Câu hỏi luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế - Luật
Doanh nghiệp của anh T là công ty cổ phần có 15 cổ đông, công ty dự kiến triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nhưng vì một số cổ đông ở các tỉnh, thành khác nhau nên việc tổ chức họp trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533
Câu 1: Doanh nghiệp của anh T là công ty cổ phần có 15 cổ đông, công ty dự
kiến triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nhưng vì một số cổ đông ở các tỉnh, thành
khác nhau nên việc tổ chức họp trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Cho hỏi doanh nghiệp
của anh T có được tổ chức bằng hình thức họp trực tuyến được hay không?1 Trả lời:
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông bằng hình thức trực
tuyến thì tại điểm c, khoản 3, Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định
Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông khi
tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình
thức điện tử khác. Do đó, theo quy định nêu trên việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ
đông bằng hình thức trực tuyến là được phép. Doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo thực
hiện đúng các quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông bằng hình thức trực tuyến.
Câu 2: CTCP Xây dựng MINH BÌNH có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A,
ông B, bà C và ông D. Ông A là chủ tịch HDQT đồng thời là Tổng giám đốc công
ty. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015.
Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ số cổ phần như sau:
Ông A: 25000 cổ phần chiếm 31,25%
Ông B: 10000 cổ phần chiếm 12,5%
Ông C: 15000 cổ phần chiếm 18.75%
Bà D: 20000 cổ phần chiếm 25%
Chị E: 5000 cổ phần chiếm 6,25%
Anh H : 5000 cổ phần chiếm 6,25%
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, cac bạn hãy giải quyết các tình huống sau đây:
1. Tuy nhiên khi đến hạn thanh toán, ông C chỉ thanh toán 4000 cổ phần mà
ông đã đăng ký mua. Công ty quyết định bán lại cổ phần của ông B cho người khác
không phải là cổ đông sáng lập và rút tên ông B ra khỏi danh sách cổ đông sáng
lập. Không đồng ý với quyết định trên, vì cho rằng ông đã hoàn thành một phần 1 lOMoAR cPSD| 47025533
nghĩa vụ vì thế vẫn là cổ đông sáng lập của công ty. Hãy giúp mình xử lí tình
huống trên theo quy định của pháp luật. Trả lời:
Theo điểm c Khoản 3 Điều 113: “ Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần
chưa bán và Hội Đồng Quản Trị được quyền bán”. Thì trong TH này ông C chỉ mới
thanh toán được 4000 cổ phần trong tổng số 15000 cổ phần mà ông đã đăng ký
mua thì công ty có quyền xem 11000 cổ phần chưa thanh toán đó thành cổ phần
chưa thanh toán và bán chúng là đúng theo quy định của pháp luật.
Xét theo điểm b và điểm d khoản 3 Điều 113, thì trong trường hợp này ông C
chỉ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương đương với số cổ
phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh
toán cho người khác; và đương nhiên ông C không còn là cổ đông sáng lập của
công ty Minh Bình. Và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải
thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn
điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần
chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
2. Sau đó Đại hội đồng cổ đông đã quyết định bán 11000 cổ phần của ông C
đăng ký mua nhưng chưa thanh toán cho chị L và công ty vẫn giữ nguyên vốn điều
lệ như ban đầu và thay đổi cổ đông sáng lập. Tháng 3/2016, bà D muốn chuyển
nhượng toàn bộ cổ phần cho bạn thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại
phản đối vì chưa được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Theo các bạn bà D có
thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách hợp pháp không? Vì sao? Trả lời:
Bà D không thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách
hợp pháp vì Theo khoản 3 điều 120 thì bà D là cổ đông sáng lập của công ty và
công ty chỉ mới nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng
10/2015 và tính đến ngày mà bà muốn chuyển nhượng là tháng 3/2016 vẫn còn
nằm trong thời hạn 3 năm thì việc bà D muốn chuyển nhượng cổ phần của bà cho
bà M không thuộc cổ đông sáng lập của công ty thì phải được sự chấp thuận của
Đại hội đồng cổ đông và bà không được biểu quyết trong trường hợp này. lOMoAR cPSD| 47025533
3. Vào tháng 10/2016 bà D tự ý bán 15000 cổ phần trong tổng số 20000 cổ phần
hiện có cho bà M. Ông A và anh H phát hiện ra sự việc trên nên đã triệu tập hợp
Đại hội đồng cổ đông ra quyết định xử lý đối với bà D. Cuộc hợp diễn ra có sự
dự hợp của Ông A, anh H, Chị E . Việc triệu tập và tiến hành hợp đại hội đồng
cổ đông của công ty Minh Bình có hợp pháp hay không? Đề ra hướng giải quyết. Trả lời:
Theo điểm a khoản 1 điều 140 về Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì có
Hội đồng quản trị trong đó có ông A là chủ tịch hội đồng quản trị xét thấy cần vì
lợi ích của công ty do bà D tự ý bán cổ phần của mình không thông qua sự đồng ý
của Đại hội đồng cổ đông nên vì thế việc triệu tập cuộc hợp này là hợp pháp.
Theo khoản 1 Điều 145 thì Cuộc hợp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có
số cổ đông dự hợp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Trong trường hợp
này cuộc hợp diễn ra có sự góp mặt của ông A, anh H, chị E có số cổ phần chiếm
lần lượt 31,25%, 6,25%, 6,25% có 43,75% nên cuộc hợp diễn ra là không hợp pháp.
Hướng giải quyết là ông A và anh H cần huy động thêm nhiều thành viên cổ
đông để có tối thiểu là 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo luật này.
Trường hợp điều lệ công ty có quy định khác về số % tổng số cố phần có quyền
biểu quyết ít hơn hoặc bằng 43,75% thì cuộc hợp cổ đông là hợp pháp. Căn cứ theo
khoản 1 điều 145 luật này.
4. Theo anh chị và các bạn thì CTCP Minh Bình có nhất thiết phải thành lập Ban
kiểm soát không? Vì sao thế ạ? Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 Trừ TH pháp luật về chứng
khoáng có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và
hoạt động theo hai mô hình:
-Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
-Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Thì theo luật này công ty có quyền chọn tổ chức theo mô hình 2 không có ban kiếm
soát với điều kiện ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ủy ban kiếm toán trực thuộc hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiếm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế
hoạt động của ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. lOMoAR cPSD| 47025533
Vì thế không nhất thiết công ty Minh Bình phải thành lập ban kiểm soát.