-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi môn chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chính trị học Việt Nam là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của khoa học này? Trình bày nội dung những tư tưởng chính trị tiêu biểu ở Việt Nam trước năm 1945? Phân tích sự hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV? Trình bày nội dung các chính sách ngoại giao của Việt Nam trước năm 1945? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính Trị Học 128 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Câu hỏi môn chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chính trị học Việt Nam là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của khoa học này? Trình bày nội dung những tư tưởng chính trị tiêu biểu ở Việt Nam trước năm 1945? Phân tích sự hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV? Trình bày nội dung các chính sách ngoại giao của Việt Nam trước năm 1945? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học 128 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI MÔN CHÍNH TRỊ HỌC VIỆT NAM NHÓM I: 5 ĐIỂM
1. Chính trị học Việt Nam là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của khoa học này?
2. Trình bày nội dung những tư tưởng chính trị tiêu biểu ở Việt Nam trước năm 1945?
3. Phân tích sự hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV?
4. Trình bày nội dung các chính sách ngoại giao của Việt Nam trước năm 1945?
5. Trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt
Nam qua các bản Hiến pháp?
6. Trình bày sự hình thành và phát triển của thể chế lập pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
7. Trình bày sự hình thành và phát triển của thể chế hành pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
8. Trình bày sự hình thành và phát triển của các thể chế tư pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
9. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong
thể chế chính trị Việt Nam hiện nay?
10. Đặc điểm của thể chế nhà nước Việt Nam hiện nay?
11. Trình bày bản chất và cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay?
12. Trình bày những đặc trưng cơ bản trong thể chế bầu cử ở Việt Nam hiện nay và nêu nhận xét? NHÓM II: 5 ĐIỂM
1. Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phân tích luận điểm: “Toàn bộ tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”.
(Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991))
2. Phân tích cơ chế thực thi quyền lực của nhân dân lao động ở Việt Nam hiện nay ?
3. Phân tích những điều kiện và giải pháp đảm bảo phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động ở nước ta hiện nay?
4. Phân tích một số nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2001 của Hiến pháp năm 1992?
5. Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phê phán những quan điểm phi mác xít biện
hộ cho chủ nghĩa tư bản?
6. Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phê phán trào lưu dân chủ xã hội về con đường thứ ba?
7. Trình bày tính tất yếu khách quan của việc quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
8. Phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đổi mới và
hoàn thiện thể chế chính trị Việt Nam hiện nay? NHÓM I: 5 ĐIỂM
1. Chính trị học Việt Nam là gì? Trình bày đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của khoa học này?
Chính trị học Việt Nam là khoa học được hình thành và phát triển trên nền tảng của
Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tường Hồ Chí Minh nhằm làm sáng rõ những quy luật, tình
quy luật chính trị của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc và xây dựng CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh
Chính trị học Việt Nam là khoa học phản ánh sự nghiệp cách mạng trong trong suốt
gần thế kỷ qua và dự báo những xu thế phát triển của cách mạng nước ta trong thế kỷ tới
không thể không in đậm những nét đặc thù của chính trị Việt Nam vì mục tiêu, lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đối tượng nghiên cứu
Cũng như các môn khoa học xã hội và nhân văn khác, Chính trị học Việt Nam có đối
tượng nghiên cứu riêng, đó là những quy luật, tính quy luật chính trị của đời sống xã hội
Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Nhiệm vụ
Chính trị học Việt Nam có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nnhất, làm sáng tỏ nền tảng tư tưởng của chính trị học Việt Nam, theo đó toàn bộ
những vấn đề chính trị nói chung và toán thể chính trị Việt Nam nói riêng được xác lập và phát triển
Thứ hai, làm rõ lịch sử honhf thành và phát triển của chính trị học Việt Nam trong
lịch sử và đương đại
Thứ ba, làm rõ quá trình hình thành, xây dựng, củng cố và phát triển của thể chế
chính trị Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác nhau
Thứ tư, làm rõ bản chất, những đặc điểm và tính ưu việt của chế độ chính trị Việt
Nam đương đại, cũng như những yêu cầu, nội dung của quá trình đổi mới, hoàn thiện thể
chế chính trị để đảm bảo cho nhân dân là chủ thể đích thực của nền chính trị Việt Nam
Thứ năm, Làm rõ bản chất, nội dung cơ chế thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động, đặc biệt trong thười kỳ xây dựng thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ sáu, làm rõ những vấn đề cơ bản, phản ánh quy luật vận động và phát triển của
nền chính trị Việt Nam đương đại, đặc biệt trong giai đoạn mở của, hội nhập, từ đó khẳng
định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; đồng
thời chỉ ra những điều kiện đảm bảo định hướng XHCN ở nước ta.
