Câu hỏi chương 5+6 Pháp luật đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 5: Phân tích yếu tố dư luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựngpháp luật. Cho ví dụ.1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luậtXây dựng pháp luật là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằmtạo ra công cụ, phương tiện, hữu hiệu phục vụ công tác quản lí nhà nước, quản líxã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Pháp Luật Đại Cương (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413 Đề bài:
Câu 5: Phân tích yếu tố dư luận xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng
pháp luật. Cho ví dụ.
1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm
tạo ra công cụ, phương tiện, hữu hiệu phục vụ công tác quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Nói một cách khái quát, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạn
thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ không nghiên cứu, soạn
thảo và công bố văn bản. “ Nếu nói về hoạt động xây dựng pháp luật về thực chất
là đề cập việc xây dựng và ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân có thẩm quyền ở trung ương và địa phương”.
2. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh
giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính
thời sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người
và được thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.
phân biệt dư luận xã hội và tin đồn? tính xác thực hơn
chung mục đích lan truyền thông tin VD. tăng mức lương cơ sở
thực tế: nhiều công nhân viên chức 3. Ảnh hưởng
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói
chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát
huy quyền làm chủ xã hội mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt
động pháp luật. Hiến pháp của nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực
thuộc về nhân dân đồng thời thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho lợi ích của nhân
dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan
trọng và thiết thực với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của
các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có các văn bản pháp luật sát thực lOMoAR cPSD| 45740413
tế, các văn bản quản lý hành chính nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước
khi xây dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết định, các cơ quan
lập pháp, các cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý các
đối tượng xã hội và văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương,
chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân,
không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự án luật, thông tin phản hồi
lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện
các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước đều được bộc lộ qua dư luận xã hội.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh
rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành
viên trong xã hội. trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân,nhà chức trách
có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe
dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể
rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ
xã hội đang còn có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp
luật một cách kịp thời,đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối
tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản
lý xã hội bằng pháp luật.
Ví dụ: Xuất phát từ hiện tượng hôn nhân đồng giới trong xã hội ngày càng nhiều
mà dư luận xã hội thay đổi thái độ từ phản đối sang cảm thông. Lúc đầu người ta
cho rằng việc kết hôn đồng giới là trái thuần phong, mỹ tục của người Việt. Nhưng
dù được thừa nhận hay không thì những người đồng giới vẫn cứ kết hôn với nhau.
Ví dụ sự việc đám cưới làm chấn động dư luận của cặp đồng tính M và L
ở VP vào năm 2010, sau khi đám cưới này diễn ra người ta thấy các cặp đồng tính
không tổ chức một cách hoành tráng. Dư luận xã hội nhận thấy rằng dù xã hội
không muốn tình trạng này diễn ra nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người đồng
giới trong xã hội và họ có quyền được chứng minh nhân thân, quyền được hưởng
hạnh phúc cá nhân, hưởng phúc lợi của xã hội cũng như làm tròn nghĩa vụ công
dân với xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội cảm thông với họ, các diễn đàn dành cho
người đồng tính hoạt động công khai, nhiều chương trình truyền hình về người đồng tính phát sóng...
Trước hiện tượng kết hôn đồng tính trong xã hội ngày càng nhiều và dư
luận xã hội ngày càng bảo vệ quyền lợi cho người đồng tính, Bộ Tư pháp đã họp
với các bộ ngành hữu quan về việc dự thảo, góp ý, sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia
đình trong đó có đề xuất thừa nhận kết hôn đồng giới. Mặc dù luật pháp Việt Nam
chưa công nhận kết hôn đồng giới nhưng ít nhất trong luật cũng không “cấm” lOMoAR cPSD| 45740413
việc kết hôn đồng giới. Khi dư luận xã hội ngày càng “cởi mở” thì có thể một
ngày không xa người đồng tính ở Việt Nam sẽ có hi vọng được pháp luật thừa
nhận. Dư luận xã hội góp phần hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện pháp luật,
đồng thời việc xây dựng và thực hiện pháp luật cũng phản ánh dư luận xã hội. lOMoAR cPSD| 45740413
Câu 6: Phân tích vai trò của nhân tố chủ quan, lợi ích của chủ thể áp dụng
pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật:
Trong hoạt động áp dụng pháp luật, lợi ích của chủ thể áp dụng pháp luật là
một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động này.
Con người luôn luôn có xu hướng bảo vệ và nâng cao lợi ích của mình. Khi
việc này trở nên vượt giới hạn, con người có thể bất chấp mọi thứ để đạt được
mục đích của mình. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, việc này sẽ trở nên càng
nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật.
Khi chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện một cách đúng đắn, thống nhất,
không có sự tư lợi, đặt lợi ích của mình lên trên, đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính
đáng của các cá nhân, tổ chức được (bị) áp dụng pháp luật, đảm bảo sự công bằng,
nghiêm minh sẽ tác động trực tiếp đến dư luận xã hội, từ đó có thể tác động mạnh
mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội.
Khi chủ thể áp dụng pháp luật ban hành các quyết định áp dụng pháp luật
không công bằng, nghiêm minh, đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích chính
đáng của các cá nhân, tổ chức để trục lợi thì hoạt động áp dụng pháp luật sẽ bị
biến dạng, méo mó. Với những cá nhân, tổ chức mang lại lợi ích cho chủ thể áp
dụng pháp luật thì sẽ được lợi, thậm chí không phải chịu những hình phạt xứng
đáng với việc mình đã làm. Còn với những cá nhân, tổ chức không có khả năng
mang lại lợi ích cho chủ thể áp dụng pháp luật hoặc chỉ mang lại lợi ích ít hơn thì
sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi, thậm chí là oan sai. Điều này sẽ tạo thành
những tệ nạn trong xã hội như tham nhũng, hối lộ, chạy án, dụ dỗ, lôi kéo, vòi
vĩnh… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống xã hội, ăn mòn bộ máy nhà nước.
Ngoài ra, trong khi áp dụng pháp luật, chủ thể áp dụng pháp luật có thể không
có những lợi ích liên quan trực tiếp đến việc làm sai các quy định khi áp dụng
pháp luật, tuy nhiên những điều này lại mang lại lợi ích cho những người khác có
mối quan hệ thân thiết với chủ thể áp dụng pháp luật, có nghĩa là gián tiếp gắn
liền với lợi ích của chủ thể áp dụng pháp luật.VD: Phó Chánh án tỉnh Bạc Liêu
nhận 100 triệu đồng để chuyển 6 tháng tù giam thành 6 tháng tù treo.
VD: Hiện tượng tham nhũng của CQNN ông phó chánh tỉnh Bạc Liêu đã
nhận tiền để giảm án cho tù nhân. Ở đây, phó chánh án là người đem lại lẽ công
bằng nhưng ông đã không có bản lĩnh vượt qua cám dỗ của đồng tiền vì lợi ích
cá nhân nên đã bị người nhà bị cáo dụ dỗ, lôi kéo nên đã xét xử có lợi cho họ
giảm án từ 6 tháng tù xuống 6 tháng tù treo. Vì vậy hoạt động ADPL của thẩm
phán này đã bị biến dạng méo mó, thẩm phán đã lợi dụng chức quyền của mình
để thực hiện hành vi trái pháp luật.