Cách quản lý nhân sự hiệu quả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Cách quản lý nhân sự hiệu quả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
CÁCH QUẢN LÍ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ
Bước 1: Xây dựng một hệ thống quản lí nhân sự
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một hệ thống quản lí nhân sự
hợp lí để dễ dàng kiểm soát (quá trình làm việc, sự đóng góp, khuyết
điểm... để từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết kịp thời) cũng như
điều chỉnh kết quả tốt nhất với mục tiêu đã xác định.
Một hệ thống quản lí nhân sự đầy đủ bao gồm những thông tin cần thiết
được lưu trữ bằng phần mềm quản lý nhân sự cũng như lợi ích của bản
thân được lưu trữ trong tập hồ sơ của mình. Khâu lưu trữ này cũng rất
quan trọng để người quản lý có thể biết thông tin của nhân viên mọi lúc
mọi nơi bằng thiết bị (điện thoại, laptop, ipad,...) thông minh.
Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự thông minh
Để quản lí nhân sự hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống nhân sự
hiệu quả bao gồm những tiêu chí sau:
Tính hiệu quả: nhân viên đó phải phù hợp với vị trí cần tuyển của
doanh nghiệp đó, đáp ứng được công việc và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.
Tính khách quan: quy trình tuyển dụng phải theo một cách khách
quan, công bằng nhất, không thiên vị bất cứ người nào.
Tính tối ưu: quy trình tuyển dụng phải diễn ra nhanh chóng liên tục
để tiết kiệm thời gian và chi phí của nhân viên và doanh nghiệp.
Tuyển dụng này bao gồm các bước phù hợp như: tuyển dụng phỏng vấn
nhân sự, kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ và lương thưởng, nội quy
cũng như là điều khoản được áp dụng tại doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng cần thiết của mỗi doanh nghiệp nên
cần phải quan tâm chăm sóc để nhân viên (mời trà, mời ăn trưa,...) để
nhân viên có thể làm việc cho mình tốt hơn.
Đồng thời cũng thể hiện bình đẳng của mỗi nhân viên để nhân viên
không có cảm giác bị phân biệt đối xử, đưa ra những ý kiến khác nhau
để mang lại cho doanh nghiệp một cơ hội mới để phát triển.
Khi tuyển dụng nhân viên, phải đưa ra đạo đức lên hàng đầu để nhân
viên có thể tiếp thu ngay từ đầu, để sau này có thể dễ dàng phổ biến
trong công việc cũng như dễ hợp tác với nhau hơn.
Ví dụ một số quy trình tuyển dụng của những tập đoàn lớn:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CỦA VINGROUP ( VINFAST)
1. Tìm kiếm và sàng lọc ứng viên: Vingroup sẽ tìm kiếm ứng viên thông qua
các kênh tuyển dụng như website tuyển dụng
https://vinfastauto.com/vn_vi/tuyen-dung, mạng xã hội (facebook, instagram,
zalo,...) trung tâm giới thiệu việc làm ( trung tâm giới thiệu việc làm Sài Gòn
Vina, trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên Tp HCM,...).
2. Phỏng vấn tuyển chọn: Vingroup sẽ phỏng vấn ứng viên thông qua các hình
thức phỏng vấn như phỏng vấn trực tiếp gặp mặt, phỏng vấn nhóm quan sát
đánh giá nhiều nhân viên cùng một lúc để tránh mất thời gian, phỏng vấn qua online.
3. Đánh giá và quyết định: Dựa trên các tiêu chí tuyển dụng đã được xác định
về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tựu trước đó,…
4. Thử việc: Vingroup sẽ cho ứng viên thử việc trong vòng 1 tháng đến 2 tháng
để đánh giá khả năng thực tế khi làm việc của nhân viên.
5. Ra quyết định tuyển dụng: Vingroup sẽ ra quyết định tuyển dụng dựa trên
kết quả đánh giá của thời gian thực tập và đánh giá của cấp quản lý trong quá
trình thử việc trước đó.
Bước 3: Mô tả công việc rõ ràng và phân công phù hợp cho từng nhân sự
Khi có một quy trình làm việc cụ thể nhân viên sẽ dễ định hướng được
nhiệm vụ được giao và làm việc chính xác hơn, hiệu quả hơn. Nhân viên
sẽ được giao làm việc theo nhóm hoặc theo phòng các nhân viên sẽ cùng
nhau hỗ trợ chứ không phải làm liên tục các mảng bộ phận khác nhau để
thực hiện các công việc cần làm.
Tránh việc lạm phát của những nhân viên khác dành thời gian đó để làm
việc riêng như ( chơi game, lướt mạng xã hội,...) dẫn tới vi phạm đạo đức kinh doanh.
Nó không chỉ dừng lại ở việc giao công việc dễ dàng mà nó còn biết
được sự phù hợp công việc của mỗi cá nhân để điểm mạnh điểm yếu của
nhân viên. Nhà quản trị sẽ dễ dàng biết được năng lực của nhân viên để
set up vào vị trí phù hợp để nhân viên có thể phát huy hết tiềm năng của
mình giúp doanh nghiệp trở nên lớn mạnh hơn.
Khi doanh nghiệp quản lí đặt vào “đạo đức” cho nhân viên như vậy sẽ
làm cho doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác,
để khách hàng có thể hợp tác lâu dài bởi vì ai cũng muốn tìm cho mình
một đối tác uy tín, trung thực để hợp tác về lâu về dài thuận lợi cho đôi bên.
