-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Hà Nội
1. Đơn vị ngôn ngữ nào sau đây tự thân không mang nghĩa? A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ. 2. Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, đơn vị nào chưa phải là một tín hiệu? A. Từ B. Âm vị C. Câu 3. Hoàn thành nhận định sau: “Bộ môn ngữ âm học nghiên cứu bản chất sóng âm của ngôn ngữ được gọi là …”. A. Ngữ âm học thính giác B. Ngữ âm học âm học C. Ngữ âm học bệnh học. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Hà Nội
1. Đơn vị ngôn ngữ nào sau đây tự thân không mang nghĩa? A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ. 2. Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, đơn vị nào chưa phải là một tín hiệu? A. Từ B. Âm vị C. Câu 3. Hoàn thành nhận định sau: “Bộ môn ngữ âm học nghiên cứu bản chất sóng âm của ngôn ngữ được gọi là …”. A. Ngữ âm học thính giác B. Ngữ âm học âm học C. Ngữ âm học bệnh học. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|47207367 lOMoARcPSD|47207367
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Đơn vị ngôn ngữ nào sau đây tự thân không mang nghĩa? A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ.
2. Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, đơn vị nào chưa phải là một tín hiệu? A. Từ B. Âm vị C. Câu
3. Hoàn thành nhận định sau: “Bộ môn ngữ âm học nghiên cứu bản chất sóng âm của
ngôn ngữ được gọi là …”.
A. Ngữ âm học thính giác B. Ngữ âm học âm học
C. Ngữ âm học bệnh học
4. Đặc trưng nào của ngôn ngữ giúp người nghiên cứu nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ
và phát hiện được quy tắc kết hợp giữa chúng? A. Tính hình tuyến B. Tính năng sinh C. Tính phân đoạn đôi
5. Hoàn thành nhận định sau: “Điều kiện cần và đủ để có một hệ thống là có một tập hợp các yếu tố…”
A. không đồng loại, có quan hệ kết hợp với nhau
B. đồng loại và/ hoặc không đồng loại cùng mạng lưới quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau giữa các yếu tố đó
C. đồng loại, có quan hệ tôn ti với nhau.
6. Trong ngôn ngữ, các nguyên âm được miêu tả và phận loại theo những tiêu chí cơ bản nào?
A. Phương thức cấu âm, vị trí cấu âm, tính thanh
B. Hình dáng của môi, độ tiến/lui của lưỡi, phương thức cấu âm
C. Độ nâng của lưỡi, độ tiến/lui của lưỡi, hình dáng của môi
7. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Điều kiện để một thực thể trở thành tín hiệu là thực thể đó phải có tính tâm linh, tồn tại độc
lập trong thế giới khách quan, có giá trị tự thân.
B. Điều kiện để một thực thể trở thành tín hiệu là thực thể đó phải có tính di vị và tính sản sinh lOMoARcPSD|47207367
C. Điều kiện để một thực thể trở thành tín hiệu là thực thể đó phải có tính vật chất, nằm trong một
hệ thống nhất định, giá trị của nó do cộng đồng xã hội quy định.
8. Bộ phận nào sau đây KHÔNG thuộc cơ quan phát âm thụ động? A. Lợi B. Môi C. Ngạc cứng
9. Hoàn thành nhận định sau: “Cái được biểu đạt của từ được hiểu là …”.
A. Đối tượng mà từ chỉ ra trong thực tế B. Vỏ ngữ âm của từ
C. Khái niệm mà từ biểu đạt
10. Hoàn thành nhận định sau: “Khả năng thụ đắc ngôn ngữ của con người …”? A. có tính võ đoán B. có tính bẩm sinh C. không có tính bẩm sinh
11. Loại hình ngôn ngữ nào có đặc trưng sau: “Khi đi vào hoạt động, từ có sự biến đổi
hình thái, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp dung hợp ngay trong bản thân từ”?
A. Loại hình ngôn ngữ hòa kết
B. Loại hình ngôn ngữ chắp dính
C. Loại hình ngôn ngữ đơn lập
12. Đặc trưng ngôn ngữ nào là cơ sở của hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa trong ngôn ngữ?
