Câu hỏi bài tập chương 2 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
g: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nhóm 1: Câu 7:
- Khái niệm lao động cụ thể
: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
- Khái niệm lao động trừu tượn
g: là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói
chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Tại sao hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị:
Vì mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ lao động, phương
pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị hàng hóa . Lao
động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa. Vì vậy giá trị hàng hóa là lao động trừu
tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để
so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
Trao đổi hai hàng hóa với nhau thực chất là trao đổi gì?
Thực chất của quan hệ trao đổi là trao đổi lượng lao động hao phí chứa đựng trong các hàng hóa.
Số lượng giá trị sử dụng tăng lên khi nào?
Khi nền sản suất càng hiện đại, càng giúp con người phát hiện thêm giá trị sử dụng
sản phẩm. Nhưng phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa để đáp ứng
nhu cầu khắt khe và tinh tế của người tiêu dùng. Câu 8:
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thước đo nào?Vì sao?
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể
là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Vì Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào những yếu tố nào:
Lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Thứ nhất: Năng suất lao động N ăng suất lao động
là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị . sản phẩm
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng
khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng
lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Thứ hai: Độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của
hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường
không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới
có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá
trình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản
trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động
sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường. Câu 9:
Khái niệm Năng suất lao động: là số lượng sản phẩm được người lao động
sản xuất ra trong một thời gian ngắn ( có thể phụ thuộc vào máy móc, kỹ thuật,..)
VD: 1 ngày xưởng may sản xuất trung bình được 10m vải, sau khi cải tiến
lại toàn bộ máy móc thì trung bình sản xuất được 25m vải/ngày
Khái niệm cường độ lao động: là sự hao phí trí tuệ, sức lực của người lao
động trong quá trình sản xuất tại một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản
xuất, hoặc bằng cả hai cách đó (phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động)
VD: Một công ty vừa tuyển dụng nhân sự, những nhân công chưa có trình
độ thì sẽ có cường độ lao động thấp hơn những người đã có kinh nghiệm lâu hơn
Khái niệm lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo
một cách chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
VD: Một nhà hàng tuyển dụng nhân viên phục vụ nhưng không yêu cầu
nhân viên đó phải có bằng cấp chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ thì vẫn có thể xin vào làm việc.
Khái niệm lao động phức tạp: là những hoạt động yêu cầu phải trải qua một
quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu câu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
VD: Để trở thành giảng viên tại trường đại học, các giảng viên phải trải qua
4 năm học cử nhân, sau đó là 5 năm học lên thạc sĩ và 4 năm học lên tiến sĩ tiêu
tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời yêu cầu một quá trình đào tạo chuyên
nghiệp về cả nghiệp vụ lẫn kĩ năng. Câu 10:
Khi năng suất lao động tăng lên và cường độ lao động tăng lên thì sẽ xảy ra điều gì?
- Khi năng suất lao động tăng lên thì thời gian hao phí lao động cần thiết cho
một đơn vị hàng hóa giảm, từ đó làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
- Khi cường độ lao động tăng lên, nghĩa là tăng mức độ khẩn trương, tích cực
của hoạt động lao động nên khi xét riêng vai trò của cường độ lao động sẽ
làm tăng tổng số sản phẩm. Song mức độ hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không đổi.
Nếu trong trường hợp chỉ xét hao phí lao động thì khi năng suất lao động
và cường độ lao động tăng thì chỉ có năng suất lao động ảnh hưởng đến
hao phí còn trường hợp xét đến tổng hàng hóa/đơn vị thời gian thì năng
suất lao động và cường độ lao động tăng đều ảnh hưởng đến nó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
+ Trình độ trung bình của một người lao động
+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ
+ Sự kết hợp xã hội của quy trình sản xuất
+ Quy mô và hiệu suất của TLSX
+ Các điều kiện tự nhiên
Vì sao lao động tư nhân và lao động xã hội mâu thuẫn?
+ Lao động tư nhân là do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt
nên sản phẩm tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội hoặc khi mức
hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận
được. Lúc đó, một số hao phí xã hội cá biệt không được thừa nhận ( không
bán được gây dư thừa ).
+Mặt khác, hàng hóa xã hội phù hợp với nhu cầu con người nhiều hơn
nên sẽ gây ra khan hiếm. Từ đó tạo nên mâu thuẫn giữa 2 loại lao động này
Đây là mâu thuẫn cơ bản trong sản xuất vì trong sản xuất hàng hóa,
không thể thiếu cả lao động tư nhân và lao động xã hội.