Cán cân Thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
Cán cân Thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên đề số: 05
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Công Đức
Lớp Kinh tế Vĩ Mô: 33 Nhóm :12
Danh sách sinh viên thực hiện: Đàm Thị Thư: 01900439 Đào Mỹ Uyên: 72001151 Eung Virakti: 72001827 Mai Đặng Mỹ Trang: 72001746
Nguyễn Thị Bảo Trân: 22000422 Nguyễn Thị Nhã Ý: 72000932
TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2020
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH lOMoARcPSD|45316467 *************
ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021 Tên bài thuyết trình
20% ................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nhóm thực hiện: ……………………………………………ca: ...……………thứ ….. Đánh giá: T Tiêu chí Thang Điểm T Ghi chú điểm chấm 1 Hình thức trình bày: - Nội dung thuyết trình 2,0 - Thiết kế slides 1,0
- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình 1,0 - Tương tác với lớp 1,0 2 Phản biện:
- Kĩ năng trả lời câu hỏi 1,5 - Tinh thần nhóm 1,5 3 Kiểm soát thời gian 2,0 Tổng điểm 10
Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấấm điể m
ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *************
ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021 Tên bài tiểu luận
20% ..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nhóm thực hiện: ……………………………………………ca: ...……………thứ ….. Đánh giá: Tổng điểm T Tiêu chí T 1 Hình thức trình bày:
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font,
số trang, mục lục, bảng biểu,…)
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu tham khảo
- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối nghĩa 2 Nội dung:
Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết
Chương 2: Ứng dụng thực tiễn Chương 3: Kết luận 1,0 Thang Điểm Ghi chú điểm chấm 1,0 1,0 2,5 2,5 1,0 1,0 10
Điểm chữ: .................................................................................. (làm tròn đến 1 số thập phân)
Ngày ……….tháng …… năm 20…..
Giảng viên chấấm điể m lOMoARcPSD|45316467 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.......................................................3
1.1. Khái niệm cán cân thương mại.................................................................................3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại......................................................3
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT-NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020.................................................................................................5
2.1. Tình hình xuất-nhập khẩu.........................................................................................5
2.2.1. Năm 2016....................................................................................................5 2.1.2.
Năm 2017.............................................................................................................7 2.1.3.
Năm 2018..................................................................................................9 2.1.4.
Năm 2019................................................................................................10
2.2. TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2016-2020..........................................14
2.2.1. Năm 2016..................................................................................................14
2.2.2. Năm 2017..................................................................................................15
2.2.3. Năm 2018..................................................................................................15
2.2.4. Năm 2019..................................................................................................15 2 .2.5. N
ăm 2020 ....................................................................................................16
CHƯƠNG 3. NĂM QUỐC GIA CÓ MỐI QUAN HỆ XUẤT-NHẬP KHẨU
VỚI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.............................................18
CHƯƠNG 4. SỰ ẢNH HƯỞNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯA RA ĐỂ TĂNG
TRƯỞNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...........................................................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................26
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................28 1 lOMoARcPSD|45316467 LỜI MỞ ĐẦU
Trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại là một trong những
khái niệm và vấn đề trọng yếu, là một yếu tố không thể thiếu trong việc cấu
thành cán cân thanh toán và phản ánh cụ thể trong cán cân vãng lai. Dựa vào
cán cân thương mại, một nền kinh tế có thể được đánh giá về mức độ ổn định
hay an toàn. Yếu tố này phản ánh một cách toàn diện và tổng quát các chính
sách điều tiết toàn bộ nền kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tiết
kiệm và đầu tư, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh.. Đó là lý do
việc đánh giá và điều chỉnh cán cân thương mại để cân đối vĩ mô, từ đó kích
thích tăng trưởng kinh tế nước nhà, nâng cao vị thế trên đường đua quốc tế
được Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới quan tâm.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những
thăng trầm và biến động khủng hoảng do biến động kinh tế toàn cầu và dịch
bệnh. Tăng trưởng toàn cầu gần như chững lại, tiến trình phục hồi về thương
mại, sản xuất, đầu tư có nguy cơ mất đà. Sự bấp bênh của chính sách thương
mại và sự suy yếu từ nhu cầu hàng hóa lâu bền làm cho thương mại tăng
trưởng chậm. Tình trạng này này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cán cân
thanh toán và nợ quốc tế. Việc nhìn nhận, nghiên cứu, phân tích cán cân
thương mại Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp trong tầm hiểu biết và khả
năng để điều chỉnh cán cân, phục hồi nền kinh tế là điều rất cần thiết.