A. Tính võ đoán, tính đa trị
B. Tính hình tuyến, tính di vị
C. Tính di vị, tính cấu trúc hai bậc
14. Trong ngôn ngữ học, phương pháp so sánh nào được sử dụng để xác định cội nguồn của các ngôn ngữ?
A. Phương pháp so sánh loại hình
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh đối chiếu
16. Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) tuân theo quy tắc nào?
A. Một ký hiệu phiên âm trong IPA biểu thị nhiều hơn một âm B.
Mỗi ký hiệu phiên âm trong IPA chỉ biểu thị một âm duy nhất
C. Ký hiệu phiên âm nào trong IPA cũng có trong bảng chữ cái của các ngôn ngữ lOMoARcPSD|47207367
17. Hiện tượng một phát ngôn có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau thể hiện đặc
trưng nào của ngôn ngữ? A. Tính đa trị B. Tính di vị C. Tính sản sinh
18. Tiếng Anh, tiếng Pháp thuộc loại hình ngôn ngữ nào sau đây? A. Đa tổng hợp
B. Hòa kết tổng hợp tính
C. Hòa kết phân tích tính
19. Các đặc trưng cao độ, cường đọ, trường độ trong âm thanh ngôn ngữ của con người
thuộc bình diện nào của ngữ âm? A. Bình diện sinh lý B. Bình diện vật lý
C. Bình diện chức năng xã hội
20. Hoàn thành nhận định sau: “… là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất của âm thanh lời nói”. A. Âm vị B. Âm tiết C. Âm tố
21. Trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, đơn vị nào được tạo thành từ hình vị hoặc từ sự
kết hợp các hình vị với nhau theo những quy tắc nhất định? A. Âm vị B. Hình vị C. Từ
22. Khi chúng ta nói, nguồn âm được phát ra từ cơ quan nào? A. Từ thanh quản
B. Từ thanh đới (dây thanh) C. Từ lưỡi
23. Hoàn thành nhận định sau: “Tín hiệu là … kích thích vào … của con người, làm con
người tri giác được và có giá trị đại diện cho một cái gì đó ngoài nó”.
A. một thực thể tâm lý/ cảm xúc
B. một hiện thực khách quan/ cảm giác
C. một thực thể vật chất/ giác quan
24. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ quan hệ với nhau theo những kiểu quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ nhượng bộ, quan hệ tăng tiến, quan hệ hình tuyến
B. quan hệ nhân quả, quan hệ tôn ti, quan hệ kết hợp
C. quan hệ kết hợp, quan hệ đối vị, quan hệ tôn ti.
25. Hoàn thành nhận định sau: “Nguyên âm cao là những nguyên âm khi được phát ra …”
A. lưỡi hạ thấp, độ mở của miệng rộng
B. lưỡi nâng cao, độ mở của miệng hẹp lOMoARcPSD|47207367
C. lưỡi hạ thấp, miệng khép vừa
26. Giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ nào cho thấy ngôn ngữ có tính võ đoán?
A. thuyết khế ước xã hội
B. thuyết ngôn ngữ cử chỉ C. thuyết cảm thán
27. Hoàn thành nhận định sau: “Con người tư duy và tri nhận thế giới bằng ….. gắn với ngôn ngữ”. A. khái niệm B. câu C. từ ngữ
28. Hoàn thành nhận định sau: “Nguyên âm thấp là những nguyên âm khi được phát ra….”
A. lưỡi hạ thấp, miệng khép vừa
B. lưỡi hạ thấp, độ mở của miệng rộng
C. lưỡi nâng cao, độ mở của miệng hẹp
29. Cách diễn đạt nào thể hiện nội dung của khái niệm tính sản sinh trong ngôn ngữ?
A. Ngôn ngữ có tính cấu trúc hai bậc: Bậc 1 gồm những đơn vị tự thân không mang nghĩa, bậc 2
gồm những đơn vị mang nghĩa được tạo thành do sự kết hợp các đơn vị ở bậc 1.
B. Khi ngôn ngữ được hiện thực hóa thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi.
C. Từ số lượng đơn vị hữu hạn đã có và những nguyên tắc đã được xác định, người sử dụng ngôn
ngữ có thể tạo sinh và hiểu được vô vàn phát ngôn mà họ chưa nói hoặc nghe bao giờ. 30.
