác động đến GDP
của nước Mỹ là khoảng 25%, các nước Châu Âu là khoảng 36%….
Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất nhiều
vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá là
khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.
b. Tại Việt Nam:
Thực trạng chuyển đổi số ở tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ
vừa tại châu Á – Thái Bình Dương,
- Khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong
hoạt động kinh doanh.
- 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch
vụ mới.
- 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã
giúp họ tạo ra được sản phẩm và dịch vụ mới.
Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt 98% doanh nghiệp nhỏ vừa
vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ chỉ mới
- 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số
- 53% đang ở giai đoạn quan sát
- 3% chỉ hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân:
Lý giải nguyên nhân quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt còn chậm so với
nhu cầu kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng đến từ ba
nguyên nhân quan trọng:
a. Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh:
Không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số được với mục tiêu kinh doanh chính là
khó khăn lớn nhất. Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay
đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ dàng với các nhà quản lý công nghệ.
Ví dụ: phòng marketing mong muốn chuyển đổi số, các giám đốc bộ phận thông tin
(CIO), giám đốc công nghệ (CTO) phải hiểu và nói chuyện với nhân sự marketing, phải
kết nối với đại diện, nhà quản lý các phòng ban này (ví dụ trích từ lời ông Nguyễn
lOMoARcPSD| 41487147
Bá Quỳnh, phó chủ tịch cấp cao Hitachi Consulting, tổng giám đốc Global Cybersoft
- thành viên tập đoàn Hitachi).
b. Nhận thức về chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các bộ phận nghiệp vụ:
Nhận thức về chuyển đổi số mới chỉ thiên về công nghệ, nhưng thực tế việc chuyển đổi
phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin
chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh của một tổ chức, nên chúng ta
vẫn đi chậm so với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
c. Thiếu sự mạnh dạn đầu tư từ các nhà lãnh đạo:
Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng tốc độ
chậm vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. Ví dụ: giai
đoạn 2013 khi vấn đề cơ sở Big Data bắt đầu được đề cập, nhiều doanh nghiệp Việt cho
rằng “vẫn còn là chuyện xa vời", nhưng chỉ vài năm sau Big Data đã hiện hữu ở mọi lĩnh
vực kinh doanh.
Giải pháp:
Để quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh, hiệu quả
và bền vững, các doanh nghiệp cần:
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về chuyển đổi số, họ cần
nắm hiểu rõ về chuyển đổi số, kinh tế số ... để có những quyết định, quyết sách
cho doanh nghiệp mình phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của doanh
nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, lựa chọn các công nghệ phù hợp
với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó lựa chọn đối tác cung cấp
các giải pháp, các công nghệ để thực hiện số hóa cho doanh nghiệp mình.
- Các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị, công
nghệ phù hợp với tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, tốc độ
phát triển của internet, các ứng dụng của các công nghệ mới do cuộc cách mạng
CN 4.0 mang lại.
- Các doanh nghiệp cần tuyển dụng nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về công
nghệ thông tin, về chuyển đổi số phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của doanh
nghiệp mình.
- Lãnh đạo doanh nghiệp tham gia đầy đủ các sự kiện về ICT do Chính phủ,
Ban Kinh tế Trung ương tổ chức như Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0, diễn
lOMoARcPSD| 41487147
đàn Internet Day, Security World .v.v… để hiểu rõ và có được một cái nhìn
trực quan nhất về Chuyển đổi số.
c. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN
ĐỔI SỐ:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho
biết
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, chuyển đổi số được xem là xu
hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân trên toàn thế giới.
- Đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 đã
minh chứng những tác động lớn của chuyển đổi số đến hoạt động kinh tế - xã
hội nói chung và đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công
Thương có một số câu trả lời như sau với báo chí
- Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến những công nghệ mới
mang tính đột phá, tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận động
của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ số và các mô hình
kinh doanh mới ngày càng phát triển.
- Việc chuyển đổi số sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết
giữa Chính phủ với người dân, giữa doanh nghiệp với khách hàng, góp phần xây
dựng một Chính phủ kiến tạo cũng như tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp, tăng
tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Để thúc đẩy chuyển đổi số, tận dụng được ưu thế của các công nghệ của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng ngành, từng lĩnh vực cần tập trung xây
dựng Chiến lược chuyển đổi số nhằm xây dựng Việt Nam 4.0 với nền quản trị
thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh,
đô thị thông minh.
| 1/12

Preview text:


Cách mạng công nghiệp I.
