-
Thông tin
-
Quiz
Cách trích dẫn để không vi phạm bản quyền
Cách trích dẫn để không vi phạm bản quyền
Phương pháp học đại học 4 tài liệu
Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Cách trích dẫn để không vi phạm bản quyền
Cách trích dẫn để không vi phạm bản quyền
Môn: Phương pháp học đại học 4 tài liệu
Trường: Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Hiến
Preview text:
CÁCH TRÍCH DẪN ĐỂ KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN
+ Sao chép tin tức báo chí
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định như sau: “Tin
tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của
Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ
mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo...”
➔ Như vậy, có thể xác định những thông tin báo chí ngắn hàng ngày,
chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo được coi là tin
tức thời sự thuần túy.
( Tự đọc thuyết trình ) Như bạn cũng biết thì hiện nay có khá nhiều trang báo online và những
trang báo online này có những bài đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin, đưa tin nhưng cũng có
những bài được người viết (tác giả) chăm chút, thổi hồn vào, vô cùng ấn tượng, cuốn hút với
người đọc. Do đó, với dữ liệu bạn đưa ra bạn chỉ sưu tập các tin tức ngành nghề qua các trang
báo online thì chúng tôi chưa thể xác định bạn có vi phạm hay không. Việc bạn sử dụng những
tin tức thuần túy thì có thể coi là việc cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các bài viết
mang tính chất cá nhân, những hình ảnh được sáng tạo bởi các trang báo khác thì cũng có nghĩa
là bạn vi phạm bản quyền đối với những tác phẩm, tin tức có tính sáng tạo, không tuần túy.
+ Sử dụng ảnh của các trang web nước ngoài
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu; đối tượng quyền tác giả ( bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm nhiếp ảnh;
sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi
hình bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới
hình thức điện tử; sao chép, sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.) tự đọc thuyết trình.
+ Hành vi của bạn có thể bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả nếu phát
tán, phân phối tác phẩm (tranh ảnh) của tác giả khác đến công chúng mà
không được sự đồng ý của tác giả:
“Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả”
Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ : “Quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi của bạn có thể
bị xử phạt vi phạm hành chính”
➔ Nhưng nếu bạn sử dụng những bức ảnh đó với một trong số các mục đích
được quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2009 thì bạn không cần phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác
giả của tác phẩm “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải
xin phép,không phải trả tiền nhuận bút,thù lao. Tự đọc thuyết trình
Các nguyên tắc khi trích dẫn:
1) Không ghi học hàm,học vị, địa vị xã hội của tác giả vào phần trích.
2) Tác giả là người Việt Nam ghi đầy đủ họ và tên của tác giả theo đúng trật tự
của tiếng Việt,là người nước ngoài thì ghi họ của tác giả còn tác gải là một tổ
chức thì nếu tên viết tắc của tổ chức đó phổ biến thì ghi tên viết tắc còn
không thì ghi đầy đủ tên tổ chức đó ra.
3) Khi trích dẫn cần kiểm tra tài liệu đó có lạc hậu không vì nếu tài kiệu đó lạc
hậu thì sẽ làm cho bài báo đó ít giá trị.
4) Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Thông thường, khi người
viết muốn trích dẫn bất cứ một bài báo hay tài liệu nào thì phải có tài liệu đó
trong tay, và đã đọc tài liệu đó.