2. Trình bày nội dung những tư tưởng chính trị tiêu biểu ở Việt Nam trước năm 1945?
Thời kỳ thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam có nhiều diẽn biến phức tạpl, nên xuất
hiện nhiều khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau: đó là tư tưởng bảo thủ, bất lực, đầu
hàng trước quân xâm lược của triều đình Nhà Nguyễn; tư tưởng yêu nước của các văn thân,
sỹ phu và các phong trào nông dân chống thực dân, phong kiến; tư tưởng cải cách, canh tân
đất nước; tư tưởng dân chủ tư sản
- Tư tưởng bảo thủ, bất lực, đầu hàng trước quân xâm lược của triều đình Nhà Nguyễn 2
Các vua Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại đều có tư tưởng bảo thủ, nhu nhược, đóng cửa,
cô lập với thế giới bên ngoài, kìm hãm sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, có
một số vị vua yêu nước như Hàm Nghi, Duy Tân có tư tưởng chống Pháp. Hàng chục cuộc
khởi nghĩa chống ngoại xâm đã nổ ra đứng đầu là các văn thân, sỹ phu yêu nước như
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám…
- Tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước
Phạm Phú Thư, một quan đại thần thời Tự Đức, đã dâng sớ đề nghị nhà vua thực hiện
cải cách, thông thương với các nước Phương Tây
Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế sau khi ra nước ngtoài về đã đề nghị nhà vua cho mở
các của biển, thông thương đường Thủy bộ Bắc – Trung.
Đặng Huy Trứ là người đầu tiên trực tiếp tổ chức và thực hiện chủ trương canh tân ở
lĩnh vực mà chế độ phong kiến rất coi thường là buôn bán kinh doanh. Ông mở hiệu buôn,
xuất khẩu nông sản, thiếc, mở hiệu ảnh, hiệu sách, nhà in… mang lại lợi nhuận tài chính cho Quốc gia
Nguyễn Trường Tộ đề nghị kế sách thoát khỏi khủng hoảng, đổi mới đất nước, định
hướng xây dựng đất nước “dân giaù, nước mạnh” gồm; phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp; áp dụng khoa học vào sản xuất; mở của buôn bán với các nước; bãi
bỏ tập tục lạc hậu; cải cách giáo dục, học kỹ nghệ công thương, tăng cường khoa học tự
nghiên, ngoại ngữ; xây dựng quân đội mạnh…
Nguyễn Lộ Trạch hai lần dâng sớ lên vua Tự Đức với những kế sách cụ thể, phong
phú để bảo toàn nền độc lập của đất nước. Ông đề nghị mở rộng buôn bán với nước ngoài,
dùng kế “hợp tung” để loại trừ hiểm họa, phải mở rộng quan hệ ngoại giao với với các nước
Tuy nhiên, những tư tưởng cải cách trên không được nhà Nguyễn chấp nhận và
không được thực hiện, nhưng đã có tác dụng thức tỉnh tinh thần dân tộctrên con đường đổi
mới để phát triển, vạch trần tư tưởng nhu nhược, hèn kém cuat triều đình Nhà Nguyễn, đẩy
mạnh xu hướng cải cách, duy tân
- Tư tưởng dân chủ tư sản
Tư tưởng này du nhập vào Việt Nam qua sách báo mới từ Trung Quốc. Sự vươn lên
giàu có của Nhật Bản theo con đường Duy tân tư bản chủ nghĩa đã tác động mạnh đếntư
tưởng các nhà yêu nước Việt Nam. Tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng này là phong trào Đông
du, Phong trào Duy tân, phong trào Đông kinh nghĩa thục
Phan Bội Châu cho rằng, Nhật Bản là quốc gia điển hình cho ý thức tự lực, tự cường
vươn lênnhờ đi theo con đường tư bản, nước ta cần noi gương Nhật Bản, nhờ Nhật giúp đỡ
để đánh Pháp. Ông chủ trương dùng phương pháp bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân,
lật đổ phong kiến, khôi phục củ quyền quốc gia, lập ra một chính phủ quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật bản.