Khái niệm cách mạng công nghiệp :
- Cách mạng chỉ sự thay đổi mang tính đột phá và cấp tiến.
- Cách mạng đã xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử như :
+ Chính trị: CM Tháng Mười, CM Tháng Tám,...
+ Kinh tế: CM Nông Nghiệp, CM Công Nghiệp, CM Xanh,...
+ Văn hóa- Xã hội: CM văn hóa, CM tôn giáo,...
- Khi nhắc tới CM Công Nghiệp là nhắc tới kinh tế
- Nếu nói đơn giản thì CM công nghiệp là sự thay đổi mang tính tiến bộ của một nền sản xuất với
trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu của nền công nghiệp. ( không
cần ghi phần này vào slide nha)

- Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật- công nghệ đó vào đời sống xã hội.
►CM công nghiệp là sự tiến bộ của văn minh loài người dựa trên nền tảng đột
phá về kĩ thuật công nghệ Có tầm ảnh hưởng mạnh tới năng suất lao động và các
mặt trong đời sống xã hội
II.
Các cuộc cách mạng công nghiệp
- Khoảng 10.000 năm trước sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong tiến trình lịch sử loài
người đó là chuyển đổi từ săn bắt và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi diễn ra nhờ
việc thuần hóa động vật. Có thể gọi là CM nông nghiệp đầu tiên. Kết hợp sức lao
động của động vật và con người nhằm mục đích sản xuất, vận tải và thông tin liên lạc
- Tiếp nối cuộc CM nông nghiệp là một loạt các cuộc CM công nghiệp bắt đầu từ nửa
sau thế kỉ XVIII . Những cuộc cách mạng này đánh dấu sự dịch chuyển từ sức mạng cơ
bắp sang sức mạnh cơ khí và tiến triển đến ngày nay với CM công nghiệp lần thứ tư. Đặc
trưng của các cuộc CM công nghiệp đó như sau:
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( CM 1.0)
- Khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữ thế kỷ XIX lOMoAR cPSD| 41487147
- Tiền đề của cuộc CM này xuất phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép
tạo ra bước phát triển đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau
đó lan toả ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
- Nội dung cơ bản của CM công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hoá sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng hơi nước
* Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là:
- Phát minh máy móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay(1733),
- Xe kéo sợ Jenny của Jame Hargreaves ( 1764 )
- Máy dệt của Edmund Cartwright(1785),...
- Đặc biệt nhất chính là phát minh máy động lực, máy hơi nước của James
Watt(1784) là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá sản xuất.
- Ngoài ra còn có các phát minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort(1784),
Henry Bessemer(1885) về lò gang, công nghệ luyện sắt,... là những bước tiến lớn đáp
ứng nhu cầu chế tạo máy móc.
- Bên cạnh đó trong ngành GTVT, sự ra đời và phát triển của đầu máy xe lửa chạy
bằng hơi nước do ( Stephenson) phát minh năm 1814, tàu thuỷ do ( Robert Fulton ) phát
minh năm 1807 đã tạo ra điều kiện cho ngành GTVT phát triển mạnh mẽ.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 ( CM 2.0)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Nội dung của CMCN lần hai được thể hiện qua các nội dung:
+ Sự dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất có tính
chuyên môn hoá cao, chuyển nền sản xuất có khí sang nền sản xuất điện-cơ khí và
sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất.
+ CMCN lần thứ 2 là sự tiếp nối của CMCN lần thứ nhất
*CN lần thứ hai với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời
và phổ biến như điện, xăng dầu, động có đốt trong.

- Kĩ thuật phụ khí nóng, công nghệ luyện thép, Bessmer trong sản xuất sắt thép đã
làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất.
-Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hàng sách, báo. lOMoAR cPSD| 41487147
- Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh.
- Sự ra đời của những phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến của H. Fayol và F.W.
Taylor như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hoá được ứng
dụng rộng rãi trong cách doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao được năng xuất lao động.
- CMCN lần thứ hai cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong GTVT và Thông tin liên lạc.