3. Câu nào sau đây biểu thi nội dung của khái niệm cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ?
A. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là đối tượng mà tín hiệu đó quy chiếu.
B. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là hình thức ngữ âm của tín hiệu đó.
C. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là khái niệm về sự vật, hiện tượng, quá trình được tín hiệu đó biểu thị.
3. Trong các ngôn ngữ đơn lập, hình thức của hình vị có đặc trưng nào sau đây? A. Luôn trùng âm tiết.
B. Luôn nhỏ hơn âm tiết.
C. Luôn lớn hơn âm tiết.
4. Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ nào sau đây? A. Chắp dính.
B. Hòa kết phân tích tính.
C. Hòa kết tổng hợp tính.
5. Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan theo cách nào sau đây?
A. Theo cách sao chụp y nguyên. B. Theo cách mô phỏng. lOMoARcPSD|47207367
C. Theo cách mà người bản ngữ tri giác.
6. Theo đặc trưng phân đoạn đôi của ngôn ngữ, ngữ đoạn được phân giải thành đơn vị nào sau đây? A. Hình vị. B. Từ. C. Âm vị.
7. Khả năng thụ đắc ngôn ngữ của con người có đặc trưng nào sau đây?
A. Hoàn toàn mang tính bẩm sinh.
B. Không mang tính bẩm sinh.
C. Mang tính võ đoán.
8. Cụm từ nào sau đây còn thiếu trong nhận định: “Con chữ trong âm tiết “gà”
(tiếng Việt) và “good” (tiếng Anh) là sự thể hiện của …”?
A. cùng một âm với các đặc trưng ngữ âm hoàn toàn giống nhau.
B. hai âm riêng biệt, khác nhau về tính thanh.
C. hai âm riêng biệt, khác nhau về phương thức cấu âm.
9. Từ nào sau đây còn thiếu trong định nghĩa tín hiệu: “Tín hiệu là một thực thể ……… kích
thích vào giác quan của con người (làm con người tri giác được) và có giá trị biểu đạt một cái
gì đó ngoài thực thể ấy”? A. tâm lý B. vật chất C. khách quan
10. Ngữ đoạn nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ?
A. Giữa hình thức ngữ âm và khái niệm mà nó biểu thị không có mối tương quan bên trong nào. B.
Giữa hình thức ngữ âm và sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị không có mối tương quan bên trong nào.
C. Giữa hình thức ngữ âm và sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị có mối tương quan tương đối.
11. Điều kiện cần và đủ để có một hệ thống là gì? A. Có các yếu tố.
B. Có các quan hệ qua lại.
C. Có các yếu tố quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau.
12. Quan hệ ngôn ngữ nào sau đây được hiểu là: “Kiểu quan hệ xâu chuỗi giữa một
yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho nó”? A. Quan hệ liên tưởng.
B. Quan hệ kết hợp. C. Quan hệ tôn ti.
13. Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan theo hình thức nào sau đây?
A. Theo cách sao chụp y nguyên. B. Theo cách mô phỏng. lOMoARcPSD|47207367
C. Theo cách được cộng đồng người bản ngữ tri giác.
14. Ngữ đoạn nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm giao tiếp?
A. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa các bên tham gia giao tiếp.
B. Là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ… giữa các bên tham gia giao tiếp với nhau.
C. Là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ… giữa các bên tham gia giao tiếp với nhau và tác động đến nhau.
15. Ngữ đoạn nào sau đây còn thiếu trong nhận định về phương thức giao tiếp của của loài người
và các loài vật khác: “……… có hệ thống giao tiếp giống như ngôn ngữ của loài người”?
A. Không có loài động vật nào B. Nhiều loài động vật
C. Một số loài động vật
16. Đặc trưng nào của ngôn ngữ được diễn giải là “Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá
thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi”? A. Tính hình tuyến. B. Tính phân đoạn đôi. C. Tính năng sinh.
17. Ngữ đoạn nào sau đây còn thiếu trong nhận định về quan hệ ngôn ngữ và tư duy: “Quan
hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là ………”? A. Thống nhất. B. Đồng nhất.