Chúng em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, ý kiến bổ sung, đóng góp
từ Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 lOMoARcPSD|45316467
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1.
Khái niệm cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai quốc tế, ghi chép lại
những thay đổi những biến động trong mục nhập khẩu và xuất khẩu trong một
khoảng thời gian nhất định tại một quốc gia cũng như mức chênh lệch giữa
chúng . Trong trường hợp mức chênh lệch nhỏ hơn 0, cán cân thương mại có
thặng dư. Ngược lại , với mức chênh lệch nhỏ hơn 0, cán cân thương mại có
thâm hụt, cuối cùng nếu bằng 0 thì cán cân cân bằng.
Cán cân thương mại còn có tên gọi là thặng dư thương mại hay xuất khẩu
ròng. Với giá trị dương của thặng dư thương mại, cán cân có thặng dư. Nếu
xuất khẩu ròng có giá trị âm, cán cân thương mại có thâm hụt. Mặc khác, cần
lưu ý là là các khái niệm xuất, nhập khẩu xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt
thương mại trong các văn bản tài liệu lý luận quốc tế rộng hơn trong các bảng
biểu cán cân thanh toán vì chúng bao hàm cả dịch vụ lẫn hàng hóa. 1.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
- Nhập khẩu: tỷ lệ thuận với sự gia tăng của GDP, phụ thuộc vào giá cả
tương đối của hàng hoá trong nước và nước ngoài. Nếu giá cả trong nước
và thị trường quốc tế đều tăng tương đối thì nhập khẩu sẽ tăng và ngược
lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp do Việt Nam sản xuất tăng giá ngang với chiếc xe
đạp được làm ở tại Nhật Bản thì người dân có khuynh hướng tiêu dùng nhiều xe của Nhật hơn. 3 lOMoARcPSD|45316467
- Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào tình hình nội bộ của các quốc gia khác
vì nguồn xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước khác. Vì vậy xuất
khẩu phải phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng của đối tác. Đó là lý do
người ta thường xem yếu tố này là thành phần tự định trong kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái: nhân tố quan trọng với các quốc gia vì chúng liên kết và
ảnh hưởng đến giá cả tương đối giữa hàng hoá sản xuất trong nước và
trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên
thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ
giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập
khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng
nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi
và xuất khẩu ròng tăng lên.
- Các chính sách chính phủ: bao gồm chính sách thương mại, chính sách
đầu tư, chính sách tỷ giá, chính sách thuế , tiêu dùng, quản lý nợ nước
ngoài. Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán
cân thương mại và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân
thương mại xấu đi hay cải thiện trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
1.3. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế
Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng cấu thành tổng thu nhập
quốc dân [GDP], dù là thiếu hụt hay thặng dư của thành phần này đều ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế, minh hoạ rõ hơn qua công thức: Y=C+I+G+[X_M]
Trong đó, C là tiêu dùng, I là chi tiêu đầu tư, G là chi tiêu của chính phủ,
[X_M] đại diện cho cán cân thương mại và dịch vụ. Như vậy cán cân
thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.
Trạng thái của cán cân thể hiện động 4 lOMoARcPSD|45316467
thái của nền kinh tế tại nhiều giai đoạn khác nhau. Chính phủ thường dựa
vào biến động của nó để điều chỉnh chính sách, mô hình kinh tế.
