Câu hỏi đúng sai về Luật lao động | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thìluôn phải bồi thường chi phí đào tạo.=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Vì người lao động chỉ phải bồi thườngchi phí đào tạo nếu có, hoặc nếu có mà 2 bên thỏa thuận được thì người lao động cũng không phải bồi thường.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
thìluôn phải bồi thường chi phí đào tạo.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Vì người lao động chỉ phải bồi thường
chi phí đào tạo nếu có, hoặc nếu có mà 2 bên thỏa thuận được thì người lao động
cũng không phải bồi thường.
2. Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy
địnhcủa Luật lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Chế độ lao động đối với công chức, viên
chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực
lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các
tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác
quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.
3. Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thờihạn
thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Trong trường hợp người học nghề chấm
dứt hợp đồng để đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, vì lý do sức
khỏe mà không thể tiếp tục học nghề nữa thì sẽ được hoàn trả lại phần học phí của thời gian còn lại.
4. Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng laođộng.
=> Nhận định ĐÚNG. Gợi ý giải thích: Trong trường hợp quyền lợi của người
lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thỏa ước tập thể, thì
phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thỏa ước tập thể. Mọi quy định về
lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thỏa ước tập thể. lOMoAR cPSD| 45734214 6.
Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác
nhau vớinhiều người sử dụng lao động khác nhau.
=> Nhận định ĐÚNG. Gợi ý giải thích: Người lao động có thể giao kết một
hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng
phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết. 7.
Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ
thời điểmngười lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Có thể tính từ thời điểm do 2 bên thỏa
thuận, từ ngày giao kết. 8.
Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác
định thờihạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Chỉ tối đa 2 lần thôi. 9.
Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia
quan hệlao động là một loại hành vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Đó là 1 sự biến pháp lý.
10. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời
hạnngười lao động cần có lý do chính đáng.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: người lao động được đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do.
11. Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt
hợp đồnglao động sẽ được trợ cấp thôi việc.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: lOMoAR cPSD| 45734214
12. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ
quannhà nước có thẩm quyền.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể
từ ngày 2 bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước hoặc kể từ ngày ký.
13. Luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của
người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.
14. Quan hệ lao động của cán bộ công chức nhà nước thuộc đối
tượngđiều chỉnh của Luật lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: quan hệ lao động của cán bộ công chức
do các văn bản pháp luật khác quy định.
15. Trong các cơ quan nhà nước không tồn tại các quan hệ lao
độngthuộc đối tượng điều chỉnh Luật lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử
dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước thì phải thực hiện giao
kết hợp đồng lao động
16. Mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động
dongành Luật lao động điều chỉnh.
=> Nhận định ĐÚNG. Gợi ý giải thích: bản chất của quan hệ làm công ăn
lương là sự mua bán sức lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Vì thế mọi quan hệ
lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động là đối tượng điều chỉnh của luật lao động. lOMoAR cPSD| 45734214
17. Quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng thuộc đối
tượng điềuchỉnh của ngành Luật lao động
. => Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở
hợp đồng Dịch vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.
18. Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinhtrong các HTX.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: HTX sử dụng lao động không phải là xã
viên thì phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động.
19. Mọi quan hệ học nghề do Luật lao động điều chỉnh.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: hợp đồng học nghề là hình thức pháp lý
của quan hệ học nghề do luật lao động điều chỉnh. Vì vậy chỉ những quan hệ học
nghề phát sinh trên cơ sở hợp đồng học nghề mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động
20. Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc
lĩnh vựchoạt động xã hội.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự
nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động.
21. Người học nghề là người có ít nhất đủ 13 tuổi.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Trừ 1 số trường hợp được quy định trong luật.
22. Người học nghề có nghĩa vụ đóng học phí cho cơ sở dạy nghề,
trừtrường hợp hai bên thỏa thuận người học nghề không phải đóng học phí. lOMoAR cPSD| 45734214
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Doanh nghiệp có quyền thành lập cơ sở
dạy nghề, và khi tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp thì không được thu học phí.
25. Quan hệ bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp
người laođộng gây thiệt hại cho tài sản của người sử dụng lao động là
QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Các quan hệ xã hội khác liên quan trực
tiếp tới quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động, trong đó có
quan hệ bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng tài sản ở đây phải được người sử dụng
lao động giao cho người lao động quản lý, và bị thiệt hại trong quá trình thực hiện
công việc của người lao động.
