-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi làm bài tập thu hoạch tham quan bảo tàng
Bến Nhà Rồng – hay còn được gọi Bảo tàng Hồ Chí Minh, tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, địa chỉ số 1, Nguyễn Tất Thành. Nơi đây được xây dựng lên để ghi nhớ sự kiện vĩ đại, ngày 05/06/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu “Đô đốc Latouche Tréville” ra đi tìm đường cứu nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Câu hỏi làm bài tập thu hoạch tham quan bảo tàng
Bến Nhà Rồng – hay còn được gọi Bảo tàng Hồ Chí Minh, tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, địa chỉ số 1, Nguyễn Tất Thành. Nơi đây được xây dựng lên để ghi nhớ sự kiện vĩ đại, ngày 05/06/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu “Đô đốc Latouche Tréville” ra đi tìm đường cứu nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49519085
CÂU HỎI LÀM BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG
1. Mô tả vắn tắt Bảo tàng Hồ Chí Minh (5 điểm). Chú ý viết khoảng 1 trang giấy A4.
Bến Nhà Rồng – hay còn được gọi Bảo tàng Hồ Chí Minh, tọa lạc trên ngã ba
sông Sài Gòn, địa chỉ số 1, Nguyễn Tất Thành. Nơi đây được xây dựng lên để ghi
nhớ sự kiện vĩ đại, ngày 05/06/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu “Đô đốc
Latouche Tréville” ra đi tìm đường cứu nước.
Lần đầu tiên được đặt chân đến nơi đây, đập vào mắt ta là bảo tàng gam màu nâu
đỏ đem lại cảm giác thân thương, ấm cúng và bình dị như phong cách của Bác
kèm theo đó những hàng cây lớn, xum xuê che mát cho từng tốp người tham quan
tiến vào. Bảo tàng khá rộng, có cửa từ nhiều phía thuận tiện cho chúng ta di
chuyển qua lại để tham quan. Ngay khi bước qua ngưỡng cửa chính diện đầu tiên,
ta sẽ thấy hàng loạt các bức ảnh đại diện cho các dân tộc anh em và ảnh Bác
chúng ta chụp chung với đồng bào được treo gọn gàng, đẹp đẽ kín cả hai bức
tường hành lang. Đi sâu thêm chút nữa, rẽ ngay bên tay trái của chúng ta là phòng
trưng bày những tác phẩm của thiếu nhi, những tình cảm của đồng bào dành cho
Bác: từ những bức tranh đủ loại (bằng tem, tranh ghép bằng vỏ cây tràm), đồ
gốm, chậu (tranh vẽ trên đó), những lời bài hát, các bức thư chan chứa đầy lòng
kính yêu, biết ơn dành cho Bác. Bảo tàng còn trưng bày một số vật dụng xưa như:
tem, tiền, đồ dùng, đồ mộc, và rất nhiều khung ảnh về các nhà chí sĩ, nhà nho yêu
nước và các nhà hoạt động cách mạng đã cống hiến đem lại thắng lợi vinh quang cho đất nước.
Bước lên tầng đầu tiên, tầng1 nơi đây có ba phòng để nghe thuyết trình về sơ lược
về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở phòng đầu tiên là những chuyện của về cha, mẹ, anh
chị em của Bác, hoạt động của Bác lúc còn là học sinh ở Việt Nam, ở phòng này
trưng bày nhiều ảnh về những người thân của Bác, hình ảnh của Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, hình ảnh các cuộc khởi nghĩa, và cảnh người dân bị bóc lột.
Đặc biệt ở gian phòng này còn trưng bày những mô hình ngôi nhà thuở xưa của
Bác ở Làng Sen, Nghệ An cùng mô hình chiếc tàu mà Bác lúc này lấy tên là Văn
ba đã theo nó sang Pháp mở ra trang sử mới cho dân tộc. Và một khung hình bản
đồ các châu lục, trên đó được đánh dấu cho những nơi bác từng đến và ở lại trong
suốt ba mươi năm lưu lạc.