- Tác động tích cực: xuất khẩu ròng gia tăng giúp tài sản của nền kinh tế
tăng theo. Ngoài ra, sự tăng trưởng này tạo thêm việc làm, tăng tích luỹ
quốc gia dưới dạng dự trữ ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề cho đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
- Tác động tiêu cực: cán cân thương mại kéo dài trì trệ nhiều năm làm
giảm tăng trưởng kinh tế, rối loạn kinh tế vĩ mô, gia tăng số lượng thất
nghiệp. Tuy nhiên, trạng thái thâm hụt hay thặng dư vẫn chưa đủ để thể
hiện trạng thái thực của nền kinh tế, vì đôi khi thâm hụt nhưng vẫn có thể
chịu đựng được nợ nước ngoài.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT-NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.1.
Tình hình xuất-nhập khẩu 2.2.1. Năm 2016
- Thị trường xuất nhập khẩu:
● Vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ
USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó
nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD,
tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ
USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD,
tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%; ... 5 lOMoARcPSD|45316467
● Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ
USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường Châu Âu với kim
ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU
(28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim
ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.
- Thị trường nhập khẩu:
● Chủ yếu tập trung tại Châu Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng
4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất
của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,93 tỷ USD, tăng
0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt
kim ngạch 32,03 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4%; thị trường
Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm tỷ trọng 8,6%;...
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch
gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu
Âu đạt kim ngạch gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường EU
(28 nước) đạt kim ngạch hơn 11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng
6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. 6 lOMoARcPSD|45316467
- Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt
gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện
(gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện
Biểu đồ 1: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD)
- Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu
đạt 110,78 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ
yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo là là máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại
và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)... 7 lOMoARcPSD|45316467
Biểu đồ 2 : Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam 2.1.2. Năm 2017
- Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa:
● Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 28
thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
● Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2017 đạt
294,78 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với năm trước và là châu lục chiếm tỷ
trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
● Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch
gần 68 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm trước.
● Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 57,9 tỷ USD,
tăng 12,8%; châu Đại Dương đạt 7,76 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi
là 6,69 tỷ USD, tăng 24,8%.
● Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong
năm 2017 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ
USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2017. 8 lOMoARcPSD|45316467
● Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua 3 thị trường Hoa Kỳ, EU, ASEAN trở
thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ đứng sau thị
trường Trung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn
Quốc đạt gần 61,6 tỷ tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước.
● Thị trường Hoa Kỳ đạt 50,8 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt hơn 49,5 tỷ
USD và thị trường EU (28 nước) đạt 45,11 tỷ USD với mức tăng lần
lượt là: 7,8; 19,6% và 11,7%... Riêng với thị trường Ấn Độ có tốc độ
tăng mạnh 40,5% với tổng kim ngạch
Biểu đồ 3 : Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2017 so với năm 2016
Biểu đồ 4: 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2017 so với năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
xuất nhập khẩu là 7,63 tỷ USD.
- Xuất khẩu hàng hoá: Kim ngạch xuất khẩu 29 nhóm hàng hóa chủ yếu
đạt trên 1 tỷ USD với kim ngạch 195,93 tỷ USD, 9 lOMoARcPSD|45316467
chiếm 91,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, có tới 5
nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại
và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.
● Nhập khẩu hàng hóa : Kim ngạch nhập khẩu 33 nhóm hàng đạt trên 1
tỷ USD, chiếm 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong đó hai nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và
nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm trên 25,6% tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; tiếp theo là máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác chiếm trên 16%; … 2.1.3.Năm 2018
- Thị trường xuất nhập khẩu
● Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều
tăng so với năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại dương
(tăng 19,1%) tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,6%).
● Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong năm
2018 đạt 321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục
chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
● Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc châu Mỹ đạt kim
ngạch 78,37 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm trước; với châu Âu đạt
64,11 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Đại Dương đạt 9,31 tỷ USD, tăng
19,1%; châu Phi đạt 6,98 tỷ USD, tăng 3,9%.
- Xuất khẩu hàng hóa: Trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ
USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 28,37 tỷ USD so với năm trước.
Trong đó, 8 nhóm hàng tăng trưởng mạnh là: 10 lOMoARcPSD|45316467
hàng dệt may tăng 4,37 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện tăng
3,81 tỷ USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 3,64 tỷ USD;
máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,43 tỷ USD, giày dép
các loại tăng 1,56 tỷ USD, máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng
1,44 tỷ USD, sắt thép các loại tăng 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,21 tỷ USD…
- Nhập khẩu hàng hóa: Năm 2018, nhập khẩu hàng hóa cả
Biểu đồ 5: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
nước đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm trước. Các mặt hàng
tăng chủ yếu là: máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,42 tỷ
USD, dầu thô tăng 2,27 tỷ USD, chất dẻo nguyên liệu tăng 1,48 tỷ USD,
vải các. loại và kim loại thường khác tăng 1,39 tỷ, hóa chất tăng 1,04 tỷ
USD… so với cùng kỳ năm trước. 2.1.4. Năm 2019
- Thị trường xuất nhập khẩu 11 lOMoARcPSD|45316467
● Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt
Biểu đồ 6 : 10 nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018
đạt mức tăng trưởng cao nhất.
● Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ
trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả
nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019 với thị trường này đạt
338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu
là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng 6,6%.
● Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần
lượt là: châu Âu: 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 9,6 tỷ USD,
tăng 4% và châu Phi: 7,07 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2018.
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam 12 lOMoARcPSD|45316467
● Xuất khẩu hàng hóa: Tổng trị giá xuất khẩu trong năm tăng 8,4%,
tương ứng tăng 20,49 tỷ USD so với một năm trước đó. Trong đó: máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,36 tỷ USD, tương ứng tăng
21,5%; hàng dệt may tăng 2,37 tỷ USD, tương ứng tăng 7,8%; điện
thoại các loại tăng 2,16 tỷ USD, tương ứng tăng 4,4%; giày dép các
loại tăng 2,08 tỷ USD, tương ứng tăng 12,8%; máy móc thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng khác tăng 1,94 tỷ USD, tương ứng tăng 11,9%; gỗ và sản
Biểu đồ 7 : 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong năm 2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
phẩm gỗ tăng 1,74 tỷ USD, tương ứng tăng 19,5%; đá quý kim loại quý
và sản phẩm tăng 1,45 tỷ USD, tương ứng tăng 3,3 lần. 13 lOMoARcPSD|45316467
- Nhập khẩu hàng hóa: Trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
253,07 tỷ USD. Trong đó, đã có tới 38 nhóm hàng chính đạt trên 1 tỷ
USD, chiếm 90,7% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Với kết
quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 cao hơn năm
2018 là 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8% so với năm 2018. Các mặt
hàng tăng chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng
8,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng khác tăng 3,87 tỷ
USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,33 tỷ USD; than các loại tăng
1,24 tỷ USD; dầu thô tăng 849 triệu USD… Bên cạnh đó có một số
nhóm hàng giảm mạnh như: xăng dầu các loại giảm
Biểu đồ 8 : 10 nhóm hàng nhập khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong năm 2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
1,68 tỷ USD; điện thoại các loại & linh kiện giảm 1,3 tỷ USD; kim loại
thường và sản phẩm giảm 1 tỷ USD; lúa mì giảm 455 triệu USD 2.1.5. Năm 2020
- Thị trường xuất nhập khẩu 14 lOMoARcPSD|45316467
● Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt
112,02 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, liên tục là châu lục
đạt mức tăng trưởng cao nhất.
● Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm
tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả
nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2020 với thị trường này
đạt 352,97 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2019, trong đó trị giá
xuất khẩu là 140,25 tỷ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 212,72 tỷ USD, tăng 4,7%.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần
lượt là: châu Âu: 63,85 tỷ USD, giảm 3,1%; châu Đại Dương:
9,79 tỷ USD, tăng 2,4% và châu Phi: 6,72 tỷ USD, giảm 5,0% so với năm 2019
- Xuất khẩu hàng hóa:
● Tính cả năm, tổng trị giá xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%,
tương ứng tăng 18,39 tỷ USD so với năm trước. Trong đó: máy móc
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 8,89 tỷ USD, tương ứng tăng
48,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,66 tỷ USD,
tương ứng tăng 24,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,72 tỷ USD, tương
ứng tăng 16,2%; sắt thép các loại tăng 1,05 tỷ USD, tương ứng tăng 25,1%... 15