Phan Chu Trinh đi đầu trong cuộc vận động Duy tân: xóa bỏ cái cũ là chế độ phong
kiến, theo cái mới là dân chủ tư bản chủ nghĩa, đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập,
đi theo con đường dân chủ, tư sản. Ông chủ trươg đấu tranh ôn hòa, công khai, nhădm khai
thông dân trí, mở mạng dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại.
- Các nhà lãnh đạo phong trào Đông kinh nghĩa thục như Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền… chủ trương bỏ cách học cũ, sống theo lối sống mới, khuyễn khích học chữ quốc
ngữ, cuộc vận động này mang tính chất dân tộc chống đế quốc, mang màu sắc dân chủ chống phong kiến..
Như vậy, Phan Bội Châu không nhân rõ được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chưa
thấy được vai trò của nhân dân lao động. Phan Chu Trinh sai lầm khi phản đối đấu tranh vũ
trang, mơ hồ về chính trị, muốn dựa vào đế quốc để đánh phong kiến giành lại chủ quyền, 3
sau đó mới đánh đế quốc để giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Do những hạn chế chủ
quan và khách quan, các cuộc vận động, các phong trào cải cách duy tân đều bị thất bại
trước sự đàn áp, khủng bố của kẻ thù.
3. Phân tích sự hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV?
Thế kỷ X cắm một cái mốc quan trọng trong lịch sử loài người nói chung và đặc biệt là trong lịch sử Việt Nam.
Trước thế kỷ X, là một thời kỳ lâu dài – hàng ngàn năm – Việt Nam bị cuốn hút vào quỹ
đạo của chủ nghĩa phong kiến Trung Quốc, bị thống trị bởi các triều đại Hán – Đường. Thời Bắc
thuộc cũng là thời chống Bắc thuộc gay go, dai dẳng, bất khuất, ngoan cường mở đầu với cuộc
khởi nghĩaHai bà Trưng (40-43), hai vị nữ anh hùng lẫm liệt – và kết thúc với thế kỷ X. Sau 33
năm giành quyền tự chủ (905-938), chuẩn bị lực lượng về mọi mặt, dân tộc Việt Nam đã hiên
ngang đi vào trận chung kết lịch sử toàn thắng với bọn xâm lược phương Bắc. Chiến thắng Bạch
Đằng giang mùa Đông 938 được ghi vào sử sách Việt Nam như một võ công hiển hách, đời đời
bất diệt, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn nghìn năm
của phong kiến Trung Quốc, mở ra một kỷ nguyên mới, độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ về
văn hóa và văn minh Việt Nam.
Từ thế kỷ thứ X-XV, Việt Nam trải qua một thời kỳ lịch sử mới – thời kỳ quốc gia độc lập
dưới chế độ quân chủ.
