Câu hỏi chương 2 - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Câu hỏi chương 2 - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương II: HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
STT Câu hỏi/Câu trả lời
Câu hỏi 55. Nội dung nào sau đây là hình thức quản lý nhà nước?
a. áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp 55
b. thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật
c. thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý
d. cả ba hình thức đều đúng
Câu hỏi 56. Trong quản lý hành chính nhà nước, thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật là: a. hình thức đặc thù 56
b. hoạt động ít tính pháp lý
c. hoạt động không mang tính pháp lý
d. hoạt động mang tính pháp lý
Câu hỏi 57. Công dân thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước là:
a. quyền hạn chế của công dân 57
b. quyền tự do của công dân
c. biểu hiện công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trực tiếp
d. quyền con người của công dân
Câu hỏi 58. Công dân thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước
a. là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước 58
b. là hình thức công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước
c. là việc bảo đảm quyền công dân
d. là việc Nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước cho công dân
Câu hỏi 59. Chính phủ ban hành Nghị định:
a. là hình thức quản lý nhà nước không mang tính pháp lý 59
b. là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
c. là hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
d. là hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Câu hỏi 60. Chính phủ ban hành Nghị định:
a. là hình thức quản lý nhà nước mang tính pháp lý 60
b. là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
c. là hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
d. là hình thức quản lý nhà nước không mang tính pháp lý
Câu hỏi 61. Cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện xe cơ giới:
a. không phải là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính 61
b. là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
c. là hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
d. là hoạt động ban hành văn bản quy phạm
Câu hỏi 62. Cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện xe cơ giới:
a. là hoạt động ban hành văn bản dưới luật 62
b. là hoạt động cấp văn bản, giấy tờ có giá trị pháp lý
c. là hoạt động ban hành văn bản luật
d. là hoạt động ban hành văn bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính 63
Câu hỏi 63. Tất cả các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều là:
a. nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và văn bản pháp luật
b. nguyên tắc quy định tại các văn bản dưới luật
c. nguyên tắc quy định tại các văn bản luật
d. nguyên tắc Hiến định
Câu hỏi 64. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước:
a. được quy định tại Hiến pháp và văn bản luật 64
b. đều được quy định tại Hiến pháp 2013
c. chỉ được quy định tại các văn bản luật
d. chỉ được quy định tại hiến pháp
Câu hỏi 65. Hình thức thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý khác là biểu hiện:
a. cấp giấy phép, công văn, giấy tờ 65
b. của hoạt động áp dụng pháp luật khác
c. của hoạt động ban hành văn bản quy phạm
d. hoạt động áp dụng thủ tục hành chính
Câu hỏi 66. Bầu cử là: a. quyền của công dân 66
b. nghĩa vụ của công dân
c. trách nhiệm của công dân
d. quyền và nghĩa vụ của công dân
Câu hỏi 67. Hình thức hoạt động hành chính mang tính chất pháp lý:
a. là hình thức được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục 67
b. không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh của pháp luật
c. không làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
d. bao gồm một số biện pháp mang tính xã hội, tính quần chúng
Câu hỏi 68. Hình thức hoạt động hành chính mang tính chất pháp lý:
a. có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể 68
b. không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh của pháp luật
c. không làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
d. bao gồm một số biện pháp mang tính xã hội, tính quần chúng
Câu hỏi 69. Hình thức hoạt động hành chính nhà nước nào sau đây không mang tính pháp lý?
a. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND về
việc ban hành quy định quản lý cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn 69
trên địa bàn tỉnh Bình Phước
b. Chiến sĩ công an ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
c. Hoạt động đăng ký khai sinh của cán bộ tư pháp cấp xã
d. Hoạt động tổ chức tập huấn một số điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020
Câu hỏi 70. Trường hợp nào sau đây KHÔNG PHẢI là hình thức quản lý hành chính nhà nước?
a. Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội 70
b. Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra quyết định xử phạt
d. Ủy ban nhân dân ban hành quyết định 71 Câu hỏi 71. Nội dung nào sau đây
KHÔNG PHẢI là hoạt động hành chính nhà nước?
a. Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự -phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
b. Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án
c. Hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
d. Hoạt động đi thuê trụ sở (tạm thời) của Uỷ ban nhân dân huyện X khi bị chia tách
Câu hỏi 72. Quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được thực hiện theo những hình thức cơ bản nào?
a. ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật, áp dụng
những biện pháp tổ chức trực tiếp, thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật,
thực hiện các hoạt động mang tính quyền lực có giá trị pháp lý
b. ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp
luật, áp dụng những biện pháp hành chính đơn phương, thực hiện những tác động về 72
nghiệp vụ - kỹ thuật hành chính, thực hiện các hoạt động pháp lý khác
c. ban hành văn bản pháp luật hành chính, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính, áp dụng những biện pháp hành chính cần thiết, thực hiện những tác
động về nghiệp vụ - kỹ thuật, thực hiện các hoạt động pháp lý khác
d. ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, ban hành văn bản hành chính, áp
dụng những biện pháp tổ chức thực hiện trực tiếp, thực hiện những tác động về nghiệp
vụ - kỹ thuật, thực hiện hoạt động hành chính khác
Câu hỏi 73. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
a. là cách thức điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính lên các quan hệ pháp luật hành chính 73
b. là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
c. là phương pháp bình đẳng và thỏa thuận
d. là phương pháp mệnh lệnh đơn phương
Câu hỏi 74. Nội dung nào KHÔNG PHẢI là phương pháp quản lý hành chính nhà nước? 74
a. phương pháp thuyết phục b. phương pháp kinh tế
c. phương pháp hành chính d. phương pháp pháp luật
Câu hỏi 75. Quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được thực hiện theo các phương pháp cơ bản nào?
a. phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp thỏa thuận
b. phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, 75
phương pháp kinh tế, phương pháp hiệp thương, phương pháp thỏa thuận
c. phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế
d. phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính,
phương pháp kinh tế, phương pháp hiệp thương
Câu hỏi 76. Hình phạt tù do Tòa án nhân dân tuyên đối với cá nhân về tội gây rối trật
tự công cộng là một biểu hiện của:
a. phương pháp cưỡng chế hành chính 76
b. phương pháp cưỡng chế hình sự
c. phương pháp cưỡng chế dân sự
d. phương pháp cưỡng chế tư pháp 77
Câu hỏi 77. Hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông là biểu hiện của phương pháp nào?
a. phương pháp thuyết phục b. phương pháp kinh tế
c. phương pháp hành chính
d. phương pháp cưỡng chế
Câu hỏi 78. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biểu hiện của phương pháp nào?
a. phương pháp thuyết phục 78 b. phương pháp kinh tế
c. phương pháp hành chính
d. phương pháp cưỡng chế
Câu hỏi 79. Quyết định cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú, phòng chống dịch Covid -19
đối với dân cư tòa nhà A2, chung cư X, phường Y, Quận Z là biểu hiện của phương pháp nào? 79
a. phương pháp thuyết phục
b. phương pháp kinh tế
c. phương pháp hành chính
d. phương pháp cưỡng chế
Câu hỏi 80. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
đối với ông Nguyễn Huy Cảnh do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh
Covid -19 với số tiền là 3.000.000 đồng là biểu hiện của phương pháp nào? (Quyết
định số 85/QĐ-XPVPHC ngày 09/6/2021 của Ủy ban nhân dân phường Trần Phú 80
(thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương):
a. phương pháp thuyết phục b. phương pháp kinh tế
c. phương pháp hành chính
d. phương pháp cưỡng chế
Câu hỏi 81. Nội dung nào dưới đây KHÔNG PHẢI là nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước Việt Nam?
a. nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật 81
b. nguyên tắc bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa
c. nguyên tắc tập trung dân chủ
d. nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Câu hỏi 82. Nội dung nào dưới đây KHÔNG PHẢI là nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam?
a. nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật 82 b. nguyên tắc bình đẳng
c. nguyên tắc tập trung dân chủ
d. nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ
Câu hỏi 83. Nguyên tắc quản lý nhà nước nào sau đây là nguyên tắc chính trị - xã hội?