C. Thống nhất nhưng không đồng nhất.
18. Đặc trưng nào của ngôn ngữ được diễn giải là: “Một vỏ ngữ âm biểu thị nhiều nội
dung khác nhau hoặc nhiều vỏ ngữ âm khác nhau cùng biểu thị một nội dung”? A. Tính năng sản. B. Tính đa trị. C. Tính hình tuyến.
19. Hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa có cơ sở từ đặc trưng nào của ngôn ngữ?
A. Tính hình tuyến, tính di vị.
B. Tính võ đoán, tính đa trị.
C. Tính di vị, tính cấu trúc hai bậc.
20. Việc phân loại các ngôn ngữ thành loại hình ngôn ngữ đơn lập, hòa kết, chắp dính… là kết
quả của phương pháp so sánh nào? A. So sánh lịch sử. B. So sánh đối chiếu. C. So sánh loại hình. lOMoARcPSD|47207367
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Hoàn thành câu sau: “Ngữ âm học âm học nghiên cứu …….”.
A. bình diện vật lý của âm thanh tiếng nói con người.
B. bình diện sinh lý của âm thanh tiếng nói con người.
C. bình diện xã hội của âm thanh tiếng nói con người
2. Những tiêu chí phân loại nguyên âm nào được thể hiện trong hình thang nguyên âm quốc tế?
A. Độ nâng của lưỡi, vị trí của lưỡi, hình dáng của môi.
B. Độ nâng của lưỡi, tính thanh, hình dáng của môi.
C. Độ nâng của lưỡi, vị trí của lưỡi, trường độ.
3. Hoàn thành câu sau: “Trong tiếng Việt, các âm [i], [e], [ɛ] thuộc nhóm nguyên âm ……….”. A. hàng trước B. hàng giữa C. hàng sau
4. Hoàn thành câu sau: “..... là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của lời nói” ? A. Âm vị B. Âm tố C. Âm tiết
5. Phụ âm nào sau đây trong tiếng Việt có các thuộc tính ngữ âm: tắc, răng, vô thanh? A. [c]. B. [ɲ]. C. [t].
6. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có thuộc tính ngữ âm: hàng trước, hẹp, không tròn môi? A. [ɛ]. B. [ɔ]. C. [i].
7. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có phẩm chất: hàng sau, rộng vừa, tròn môi? A. [ɔ]. B. [e]. C. [o].
8. Hoàn thành câu sau: “..... là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của lời nói”. A. Âm vị B. Âm tố C. Âm tiết
9. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh? A. tính thanh B. phương thức cấu âm C. vị trí cấu âm
10. Tiêu chí nào được dùng để phân loại nguyên âm thành: nguyên âm hàng trước, hàng giữa và hàng sau? A. vị trí của lưỡi B. vị trí cấu âm C. độ nâng của lưỡi
11. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm tắc, xát, tắc - xát, rung? A. phương thức cấu âm B. vị trí cấu âm C. tính thanh
12. Xét về vị trí cấu âm, trong tiếng Việt các âm [m], [p], [b] được xếp vào nhóm phụ âm nào? A. phụ âm môi B. phụ âm tắc C. phụ âm hữu thanh
13. Dựa vào tiêu chí nào mà nguyên âm được phân loại thành nguyên âm rộng, hẹp, hơi rộng, hơi hẹp? A. độ mở của miệng B. vị trí của lưỡi C. hình dáng của môi
14. Hoàn thành nhận định sau: “Các phụ âm được dán nhãn phụ âm môi, phụ âm răng hay phụ âm ngạc là dựa vào việc xác định …….”
A. cách khắc phục sự cản trở luồng hơi từ phổi đi lên.
B. bộ phận nào trong bộ máy phát âm gây ra sự cản trở luồng hơi.
C. lưỡi tiếp xúc với bộ phận nào trong khoang miệng.
15. Phụ âm nào sau đây là phụ âm tắc, đầu lưỡi-lợi, hữu thanh? lOMoARcPSD|47207367 A. [d], [n] B. [t], [th ] C. [f], [v]
16. Hoàn thành câu sau: “Xét về vị trí cấu âm, các phụ âm [c], [ɲ] trong tiếng Việt là …….” A. phụ âm ngạc B. phụ âm tắc C. phụ âm mạc
17. Khi phát âm, bộ phận nào sau đây tạo ra nguồn âm? A. Dây thanh. B. Môi. C. Lưỡi.
18. Bộ phận nào sau đây hoạt động nhiều nhất trong khoang miệng? A. Dây thanh. B. Môi. C. Lưỡi.
19. Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng? A. Lưỡi. B. Yết hầu. C. Lợi.