Ra khỏi thời Bắc thuộc và bước vào kỷ nguyên Đại Việt, tổ tiên ta đứng trước những thực tế lịch sử:
1. Người Việt là một Dân tộc c
– ư dân khá thuần nhất, một chính thể thống nhất và nhân
chủng, ngôn ngữ, xã hội, văn hóa, lịch sử… do kết quả hòa trộn (và cả sự "ốp ép" lâu dài nhiều
cộng đồng tộc người ở miền trung châu Bắc bộ). Đó là một dân tộc – nông dân, với một nền văn
minh thôn dã, một nền văn hóa xóm làng, mang tính truyền miệng hơn là chữ nghĩa.
2. Nước Việt mới dựng lại cũng là một Dân tộc – quốc gia
Ở Việt Nam, Độc lập (dân tộc) gắn chặt với Thống nhất (quốc gia đa tộc). Chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là hiệu quả đấu tranh chống chủ nghĩa "bình thiên hạ" Trung
Quốc và chống chủ nghĩa địa phương.
Các triều đại phong kiến dân tộc (Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần), do tính hợp pháp triều đại của
nó đã góp phần rèn luyện tình cảm dân tộc. Quan hệ hữu cơ Làng Nước – là một nét đặc sắc của
văn minh Đại Việt, cũng là một nét đặc thù của nhà nước Lý – Trần, Lê mà nhìn bề ngoài, người
ta cứ ngỡ là một nhà nước Hoa hóa.
Tư tưởng chính trị chủ yếu:
Tư tưởng về xây dựng, củng cố nền độc lập mới giành lại được; là tư duy về một hệ thống
chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã
hội và đương đầu với các âm mưu xâm lược phương bắc Tư tưởng đó đã đánh bại tư tưởng cát
cứ, chia cắt đất nước của các sứ quân – chủ yếu là các hào trưởng, địa chủ hình thành từ thời chống Bắc thuộc
- Triều đại nhà Lý (1009 – 1226) với nền chính trị quân chủ quý tộc – chuyên chế, quốc
gia cường thịnh với một nền văn minh đại việt tiêu biểu bản sắc dân tộc và một chính thể quân
chủ trung ương tập quyền khá hoàn chỉnh . Nhà Lý biết đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao, vừa cunwgs rắn vừa mềm dẻo. Tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc, coi nhân
dân như lượng lượng quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước là tư tưởng chính trị nổi bật thời Lý 4
- Triều đại Trần, Hồ: Thời trần nhân dân phải đương đầu 3 cuộc xâm lược của quân
Nguyên – Mông. Đứng trước nguy cơ mất nước nhà Trần đã phát huy truyền thống yêu nước,
huy động tất cả tầng lớp nhân dân vào cuộc kháng chiến cứu nước, chính vì vậy tư tưởng chính
trị nổi bật thời kỳ này là tưởng tưởng đấu tranh chống ngoại xâm vì độc lập, tự do của tổ quốc.
Đồng thời tư tưởng khoan dân, thân dân cũng được đề cao thông qua Trần Quốc Tuấn – Hưng đạo đại vương.
Nhà Hồ tuy tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cũng đểv lại dấu ấn đậm nét với tư tưởng
chính trị cải cách Hồ Quý Ly, nổi bật tư tưởng cải cách chính trị , quân sự nhằm mục tiêu củng
cố tăng cường chế độ quân chủ tập quyền đồng thời giải quyết mâu thuẫn kinh tế - xã hội nhằm
đáp ứng yêu cầu của lịch sử.
- Triều đại Lê Sơ: chế độ trung ương tập quyền đã được tăng cường vững mạnh và đạt tới
trình độ cao trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam. Các chế đô về cai trị , quân đội đều đã
được hình thành quy chế. Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã có sự tưr chức và
giám sát lẫn nhau giữa một số loại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên mô hình thể chế chính trị cứng
nhắc và gò ép nên không thể tồn tại lâu dài. Thời kỳ này có 2 nhà tư tưởng chính trị kiệt xuất là
Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
Nét nổi bật trong tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi là Nhân nghĩa. Nhân nghĩa, được gắn
chặt với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu
dân khổ, đánh kẻ có tộinhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu
dân. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa
giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”. Tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ
lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan
điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự
“khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
nói riêng. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng
xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán
sầu, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp;
đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác. Có thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của
Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và
rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là
một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản.