3. Cách mạng công nghiệp lần 3 ( CM 3.0 , Cách mạng máy tính, cách mạng số)
- Thời gian diễn ra
Bắt đầu diễn ra trong khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX Nội dung:
Sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để
tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy
tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn và siêu
máy tính ( thập niên 60), máy tính cá nhân (thập niên 70-80) và Internet ( thập niên 90)
Các giai đoạn phát triển 1947 – 1979
Năm 1947, bóng bán dẫn đầu tiên ra đời, bắt đầu thời kỳ máy tính kỹ thuật số. Từ cuối
những năm 1940, các trường đại học, quân đội và doanh nghiệp đã phát triển các hệ
thống máy tính, để sao chép kỹ thuật số và tự động hóa các phép tính. LEO là máy tính
đa năng đầu tiên bán trên thị trường.
Năm 1970, xuất hiện máy tính gia đình, máy chơi trò chơi điện tử 1980 – 1990
Năm 1983 chiếc điện thoại di động đầu tiên ra đời
Sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – một không
gian thông tin toàn cầu vào năm 1989.
Điện thoại di động ngày càng phổ biến với mạng di động 2G vào năm 1991
Thập niên 90, Internet được sử dụng rộng rãi và có những ứng dụng, vai trò quan
trọng trong các hoạt động kinh doanh 2000 – 2010 lOMoAR cPSD| 41487147
điện thoại trở nên phổ biến, tin nhắn SMS được sử dụng rộng rãi trở thành một hiện tượng văn hóa
Cách mạng công nghiệp lần 3 – Cách mạng kỹ thuật số đã trở nên lan rộng toàn cầu trong thời gian này. 2010 – nay
Công nghệ di động và không dây đã phát triển vượt bậc. Các thiết bị thông minh như
điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… trở nên phổ biến. Các mạng xã hội như
Facebook, Yahoo,… thu hút hàng tỷ người dùng. Các dịch vụ điện toán đám mây như
Google Drive, Dropbox,… đã cho phép người dùng lưu trữ và truy cập dữ liệu từ xa.
*Một số phát minh nổi bật: a. Internet
Thành tựu đầu tiên phải kể đến chính là Internet, mở đầu cho “Kỷ nguyên của những gã
khổng lồ”. Ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đã thay đổi cách
chúng ta sống và làm việc. Cùng với những giá trị to lớn đầy hứa hẹn đó, Internet ngày
càng trở nên phổ biến, các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” để chỉ
những người giáo tiếp với nhau trên Internet cũng từ đây mà dần trở nên quen thuộc
hơn với nhiều người. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.
b. SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud)
Social media – các nền tảng truyền thông xã hội là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng
kết nối và giao tiếp với nhau dựa trên một nền tảng nhất định. Những nền tảng nổi tiếng
như lúc bấy giờ như Yahoo, Facebook, Youtube… được nhiều người trẻ hưởng ứng
Công nghệ di động (Mobile) là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người đã thay đổi
cách thức con người giao tiếp với nhau, cũng như mua sắm và làm việc
Công nghệ phân tích (Analytics) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn trải nghiệm hành vi
mua sắm của khách hàng. Ứng dụng Big Data, doanh nghiệp có thể khai thác các thông
tin để cải tiến việc tiếp cận khách hàng của mình về hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch
vụ… Sử dụng công cụ phân tích cũng giúp mang lại các chỉ dẫn đáng kể trong việc tạo
ra các quyết định marketing phù hợp
Trong khi đó công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã tạo ra cách thức mới giúp truy
cập đến công nghệ và dữ liệu một cách linh động, giảm thiểu chi phí mà một doanh
nghiệp cần để phản ứng nhanh với những chuyển biến trên thị trường cũng như giải quyết các vấn đề nội bộ
4. Cách mạng công nghiệp lần 4 ( CM 4.0)
- Thời gian diễn ra lOMoAR cPSD| 41487147
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm
Hannover bởi một nhóm nhà khoa học người Đức năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” vào năm 2012 , có thể coi
Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này - Nội dung
Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, kế thừa các
phát minh vượt trội của cuộc cách mạng trước. Nó kết hợp các công nghệ lại với nhau,
xóa bỏ ranh giới giữa vật lý – kỹ thuật số – sinh học với mong muốn đổi mới để thích
nghi với nhu cần sống hiện đại, chuyển hóa thế giới thật thành thế giới số
Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần
đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật,
truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công
nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối
vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác,
nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh
nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận
dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
*Một số phát minh nổi bật
a. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo - AI là một lĩnh vực của khoa học máy tính. Người ta tạo ra những cỗ
máy thông minh hoạt động và phản ứng như con người, đặc biệt trong các lĩnh vực nhận
dạng giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Đây là công nghệ lập trình
cho máy móc với các khả năng như: học tập (tim kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử
dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần
chính xác) và khả năng tự sửa lỗi. Trong marketing, các doanh nghiệp đã sử dụng AI để
phần tích dữ liệu khách hàng và lên các kế hoạch kinh doanh. AI cũng phân tích các nhu
cầu của khách hàng và đưa ra các gợi ý về thương hiệu, sản phẩm phù hợp với mong
muốn người tiêu dùng. Quan trọng hơn, AI giúp hoạt động marketing của doanh nghiệp
có thể thực hiện tối ưu hóa cho từng cá nhân b. Internet of Things
Internet of Things là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ
không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường
nhật (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…) với con người,
thu thập và truyền dữ liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất. Internet
of Things mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự
nhận dạng chúng với các thiết bị khác. lOMoAR cPSD| 41487147 c. Big Data
Big data liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp đến mức các phần
mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu
trong một khoảng thời gian hợp lý. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm các dữ liệu
có cấu trúc, không có cấu trúc và bán cấu trúc, mỗi tập có thể được khai thác để tìm hiểu insights.