Ở phòng thứ hai, người thuyết trình kể về cuộc bôn ba của chàng thanh niên
Nguyễn Tất Thành qua bốn châu lục, cùng những điều Bác làm để kiếm sống như
cào tuyết, đốt lò, những điều bác gặp, trải qua và thấy những gốc khuất của chế
độ tư bản, cách mà bọn tư sản làm với những người da đen nô lệ. Và nơi đây đặc
biệt trưng bày ngôi nhà số 9 ngõ Compoint, nơi Người ở lâu nhất khi ở quay lại
Pháp và các hoạt đông bác đã tham gia khi ở nước người. lOMoAR cPSD| 49519085
Sang đến phòng thứ 3, người thuyết trình nói về vụ án của Nguyễn Ái Quốc ở
HongKong cùng sự giúp đỡ của luật sư Loseby, những tháng ngày bác bị thế lực
Tưởng Giới Thạch bắt không có nguyên do mà từ đó sáng tác ra tập thơ kinh
điển, “Nhật ký trong tù” trở thành bảo vật quốc gia ngày nay. Đi hết 3 căn phòng,
bước ra hành lang ta sẽ thấy được chiếc xe kéo màu đen rất dài và nặng được
trung bày ở một gốc và phóng tầm mắt ra xa ta sẽ bắt gặp được chiếc thuyền gỗ
rất tính tế với 2 cánh buồm trắng lớn tái hiện lại khung cảnh sự kiện vĩ đại khi
Bác ra đi tìm đường cứu nước, rất đẹp và hoài niệm.Tuy còn hơi tiếc nuối khi
chưa xem được hết khu bảo tàng và tham quan hết các chi tiết ở nơi đây, nhưng
thật sự bảo tàng TP. HCM là nơi chứa đầy những hiện vật khá chi tiết về cuộc
đời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Sự kiện ngày 5/6/1911 để lại cho em những bài học gì? (2 điểm). Viết theo dạng liệt kê.
- Bài học thứ nhất về chí lớn, dám nghĩ dám thực hiện.
- Bài học thứ hai về lòng yêu nước, khát vọng độc lập dân tộc.
- Bài học thứ ba về tinh thần tự học, chăm chỉ học tập suốt đời.
- Bài học thứ tư về nghị lực kiên cường, sự nổ lực đáng kinh ngạc của
một con người để sống và đương đầu với những thách thức trong suốt
30 năm nơi đất khách quê người.
- Bài học thứ năm về tầm nhìn, tư duy khác biệt, đột phá và độc lập, thể
hiện rõ ràng qua con đường “hội nhập quốc tế” để tìm cách cứu nước mà Bác đã chọn.
- Bài học thứ sáu về sự hy sinh cao cả cho thời cuộc, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
2. Trong những bài học đó, bài học nào quan trọng nhất đối với sinh viên khối
ngành kinh tế? (1 điểm). Lý giải vì sao? (2 điểm).
Là một sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và đã trải học một năm được học tập
và tiếp xúc với môi trường kinh tế trong ngành thì đối với em bài học thứ năm về
tầm nhìn và tư duy khác biệt, đột phá là bài học quan trọng nhất và thật sự đây là
một điều kiện rất cần không chỉ trong thời đại bốn chấm không ngày nay mà còn
cho các thời đại sắp đến. Chúng ta đều biết nền kinh tế phát triển liên tục theo
vòng quay của bánh xe lịch sử không ngừng xoay và nếu chúng ta cứ mãi đứng
một chỗ thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nó cán qua không thương tiếc, sẽ bị lạc hậu
và hơn thế là bị đào thải. Do đó, chúng ta cần phải luôn quan sát, mở rộng tầm
nhìn, tư duy của mình để đoán trước được chu kỳ kế tiếp và chuẩn bị cho nó. Đặc
biệt đối với các ngành nói chung và ngành kinh tế nói riêng, luôn cần tính nhạy
bén với thị trường, một nơi đa nhu cầu thì tư duy đột phá và đa chiều sẽ là một
ưu thế thế đáng kể để giúp ta nhìn và suy đoán được nhiều khía cạnh mà ít người
để ý từ đó nắm bắt cơ hội. Hơn thế nữa từ tư duy, ý thức ta sẽ đi đến hành động, lOMoAR cPSD| 49519085
vì lẽ đó, tư duy của bạn càng độc lập, đột phá, tinh tế bao nhiêu thì nó sẽ càng
làm tăng khả năng thành công cao khi bạn thực hiện nó.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI
1. Bài làm phải viết tay, không được đánh máy
2. Tối đa 2 trang A4 (1 tờ A4 viết 2 mặt)
3. Không copy trên mạng về chép, không chép bài của người khác,
pháthiện chép bài của nhau sẽ cho 0 ĐIỂM đối với những bài giống nhau.
4. Chữ đẹp sẽ được cộng điểm.
5. Thời gian nộp bài: Buổi học tuần kế tiếp tuần đi Bảo tàng
7. Thông tin cá nhân trên bài gồm:
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG Họ và tên: Mã số SV:
Lớp: Sáng hoặc chiều thứ…, phòng học (VD: Sáng thứ 3, N2.405)