Câu hỏi cuối kỳ - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Câu hỏi cuối kỳ - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
Văn hóa Đông Sơn được phát hiện trước cách mạng tháng 8 năm
1945. Đây thời kỳ biển lui, hình thành đồng bằng vậy nên dân Việt cổ di
cư từ vùng cao xuống vùng thấp để cư trú, định cư.văn hóa Đông Sơn được hình
thành từ 3 nền văn hóa Phùng Nguyên- Đồng Đậu - Gò Mun phân bố tại lưu vực
sông Hồng, sông Mã, sông Cả, nền văn hóa mang đậm tính bản địa, nền
văn hóa phát triển rực rỡ, đỉnh cao thứ nhất trong tiến trình văn hóa Việt Nam
đặt nền móng cho văn hóa truyền thống Việt Nam sau này. Văn hóa Đông Sơn
thuộc giai đoạn đồng thau- đồ sắt sớm từ thế kỉ VII TCN đến 179 TCN.
Đời sống văn hóa sinh hoạt vật chất của người dân Đông Sơn
cùng phong phú. Người Đông Sơn phương thức sản xuất phát triển. Trồng
trọt chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đóng vai trò chủ đạo.Họ
canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng
chờ mưa. Ngoài ra còn chăn nuôi trâu, bò, lợn gà…dùng để lấy sức kéo, lấy
thịt.Trên các trống đồng người ta thấy các hoa văn khắc hình bò, trong một số di
chỉ khảo cổ học còn tìm thấy hình tượng đầu gà. Các loại hình dụng cụ của
dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng đặc biệt lưỡi cày
đồng. Nghề thủ công đã sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất,
chiến đấu. Nghề luyện kim màu đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khốiợng
sản phẩm lớn, nhiều chủng loại. Đặc biệt luyện kim đồng đã đạt đến đỉnh cao
phong phú, đa dạng. thể kể đến trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng,
được coi biểu tượng văn hóa dân tộc chứng tỏ trình độ kỹ thuật bàn tay
tài hoa của người thợ Đông Sơn. Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng phong cách
riêng, tiến bộ về sử dụng chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng. Tại di chỉ
khảo cổ học Đình Tràng, Đông Anh, Nội trưng bày Gốm Đường Cồ, loại
gốm này thể hiện sự tiến bộ rệt về kỹ thuật chế tác gốm trong văn hóa Đông
Sơn của người Việt cổ. Đất sét pha cát tương đối mịn, đều để làm xương gốm
được chọn, sàng lọc cẩn thận, ít tạp chất nên gốm tương đối đanh, cứng ít
thấm nước. Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển như nghề thủy tinh,
nghề mộc, nghề dệt…Mô hình bữa ăn của dân Đông Sơn cơm - rau -
biết tận dụng môi trường tự nhiên. Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất
liệu chủ yếu đồ gốm, đồ đồng đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu
biểu như nồi, chõ, mâm, chậu…Nhà của người Việt cổ đặc trưng với vật
liệu chủ yếu gỗ, tre, nứa.. sẵn trong tự nhiên. Tre được dùng để làm kèo,
uốn, hoặc chẻ ra để đan; gỗ lim, gỗ xoan… để làm cột nhà. Rơm, rạ, cọ,
dừa… dùng để lợp mái; đất nung để xây tường. Kiểu dáng mang đậm dấu ấn
sông nước, chủ yếu nhà sàn hình mai rùa, hoặc hình thuyền. Quy nhà
vừa phải hài hòa với thiên nhiên. Nhà chú ý tới chiều ngang, rộng theo số lẻ là 3
gian, 5 gian; bậc nhà cũng theo số lẻ. Nhà 5 gian thì gian giữa để thờ, 2 gian bên
để sinh hoạt còn 2 gian trái buồng ngủ. Vị trí nhà chọn theo hướng sông suối,
hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà không được xây chính giữa với của nhà,
được xây lệch sang bên trái hoặc bên phải. Cửa nhà thường chọn hướng
nam, đông nam gió biển mát; còn bếp chọn hướng tây tránh gió bắc. Không
gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng, xung quanh nhà là vườn cây ao cá…
Không chỉ vậy dân Đông Sơn còn văn hóa trang phục cùng độc đáo.
