Cặp tối thiểu môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội

Cặp tối thiểu môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

i. Cặp tối thiểu
- Khái niệm: 2 bối cảnh ngữ âm đồng nhất được gọi là một cặp tối thiểu. Cặp
tối thiểu 2 từ nghĩa khác nhau nhưng về mặt ngữ âm chúng chỉ khác nhau
và phân biệt nhau bằng một âm nào đó.
- VD: + Trong tiếng Việt, hai từ “học” “đọc” khác nhau về nghĩa
chỉ phân biệt nhau ở 2 âm đầu từ /h/ và /d/. Đây là một cặp tối thiểu.
+ Trong tiếng Anh, hai từ “run” “sun” khác nhau về nghĩa
phân biệt ở hai âm đầu từ /s/ và/r/. Đây là một cặp tối thiểu.
Vậy, bối cảnh ngữ âm (của 2 âm đang xét nào đó) những bối cảnh
trong đó chúng cùng đứng trước và/hoặc đứng sau những âm như nhau; nơi
chúng xuất hiện phải cùng là đầu, cuối hoặc giữa từ, cùng ở âm tiết có trọng âm
hay không có trọng âm.
Bối cảnh đồng nhất, cặp tối thiểu rất hiệu lực đối với việc nhận diện
những âm có giá trị khu biệt (tức đơn vị khu biệt) của ngôn ngữ.
Khi phát hiện đưa ra được những cặp tối thiểu, chúng ta còn cần phải
kiểm chứng thêm qua những bước làm việc khác nữa thì mới đủ căn cứ đáng tin
cậy để khẳng định hai âm tiết đang xét cùng xuất hiện trong cặp tối thiểu đó
phải là 2 âm vị riêng biệt hay không.
Ví dụ 1: Xét 2 âm /h/ và /d/ trong tiếng Việt
Bước 1. Chọn các cặp tối thiểu:
học hề hẹp hiền
đọc đề đẹp điền
Bước 2. Trong các cặp tối thiểu này, tính đồng nhất của chu cảnh bảo
đảm: /h/ và/d/ đều đứng ở vị trí đầu từ.
Bước 3. Kiểm chứng qua người bản ngữ, đã khẳng định được chắc chắn
các từ trong từng cặp đều khác nhau về nghĩa.
Bước 4. Sự khác biệt về ngữ âm giữa các từ trong từng cặp chỉ do /h/
và /d/ đảm nhiệm.
Ví dụ 2: Xét hai âm /p/ và /s/ trong tiếng Anh:
Lapped (quấn, cuộn) [ læp ]
Last (cuối, chót) [ læst ]
Pit (cái hố) [ p it ]ʰ
Sit (ngồi) [ sit ]
Bước 2. Trong các cặp tối thiểu này, tính đồng nhất của chu cảnh bảo
đảm.
Bước 3. Kiểm chứng qua người bản ngữ, đã khẳng định được chắc chắn
các từ trong từng cặp đều khác nhau về nghĩa.
Bước 4. Sự khác biệt về ngữ âm giữa các từ trong từng cặp chỉ do /p/
và /s/ đảm nhiệm.
Kết luận : /p/ và /s/ là 2 âm vị riêng biệt.
Trên đây hai dụ được đưa ra chỉ để minh họa cho phương pháp làm
việc. Thực tế, các âm vị như /h/, /d/ của tiếng Việt, âm vị /p/, /s/ của tiếng Anh
không phải là những cặp âm khả nghi. Việc phân xuất chúng và xác định cương
vị âm vị học của chúng thường rất giản dị chỉ cần đưa ra một số kiểm
chứng là xong.
Khi gặp những trường hợp khó khăn, phức tạp hơn trong nghiên cứu phân
xuất, xác định âm vị chúng ta vẫn thể áp dụng phương pháp trên đây để làm
việc được.
Phân xuất các âm vị bằng cách dựa vào các bối cảnh đồng nhất, thực ra là
dựa trên đây để làm việc được.
Phân xuất các âm vị bằng cách dựa vào bối cảnh đồng nhất, thực ra là dựa
trên sự phân bố tương phản của các cặp tối thiểu.