Ví dụ để thấy được sự phát triển của các cuộc CM công nghiệp: Ngành dệt may:
Giai đoạn 0.0: Khi ngành dệt xuất hiện ở trạng thái ban đầu, con người sử dụng sức lao
động thủ công, lao động cơ bắp là chính với những máy dệt thô sơ thủ công
Giai đoạn 1.0: Khi CM công nghiệp ở Anh xuất hiện với sự có mặt của đầu máy hơi
nước cũng là lúc máy dệt bằng kim loại , sử dụng năng lượng hơi nước xuất hiện
cho năng suất lao động cao hơn
Giai đoạn 2.0: Đến cuối thế kỉ XIX, khi điện xuất hiện đã tạo ra hệ thống các máy móc
sử dụng năng lượng điện với những chiếc động cơ turbin điện, giúp cho hệ thống máy
dệt có năng suất cao hơn hẳn
Giai đoạn 3.0: Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, internet, bộ vi mạch xử lí trong
chiếc máy dệt được hiện đại hóa và có thể lập trình ra sản phẩm đúng và chuẩn trên từng milimet
Giai đoạn 4.0: Máy dệt đã được tự động hóa bằng bộ cảm biến tự động đo và thực hiện
thao tác chuẩn xác mà không cần sự điều chỉnh của con người. Máy dệt 4.0 là robot tjw
động đo đạc và dự báo lượng nguyên liệu đầu vào, mức độ tiêu hao năng lượng và đặc
biệt có thể xử lí những thao tác khó và trong môi trường độc hại mà con người không làm
được. Điều này sẽ giảm đi chi phí đáng kể chi phí lao động, mà năng suất, chất lượng sản
phẩm đạt được tối ưu
Các cuộc CM công nghiệp đánh dấu một sự thay đổi mang tính cấp tiến của
lực lượng sản xuất dựa trên nền tảng tiến bộ của khoa học công nghệ. Khi cuộc
CM công nghiệp bước sang một trình độ mới thì năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất và tối ưu nguồn nhân lực là cái mà xã hội được lợi nhất
III. Vai trò
1. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Về tư liệu lao động: từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công cho đến
sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sáng giai đoạn tự động hoá, tài
sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung sản xuất được đẩy nhanh lOMoAR cPSD| 41487147
Về nguồn người lao động: CMCN có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt về chất lượng. Nó đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn
nhân lực nhưng bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.
Về đối tượng lao động: Cách mạng công nghiệp đã giúp việc sản xuất của con người
hạn chế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng
truyền thống. Sự thiếu hụt nguyên nhiên liệu tự nhiên đan không còn là rào cản đáng
quan ngại trong việc sản xuất hàng hóa. C. Mác đã dự báo về xu hướng tất yếu mang
tính quy luật này từ cách đây gần hai thế kỉ: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải sẽ trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao
động mà vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất"
2. Thúc đẩy hoàn thiện các quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự nhảy vọt về chất trong lực lượng sản xuất
và việc dẫn đến quá trình điều chỉnh, phát triển, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội
và quản trị phát triển là điều tất yếu.
Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp
tư sản đã tích lũy đủ tài sản và quyền lực, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản đã thắng thế
chế độ phong kiến. Sau cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các nhà máy lớn sản xuất
theo dây chuyền đã thay thế các xưởng sản xuất nhỏ, dẫn tới việc chủ nghĩa tư bản
độc quyền đã thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, đồng thời giai cấp công
nhân và một số phong trào chính trị đi theo chủ nghĩa xã hội đã hình thành. Cách
mạng Công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của
nhân loại thêm một lần nữa.
Về quan hệ tổ chức, quản lí, phân công lao động: Cách mạng công nghiệp làm cho
lĩnh vực tổ chức, quản lí kinh doanh có sự thay đổi đáng kể. Việc quản lí quá trình sản
xuất trở nên dễ dàng hơn nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ từ đó tạo
điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng mới hiệu quả
giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu dùng.
Về quan hệ phân phối: Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy năng suất lao động, làm
giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Bên
cạnh đó, cũng giúp cho việc phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng
hơn, làm thay đổi đời sống xã hội của con người. lOMoAR cPSD| 41487147
3. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện để chuyển biến các nền kinh tế: từ
nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và rồi hiện nay là nền kinh tế dịch vụ và
tri thức. Hàm lượng tri thức tăng lên trong sản phẩm dịch vụ, khoảng cách thời gian
từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn ngày càng được rút ngắn.
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay đối nhanh chóng để
thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa
trong quản lí và "chính phủ điện tử". Thể chế quản lí kinh doanh trong doanh nghiệp
cũng dần áp dụng công nghệ cao để quản lí sản xuất, thay đổi tổ chức doanh nghiệp.
Như vậy, cách mạng công nghiệp tạo cơ hội cho các nước phát triển nhiều ngành
kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để các nước tiên tiến
tiếp tục đi xa hơn trong phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống và sản xuất. Đồng thời, tạo cơ hội cho các
nước đang và kém phát triển mở rộng đối ngoại, huy động nguồn lực, tiếp thu, trao
đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lí kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế giữa các nước, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng lợi
thế của những nước đi sau, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để bứt phá, rút
ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước đi trước.
IV. CHUYỂN ĐỔI SỐ: 1. Khái niệm:
Giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì chuyển đổi số (tiếng Anh là
Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ
chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ
số.
Hay nói đơn giản hơn, Chuyển đổi số đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của
nhiều cá nhân, tổ chức, cụ thể là sự thay đổi về mô hình quản lý từ truyền thống bằng
giấy tờ lên hệ thống phần mềm tập trung trực tuyến, từ quy trình miệng thành quy trình
tự động hóa, với hệ thống dữ liệu rời rạc thì chuyển đổi số giúp hệ thống dữ liệu có thể
liên kết với nhau và quản lý tập trung trên một hệ thống trực tuyến.
Chuyển đổi số, ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nó được ứng dụng vào
rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, có 02 lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất đó
là: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan Nhà nước. Trọng tâm
của chuyển đổi số là mang lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ không chỉ đơn
thuần là sử dụng các công nghệ tiên tiến.

2. Doanh nghiệp chuyển đổi số: lOMoAR cPSD| 41487147
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số
ở doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách
hiểu khác nhau. Tại Việt Nam, chuyển đổi số ở doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa là
quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công
nghệ mới như Big Data, IoT, Cloud… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy
trình làm việc, văn hóa công ty.
3. Vai trò của Chuyển đổi số:
Chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4.
Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước là những tổ chức tiên phong
và xem Chuyển đổi số là một xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền
kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Chuyển đổi số giúp xây dựng nên những cơ sở dữ liệu từ giá trị thực (biến đổi giá trị
nghe, nhìn, cảm nhận được từ thế giới thực) sang dạng số (dạng điện toán được lưu trữ
trên máy tính). Dữ liệu ngày càng được bổ sung, liên kết, tích hợp với nhau đã giảm
được nhiều kinh phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ, không đồng bộ như trước đây.
Chuyển đổi số giúp hoạch định được tầm nhìn chiến lược để thực hiện Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất.
Thay đổi phương thức quản lý của các
doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng đơn giản về cơ cấu, logic,
kế thừa và hiệu quả về hoạt động, hội nhập với quốc tế.
4. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ:
a. Trên thế giới
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%.
Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển đổi số. lOMoAR cPSD| 41487147
Theo nghiên cứu của MCKinsey, vào năm 2025 chuyển đổi số sẽ tác động đến GDP
của nước Mỹ là khoảng 25%, các nước Châu Âu là khoảng 36%….
Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất nhiều
vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá là
khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.
b. Tại Việt Nam:
Thực trạng chuyển đổi số ở tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cisco & IDC về mức độ tăng trưởng số của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại châu Á – Thái Bình Dương,
- Khoảng 3% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
- 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.
- 56% doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh đang thay đổi và chuyển đổi số đã
giúp họ tạo ra được sản phẩm và dịch vụ mới.
Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của
doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa
vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi lẽ chỉ mới
- 31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của chuyển đổi số
- 53% đang ở giai đoạn quan sát
- 3% chỉ hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân:
Lý giải nguyên nhân quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt còn chậm so với
nhu cầu kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng đến từ ba nguyên nhân quan trọng:
a. Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh:
Không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số được với mục tiêu kinh doanh chính là
khó khăn lớn nhất. Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay
đổi thói quen và hợp tác là quá trình không hề dễ dàng với các nhà quản lý công nghệ.
Ví dụ: phòng marketing mong muốn chuyển đổi số, các giám đốc bộ phận thông tin
(CIO), giám đốc công nghệ (CTO) phải hiểu và nói chuyện với nhân sự marketing, phải
kết nối với đại diện, nhà quản lý các phòng ban này (ví dụ trích từ lời ông Nguyễn lOMoAR cPSD| 41487147
Bá Quỳnh, phó chủ tịch cấp cao Hitachi Consulting, tổng giám đốc Global Cybersoft
- thành viên tập đoàn Hitachi).
b. Nhận thức về chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các bộ phận nghiệp vụ:
Nhận thức về chuyển đổi số mới chỉ thiên về công nghệ, nhưng thực tế việc chuyển đổi
phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin
chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh của một tổ chức, nên chúng ta
vẫn đi chậm so với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
c. Thiếu sự mạnh dạn đầu tư từ các nhà lãnh đạo:
Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng tốc độ
chậm vì nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá thận trọng và cân nhắc rủi ro. Ví dụ: giai
đoạn 2013 khi vấn đề cơ sở Big Data bắt đầu được đề cập, nhiều doanh nghiệp Việt cho
rằng “vẫn còn là chuyện xa vời", nhưng chỉ vài năm sau Big Data đã hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh.
Giải pháp:
Để quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp thực hiện một cách nhanh, hiệu quả
và bền vững, các doanh nghiệp cần:
- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về chuyển đổi số, họ cần
nắm hiểu rõ về chuyển đổi số, kinh tế số ... để có những quyết định, quyết sách
cho doanh nghiệp mình phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, lựa chọn các công nghệ phù hợp
với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó lựa chọn đối tác cung cấp
các giải pháp, các công nghệ để thực hiện số hóa cho doanh nghiệp mình.
- Các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị, công
nghệ phù hợp với tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, tốc độ
phát triển của internet, các ứng dụng của các công nghệ mới do cuộc cách mạng CN 4.0 mang lại.
- Các doanh nghiệp cần tuyển dụng nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về công
nghệ thông tin, về chuyển đổi số phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.
- Lãnh đạo doanh nghiệp tham gia đầy đủ các sự kiện về ICT do Chính phủ,
Ban Kinh tế Trung ương tổ chức như Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0, diễn lOMoAR cPSD| 41487147
đàn Internet Day, Security World .v.v… để hiểu rõ và có được một cái nhìn
trực quan nhất về Chuyển đổi số.
c. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, chuyển đổi số được xem là xu
hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và
cá nhân trên toàn thế giới.
- Đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 đã
minh chứng những tác động lớn của chuyển đổi số đến hoạt động kinh tế - xã
hội nói chung và đến hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công
Thương
có một số câu trả lời như sau với báo chí
- Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến những công nghệ mới
mang tính đột phá, tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận động
của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ số và các mô hình
kinh doanh mới ngày càng phát triển.
- Việc chuyển đổi số sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết
giữa Chính phủ với người dân, giữa doanh nghiệp với khách hàng, góp phần xây
dựng một Chính phủ kiến tạo cũng như tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp, tăng
tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Để thúc đẩy chuyển đổi số, tận dụng được ưu thế của các công nghệ của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng ngành, từng lĩnh vực cần tập trung xây
dựng Chiến lược chuyển đổi số nhằm xây dựng Việt Nam 4.0 với nền quản trị
thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.