20. Trong tiếng Việt, những phụ âm nào sau đây thuộc nhóm phụ âm tắc mạc? A. [c], [ɲ]. B. [k], [ŋ]. C. [t], [d].
21. Trong tiếng Việt, âm [k] mang tính môi hóa xuất hiện trong bối cảnh nào?
A. Đứng trước các nguyên âm hàng sau tròn môi [u], [o], [ɔ].
B. Đứng trước các nguyên âm hàng trước không tròn môi [i], [e],
[εˇ]. C. Đứng trước các nguyên âm [ɤˇ], [ă], [ɯ].
22. Câu nào sau đây thể hiện nội dung khái niệm của âm vị? A.
Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
B. Âm vị là chùm các nét khu biệt và không khu biệt.
C. Âm vị là chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
23. Câu nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm âm tiết?
A. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói.
B. Âm tiết là tổng thể (chùm) những nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
C. Âm tiết là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng khu biệt nghĩa của từ.
24. Hoàn thành câu sau: “Đỉnh của âm tiết bao giờ cũng là ………” A. Nguyên âm. B. Phụ âm. C. Bán âm.
25. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Âm vị nằm trong âm tiết.
B. Âm vị nằm trong âm tố. C. Âm vị bao hàm âm tố. 1A 2A 3A 4B 5C 6C 7C 8B 9A 10A 11A 12A 13A 14B 15A 16A 17A 18C 19B 20B 21A 22C 23A 24A 25B
26. Các ký hiệu phiên âm được ghi trên hai cạnh đáy của hình thang nguyên âm thể hiện tiêu chí nào khi phân loại nguyên âm?
A. Độ tiến/lui của lưỡi B. Tính thanh
C. Độ nâng/ hạ của lưỡi
27. Câu “Ngôn ngữ biểu thị quan điểm, thái độ của người nói đối với trải nghiệm đã qua”. Thể hiện nội dung chức năng nào của ngôn ngữ?
A. Chức năng lưu giữ văn hóa lOMoARcPSD|47207367 B. Chức năng biểu cảm C. Chức năng xã hội
28. Nhận định: “Ngôn ngữ biểu thị quan điểm, thái độ của người nói đối với trải nghiệm đã qua của bản thân” phản
ánh chức năng nào của ngôn ngữ? A. Chức năng xã hội B. Chức năng biểu cảm
C. Chức năng tạo lập văn bản
29. Tiếng Việt, tiếng Trung Quốc thuộc loại hình ngôn ngữ nào sau đây?
A. Hòa kết tổng hợp tính
B. Hòa kết phân tích tính C. Đơn lập
30. Cách diễn đạt nào thể hiện mỗi quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói?
A. Ngôn ngữ mang tính xã hội, lời nói mang tính cá nhân
B. Ngôn ngữ có trước, lời nói có sau
C. Ngôn ngữ biệt lập với lời nói
31. Hoàn thành nhận định sau: “Cấu âm của bán âm …..”
A. hoàn toàn giống với cấu âm nguyên âm
B. giống với cấu âm nguyên âm nhưng với một tiếng xát rất nhẹ
C. hoàn toàn giống cấu âm phụ âm
32. Quan hệ ngôn ngữ nào được hiểu là: “Đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn”. A. Quan hệ tôn ti B. Quan hệ đối vị C. Quan hệ ngữ đoạn
33. Hoàn thành nhận định sau: “Quan hệ giữa âm và chữ ….”
A. không phải luôn là quan hệ tương ứng 1-1
B. là quan hệ đồng nhất
C. là quan hệ tương ứng 1-1
34. Câu “Ngôn ngữ ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Ngôn ngữ là tài sản chung của cả xã hội
B. Ngôn ngữ có tính giai cấp
C. Ngôn ngữ của mọi cá nhân trong một cộng đồng ngôn ngữ là giống nhau. lOMoARcPSD|47207367 CÂU HỎI ÔN BÀI CHƯƠNG 3
1. Nhóm từ nào sau đây được tạo thành theo phương thức ghép các hình vị có quan hệ
bình đẳng về ngữ pháp? A. Xanh xanh, tim tím. B. Sách vở, quần áo. C. Sách đỏ, quần bò.
2. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ngữ nghĩa học và nghĩa học là hai thuật ngữ có cùng nội dung.
B. Ngữ nghĩa học bao hàm nghĩa học.
C. Ngữ nghĩa học là một bộ phận của nghĩa học.
3. Nhóm từ láy nào sau đây gồm các từ láy hoàn toàn?
A. Mươn mướt, khang khác, anh ách.
B. Xinh xẻo, chung chiêng, trống trải.
C. Lầm rầm, lùng tùng, lụng thụng.
4. Cách diễn đạt nào sau đây biểu thị nội dung khái niệm nghĩa sở chỉ của từ?
A. Là quan hệ giữa hình thức ngữ âm của từ với đối tượng mà hình thức ngữ âm đó chỉ ra.
B. Là quan hệ giữa hình thức ngữ âm của từ với khái niệm mà hình thức ngữ âm đó biểu thị.
C. Là quan hệ giữa hình thức ngữ âm của từ với người sử dụng ngôn ngữ.
5. Từ nào còn thiếu trong nhận định: “Không phải từ nào cũng có …..”? A. nghĩa. B. nghĩa sở biểu. C. nghĩa sở chỉ.
6. Những từ nào sau đây được tạo thành theo phương thức ghép các hình vị có quan
hệ không bình đẳng về ngữ pháp? A. Buồn buồn, vàng vàng. B. Tay chân, đi đứng. C. Bánh bèo, xe đạp.
7. Hình vị tự do và hình vị hạn chế phân biệt nhau theo tiêu chí nào sau đây? A. Chức năng.
B. Khả năng hoạt động độc lập. C. Ý nghĩa.
8. Hình vị và âm vị phân biệt với nhau ở phương diện nào sau đây? A. Chức năng. B. Độ dài vật chất. C. Hình thức ngữ âm.
9. Từ phái sinh được tạo thành bằng phương thức cấu tạo từ nào sau đây?
A. Phương thức từ hóa hình vị.
B. Phương thức từ ghép hình vị. C. Phương thức phụ gia.
10. Xét về chức năng, các phụ tố re (redo, react), ir (irregular), de (decode, decrease)
được xếp vào loại hình vị nào sau đây?
A. Hình vị phụ tố cấu tạo từ.
B. Hình vị phụ tố biến hình từ. C. Căn tố phụ thuộc. D. HV độc lập lOMoARcPSD|47207367
11. Các từ painful, kindness, illegal trong tiếng Anh được tạo thành theo phương thức
cấu tạo từ nào sau đây?
A. Phương thức từ hóa hình vị. B. Rút gọn.
C. Phương thức từ phụ gia.
12. Đơn vị ngôn ngữ nào dưới đây được coi là tồn tại hiển nhiên trong trí não người sử dụng ngôn ngữ? A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ.
13. Đơn vị ngôn ngữ nào sau đây được định nghĩa “là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa
và/ hoăc̣có giá trị về măṭngữ pháp, dùng để cấu tạo từ hoăc̣biến đổi hình thái của từ? A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ. D. Âm tố.
14. Quan hệ giữa hình thức ngữ âm của từ với đối tượng mà từ chỉ ra được gọi là ……… A. Quan hệ quy chiếu. B. Quan hệ biểu thị. C. Quan hệ tuyến tính.
15. Cách diễn giải nào sau đây thể hiện nội dung khái niệm nghĩa kết cấu (cấu trúc) của từ?
A. Là mối quan hệ giữa từ với người sử dụng ngôn ngữ.
B. Là mối quan hệ giữa hình thức ngữ âm của từ với đối tượng mà nó quy
chiếu. C. Là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống.