Xét về bản chất, sự đối lập giữa các âm : /h/,/k/, /d/ trong các từ học, cọc,
đọc của tiếng Việt hay /k/, /f/, /h/ trong các từ cat, fat, hat của tiếng Anh chẳng
hạn, được phát hiện nhờ thủ pháp thay thế, còn thường được gọi phép (thủ
pháp) giao hoán.
Phép giao hoán được hiểu sự thay thế một âm này bằng một âm khác
sẽ đem lại một từ khác.
Ví dụ :
Thay /r/ trong từ run của tiếng Anh bằng /s/ ta sẽ có từ sun…
Thật ra, thực tiên nghiên cứu cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng
dễ dàng tìm được các cặp tối thiểu để áp dụng thủ pháp giao hoán, tìm thế phân
bố đối lập. gặp trường hợp như vậy, ta buộc phải gắng tìm những bối cảnh
tương tự, tức là những cặp tối thiểu gần giống nhau. Ví dụ, trong tiếng Anh, giả
sửu cần phân xuất và xác định 2 âm khả nghi / / và / /, chúng ta phải tìm sự đốiʃ ʒ
lập giữa 2 âm này trong bối cảnh tương tự là misson /mi n/ và vision /vi n/.ʃ ʒ
Như vậy khi phân xuất âm vị bằng cách dựa vào bối cảnh đồng nhất, ta có
thể phát biểu: nếu 2 âm xuất hiện trong những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự
thì 2 âm đó được gọi là những âm vị riêng biệt.
ii. BIẾN THỂ CỦA ÂM VỊ
- Khái niệm: là các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh
loại trừ nhau, được coi những biến thể của cùng một âm vị duy nhất.
( những âm tố cùng thể hiện một âm vị là những biến thể của âm vị)
- Áp dụng thủ pháp sử dụng bối cảnh loại trừ nhau vào xác định kiểm
chứng các âm cuối khả nghi trong những từ như: kinh, kênh, sưng,
xương, dung, đông, mong…của tiếng Việt, chúng ta có thể thấy:
a) Vấn đề đặt ra: các âm cuối được ghi trên chữ viết ng nh, những
âm vị khác nhau hay là những biến thể của một âm vị?
b) Đưa các âm khả nghi này vào các bối cảnh đồng nhất xem được hay
không, ta nhận được kết quả:
Kinh + king -
Kênh + kêng -
Kiêng + kiênh -
Nhưng + nhưnh -
Dâng + dânh -
Xương + xươnh -
Quy luật kết hợp của ngữ âm tiếng Việt không cho phép chúng ta có được
những từ-âm tiết như vậy, nên ta thể nghi ngờ, đây thể bối cảnh loại
trừ nhau.
c) Lập bảng để kiểm tra các bối cảnh xuất hiện:
Vậy các âm khả nghi đang xét (được ghi trên chữ viết là ng, nh), đúng
xuất hiệntrong các bối cảnh loại trừ nhau: tại mỗi bối cảnh, khi âm này
xuất hiện thì âm kia không bao giờ xuất hiện đó nữa. chúng đã nằm trong
thế phân bố bổ sung
(ng) [ŋ ] xuất hiện sau / /, /ə/, /a/, /ă/ɯ
(ng) [ ŋ ] xuất hiện sau /u/, /o/, /uo/, / /
m
ɔ
(nh) [ ] xuất hiện sau /i/, /e/, / /ɲ ɛ
d) Bảng này cho phép chúng ta nhận ra và xác định 3 âm là:
- Một âm [ ŋ ] bình thường, đứng sau các nguyên âm hàng giữa (cũng
gọi sau, không tròn môi / /, /ə/, /a/, /ă/). Các nguyên âm hàng giữaɯ
này không gây ảnh hưởng đến âm / ŋ / đó người bản ngữ vẫn tri
nhận là (ng)
- Một âm [ ŋ ] đứng sau các nguyên âm dòng sau tròn môi /u/, /o/, /uo/, /
/. Các nguyên âm này làm cho [ ŋ ] bị môi hóa (ngậm môi) thành [ ŋɔ
m
].
- Một âm [ ŋ ] đứng sau các nguyên âm hẹp dòng trước, không tròn môi /i/,
/e/, / /. Các nguyên âm này làm cho [ ŋ ] bị ngạc hóa, lưỡi nhích về phíaɛ
trước) nghe thành [ ] (nh).ɲ
e) Kết luận: 3 âm trên đây ở vào thế phân bố bổ sung. Chúng không thể xuất
hiện ở cùng một vị trí như nhau để khu biệt từ ( tạo nên những vỏ ngữ âm
khác biệt nhau). Chúng phải được gọi là 3 biến thể của một âm cuối [ ŋ ].