Lê Thánh Tông thể hiện tầm nhìn xa trông rộng thông qua tư tưởng cải cách: cải cách tổ
chức bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và chấn chỉnh quy tắc làm việc, hoàn thiện đội ngũ quan
liêu mới từ trung ương đến địa phương, từ trên xuống dưới bằng chế độ thi tuyển; xây dựng hẹ
thống chính trị chặt chẽ, đặc biệt là nắm chắc các địa phương. Chủ trì xây dựng bộ luật Hồng
Đức, bước đầu xác lập nhà nước pháp trị ở Việt nam. Đường lối trị nước vừa kết hợp giữa đức trị
và pháp trị trên lập trường yêu nước. Đề cao ý thức độc lập và tự cường dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.
4. Trình bày nội dung các chính sách ngoại giao của Việt Nam trước năm 1945?
Chính sách ngoại giao của một quốc gia bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để
bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế.
Các phương pháp được sử dụng một cách chiến lược để tương tác với các quốc gia khác. Các
chính sách ngoại giao của Việt Nam trước năm 1945 bao gồm:
Quan hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á
- Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Chân Lạp: 5
Thời kỳ đầu thế kỷ XIX, Chân Lạp muốn dựa vào Nhà Nguyễn để chống quân Xiêm, Nhà
Nguyễn muốn dùng Chân Lạp làm “phên dậu” để ngăn cản tham vọng “đông tiến” của Xiêm.
Vua Chân Lạp sang triều cống cầu cứu nhà Nguyễn bị quân Xiêm đánh. Nhà Nguyễn đã cử quân
sang giúp và từ năm 1813 đã đặt ách đô hộ Chân Lạp. Hai nước cùng đáo sông Vĩnh Twf vùng
biên giới. Năm 1835, nhà Nguyễn đổi nước Chân Lạp thahf trấn Tây Thành, mọi việc do triều
đình Nguyễn quyết định. Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam và Cămpuchia, nhân dân 2 nước đã
đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau chống Pháp
- Quan hệ Việt Nam – Lào
Đầu thế kỷ XIX, Lào vẫn bị chia cắt và nằm dưới sự thống trị của Xiêm. Các mường Lào
có xu hướng dựa vào Việt Nam để chống Xiêm. Vua Nguyễn đã nhiều lần cho quân sang giúp.
Năm 1929, Minh Mệnh cho sát nhập một vùng rộng lớn Đông Nam Lào vào Việt Nam. Khi
Pháp xâm lược nhân dân 2 nước đã đoàn kết chống kẻ thù chung. Các phong trào Cần vương,
khởi nghĩa Phan Đình PhùngLang Văn Thiết, Cầm Bá Thước… đã xây dựng căn cứ sát Lào và
phối hợp với các từ trưởng Lòa chiến đấu, đảm bảo hậu cần và rút lui khi cần thiết
- Quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Từ khi lên ngôi để trả ơn nhà Xiêm đã giúp đỡ để chống lại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh có
quan hệ thân thiét với Xiêm. Nhưng do cả hai nước đều muốn nắm lấy Cao Miênlàm đất phên
dậu của mình nên 2 nước đều trong thế kìm giữ lẫn nhau. Hai bên đã nhiều lần cho các đoàn sứ
thăm viếng, tặng quà cho nhau. Đứng trước nguy cơ xâm lược của Phương Tây, do khôn khéo,