16. Yếu tố “cơ” trong “cơ hàn” và yếu tố “cơ” trong “động cơ” thuộc phạm trù ……… A. từ đồng âm. B. từ đa nghĩa. C. từ đồng nghĩa. CHƯƠNG 4
1. Theo quan điểm truyền thống, khái niệm ngữ pháp được hiểu là ………
A. những quy tắc cấu tạo văn bản trong một ngôn ngữ.
B. những quy tắc cấu tạo câu trong một ngôn ngữ.
C. những quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu trong một ngôn ngữ.
2. Ngữ pháp có đăc̣trưng gì?
A. Có tính cụ thể, biến động nhiều. B. Có tính khái quát cao.
C. Có tính khái quá cao và ổn định.
3. Trong ngữ pháp học, bình diện cú pháp nghiên cứu ……… lOMoARcPSD|47207367
A. quy tắc kết hợp từ thành ngữ đoạn và câu. B. quy tắc cấu tạo từ.
C. quy tắc biến hình từ.
4. Ý nghĩa riêng của từng từ, gắn liền với việc phản ánh khái niệm về sự vật, hành động,
thuộc tính, quá trình được gọi tên bằng hình thức ngữ âm của từ đó được gọi là ……… A. ý nghĩa từ vựng.
B. ý nghĩa ngữ pháp. C. ý nghĩa ngôn ngữ.
5. Câu nào dưới đây thể hiện nội dung của khái niệm ý nghĩa ngữ pháp?
A. Ý nghĩa khái quát, thể hiện những đăc̣điểm ngữ pháp được quy ước chung cho hàng loạt đơn
vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định.
B. Ý nghĩa riêng của từng từ, gắn liền với việc phản ánh khái niệm về sự vật, hành động, thuộc
tính, quá trình được biểu thị bằng hình thức ngữ âm của từ.
C. Ý nghĩa có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với đơn vị khác trong hoạt động ngôn ngữ.
6. Ý nghĩa khái quát, thể hiện những đăc̣điểm ngữ pháp được quy ước chung cho hàng loạt
đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện hình thức nhất định được gọi là ……… A. ý nghĩa ngôn ngữ. B. ý nghĩa ngữ pháp. C. ý nghĩa từ vựng.
7. Ý nghĩa ngữ pháp chỉ xuất hiện trong một số dạng thức của đơn vị ngôn ngữ được gọi là ………
A. ý nghĩa ngữ pháp tự thân.
B. ý nghĩa ngữ pháp lâm thời.
C. ý nghĩa ngữ pháp quan hệ.
8. Ý nghĩa ngữ pháp có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với đơn vị khác trong hoạt
động ngôn ngữ đưa lại được gọi là ………
A. ý nghĩa ngữ pháp tự thân.
B. ý nghĩa ngữ pháp lâm thời.
C. ý nghĩa ngữ pháp quan hệ.
9. Phương thức ngữ pháp biến tố bên trong được hiểu là ………
A. phương thức hay đổi hẳn vỏ ngữ âm của căn tố bằng một căn tố khác
B. phương thức dùng các loại phụ tố nối kết vào căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố.
C. phương thức biến đổi một bộ phận của căn tố bằng những quy luật ngữ âm nhất định để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố.
10. Phương thức ngữ pháp lăp̣được hiểu là ………
A. phương thức lăp̣lại toàn phần hình thức ngữ âm của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố. lOMoARcPSD|47207367
B. phương thức lăp̣lại nghĩa của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố.
C. phương thức lăp̣lại toàn phần hoăc̣một phần hình thức ngữ âm của căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố.
11. Phạm trù ngữ pháp nào dưới đây là phạm trù ngữ pháp của động từ? A. Phạm trù dạng, thức. B. Phạm trù số. C. Phạm trù cách.
12. Quan hệ đối vị là gì?
A. Là quan hệ giữa những đơn vị ngôn ngữ cùng loại, về nguyên tắc có thể thay thế cho nhau.
B. Là quan hệ giữa những đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp bậc khác nhau.
C. Là quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn và câu, cấp cho đơn vị một chức năng nào đó,
với tư cách giá trị lâm thời.
13. Trong câu Tôi khuyên nó ngủ sớm, từ khuyên có quan hệ ngữ pháp với nhóm từ nào sau đây? A. Ngủ, sớm. B. Tôi, sớm. C. Tôi, nó, ngủ.
14. Trong câu Chờ tớ ăn đã, từ đã KHÔNG CÓ quan hệ ngữ pháp với từ nào sau đây? A. Tớ. B. Ăn. C. Chờ.