a. nguyên tắc tập trung dân chủ 83
b. nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước d. cả ba nguyên tắc
Câu hỏi 84. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp
luật đòi hỏi tiền đề có hệ thống pháp luật…” a. đồ sộ 84 b. ngắn gọn c. có tính thực thi cao d. hoàn chỉnh 85
Câu hỏi 85. Lựa chọn phương án trả lời chính xác nhất cho nhận định sau: Tất cả các
nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
a. đều chi phối hoạt động của bộ máy nhà nước
b. đều thể hiện rõ nét bản chất nhà nước Việt Nam
c. không thể hiện bản chất nhà nước
d. thể hiện một phần bản chất nhà nước 86
Câu hỏi 86. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
a. không thể được tiến hành bởi công dân
b. không có quan hệ với phương pháp quản lý hành chính nhà nước
c. không chỉ thể hiện tính pháp lý
d. có cơ sở pháp lý duy nhất là Hiến pháp
Câu hỏi 87. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước
a. chỉ mang tính chính trị 87 b. không mang tính pháp lý
c. là nguyên tắc chính trị - xã hội
d. là nguyên tắc mang tính tổ chức kỹ thuật
Câu hỏi 88. Nội dung nào KHÔNG PHẢI là biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo
đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
a. thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 88
b. đề ra đường lối, chủ trương, chính sách
c. công tác kiểm tra đảng d. công tác cán bộ
Câu hỏi 89. Khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2016/NĐ-CP ban hành quy chế làm việc
của Chính phủ quy định: “Quyết định của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành
viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Khi biểu quyết tại phiên họp Chính phủ cũng như
khi sử dụng phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, nếu số phiếu đồng ý và không đồng
ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết”. Đây là 89
biểu hiện của nguyên tắc: a. tập trung dân chủ
b. tập thể kết hợp với thủ trưởng
c. Thủ trưởng lãnh đạo d. tập thể lãnh đạo
Câu hỏi 90. Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước:
a. là nguyên tắc mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền lựa chọn, thực
hiện hoặc không thực hiện 90
b. không phải là nguyên tắc Hiến định
c. không chỉ là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
d. là nguyên tắc chỉ mang tính pháp lý
Câu hỏi 91. Chính phủ ban hành Nghị định để quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn cho Bộ, cơ quan ngang Bộ là hoạt động: a. giao quyền 91
b. phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước
c. phân cấp, ủy quyền và giao quyền d. ủy quyền
Câu hỏi 92. Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện của nguyên tắc nào?
a. nguyên tắc Đảng lãnh đạo 92
b. nguyên tắc tập trung dân chủ c. nguyên tắc giao quyền d. nguyên tắc tập trung
Câu hỏi 93. Quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản nào?
a. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý
hành chính nhà nước và các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước 93
b. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
và các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước
c. Các nguyên tắc chính trị, đặc biệt là nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành
chính nhà nước và các nguyên tắc kỹ thuật đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước
d. Các nguyên tắc chính trị - xã hội, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
và các nguyên tắc tổ chức đặc thù trong quản lý hành chính nhà nước
Câu hỏi 94. Quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc chính trị - xã hội cơ bản nào?
a. Đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Nhân dân tham gia
vào quản lý hành chính nhà nước và thực hiện quyền giám sát của mình trong mức độ
luật định, pháp chế xã hội chủ nghĩa
b. Đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Nhân dân thực hiện
quyền giám sát mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, pháp chế xã hội 94 chủ nghĩa
c. Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước, Nhân dân lao động làm chủ và
tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước, tập trung dân chủ xã hội chủ
nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước, Nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lý hành chính nhà nước, tập trung dân chủ, bình đẳng giữa các dân tộc,
pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi 95. Quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật đặc thù nào?
a. quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương, quản lý theo
ngành kết hợp với quản lý theo chức năng liên ngành
b. quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý 95
theo địa phương, quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý phối hợp đa ngành, liên ngành
c. kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương, kết hợp quản lý theo ngành và theo chức năng
d. quản lý theo chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương, quản lý theo ngành kết
hợp với quản lý theo chức năng đa ngành, liên ngành