26. Quan hệ về bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp
ngườisử dụng lao động gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người
lao động là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: quan hệ bồi thường về tính mạng và sức
khỏe trong trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành hoặc chấp hành
không đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động gây thiệt hại cho
tính mạng và sức khỏe của người lao động.
30. Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải có giấy phép lao động do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: 1 số trường hợp không phải cấp giấy phép lao động.
49. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng
không cógiấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt. lOMoAR cPSD| 45734214
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động
như hợp đồng đương nhiên chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng hay một vài
trường hợp vô hiệu thì không đề cập đến trường hợp này. Cũng như chế tài áp dụng
cho trường hợp này chỉ là trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam.
50. Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động
hoànthành tốt công việc được giao thì người sử dụng lao động bắt buộc
phải thưởng cho người lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Việc thưởng là do người lao động quyết
định, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện
theo quy định của pháp luật.
51. Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì
khôngtuân theo thỏa ước.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Sau khi thỏa ước được ký kết và phát sinh
hiệu lực thì trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi người lao động, kể cả người lao
động đã tham gia vào việc ký kết thỏa ước lẫn người mới vào sau khi thỏa ước đã được ký kết.
52. Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8h/ ngày là
thời giờlàm thêm.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Ngoài thời giờ làm việc bình thường quy
định không quá 8h trong một ngày, thì nếu đối với trường hợp thời giờ làm việc tính
theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10h trong một ngày, hay
trường hợp làm công việc nặng nhọc độc hại thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 6 giờ trong một ngày. Mà thời giờ làm thêm được xác định dựa vào thời gian
làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường nên áp vào trường hợp trên ta thấy, cần
căn cứ vào thời giờ làm việc được quy định trong nội quy hay thỏa ước ra sao. lOMoAR cPSD| 45734214
54. Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải
giaokết hợp đồng lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Pháp luật lao động Việt Nam không đặt
ra yêu cầu bắt buộc người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giao
kết hợp đồng lao động. Vì vậy, cũng giống như người lao động Việt Nam, nếu người
lao động nước ngoài cũng làm những công việc thời có thời hạn dưới 3 tháng thì chỉ
cần thỏa thuận bằng lời nói.
55. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm
thêmgiờ khi có sự đồng ý của người lao động.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Về nguyên tắc khi muốn người lao động
làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động. Tuy
nhiên trong trường hợp như thực hiện lệnh tổng động viên, huy động bảo đảm nhiệm
vụ quốc phòng, hay thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,... thì
người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động làm thêm bất kỳ ngày nào
mà người lao động không được từ chối.
56. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì không
bắtbuộc phải giao kết bằng hình thức văn bản.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Đối với công việc giúp việc gia đình, luật
quy định bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản, dù thời gian làm việc có dưới 3 tháng.
57. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thựchiện.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Đối với người từ 13 tuổi đến dưới 15
tuổi thì không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà do người đại diện theo pháp lOMoAR cPSD| 45734214
luật trực tiếp tham gia ký kết với người lao động. Vì vậy trường hợp này, chủ thể
giao kết và chủ thể thực hiện là khác nhau.
58. Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối
với nữthì quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu
nhưng nếu người sử dụng lao động có nhu cầu thì có thể thỏa thuận với người lao
động có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn theo hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp
đồng mới. Nhưng các điều kiện về hợp đồng và các quy định liên quan đến quyền
lợi của người cao tuổi phải theo quy định của pháp luật.
59. Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao
độngxác định thời hạn.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Các quy định của pháp luật lao động chỉ
không cho phép các bên giao kết liên tục quá 2 lần đối với hợp đồng lao động xác
định thời hạn. Nếu trong trường hợp các bên đã chấm dứt hợp đồng lao động sau đó
mới giao kết lại thì có thể trên 2 lần.
60. Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình
thườngkhi làm thêm trong ngày nghỉ lễ.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp
người lao động làm thêm trong 1 ngày bình thường. Còn đối với trường hợp làm
thêm trong ngày nghỉ nghỉ lễ thì luật quy định không quá 12 giờ trong 1 ngày.
61. Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi
thườngtoàn bộ thiệt hại đã xảy ra.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Khi người lao động bị áp dụng trách
nhiệm vật chất thì không phải trường hợp nào cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại lOMoAR cPSD| 45734214
đã xảy ra mà tùy vào từng trường hợp, tùy vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế,... mà sẽ
bồi thường một phần, toàn bộ hoặc không phải bồi thường.
62. Người lao động có nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn.
=> Nhận định SAI. Gợi ý giải thích: Người lao động có quyền gia nhập tổ
chức công đoàn chứ không phải nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn.