Câu 1 - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, chủ sở hữu có thể bổ nhiệmmột hoặc một số người đại diện với nhiệm kỳ 5năm, trong thời gian đó, chủ sở hữu không được thay đổi người đại diện. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49325974
Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích vì sao?
- Doanh nghiệp là tất cả các tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự dochuyển đổi và vàng.
- Phần vốn góp là số vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty gópvào vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ là số vốn các bên thực tế đã góp để thành lập doanh nghiệp vàđược
ghi vào điều lệ doanh nghiệp.
- Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
- Cán bộ công chức không được thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành chứng khoán.
- Các thành viên trong Hội đồng thành viên của Công ty TNHH2TV trở lên có
sốphiếu biểu quyết ngang nhau.
- Quyết định của HĐTV về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty có thểđược
thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nếu Điều lệ của công ty cho phép.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân làmchủ sở hữu.
- Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, chủ sở hữu có thể bổ nhiệmmột
hoặc một số người đại diện với nhiệm kỳ 5năm, trong thời gian đó, chủ sở hữu không
được thay đổi người đại diện.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có quyền tăng hoặc giảm vốn điều
lệđể đáp ứng nhu cầu.
- Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức và không hạn chế về sốlượng.
- Đại hổi đồng cổ đông có thể họp thường niên vào bất kỳ thời điểm nào trongnăm
nhưng ít nhất phải họp mỗi năm một lần lOMoARcPSD| 49325974
- Thành viên của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần phải là cổ đông củacông ty.
- Thành viên của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa
mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
- Ngay sau khi hợp nhất, các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt tồn tại.
- Công ty cổ phần không được phép chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bị giải thể khi hết thời hạn hoạt động
ghitrong điều lệ của của doanh nghiệp. Câu 2:
A,B và C cùng nhau thoả thuận góp vốn thành lập công ty TNHH ABC. Ngày
3/8/2015, sở KHĐT tỉnh X, nơi công ty TNHH ABC đặt trụ sở chính, cấp giấy chứng
nhận ĐKDN có ghi rõ các phần vốn góp của các thành viên, cụ thể như sau :
A góp bằng một căn nhà, tại thời điểm góp vốn, căn nhà được định giá là 400 trĐ
chiếm 40% vốn ĐL .B góp bằng các máy móc, thiết bị, được nhất trí định giá là 300
trĐ, chiếm 30% vốn ĐL. C góp bằng tiến mặt là 300trĐ, chiếm 30% vốn ĐL. Các thành
viên đã hoàn tất nghĩa vụ góp vốn với công ty, đồng thời nhất trí cơ cấu công ty như sau
: A với tư cách là người có phần vốn góp cao nhất, giữ chức chủ tịch HĐTV. B giữ chức
GĐ. C giữ vị trí kế toán trưởng.
Sau một năm hoạt động, căn nhà mà A dùng để góp vốn có giá chênh lệch là 1 tỷ
đồng.Với lý do trước đây chưa có tiền, giờ A muốn dùng 500tr để thay cho căn nhà, và
rút căn nhà ra. B và C không đồng ý.
1/ Giá trị tăng thêm của căn nhà thuộc về A hay công ty ?Việc A dùng 500 tr để
thay thế căn nhà có hợp pháp ko ? Căn cứ pháp lý ?
2/Giả sử B và C đồng ý,thì A có thể dùng tiền để bù cho căn nhà muốn rút ra hay ko? Căn cứ pháp lý ?
3/Với lý do B không hoàn thành trách nhiệm công việc, A với tư cách là người có
phần vốn góp cao nhất, và là chủ tịch HĐTV, cách chức B, yêu cầu B bàn giao lại con lOMoARcPSD| 49325974
dấu và các chứng từ liên quan khác lại cho công ty. Việc làm của A có hợp pháp hay ko ? Căn cứ pháp lý ? Câu 3:
Công ty TNHH thương mại Bình Minh, có vốn điều lệ là 1 tỷ đồng chuyên kinh
doanh sản phẩm cơ khí, được cấp giấy chứng nhận ĐKDN ngày 03-08-2015. Thành
viên góp vốn gồm A, B, C, D mỗi người góp 25% vốn điều lệ. Trong đó, A là giám đốc
kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên, B là phó giám đốc và C phụ trách kế toán. Khi hoạt
động kinh doanh, A đã phát sinh mâu thuẫn với B, C, D; nên trong cuộc họp Hội đồng
thành viên, B, C, D đã biểu quyết bãi miễn A làm chức vụ giám đốc công ty, nhưng A
đã không ký vào biên bản cuộc họp vì cho rằng cuộc họp không hợp lệ. Ngày 28-11-
2015, A đã ra quyết định giảm vốn điều lệ công ty bằng cách hoàn trả vốn cho các thành viên trong công ty. Hỏi: 1.
Việc làm của A có hợp pháp hay không? Tại sao?
Việc làm của A là bất hợp pháp, vì theo khoản 2 Điều 56 LDN 2020 k có quy
định về quyền quyết định giảm vốn điều lệ cty của CT HĐTV.
2.Giả sử A không còn làm giám đốc công ty Bình Minh và B muốn trở thành giám
đốc của Công ty Bình Minh có được không? Tại sao? (B đang là Giám đốc của Công ty Cổ phần X).
Theo Điều 64 và khoản 5 Điều 162 LDN 2022 thì pháp luật không cấm GĐ cty
CP đồng thời là người quản lý của công ty khác, cụ thể là giám đốc cty TNHH
2TV trở lên. Như vậy nếu A không còn là GĐ cty Bình Minh thì B có thể trở thành GĐ của cty.
3.Do bất đồng với các thành viên còn lại trong việc quản lý công ty nên A đã yêu
cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình. A có quyền yêu cầu công ty mua lại phần
vốn góp với lý do trên không? Vì sao? Giả sử sau khi Công ty Bình Minh đã mua lại
phần vốn góp của A và các thành viên còn lại (B, C, D) quyết định chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp sang Công ty hợp danh Bình Minh có được không? Vì sao? - Theo Điều
51 ldn 2020 thì A không thể yêu cầu cty mua lại vốn của mình với lý do như vậy.
- Giả sử sau khi Công ty Bình Minh đã mua lại phần vốn góp của A và các
thành viên còn lại (B, C, D) quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp lOMoARcPSD| 49325974
sang Công ty hợp danh Bình Minh là k hợp pháp, vì cty TNHH không thể
chuyển đổi thành cty hợp danh.
4. Giả sử trong thời gian hoạt động, Công ty TNHH Bình Minh có ký hợp đồng
mua bán sản phẩm cơ khí với Công ty TNHH Y vào tháng 9/2015. Trong hợp đồng có
điều khoản giải quyết tranh chấp như sau: “Trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng hai
bên cùng thương lượng giải quyết. Nếu không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc
giải quyết tranh chấp được thực hiện tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
giải quyết theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài. Hội đồng trọng tài giải quyết
tranh chấp bao gồm ba trọng tài viên. Phán quyết của trọng tài là phán quyết cuối cùng
và các bên phải có trách nhiệm thi hành. Hoặc thông qua Tòa kinh tế tại thành phố Hà
Nội”. Nếu xảy ra tranh chấp giữa Công ty Bình Minh và Công ty Y trong quá trình thực
hiện hợp đồng thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Vì sao?
5.Nếu nhận thấy công ty Bình Minh không có khả năng thanh toán được nợ lương
cho người lao động và một số khoản nợ có bảo đảm, thì người lao động có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp này không? Vì sao? Câu 5:
Công ty Cổ phần XYZ được thành lập ngày 20-07-2015 hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm. Bảy doanh nghiệp góp cổ phần và tổng số cổ phần của 7 doanh
nghiệp đó chiếm 80% tổng số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ. 20% vốn điều lệ
còn lại do người lao động trong Công ty nắm giữ. Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà
nước có số vốn cổ phần lớn nhất, nắm 51% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần XYZ.
Hội đồng quản trị của Công ty XYZ có 7 thành viên, trong đó Tổng công ty A có 2 đại
diện thành viên trong Hội đồng quản trị. Một trong 2 người trực tiếp quản lý phần vốn
của Tổng công ty A, ông B giữ chức Giám đốc Công ty. Người còn lại là bà C giữ chức
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty. Điều lệ Công ty Cổ phần XYZ quy định Chủ
tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc Công
ty phải là thành viên Hội đồng quản trị. lOMoARcPSD| 49325974 1.
Quy định trên của Điều lệ công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ngày 15-10-2015, Hội đồng quản trị Tổng công ty A ra quyết định về việc ông B
không còn là người trực tiếp quản lý phần vốn cho Tổng công ty A tại Công ty Cổ phần
XYZ và không còn giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty
Cổ phần XYZ nữa. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị Tổng công ty A quyết định
điều động ông E đang làm việc tại Tổng Công ty A (không phải trong lĩnh vực bảo
hiểm) sang giữ chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B. 2.
Các quyết định trên của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứpháp lý?
Một số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ không nhất trí với
quyết định này mà yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng quan trị của Công ty Cổ phần
XYZ để bầu chọn. Do thấy khả năng chỉ có được ý kiến ủng hộ của 3 thành viên trong
Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ nên Hội đồng quản trị của Tổng công ty
A ra quyết định cử thêm ông H (thuộc Tổng Công ty A) tham gia Hội đồng quản trị, đại
diện phần vốn của Tổng Công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ vì cho rằng Tổng công ty
A nắm đến 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ , do vậy cần phải có số phiếu
biểu quyết tương ứng trong Hội đồng quản trị. 3.
Quyết định cử ông H của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứpháp lý?
Bà C, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng
quản trị của Công ty Cổ phần XYZ vào ngày 26-11-2015 để chính thức hóa các quyết
định trên và chuẩn bị triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý
kiến nên chỉ 5 thành viên Hội đồng quản trị cũ, ông E và ông H tham dự cuộc họp do bà C chủ tọa. 4.
Việc ông B không tham dự cuộc họp có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ba trên năm thành viên Hội đồngquản trị dự họp đã đồng ý thông qua quyết định
chính thức bãi miễn chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của ông B. Các lOMoARcPSD| 49325974
thành viên Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm ông E giữ chức giám đốc và là
thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B, kết nạp thêm một thành viên Hội đồng
quản trị mới là ông H. Hội đồng quản trị cũng ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông để thông qua Điều lệ Công ty sửa đổi. 5.
Các quyết định trên của HĐQT công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứpháp lý?
Cho rằng các quyết định trên là không hợp pháp, ông B đã khởi kiện ra Tòa án
nhân dân về quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty A, quyết định của Hội đồng
quản trị Công ty Cổ phần XYZ ngày 26-11-2015. 6.
Việc khởi kiện của ông B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?