VD TIẾNG ANH:
Pen parent
Sport speak
a) Điều nhận thấy ngay đây là: [ p ] trong pen, parent động tác bật hơi
khá mạnh khi được phát ra. Âm đó ghi đúng thì phải [ p ]; còn [ p ]
h
trong sport và speak khi phát ra không có đặc trưng cấu âm bật hơi. Vậy [
p
h
] và [ p ] là 2 âm vị riêng biệt hay chúng chỉ là 2 biến thể của cùng một
âm vị
b) Trước hết kiểm chứng về bối cảnh ngữ âm, ta thấy: [ p ] đứng đầu âm tiết
h
(pen, parent) còn [ p ] đứng sau [ s ].
Như vậy [ p ] [ p ] vào thế phận bố bổ sung với nhau. Chỉ [ p ]
h h
hiện diện đầu từ, [ p ] không bao giờ đứng vị trí ấy nữa, còn vị trí sau
[s] thì chỉ có [ p ] xuất hiện, không có [ p
h
].
Chúng không thể xuất hiện cùng một vị trí như nhau để khu biệt từ
(tạo nên những vỏ ngữ âm khác biệt nhau). Ta không thể những cặp
từ đối lập nhau như: [ pen ] >< [p en ], [ pit ] >< [ p it ]…
h h
Vậy [ p ] [ p ] phải hai biến thể của cùng một âm vị /p/ chứ không
h
phải 2 âm vị riêng biệt.
Kiểu biến thể của âm vị như trong 2 dụ trên gọi biến thể kết hợp
( do kết hợp với âm vị khác trong hoạt động ngôn ngữ nên). Bên
cạnh đó còn những biến thể được tạo thành do những biến đổi tùy
tiện trong lời nói, không bị phụ thuộc, bị chi phối bởi bất nhân tố
nào. Kiểu này được gọi là biến thể tự do.
| 1/5

Preview text:

i. Cặp tối thiểu
- Khái niệm: 2 bối cảnh ngữ âm đồng nhất được gọi là một cặp tối thiểu. Cặp
tối thiểu là 2 từ có nghĩa khác nhau nhưng về mặt ngữ âm chúng chỉ khác nhau
và phân biệt nhau bằng một âm nào đó. - VD:
+ Trong tiếng Việt, hai từ “học” và “đọc” khác nhau về nghĩa và
chỉ phân biệt nhau ở 2 âm đầu từ /h/ và /d/. Đây là một cặp tối thiểu.
+ Trong tiếng Anh, hai từ “run” và “sun” khác nhau về nghĩa và
phân biệt ở hai âm đầu từ /s/ và/r/. Đây là một cặp tối thiểu.
Vậy, bối cảnh ngữ âm (của 2 âm đang xét nào đó) là những bối cảnh
trong đó chúng cùng đứng trước và/hoặc đứng sau những âm như nhau; nơi
chúng xuất hiện phải cùng là đầu, cuối hoặc giữa từ, cùng ở âm tiết có trọng âm hay không có trọng âm.
Bối cảnh đồng nhất, cặp tối thiểu rất có hiệu lực đối với việc nhận diện
những âm có giá trị khu biệt (tức đơn vị khu biệt) của ngôn ngữ.
Khi phát hiện và đưa ra được những cặp tối thiểu, chúng ta còn cần phải
kiểm chứng thêm qua những bước làm việc khác nữa thì mới đủ căn cứ đáng tin
cậy để khẳng định hai âm tiết đang xét cùng xuất hiện trong cặp tối thiểu đó có
phải là 2 âm vị riêng biệt hay không.
Ví dụ 1: Xét 2 âm /h/ và /d/ trong tiếng Việt
Bước 1. Chọn các cặp tối thiểu: học hề hẹp hiền đọc đề đẹp điền
Bước 2. Trong các cặp tối thiểu này, tính đồng nhất của chu cảnh bảo
đảm: /h/ và/d/ đều đứng ở vị trí đầu từ.
