Câu hỏi đúng sai - Câu hỏi nhận định - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Nếu giá cân bằng của xăng là $1.00 / lít và chính phủ đặt giá trần cho xăng là $1.50, kết quả là gây ra sự thiếu hụt xăng.2. Giá trần đặt dưới giá cân bằng gây ra sự dư thừa.3. Giá sàn đặt trên giá cân bằng là có tính ràng buộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu hỏi đúng sai. Chương 4.
1. Nếu giá cân bằng của xăng là $1.00 / lít và chính phủ đặt giá trần cho xăng là $1.50, kết quả
là gây ra sự thiếu hụt xăng.
2. Giá trần đặt dưới giá cân bằng gây ra sự dư thừa.
3. Giá sàn đặt trên giá cân bằng là có tính ràng buộc
4. Việc thiếu hụt nhà ở gây ra bởi sự kiểm soát giá thuê nhà có thể nghiêm trọng hơn trong dài hạn so với ngắn hạn.
5. Lương tối thiểu giúp tất cả lao động trẻ vì họ được nhận múc lương cao hơn mức lẽ ra họ phải nhận.
6. Tăng 10% lương tối thiểu có thể làm cho tăng thất nghiệp trong số lao động trẻ hơn là số lao
động có chuyên môn tay nghề cao.
7. Giá trần không có tính ràng buộc hiện nay có thể gây ra sự thiếu hụt trong tương lai khi cầu
gia tăng làm cho giá cân bằng nâng cao lên trên mức giá trần cố định trước đó.
8. Giá sàn trong một thị trường luôn tạo ra sự dư thừa trong thị trường đó.
9. Một mức thuế $10 đánh vào giày đá banh sẽ luôn luôn làm tăng giá mà người mua phải trả cho giày đá banh lên $10.
10. Gánh nặng sau cùng của thuế rơi nhiều vào bên nào của thị trường ít co giãn hơn.
11. Nếu thuốc là hàng hóa thiết yếu, gánh nặng của thuế đối với thuốc sẽ có thể rơi nhiều vào người mua thuốc.
12. Khi chúng ta dùng mô hình cung cầu để phân tích một mức thuế đánh vào người mua (thu từ
người mua, người mua đóng thuế), ta dịch đường cầu lên trên một mức bằng mức thuế đó.
13. Thuế đánh vào người mua (thu từ người mua, người mua đóng thuế) có tác động tương
đương với cùng mức thuế đó đánh vào người bán (thu từ người bán, người bán đóng thuế).
14. Thuế tạo ra một khoảng chênh lệch thuế giữa người mua và người bán. Điều này làm cho giá
người mua phải trả tăng lên, giá người bán nhận được giảm xuống, và số lượng hàng bán được giảm.
15. Chính phủ có thể chọn đưa gánh nặng của thuế lên người mua trong thị trường chịu bằng
cách thu thuế từ người mua (đánh lên người mua) mà không thu từ người bán (đánh lên người bán) Chương 5
1. Thặng dư tiêu dùng là giá sẵn lòng trả của người mua trừ đi chi phí của người bán.
2. Nếu đường cầu trên thị trường đứng yên, thặng dư tiêu dùng giảm khi giá trên thị trường đó tăng.
3. Nếu giá sẵn lòng trả của bạn cho một cái hamburger là $3,00 và giá thị trường của nó là
$2,00, thặng dư tiêu dùng của bạn là $5,00.
4. Thặng dư sản xuất là số đo hàng hóa tồn kho không bán được của các nhà cung cấp trên thị trường.
5. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tốt cho lợi ích của người nếu người mua là người duy lý.
6. Chi phí của người bán bao gồm chi phí cơ hội của thời gian người bán bỏ ra.
7. Chiều cao của đường cung là chi phí của người bán cận biên.
8. Tổng thặng dư là chi phí của người bán trừ giá sẵn lòng trả của người mua.
9. Thị trường tự do là hiệu quả vì nó phân phối sản lượng cho các người mua có giá sẵn lòng trả dưới giá thị trường.
10. Thặng dư sản xuất là vùng nằm trên đường cung và nằm dưới giá thị trường.
11. Lợi thế chính yếu của việc để cho thị trường tự do phân phối nguồn lực là ở chỗ kết cục của
việc phân phối đó là hiệu quả khi các giả thiết là đúng (có hiệu lực)
12. Cân bằng trong một thị trường cạnh tranh tối đa hóa tổng thặng dư.
13. Hai loại thất bại thị trường là sức mạnh thị trường và các ngoại tác.
14. Ngoại tác là các hiệu ứng phụ, như là sự ô nhiễm, chúng không được người mua và người
bán trên thị trường lưu tâm, gánh chịu.
15. Sản xuất thêm một sản phẩm luôn luôn làm tăng thêm tổng thặng dư. Chương 6
1. Tổng doanh thu bằng sản lượng đầu ra của doanh nghiệp nhân với giá mà nó bán sản lượng đó.
2. Lương trả cho lao động là một ví dụ của chi phí ẩn trong sản xuất.
3. Nếu tổng doanh thu là $100, chi phi hiện (kế toán – sổ sách) là $50, và chi phí ẩn là $30, thì
lợi nhuận kế toán là $50.
4. Nếu có chi phí ẩn trong sản xuất, lợi nhuận kế toán sẽ vượt trên lợi nhuận kinh tế.
5. Khi hàm sản xuất trở nên phẳng hơn (đồ thị lài hơn), năng suất biên (sản lượng biên – dản phẩm biên) đang tang.
6. Nếu một doanh nghiệp thuê nhiều lao động hơn trong điều kiện nhà máy giữ nguyên không
đổi, cuối cùng nó sẽ phải chịu năng suất biên giảm dần.
7. Nếu hàm sản xuất của một doanh nghiệp thể hiện năng suất biên giảm dần, đường tổng chi
phí của đoanh nghiệp đó sẽ trở nên lài hơn (phẳng hơn) khi gia tăng sản lượng.
8. Chi phí cố định cộng chi phi biến đổi bằng tổng chi phí.
9. Chi phí trung bình là tổng chi phi chia cho chi phí biên.
10. Khi chi phí biên nằm dưới chi phí trung bình, chi phí trung bình phải giảm.
11. Nếu, khi tăng sản lượng, một hàm sản xuất đầu tiên thể hiện năng suất biên tăng và sau đó
năng suất biên giảm, thì đường chi phí biên tương ứng có dạng hình chữ U.
12. Đường chi phí trung bình cắt đường chi phí biên tại điểm tối thiểu của chi phí biên.
13. Đường chi phí trung bình trong dài hạn thì phẳng hơn đường chi phí trung bình trong ngắn hạn.
14. Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp là sản lương có chi phí biên tối thiểu.
15. Trong dài hạn, khi doanh nghiệp mở rộng các phương tiện sản xuất (quy mô sản xuất) đầu
tiên nó thường trải qua tính phi kinh tế theo quy mô, kế đến là hiệu quả không đổi theo quy
mô, và sau cùng tính hiệu quả theo quy mô. Chương 7
1. Điều kiện cần thiết duy nhất cho một thị trường cạnh tranh hoàn toàn là có nhiều người mua và người bán.
2. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh, doanh thu biên bằng với giá của hàng hóa nó bán.
3. Nếu một doanh nghiệp cạnh tranh bán số sản lượng tăng gấp 3 lần, tổng doanh thu cũng tăng lên gấp 3 lần.
4. Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi nó sản xuất ra mức sản lượng tại tại điểm có chi
phí biên bằng doanh thu biên.
5. Nếu chi phí biên vượt trên doanh thu biên tại mức sản lượng hiện hành của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận nếu nó tăng mức sản lượng của nó.
6. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh phần đường chi phi biên nằm trên
đường chi phí trung binh của nó.
7. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần đường chi phí biên nằm trên đường chi phí
biến đổi trung bình của nó.
8. Trong ngắn hạn, nếu giá bán một hàng hóa doanh nghiệp nhận được nằm trên chi phí biến
đổi trung bình nhưng nằm dưới chi phí trung bình của nó trong sản xuất, doanh nghiệp sẽ tạm thời đóng cửa.
9. Trong thị trường cạnh tranh, cả hai người mua và người đều là người nhận giá.
10. Trong dài hạn, nếu giá doanh nghiệp nhận được cho sản lượng của nó nằm đưới chi phí
trung bình trong sản xuất, doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường.
11. Trong ngắn hạn, đường cung thị trường của một hàng hóa là tổng lượng cung của tất cả các
doanh nghiệp tại từng mức giá.
12. Đường cung thị trường trong ngắn hạn thì co giãn nhiều hơn đường cung thị trườn trong dài hạn.
13. Trong dài hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có lợi nhuận kinh tế dương rất nhỏ.
14. Trong dài hạn, nếu các doanh nghiệp đều giống nhau và có sự gia nhập và rút lui khỏi thị
trường tự do, tất cả mọi doanh nghiệp trên thị trường hoat động tại quy mô sản lượng tối ưu của nó.
15. Nếu giá của một hàng tăng trên chi phi trung bình tối thiểu trong sản xuất, lợi nhuận kinh tế
dương sẽ làm cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, điều này làm cho giá giảm trở
lại về mức chi phí trung bính tối thiểu trong sản xuất. Chương 8
1. Độc quyền là người đặt giá.
2. Nguồn gốc phổ biến nhất về rào cản gia nhập vào thị trường của một độc quyền là độc
quyền sở hữu nguồn lực quan trọng để sản xuất ra hàng hóa đó.
3. Độc quyền là người bán duy nhất một sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần.
4. Độc quyền tự nhiên là độc quyền dùng quyền sở hữu các nguồn lực tự nhiên như một rào
cản ngăn chận việc gia nhập vào thị trường của nó.
5. Đường cầu đối diện độc quyền là đường cầu thi trường sản phẩm của nó.
6. Đối với độc quyền doanh thu biên luôn nhỏ hơn giá của hàng hóa.
7. Độc quyền chọn mức sản lượng tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên và dùng đường cầu
tìm ra mức giá bán khiến người mua sẽ mua hết số lượng đó.
8. Đường cung của độc quyền luôn luôn dốc lên (độ dốc dương).
9. Độc quyền sản xuất ra mức sản lượng hiệu quả nhưng nó vẫn không hiệu quả vì nó đặt một
mức giá bán vượt trên chi phí biên và lợi nhuận nó đạt được là một chi phí của xã hội.
10. Nhà nước điều tiết bắt độc quyền áp dụng giá bán bằng chi phi biên trong sản xuất sẽ làm
cho độc quyền lỗ và rời bỏ ngành.
11. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đê độc quyền là độc quyền
nên được sở hữu bởi nhà nước. (quốc hữu hóa).
12. Phân biệt giá chi có thể khả thi nếu không có sự mua đi bán lại ăn chênh lệch giá.
13. Phân biệt giá có thể nâng cao phúc lợi kinh tế vì sản lượng tăng trên mức sản lượng kết quả
khi độc quyền tính một giá.
14. Phân biệt giá hoàn toàn là hiệu quả nhưng toàn bộ thặng dư được người tiêu dùng nhận hết.
15. Các trường đại học cũng áp dụng phân biệt giá khi họ tính các mức học phí khác nhau cho
các sinh viên nghèo và giàu.