Cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa liên hệ thực tiễn | Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
CÁCH MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN HỆ THỰC TIỄN NHÓM 7 GVHD: TS.Thái Ngọc Tăng SVTH MSSV Văn Từ Vĩnh Phan 19143299 Nguyễn Lê Thanh Phong 19149305 Trần Hồng Phúc 20145333 Đỗ Lâm Phương 20136136 Nguyễn Lê Vũ Phước 19110435 Nguyễn Hồng Quân 20142562 Lớp thứ 5 – Tiết 8_9 LLCT120405 – 10
Tp. Hồ Chí Minh, 17 tháng 10 năm 2021 ĐIỂM SỐ TIÊU NỘI BỐ TRÌNH CHÍ DUNG CỤC BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT Ký tên TS. Thái Ngọc Tăng 2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Thứ tự Nhiệm vụ Thực hiện Kết quả 1
Phụ trách phần mở đầu + kết luận Văn Từ Vĩnh Phan Hoàn thành tốt 2 Phụ trách chương 1 Nguyễn Lê Thanh Phong Hoàn thành tốt 3 Phụ trách chương 1 Trần Hồng Phúc Hoàn thành tốt 4 Tóm tắt phần powerpoint Đỗ Lâm Phương Hoàn thành tốt 5 Phụ trách chương 2 Nguyễn Lê Vũ Phước Hoàn thành tốt 6 Phụ trách chương 2 Nguyễn Hồng Quân Hoàn thành tốt 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
Chương 1: CÁCH MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 7 1. Cách mạng xã hội 7
1.1 Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 7
1.2 Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội 7
1.3 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội 8
1.4 Vai trò, tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội 8
1.5 Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội 9
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 10
2.1 Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa 10
2.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa 11
2.3 Tính tất yếu khách quan của cách mạng chủ nghĩa xã hội 11
2.4 Đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa 12
Chương 2 : VẬN DỤNG VÀO CUỘC CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 14
1. Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 14
2. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam 15
3. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 16 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một
đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong
phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách:
chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ
nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy
theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ
nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác-
Lênin trong thời đại ngày nay.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên
suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp
với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa
ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có
thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống
tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.Ngay
khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan,
là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Với ý nghĩa đó nhóm chúng em quyết định làm một bài tiểu luận về đề tài
“Cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. 2. Mục đích nghiên cứu
Với mảng đề tài này chúng em sẽ đi nghiên cứu điều kiện ra đời của chủ
nghĩa xã hội và vai trò của cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta hiện nay. 5 3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: tiểu luận được tiến hành trong 5 ngày từ 13/10/2021 - 17/10/2021
- Nội dung: tiểu luận được tập trung vào các nội dung sau
+ Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội.
+ Đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra
những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả,
phân tích và tổng hợp, cách phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài ra còn có các phương pháp luận chủ nghĩa duy vật, phương pháp
luận duy vật biện chứng, phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp khoa học cụ thể, phương pháp logic và lịch sử phương pháp trừu tượng hóa… 6 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG XÃ HỘI VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Cách mạng xã hội
1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong
thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa
rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính
trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng.
- Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi
xướng được V.I.Lenin bổ sung, phát triển và hiện thực hóa trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lenin, tài sản vô giá của nhân loại.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lenin đã chỉ ra
tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử - tự nhiên.
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lenin đã cung
cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử.
1.2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội
- Bằng lý luận hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã đi sâu phân tích, tìm ra
qui luật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó cho
phép ông dự báo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội.
- Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất
hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
+ Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) 7
+ Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ
mệnh lịch sử chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ lên
hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô.
+ Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
+ Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
+ Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân).
1.3. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phong dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công
nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có
quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
1.4. Vai trò, tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội
* Vai trò của cách mạng xã hội:
- Cách mạng xã hội là cách để thay thế hình thái kinh tế-xã hội, tiến đến
hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.
- Cách mạng xã hội là cách giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản, từ đó
tiến tới một xã hội phát triển.
* Tính chất của cách mạng xã hội: Mang tính chất của một cuộc cách
mạng đấu tranh trong xã hội nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn về kinh tế
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) và mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp
bóc lột với giai cấp bị bóc lột. 8
* Lực lượng tham gia cách mạng xã hội: gồm các giai cấp và tầng lớp
nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn bó với cách mạng và thúc đầy cách mạng xã hội phát triển.
* Động lực của cách mạng xã hội: Những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt
chẽ và lâu dài đối với cách mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực
của cách mạng xã hội cũng thay đổi.Vai trò lãnh đạo trong cách mạng xã hội
thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, là giai cấp đại biểu cho
phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang tồn tại.
1.5. Quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội * Điều kiện khách quan:
- Cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra, việc giành chính quyền chỉ trở thành
nhiệm vụ trực tiếp, khi đã có những điều kiện khách quan cần thiết đã chín
muồi tạo thành tình thế cách mạng.
- Vận dụng vào cách mạng vô sản, V. I. Lênin đã nêu ra 03 đặc trưng chủ
yếu của tình thế cách mạng:
+ Một là: Giai cấp thống trị lâm vào khủng hoảng chính trị, bộ máy nhà
nước của chúng suy yếu nghiêm trọng, mở đường cho sự bất bình, phẫn nộ
trong các giai cấp bị áp bức.
