Câu 1 Chuyên đề 5 hàng hóa vận tải - Logistics vận tải hàng hóa | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Câu 1 Chuyên đề 5 hàng hóa vận tải - Logistics vận tải hàng hóa | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Logistics vận tải hàng hóa
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40425501
Câu 1 chuyên đề 5 hàng hóa vậ n tậ i
1.4. Kích thước của container:
Container có nhiều loại và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít
nhiều tùy theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể
sủa dụng trong phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như kí mã hiệu container
thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó ISO 668:
1995 quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này. Theo
ISO 68: 1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2, 438m (8ft).
Về chiều dài, container 40' được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có
chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40' và vẫn
đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Chẳng hạn 2 container 20 sẽ đặt khít dưới
1 container 40 với khe hở giữa 2 container 20' này là 3 inch. Vì lý do này,
container 20' chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet (chính xác là còn thiểu 1,5 inch).
Về chiều cao, hiện nay chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container
thường cao 8 feet 6 inch (8'6"), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9'6").
Cách gọi container thường, container cao chỉ mang tính tập quân. Trước
đây, người ta gọi loại cao 8 feet là container thường, nhưng hiện nay loại
này không còn được sử dụng nhiều nữa, thay vào đó, container thường có chiều cao 8'6".
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng container tiêu
chuẩn 20 và 40 như bảng dưới đây: lOMoAR cPSD| 40425501
Bảng 1.4.1. Bảng chi tiết kích thược container
Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có các giới
hạn về mặt pháp luật đối với chiều cao và tải trọng đối với hàng container.
Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam mà Cục Đăng kiểm Việt Nam
áp dụng là TCVN 6273:2003 - “ Quy phạm chế tạo và chứng nhận
container vận chuyển bằng đường biển”, trong đó quy định tải trọng toàn
bộ cho container 20’ tối đa là 20,32 tấn (nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên).
Trên thực tế, hàng đóng container tại Việt Nam chạy tuyến nội địa thường
quá tải khá nhiều. Nhiều chủ hàng có thể đóng trên 25 tấn đối với container
20’ và trên 28 tấn đối với container 40’.
1.5. Cách tính số kiểm tra container:
Có hai cách tính Số kiểm tra container thường được thực hiện:
Cách 1: Sử dụng phần mềm tính toán.
Phần mềm thì dễ thực hiện, và không mất quá nhiều thời gian, bạn chỉ
cần nhập các chữ và số gồm 10 ký tự đó vào ô và nhấp chuột vào nút
“Tính”. Sau khi xong, số kiểm tra container sẽ được hiện thị ngay phía dưới.
Cách 2: Cách tính cơ bản.
a/ Bảng quy đổi mã chủ sở hữu (Quy đổi chữ thành số). Căn cứ vào bảng sau:
Bảng 1.5.1. Quy đổi chữ thành số.
b/ Viết số container hoàn chỉnh vào hàng đầu tiên của bảng: lOMoAR cPSD| 40425501
Bảng 1.5.2. Bảng cách tính số kiểm tra container
c/Quy đổi mã chủ sở hữu theo bảng và điền vào hàng thứ haicuar bảng tính.
d/ Sáu số đăng kí được viết vào lại bảng tính. e/ Nhân hệ số hàng tương
ứng hàng thứ 2 vói hệ số gia trọng ở hàng thứ 3, viết kết quả vào hàng thứ
4. f/ Cộng tất cả các kết quả ở hàng thứ 4. g/ Lấy kết quả cộng được chia
cho 11. h/ Số dư của phép chia chính là số kiểm tra.
( 31 + 30 + 144 + 256 + 64 + 96 + 0 + 512 + 2331 + 1024) =4461
4461/11 = 405 dư 6. Vậy 6 là số kiểm tra
Container có ký mã hiệu hoàn chỉnh là: TEXU 430492 6
1.6. Phân biệt container LCL và FCL: -
Hàng LCL: LCL (Less-than-container load) là những lô hàng lẻ từ
nhiều chủ hàng khác nhau để ghép đủ một container hàng hóa. Đây là cách
thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên
một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Do
đó, các công ty dịch vụ logistics sẽ tiến hành gom hàng, hay còn gọi là
consolidation, tức là kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) từ nhiều
chủ hàng để đóng chung vào container, sau đó thu xếp để vận chuyển. -
Hàng FCL: FCL (Full Container Load) là hàng nguyên container.
Đây là hình thức mà người gửi hàng có đủ khối lượng hàng đồng nhất để
chất đầy một hoặc nhiều container để vận chuyển. Người gửi hàng có trách
nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. lOMoAR cPSD| 40425501
Bảng 1.5.1. Sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL