-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi lý thuyết ôn tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật có gợi ý trả lời
Câu hỏi ôn tập môn lý luận về nhà nước và pháp luật có gợi ý trả lời của Đại học Kiểm sát Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Câu hỏi lý thuyết ôn tập môn Lý luận về nhà nước và pháp luật có gợi ý trả lời
Câu hỏi ôn tập môn lý luận về nhà nước và pháp luật có gợi ý trả lời của Đại học Kiểm sát Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Preview text:
lOMoARcPSD|10435767
Câu 1: Từ kinh nghiệm xây dựng, phát triển án lệ ở một số quốc gia trên thế
giới có thể rút ra những gợi mở gì nhằm nâng cao chất lượng án lệ ở nước ta?
Thứ nhất, cần thống nhất cách hiểu về “án lệ” và “tình huống pháp lý tương tự”.
Thứ hai, việc xây dựng án lệ cần đảm bảo tính hệ thống, cần phát triển án lệ thành
3 loại để áp dụng, để giải thích luật và bản án mẫu.
Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo thẩm phán để nâng cao chất lượng án lệ.
Câu 2: Việt Nam đã sử dụng án lệ chưa? Án lệ có phải là một văn bản pháp luật không?
Khác với các nước theo hệ thống thông luật như Anh hay Mỹ, hệ thống pháp luật
Việt Nam mang đặc thù của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, coi trọng pháp luật
thành văn nên khi đề xuất sử dụng án lệ gặp rất nhiều tranh cãi. Với những giá trị
pháp lý mà án lệ mang lại (góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao vai trò xét xử
của Tòa án đặc biệt là Thẩm phán, đảm bảo sự công bằng, giảm thiểu được oan sai
trong hoạt động xét xử, đảm bảo tính cập nhật, hiệu quả của hệ thống pháp luật), án
lệ đã chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Số án lệ được công bố tính đến nay có
43 án lệ về các lĩnh vực dân sự (thừa kế, hợp đồng, quyền sử dụng đất), hôn nhân
gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động và hình sự). Số lượng án lệ được công
bố mặc dù chưa nhiều nhưng cho thấy sự phát triển đột phá của việc sử dụng án lệ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, án lệ ở Việt Nam chỉ được coi như một nguồn hỗ trợ các văn bản pháp
luật do mà không được coi là văn bản pháp luật vì án lệ không đáp ứng các điều kiện
của một văn bản pháp luật: chủ thể ban hành, hình thức ban hành, trình tự thủ tục
ban hành, được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 3: Cơ chế sử dụng án lệ ở Việt Nam như thế nào?
Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc áp dụng án lệ, cụ thể: •
Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. •
Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm
những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như
nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không
áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình
huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc
đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; •
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung
của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự. lOMoARcPSD|10435767