mềm dẻo Xiêm đã tránh được chiến tranh. Nhà Nguyễn đã nhiều lần cho sứ thần sang khảo sát
tình hình để học hỏi chính sách đối ngoại của nhà Xiêm, nhưng những bài học đó không được
vận dụng, nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách đóng cửa và trở thành thuộc địa của Pháp
- Qua hệ Việt Nam với các nước Đông Nam Á khác
Năm 1823, Vua Mianma cử sứa sang triểu Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao, muốn Việt
Nam giúp họ chống Xiêm, nhà Nguyễn từ chối nhưng vẫn tiếp đón nồng hậu. Đối với các nước
hải đảo láng giềng, triều Nguyễn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, mà chỉ dừng lại ở quan
hệ buôn bán và thăm dò động tĩnh, tìm hiểu các nước phương tây thông qua các thuộc địa của họ ở Đông Nam Á
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Khi lên ngôi, Nguyễn Ánh sai sứ sang Trung quốc xin cầu triều đình Thanh xin đổi quốc
hiệu từ Đại Việt sang Nam Việt, xin cống nạp…. Tuy nhiên nhà Nguyễn vẫn giữ nguyên tắc bảo
vệ chắc chắn biên giới giữa hai nước. Khi quân Thanh xâm phạm biên giới, nhà Nguyễn nhiều
lần cho quân lên uy hiếp, đấu tranh buộc chúng phải rút. Nhà Nguyễn xác lập và khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa, buọc nhà Thanh phải thừa nhận. Hai nước
tăng cường quan hệ buôn bán chủ yếu là gạo, gỗ, kim loại. Khi phong trào Thái Bình Thiên quốc
ở Trung Quốc bị đàn áp, một số đạo quân đã lãnh nạn ở Việt Nam được triều Nguyễn thu nạp.
nhưng khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2 năm 1882, nhà Nguyễn cầu cứu nhà Thanh, quân Thanh tràn
sang nhưng sau đó thỏa hiệp với Pháp bán đứng Việt Nam cho Pháp.
Quan hệ Việt Nam với các nước Phương Tây
Từ năm 1903, vua Anh nhiều lần cử sứ thần sang Việt Nam tặng quà, xin thông thương,
mở cửa hiệu buôn bánnhưng bị nhà Nguyễn từ chối. Năm 1819, 1832, 1836, 1845… tàu Mỹ đến
Gia Định, Phú Yên trình Quốc thư xin thông thương, nhưng do nhà Nguyễn dè dặt, e ngại nên
không thành. Năm 1873 nhà Nguyễn cử Bùi Viện sang Mỹ, tiếp kiến Tổng thống Mỹ, nhưng
thiếu Quốc thư phải quay về, năm 1875, ông quay lại, nhưng do Mỹ thay đổi chính sách nên
không đề cập đến vấn đề quan hệ với Việt Nam nữa
Quan hệ Việt Nam – Pháp
Những năm 1776-1782, khi Nguyễn ánh bị quân Sơn Tây đánh bại phải lẩn trốn ra các 6
đảo Thổ Chu, Phú quốc… cùng lúc đó các giáo sỹ phương Tây cũng bị Cao Minh khủng bố chạy
trốn khắp nơi. Giáo sỹ Bá Đa lộc gặp Nguyễn Ánh và thỏa thuận về Pháp xin viện binh đánh Tây
Sơn. Hai bên ký hiệp ước Vécxây với những điều khoản nặng nề, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam: người Pháp chiếm Đà Nẵng, Côn Đảo, lập xưởng trên đất liền, tự do đi lại, buôn bán..
Tuy nhiên do người Pháp nổ ra cuộc cách mạng tư sản 1789 nên hiệp ước không được thực hiện.