+ Hai là: Nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên
nặng nề hơn mức bình thường.
+ Ba là: Do những nguyên nhân nêu trên, tính tính cực của quần chúng
được nâng cao rõ rệt, họ bị cuộc khủng hoảng chính trị đẩy đến chỗ đòi hỏi
phải có hành động lịch sử độc lập.
- Nếu chưa có những điều kiện khách quan cho một cuộc cách mạng
thì không có một nỗ lực nào của người cách mạng có thể đem đến thắng lợi. * Nhân tố chủ quan: 9
- Muốn cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi, ngoài tình thế cách mạng,
còn phải có sự chín muồi của nhân tố chủ quan và sự kết hợp đúng đắn giữa
điều kiện khách quan với nhân tố chủ quan.
- Sự chín muồi của nhân tố chủ quan trong cách mạng biểu hiện ở:
+ Trình độ cao của tính tổ chức;
+ Mức độ quyết tâm đến đỉnh điểm của giai cấp cách mạng
- Trong cách mạng vô sản, nhân tố chủ quan bao gồm:
+ Trình độ trưởng thành của phong trào công nhân, phong trào quần
chúng lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
+ Ý chí quật khởi của quần chúng sẵn sàng đứng lên lật đổ nhà nước tư sản.
* Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan:
- Để cách mạng thành công, cần phải có cả điều kiện khách quan, nhân tố
chủ quan, và sự kết hợp một cách khoa học giữa chúng.
- Nếu điều kiện khách quan không cho phép, thì dù giai cấp cách mạng có
làm chín muồi nhân tố chủ quan đến đâu, thì cách mạng không thể thành công.
- Khi điều kiện khách quan đã chín muồi, thì giai cấp cách mạng phải kịp
thời chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, giành
chính quyền về tay mình và nhân dân.
2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1. Khái niêm cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế
độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong
cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần
chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 10
- Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách
mạng chính trị được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân
lao động giành được chính quyền.
- Theo nghĩa rộng: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một
cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị,
văn hóa, tư tưởng, v.v. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
2.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nguyên nhân đầu tiên cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc
cách mạng xã hội chính là mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất và sự kìm hãm của các quan hệ sản suất lỗi thời. Trong xã hội
tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã
hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Biểu hiện ở việc tính tổ chức, tính kế hoạch
cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi vẫn còn tồn tại tính vô tổ
chức của sản xuất toàn xã hội do sự canh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa tạo ra. Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng, doanh nghiệp dừng sản xuất,
công nhân mất việc. Nhiều biện pháp được giới tư bản áp dụng, tuy nhiên, vẫn
không thể giải quyết được căn bản vấn để khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong điều kiên phát triển của nền kinh tế, một lực lượng sản xuất mới ra
đời, đó chính là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân tăng nhanh nhưng bị
bóc lột nặng nề và đã dẫn đến nguyên nhân thứ hai của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đó là sự mâu thuẩn gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khi giai cấp công nhân phát triển đủ cả
về số lượng và chất lượng, Họ tiếp nhận lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, tự
mình tổ chức ra chính đảng cách mạng, tiến hành tuyên truyền vận động quần
chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. 11
Như vậy, thời cơ cách mạng đã tới. Từ bên trong, giai cấp thống trị đã suy
yếu, giai cấp lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách
mạng. Cách mạng nhanh chóng thu hút được sự đồng tình của giai cấp công
nhân và những lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. Một cuộc cách mạng xã hội là điều tất yếu.
2.3. Tính tất yếu khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng với mục đích thay
thế chế độ cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa thay vào đó là một chế độ mới
mang tính chất bảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp công nhân lao động lên
hàng đầu là xã hội chủ nghĩa.
- Trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là những người lãnh đạo
chính cùng quần chúng nhân dân lao động khác đấu tranh cách mạng xây dựng
một chế độ mới, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.4. Đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa 2.4.1. Mục tiêu
- Khác với các cuộc cách mạng xã hội khác, Giải phóng xã hội, giải phóng
con người là mục tiêu của giai cấp công nhân , của cách mạng xã hội chủ
nghĩa , có thể nói chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
- Mục tiêu cao cả nhất đó phải được hiện thực hóa qua từng chặng đường,
từng bước đi, thông qua quá trình lao động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của
quần chúng nhân dân lao động
- Khi "xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này
bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ".
2.4.2. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là liên minh giữa giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh dạo, vừa là động lực chủ yếu
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 12
- Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai
cấp công nhân, giai cấp nảy trở thảnh một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2.4.3. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực chính trị : Đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành
chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người
lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội sau
- Trên lĩnh vực kinh tế, khác với các cuộc cách mạng xã hội khác với bản
chất thực sự là cách mạng chính trị. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất
có tính chất kinh tế: việc giành chính quyền chỉ là bước đầu.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, trong điều kiện xã hội mới - xã hội xã
hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động là chủ thể sáng
tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội.
Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, có
quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. 13