Bước 4: Đặt ra mục tiêu làm việc và có tiêu chuẩn đánh giá thành tích
Mục tiêu và một thứ không thể không có của một doanh nghiệp vì nó là
động lực thúc đẩy mọi doanh nghiệp, giúp nhân viên có thể quyết tâm,
chú trọng trong công việc để hiệu quả hơn. Khi có mục tiêu doanh
nghiệp sẽ dễ dàng thành công và nhận lại lợi ích vô cùng to lớn.
Việc đánh giá theo giai đoạn bằng bảng tạo sự dễ dàng cho người quản lí
trực tiếp biết được hiệu quả làm việc của từng nhân viên tới đâu hoặc có
thái độ không tốt với khách hàng có thể theo dõi và nhắc nhở dễ dàng
tránh để lâu sẽ khiến ảnh hưởng thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhân viên làm việc tốt trung thực chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp cho
doanh nghiệp thu hút được lượng lớn đầu tư của những doanh nghiệp khác.
Ví dụ mục tiêu của Trung Nguyên Legend
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 800 triệu ly cà phê Trung Nguyên
Legend được bán ra tại đất nước 1,5 tỉ dân ( Trung Quốc ) và các nước khu
vực Đông Nam Á, Châu Á, Châu Âu,... Nhưng chủ tịch tập đoàn Trung
Nguyên lại có một mục tiêu mới cho năm nay là chế tạo một “cà phê Đạo”
của Việt Nam, giống một loại trà Đạo của Nhật Bản.
Bước 5: Đánh giá công việc hiệu quả
Để đánh giá một nhân viên trước tiên nhà quản lí phải là một tấm gương
để nhân viên noi theo như công tư phân minh, minh bạch, trung thực,...
Mỗi phòng đều có một kết quả làm việc theo từng giai đoạn, thời gian cụ
thể (tuần, tháng, quý, năm,...). Đây là phương pháp nhanh nhất để biết
quá trình làm việc của nhân viên, nhân viên có thành tích tốt sẽ được
khen thưởng còn nếu chưa tốt sẽ động viên, rút kinh nghiệm ở lần sau,...
Xây dựng môi trường làm việc năng động nâng cao tinh thần đạo đức
nơi làm việc. Khen thưởng những nhân viên coi trọng đạo đức làm bàn
đạp để phát triển doanh nghiệp và xử phạt nhân viên xem thường đạo
đức việc làm trong kinh doanh.
Quản lí nhân sự hiệu quả để không vi phạm đạo đức kinh doanh cần sự
linh hoạt, nhạy bén của nhân viên về tính trung thực cũng như tôn trọng
người khác vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ví dụ Trung Nguyên Legend
Trung Nguyên được các nhân viên làm việc ở đó nói rằng Trung Nguyên
là tập đoàn được vinh danh có môi trường làm việc, chế độ ưu ái tốt nhất
có thể phát huy ý kiến của mình, giúp nhân viên có thể phát triền hơn
trong công việc để trở thành phiên bản tốt nhất của mình.
Tất nhiên! Việc quản lý nhân sự đạo đức giúp đảm bảo rằng doanh
nghiệp xây dựng thương hiệu một cách trung thực và đáng tin cậy. Dưới
đây là cách thực hiện quản lý nhân sự để tránh vi phạm vấn đề về vô đạo
đức trong kinh doanh và đồng thời xây dựng thương hiệu mạnh mẽ:
Quy trình thực hiện:
1. Xác định giá trị và nguyên tắc đạo đức: Đầu tiên, doanh nghiệp
cần xác định rõ giá trị cốt lõi và nguyên tắc đạo đức mà họ muốn nhân viên tuân thủ.
2. Đào tạo đạo đức: Cung cấp đào tạo và huấn luyện cho nhân viên
về nguyên tắc đạo đức và quy tắc công việc, đảm bảo họ hiểu rõ và tuân thủ theo đúng.
3. Xây dựng văn hóa tổ chức: Xây dựng một môi trường làm việc
khuyến khích đạo đức, minh bạch và trung thực, tạo sự phát triển cá nhân và tôn trọng.
Điểm mạnh và điểm yếu:
Điểm mạnh: Tập trung vào tạo lập môi trường làm việc đạo đức, tôn
trọng đạo đức cá nhân và xây dựng một đội ngũ nhân viên cam kết với giá trị cốt lõi.
Điểm yếu: Có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi và thúc đẩy việc tuân
thủ đạo đức trong môi trường làm việc, đặc biệt khi doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng.
Truyền cảm hứng cho nhân viên:
o Lãnh đạo bằng môi trường: Tạo ra môi trường làm việc đầy cảm
hứng, tôn trọng và khuyến khích sáng tạo, cũng như tạo ra cơ hội
cho sự phát triển cá nhân.
o Định rõ mục tiêu và giá trị: Kết nối mục tiêu và giá trị cốt lõi của
thương hiệu với nhân viên, giúp họ hiểu được vai trò quan trọng
của mình trong việc xây dựng thương hiệu đạo đức.
o Bằng việc áp dụng những cách thực hiện này, doanh nghiệp có thể
xây dựng một môi trường làm việc đạo đức, tránh vi phạm các vấn
đề về vô đạo đức trong kinh doanh và đồng thời xây dựng thương
hiệu mạnh mẽ dựa trên giá trị và trách nhiệm xã hội.