Bước 3. Kiểm chứng qua người bản ngữ, đã khẳng định được chắc chắn
các từ trong từng cặp đều khác nhau về nghĩa.
Bước 4. Sự khác biệt về ngữ âm giữa các từ trong từng cặp chỉ do /h/ và /d/ đảm nhiệm.
Ví dụ 2: Xét hai âm /p/ và /s/ trong tiếng Anh: Lapped (quấn, cuộn) [ læp ] Last (cuối, chót) [ læst ] Pit (cái hố) [ pʰit ] Sit (ngồi) [ sit ]
Bước 2. Trong các cặp tối thiểu này, tính đồng nhất của chu cảnh bảo đảm.
Bước 3. Kiểm chứng qua người bản ngữ, đã khẳng định được chắc chắn
các từ trong từng cặp đều khác nhau về nghĩa.
Bước 4. Sự khác biệt về ngữ âm giữa các từ trong từng cặp chỉ do /p/ và /s/ đảm nhiệm.
Kết luận : /p/ và /s/ là 2 âm vị riêng biệt.
Trên đây là hai ví dụ được đưa ra chỉ để minh họa cho phương pháp làm
việc. Thực tế, các âm vị như /h/, /d/ của tiếng Việt, âm vị /p/, /s/ của tiếng Anh
không phải là những cặp âm khả nghi. Việc phân xuất chúng và xác định cương
vị âm vị học của chúng thường là rất giản dị và chỉ cần đưa ra một số kiểm chứng là xong.
Khi gặp những trường hợp khó khăn, phức tạp hơn trong nghiên cứu phân
xuất, xác định âm vị chúng ta vẫn có thể áp dụng phương pháp trên đây để làm việc được.
Phân xuất các âm vị bằng cách dựa vào các bối cảnh đồng nhất, thực ra là
dựa trên đây để làm việc được.
Phân xuất các âm vị bằng cách dựa vào bối cảnh đồng nhất, thực ra là dựa
trên sự phân bố tương phản của các cặp tối thiểu.
Xét về bản chất, sự đối lập giữa các âm : /h/,/k/, /d/ trong các từ học, cọc,
đọc của tiếng Việt hay /k/, /f/, /h/ trong các từ cat, fat, hat của tiếng Anh chẳng
hạn, được phát hiện là nhờ thủ pháp thay thế, còn thường được gọi là phép (thủ pháp) giao hoán.
Phép giao hoán được hiểu là sự thay thế một âm này bằng một âm khác
sẽ đem lại một từ khác. Ví dụ :
Thay /r/ trong từ run của tiếng Anh bằng /s/ ta sẽ có từ sun…
Thật ra, thực tiên nghiên cứu cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng
dễ dàng tìm được các cặp tối thiểu để áp dụng thủ pháp giao hoán, tìm thế phân
bố đối lập. gặp trường hợp như vậy, ta buộc phải gắng tìm những bối cảnh
tương tự, tức là những cặp tối thiểu gần giống nhau. Ví dụ, trong tiếng Anh, giả
sửu cần phân xuất và xác định 2 âm khả nghi / / và ʃ / /, chúng ʒ ta phải tìm sự đối
lập giữa 2 âm này trong bối cảnh tương tự là misson /miʃn/ và vision /vi n/. ʒ
Như vậy khi phân xuất âm vị bằng cách dựa vào bối cảnh đồng nhất, ta có
thể phát biểu: nếu 2 âm xuất hiện trong những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự
thì 2 âm đó được gọi là những âm vị riêng biệt. ii. BIẾN THỂ CỦA ÂM VỊ
- Khái niệm: là các âm gần gũi nhau, xuất hiện trong những bối cảnh
loại trừ nhau, được coi là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất.
( những âm tố cùng thể hiện một âm vị là những biến thể của âm vị)
- Áp dụng thủ pháp sử dụng bối cảnh loại trừ nhau vào xác định và kiểm
chứng các âm cuối khả nghi trong những từ như: kinh, kênh, sưng,
xương, dung, đông, mong…của tiếng Việt, chúng ta có thể thấy:
a) Vấn đề đặt ra: các âm cuối được ghi trên chữ viết là ng và nh, là những
âm vị khác nhau hay là những biến thể của một âm vị?
