Câu 2.1 BTN phản biện quyền được chết | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Về văn hóa, Việt Nam là một đất nước truyền thống, quan niệm phương Đông coi trọng sự sống con người, xem nó là thứ quý giá nhất đã ăn sâu vào ý thức hệ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Việc cho phép trợ tử có thể làm “bình thường hóa” suy nghĩ của xã hội về nạn tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc cá nhân mà không cần có nghị lực vươn lên, không cần quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Cùng với đó, nhận thức của người dân về “Quyền được chết” chưa cao, chưa phổ biến và được coi là trái với đạo đức xã hội của người Việt Nam, quan điểm của người Việt Nam từ xa xưa là “còn nước còn tát”, do đó thực hiện việc “an tử” sẽ đi ngược lại với truyền thống về suy nghĩ, tư tưởng từ xa xưa của người dân và khó được chấp nhận. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao.
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342576 lOMoARcPSD|46342576
2.1 Về mặt đạo đức và xã hội
Về văn hóa, Việt Nam là một đất nước truyền thống, quan niệm phương Đông coi
trọng sự sống con người, xem nó là thứ quý giá nhất đã ăn sâu vào ý thức hệ của nhiều
thế hệ người Việt Nam. Việc cho phép trợ tử có thể làm “bình thường hóa” suy nghĩ của
xã hội về nạn tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc
cá nhân mà không cần có nghị lực vươn lên, không cần quan tâm đến nỗi đau của người
thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Cùng với đó, nhận thức của người dân
về “Quyền được chết” chưa cao, chưa phổ biến và được coi là trái với đạo đức xã hội của
người Việt Nam, quan điểm của người Việt Nam từ xa xưa là “còn nước còn tát”, do đó
thực hiện việc “an tử” sẽ đi ngược lại với truyền thống về suy nghĩ, tư tưởng từ xa xưa
của người dân và khó được chấp nhận.
Về đạo đức trong ngành y, ở góc độ của một bác sĩ, đạo đức nghề nghiệp sẽ khiến
họ ray rứt khi trợ giúp bệnh nhân tìm đến cái chết, thay vì nhiệm vụ là chữa bệnh cứu
người. Nếu trực tiếp tiến hành an tử cho bệnh nhân, nhiều người còn phải gánh chịu
những hậu quả tâm lý còn nặng nề hơn.
Về người trực tiếp tiến hành an tử, họ sẽ phải gánh chịu nhiều di chứng tâm lý, vì
hành động của họ là sự tước đoạt sinh mạng một con người (dù rằng người đó có thể
không sống được bao lâu nữa). Ngoài ra, nếu có người thân bệnh nhân không đồng ý việc
trợ tử, người tiến hành an tử rất có thể sẽ bị trở thành mục tiêu trả thù, từ đó dẫn đến việc
trật tự xã hội bị ảnh hưởng. THƠM -
Giá trị của sự sống của con người: Mỗi con người đến với cuộc sống đều có giá trị
riêng và đáng được bảo vệ. Khi hợp pháp hóa “Quyền được chết” có thể làm giảm giá
trị của sự sống, không thấy trân trọng cuộc sống, từ đó làm mất đi nỗ lực bảo vệ và duy
trì cuộc sống con người.
Ví dụ: Hiện nay, khoa học y tế ngày càng phát triển, tiên tiến hơn, tuy nhiên việc xảy ra
sai sót là điều có thể, việc chẩn đoán sai hoặc điều trị không đúng, dẫn đến bệnh nhận bị
chẩn đoán các căn bệnh hiểm nghèo, khó điều trị và tỉ lệ sống sót rất thấp bị bi quan và có
thể dẫn đến quyết định kết thúc cuộc sống một cách dễ dàng khi tâm lý không ổn định.
+ Hợp pháp hóa “Quyền được chết” có thể khiến con người bi quan với cuộc sống khi
gặp phải những biến cố lớn trong cuộc sống như bệnh tật khiến họ cảm thấy bị lâm vào
bước đường cùng. Việc tìm đến với cái chết chính là sự lựa chọn để họ giải thoát cho
chính mình, họ không còn tin vào sự phát triển của khoa học y tế phát tiển, tiến bộ bởi lẽ
trên thực tế vẫn có những bệnh nhận đã có sự phục hồi thần kỳ với dẫn chứng điển hình
là anh Nguyễn Tuấn Thành (SN 1997, ở Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Năm lớp 8,
trước ngày thi chuyên ngữ Anh, Tuấn Thành bỗng lên cơn co giật rồi bất tỉnh. Gia đình
vội gọi xe cấp cứu đưa cậu vào bệnh viện 198.Khoảng thời gian đó, Tuấn Thành rơi vào lOMoARcPSD|46342576
trạng thái sống thực vật.Thật kỳ diệu, 3 năm sau, một ngày Thành bỗng mở mắt, câu đầu
tiên cậu gọi là "mẹ ơi".1
Như vậy, “Quyền được chết” không nên được hợp pháp hóa để hạn chế được phần nào,
không tạo nên sự đương nhiên trong nhận thức của con người về cái chết, con người cần
hướng tới sự lạc quan, cần biết hy vọng và sự tin tưởng những điều tốt đẹp.