Trang phục chất liệu chủ yếu bằng tằm, sợi bông..phù hợp với điều kiện thời
tiết công việc đồng áng. Phụ nữ mặc váy yếm. Nam giới đóng khố, cởi
trần. Ngày hội trang phục cầu kỳ hơn, cả nam nữ đều dùng áo liền váy, chất
liệu bằng lông hoặc cây, đầu đội lông chim. Thời kỳ này đã xuất hiện
trang phục của giới quý tộc.Phụ nữ thường để tóc cắt tóc ngắn để xõa ngang vai,
bới tóc trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng. Về trang sức khá đặc trưng như
nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn phổ
biến vòng chân. Về phương tiện đi lại chủ yếu thuyền bè, đường vận
chuyển chủ yếu là đường sông, ven biển. Thuyền có 2 loại là thuyền độc mộc và
thuyền ván ghép từ đó mà hình thành các điệu lý, điệu hò hát giao duyên.
Nhắc đến văn hóa Đông Sơn thì không thể không nhắc đến văn
hóa sinh hoạt tinh thần của dân Đông Sơn rất phong phú phát triển. Về
duy nhận thức: người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng như
công cụ sản xuất( cuốc, cày..), công cụ sinh hoạt( dao, bình..), công cụ chiến
đấu( giáo, mác...).Về tư duy toán học: đạt đến trình độ nhất định như tuy duy đối
xứng gương, đối xứng trục. Con người thời này đã tri thức thiên văn học. Về
nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã sự nhận thức thế giới nhận
thức chính mình bằng duy lưỡng phân: đàn ông- đàn bà, núi biển… Về văn
hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật kiến trúc
đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc, là 1 biểu
tượng văn hóa, cũng 1 nghệ thuật giá trđặc sắc. Về chữ viết: chữ viết Đông
Sơn được chạm khắc trên các công cụ, khí đồng thau, các đường nét còn
lược nhưng khúc triết, ràng. Ngoài ra, còn các dạng văn tự khác viết trên
đồ đá, đồ gốm. Trong đó loại hình văn tự thắt nút dùng 1 số sợi dây màu
sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin. Về kỹ
thuật quân sự: khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về
hình dáng, phong phú về số lượng. thành quách với các bức thành kiên cố
với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ. Về tín ngưỡng, tôn giáo:
tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Về
phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay,
phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội
cầu, hội nước…
thể thấy Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt
cổ. Cùng với văn hóa Óc EO, văn hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa"
của người Việt. Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu
tiếp biến với các nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong
thiên niên kỷ đầu sau công nguyên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
| 1/3

Preview text:

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
Văn hóa Đông Sơn được phát hiện trước cách mạng tháng 8 năm
1945. Đây là thời kỳ biển lui, hình thành đồng bằng vậy nên cư dân Việt cổ di
cư từ vùng cao xuống vùng thấp để cư trú, định cư.văn hóa Đông Sơn được hình
thành từ 3 nền văn hóa Phùng Nguyên- Đồng Đậu - Gò Mun phân bố tại lưu vực
sông Hồng, sông Mã, sông Cả, là nền văn hóa mang đậm tính bản địa, là nền
văn hóa phát triển rực rỡ, đỉnh cao thứ nhất trong tiến trình văn hóa Việt Nam
đặt nền móng cho văn hóa truyền thống Việt Nam sau này. Văn hóa Đông Sơn
thuộc giai đoạn đồng thau- đồ sắt sớm từ thế kỉ VII TCN đến 179 TCN.
Đời sống văn hóa sinh hoạt vật chất của người dân Đông Sơn vô
cùng phong phú. Người Đông Sơn có phương thức sản xuất phát triển. Trồng
trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đóng vai trò chủ đạo.Họ
canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng
chờ mưa. Ngoài ra còn có chăn nuôi trâu, bò, lợn gà…dùng để lấy sức kéo, lấy
thịt.Trên các trống đồng người ta thấy các hoa văn khắc hình bò, trong một số di
chỉ khảo cổ học còn tìm thấy hình tượng đầu gà. Các loại hình dụng cụ của cư
dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cày
đồng. Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất,
chiến đấu. Nghề luyện kim màu đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng
sản phẩm lớn, nhiều chủng loại. Đặc biệt là luyện kim đồng đã đạt đến đỉnh cao
phong phú, đa dạng. Có thể kể đến trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng,
nó được coi là biểu tượng văn hóa dân tộc chứng tỏ trình độ kỹ thuật và bàn tay
tài hoa của người thợ Đông Sơn. Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách
riêng, có tiến bộ về sử dụng chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo dáng. Tại di chỉ
khảo cổ học Đình Tràng, Đông Anh, Hà Nội trưng bày Gốm Đường Cồ, loại