b) Đưa các âm khả nghi này vào các bối cảnh đồng nhất xem có được hay
không, ta nhận được kết quả: Kinh + king - Kênh + kêng - Kiêng + kiênh - Nhưng + nhưnh - Dâng + dânh - Xương + xươnh -
Quy luật kết hợp của ngữ âm tiếng Việt không cho phép chúng ta có được
những từ-âm tiết như vậy, nên ta có thể nghi ngờ, ở đây có thể có bối cảnh loại trừ nhau.
c) Lập bảng để kiểm tra các bối cảnh xuất hiện:
Vậy các âm khả nghi đang xét (được ghi trên chữ viết là ng, nh), đúng là
có xuất hiệntrong các bối cảnh loại trừ nhau: tại mỗi bối cảnh, khi âm này
xuất hiện thì âm kia không bao giờ xuất hiện ở đó nữa. chúng đã nằm trong thế phân bố bổ sung
(ng) [ŋ ] xuất hiện sau / /, /ə/, /a/, /ă/ ɯ
(ng) [ ŋm ] xuất hiện sau /u/, /o/, /uo/, / / ɔ
(nh) [ ] xuất hiện sau /i/, /e/, / ɲ / ɛ
d) Bảng này cho phép chúng ta nhận ra và xác định 3 âm là:
- Một âm là [ ŋ ] bình thường, đứng sau các nguyên âm hàng giữa (cũng
gọi là sau, không tròn môi / /,
ɯ /ə/, /a/, /ă/). Các nguyên âm hàng giữa
này không gây ảnh hưởng gì đến âm / ŋ / đó và người bản ngữ vẫn tri nhận là (ng)
- Một âm [ ŋ ] đứng sau các nguyên âm dòng sau tròn môi /u/, /o/, /uo/, /
ɔ/. Các nguyên âm này làm cho [ ŋ ] bị môi hóa (ngậm môi) thành [ ŋm ].
- Một âm [ ŋ ] đứng sau các nguyên âm hẹp dòng trước, không tròn môi /i/,
/e/, / ɛ/. Các nguyên âm này làm cho [ ŋ ] bị ngạc hóa, lưỡi nhích về phía
trước) nghe thành [ ] (nh). ɲ
e) Kết luận: 3 âm trên đây ở vào thế phân bố bổ sung. Chúng không thể xuất
hiện ở cùng một vị trí như nhau để khu biệt từ ( tạo nên những vỏ ngữ âm
khác biệt nhau). Chúng phải được gọi là 3 biến thể của một âm cuối [ ŋ ]. VD TIẾNG ANH: Pen parent Sport speak
a) Điều nhận thấy ngay ở đây là: [ p ] trong pen, parent có động tác bật hơi
khá mạnh khi được phát ra. Âm đó ghi đúng thì phải là [ ph ]; còn [ p ]
trong sport và speak khi phát ra không có đặc trưng cấu âm bật hơi. Vậy [
ph ] và [ p ] là 2 âm vị riêng biệt hay chúng chỉ là 2 biến thể của cùng một âm vị
b) Trước hết kiểm chứng về bối cảnh ngữ âm, ta thấy: [ ph ] đứng đầu âm tiết
(pen, parent) còn [ p ] đứng sau [ s ].
Như vậy [ ph ] và [ p ] ở vào thế phận bố bổ sung với nhau. Chỉ có [ ph ]
hiện diện ở đầu từ, và [ p ] không bao giờ đứng ở vị trí ấy nữa, còn ở vị trí sau
[s] thì chỉ có [ p ] xuất hiện, không có [ ph ].
Chúng không thể xuất hiện ở cùng một vị trí như nhau để khu biệt từ
(tạo nên những vỏ ngữ âm khác biệt nhau). Ta không thể có những cặp
từ đối lập nhau như: [ pen ] >< [phen ], [ pit ] >< [ phit ]…
Vậy [ p ] và [ ph ] phải là hai biến thể của cùng một âm vị /p/ chứ không
phải 2 âm vị riêng biệt.
Kiểu biến thể của âm vị như trong 2 ví dụ trên gọi là biến thể kết hợp
( do kết hợp với âm vị khác trong hoạt động ngôn ngữ mà nên). Bên
cạnh đó còn có những biến thể được tạo thành do những biến đổi tùy
tiện trong lời nói, không bị phụ thuộc, bị chi phối bởi bất kì nhân tố
nào. Kiểu này được gọi là biến thể tự do.