- Áp lực xã hội và gia đình: Khi hợp pháp hóa “ Quyền được chết” có thể tạo nên một làn
sóng về sự tự sát hoặc “giết người” với quan niệm giải thoát khỏi sự đau đớn.
+ Theo số liệu thống kê nghiên cứu tại Tọa đàm về phòng ngừa tự sát ở tuổi vị thành niên
đã được Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương (Bệnh viện Bạch Mai ) được tổ chức chiều
ngày 7/4/2022 cho thấy tỷ lệ tự sát có nguy cơ gia tăng; trong đó người trẻ có xu hướng
tự sát cao hơn người trưởng thành; trẻ vị thành niên có xu hướng tự sát cao hơn các lứa
tuổi khác với số liệu cụ thể như sau: Năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa
tuổi 11 - 17, có 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua.
Không chỉ vậy, theo tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố cứ trung
bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Tại Việt Nam,
tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng nhưng đáng buồn là người
lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp kịp thời.2
+ Một số người có quan niệm, ban cho người bệnh bị đau đớn về thể xác cái chết với
mong muốn họ được ra đi thanh thản và không còn phải chịu đau đớn. Tuy nhiên, trong
một gia đình, có thể xảy ra những ý kiến trái chiều nhau về việc ủng hộ “quyền được
chết” cho bệnh nhân, từ đó có thể xảy ra những mâu thuẫn trong chính nội bộ gia đình.
+ Việc cho phép trợ tử có thể làm “bình thường hóa” suy nghĩ của xã hội về nạn tự sát,
rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tác cá nhân mà không
còn nghị lực vươn lên, không còn quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ
súy nạn tự sát trong xã hội. Nhiều người không bị bệnh nan y nhưng chỉ cần cảm thấy bế
tắc trong cuộc dống, tình cảm. . đã vội đi tìm cách tự sát, khiến tử lệ tự sát trong xã hội tăng lên.
+ Nếu thông qua quyền được chết có thể bị lợi dụng để thực hiện tội ác vô nhận đạo.
Tình trạng sẽ lớn hơn ở các nước có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội.
- Khía cạnh đạo đức và tôn giáo: Nhiều tôn giáo và triết lý đạo đức coi việc tự kết liễu
đời mình hoặc trợ tử là trái với nguyên tắc của họ. Điều này có thể gây ra mâu thuẫn với
niềm tin tôn giáo và giá trị đạo đức của nhiều người.
1 Theo bài viết “Chàng trai sống thực vật bị bệnh viện trả về bỗng tỉnh dậy sau 3 năm”, Vietnam.net, 23/9/2019.
2 Theo bài viết “Liên tiếp các vụ tự tử ở trẻ vị thành niên” (2022) tác giả Ngọc Dung, Báo
người lao động, 08/04/2022. lOMoARcPSD|46342576
+ Theo Phật giáo về vấn đề tự tử, Phật giáo cho rằng chết có thể hết khổ, những đó là cái
chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. 3
+ Đối với Kinh Thánh, tự tử là tội giết người, là việc làm sai lầm.4
- Cải thiện chăm sóc cuối đời: Thay vì tập trung vào quyền được chết, nên đầu tư và cải
thiện chăm sóc cuối đời, bao gồm chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý, để giúp bệnh nhân
sống những ngày cuối đời một cách chất lượng và nhân ái hơn. Tính chủ quan trong
quyết định: Quyết định kết thúc cuộc sống thường dựa trên trạng thái tâm lý và cảm xúc
của bệnh nhân, có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Một quyết định không thể
đảo ngược như vậy cần được xem xét cẩn thận.
- Giá trị pháp lý và chính sách: Việc hợp pháp hóa quyền được chết có thể tạo ra các vấn
đề pháp lý và chính sách phức tạp, bao gồm việc xác định các tiêu chí và quy trình để
đảm bảo rằng quyết định này được thực hiện một cách công bằng và không có sự ép buộc.
3 Theo bài viết “ Quan điểm của Phật giáo về việc tự tử” (2022), Tuệ An, Cổng thông tin Phật
giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 28/5/2022.
4 Theo bài viết “Quan điểm về sự tự tử của Cơ Đốc Nhận là gì? Kinh Thánh nói gì về tự tử?”. Qot Questions
https://www.gotquestions.org/Viet/nhan-Tu-tu-Kinh-Thanh.html