gốm này thể hiện sự tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật chế tác gốm trong văn hóa Đông
Sơn của người Việt cổ. Đất sét pha cát tương đối mịn, đều để làm xương gốm
được chọn, sàng lọc cẩn thận, ít tạp chất nên gốm tương đối đanh, cứng và ít
thấm nước. Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển như nghề thủy tinh,
nghề mộc, nghề dệt…Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là cơm - rau - cá
biết tận dụng môi trường tự nhiên. Đồ dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất
liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng và đồ gỗ. Một số loại đồ dùng sinh hoạt tiêu
biểu như nồi, chõ, mâm, chậu…Nhà ở của người Việt cổ có đặc trưng với vật
liệu chủ yếu là gỗ, tre, nứa.. có sẵn trong tự nhiên. Tre được dùng để làm kèo,
uốn, hoặc chẻ ra để đan; gỗ lim, gỗ xoan… để làm cột nhà. Rơm, rạ, lá cọ, lá
dừa… dùng để lợp mái; đất nung để xây tường. Kiểu dáng mang đậm dấu ấn
sông nước, chủ yếu là nhà sàn hình mai rùa, hoặc hình thuyền. Quy mô nhà ở
vừa phải hài hòa với thiên nhiên. Nhà chú ý tới chiều ngang, rộng theo số lẻ là 3
gian, 5 gian; bậc nhà cũng theo số lẻ. Nhà 5 gian thì gian giữa để thờ, 2 gian bên
để sinh hoạt còn 2 gian trái là buồng ngủ. Vị trí nhà chọn theo hướng sông suối,
hướng núi theo phong thủy. Cổng nhà không được xây chính giữa với của nhà,
mà được xây lệch sang bên trái hoặc bên phải. Cửa nhà thường chọn hướng
nam, đông nam có gió biển mát; còn bếp chọn hướng tây tránh gió bắc. Không
gian nhà ở thường quần tụ thành xóm làng, xung quanh nhà là vườn cây ao cá…
Không chỉ vậy cư dân Đông Sơn còn có văn hóa trang phục vô cùng độc đáo.
Trang phục chất liệu chủ yếu bằng tơ tằm, sợi bông..phù hợp với điều kiện thời
tiết và công việc đồng áng. Phụ nữ mặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi
trần. Ngày hội trang phục cầu kỳ hơn, cả nam và nữ đều dùng áo liền váy, chất
liệu bằng lông vũ hoặc là cây, đầu đội mũ lông chim. Thời kỳ này đã xuất hiện
trang phục của giới quý tộc.Phụ nữ thường để tóc cắt tóc ngắn để xõa ngang vai,
bới tóc trên đầu hoặc tết tóc thả sau lưng. Về trang sức khá đặc trưng như
nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn đeo vòng tai hạt, chuỗi, nhẫn và phổ
biến là vòng chân. Về phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè, đường vận
chuyển chủ yếu là đường sông, ven biển. Thuyền có 2 loại là thuyền độc mộc và
thuyền ván ghép từ đó mà hình thành các điệu lý, điệu hò hát giao duyên.
Nhắc đến văn hóa Đông Sơn thì không thể không nhắc đến văn
hóa sinh hoạt tinh thần của cư dân Đông Sơn rất phong phú và phát triển. Về tư
duy và nhận thức: người Việt cổ đã biết phân loại sự vật theo chức năng như
công cụ sản xuất( cuốc, cày..), công cụ sinh hoạt( dao, bình..), công cụ chiến
đấu( giáo, mác...).Về tư duy toán học: đạt đến trình độ nhất định như tuy duy đối
xứng gương, đối xứng trục. Con người thời này đã có tri thức thiên văn học. Về
nhận thức thế giới: người việt thời kỳ này đã có sự nhận thức thế giới và nhận
thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông- đàn bà, núi biển… Về văn
hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật kiến trúc
đã hình thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn là sự phát triển vượt bậc, là 1 biểu
tượng văn hóa, cũng là 1 nghệ thuật giá trị đặc sắc. Về chữ viết: chữ viết Đông
Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí đồng thau, các đường nét còn sơ
lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra, còn có các dạng văn tự khác viết trên
đồ đá, đồ gốm. Trong đó có loại hình văn tự thắt nút dùng 1 số sợi dây có màu
sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau để trao đổi thông tin. Về kỹ
thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về
hình dáng, phong phú về số lượng. Có thành quách với các bức thành kiên cố
với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy để bảo vệ phòng thủ. Về tín ngưỡng, tôn giáo:
tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Về
phong tục: đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay,
phong tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phong phú như hội mùa, hội cầu, hội nước…
Có thể thấy Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt
cổ. Cùng với văn hóa Óc EO, văn hóa Sa Huỳnh tạo thành "tam giác văn hóa"
của người Việt. Văn hóa Đông Sơn tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao lưu
tiếp biến với các nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong
thiên niên kỷ đầu sau công nguyên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.