Sau khi lên ngôi vua năm 1802. Nguễn Ánh trả ơn người Pháp đã giữ lại bốn người làm
quan trong triều là “Sứ thần đặc biệt” có nhiều đặc quyền. . Khi lên ngôi Hoàng đế Pháp,
Naponeon chủ trương thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam. Nhiều tàu Pháp đến buôn bán ở Đà
nẵng, muốn mở rộng địa bàn hoạt động nhưng Nguyễn Ánh đều từ chối. Với chính sách “ức
thương”, “đóng cửa” nhà Nguyễn hạn chế tiếp xúc với người Pháp, đặc biệt không cho giáo sỹ
vào truyền đạo, thậm chí đàn áp những người theo Thiên chúa giáo. Biết rõ âm mưu của Pháp
muốn xâm lược, nhà Nguyễn đã gấp rút chuẩn bị đối phó, tăng cường phòng thủ các nới. NHưng
năm 1858, Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Do thất bại ở Đà Nẵng, quân Pháp tấn công vào Gia Định và các tỉnh Nam Bộ. năm 1862
Nhà Nguyễn ký hòa ước đầu hàng dâng 3 tỉnh miền đông cho Pháp. Năm 1963, vua Tự Đức cử
phái đoàn do Phan Thanh Giản dẫn đầu sang Pháp đàm phán chuộc lại 3 tỉnh trên , nhưng kết
quả sau đó Pháp chiếm thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Trước sự nhu nhược của nhà
Nguyễn, Pháp lấn tới ra Bắc, buộc nhà Nguyễn ký Hiệp ước giáp Tuất năm 1874 với 22 điều có
lợi cho Pháp. Năm 1982 Pháp đánh Hà Nội lần 2 sau đó đánh thẳng vào Huế và nhà NGuyễnn
đã đầu hàng. Năm 1983, hai bên ký “Hiệp ước hòa bình” thừa nhận sự đô hộ của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Như vậy, trong chính sách đối ngoại nhà Nguyễn phát huy ảnh hưởng trong quan hệ với
các nước lãng giềng, liên minh với các nước chống kẻ thù chung. Trong quan hệ với Trung
Quốc, triều NGuyễn luôn thần phục về chính trị với mục đích giữ mối quan hệ hòa hiếu giữa hai
nước, nhưng vẫn có ý thức đấu tranh giữ biên giới quốc gia. Trong quan hệ với Phương Tây, nhà
Nguyễn thi hành chính sách “Bế quan tỏa cảng”, “đóng cửa” không biết phát huy sức mạnh tổng
hợp của nhân dân để chống xâm lược. Thái độ nhu nhược, nhượng bộ , cầu hòa không điều
kiệncủa Triều NGuyễn đã bị Pháp tận dụng triệt để. Hòa ước 1884 là điểm nút cuối cùng đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính sách đối ngoại nhà Nguyễn.
5. Trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển thể chế nhà nước Việt
Nam qua các bản Hiến pháp?
Sau khi Đảng ra đời, Đảng lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại. Để
có được sự ra đời của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các thời kỳ đấu tranh gian khổ, từng bước giành chính quyền
dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự ra đời của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa 2/9/1945 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát
triển thể chế Việt Nam hiện đại.
1. Thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1946:
Sau sự thành lập Nhà nước Việt Nam (2/9/1945). Tháng 11/1946, Quốc hội thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bản Hiến pháp này được xây dựng
trên 3 nguyên tắc: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai gái, tôn giáo, giai cấp,
đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Hiến pháp xác định hình thức chính thể của NN
ta là NN Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân trong đó nhân dân là người chủ nắm quyền lực NN. Thể
chế NN được Hiến pháp xác định rõ 3 cơ quan. 7
Cơ quan lập pháp gồm Nghị viện Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp. Trong
đó Nghị viện Nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất vì đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Cơ quan hành pháp là chính phủ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đứng đầu
Chính phủ là Chủ tịch nước.
Cơ quan tư pháp gồm Toàn án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các toàn án đệ nhị và sơ cấp.
Bản Hiến pháp 1946 là Hiến pháp dân chủ nhân dân. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho Nhân dân Việt Nam xây dựng một NN độc lập và thật sự trở thành
người chủ của đất nước.
2. Thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1959:
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thành công 1954. Đất nước bước vào thời kỳ mới với
nhiệm vụ của 2 miền. Miền Bắc tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến
hành chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm thống nhất nước nhà, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu nhiệm
vụ mới ngày 31/12/1959. Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp mới với 10 chương, 122 điều.
Hiến pháp 1959 đã khẳng định nước Việt Nam là khối Bắc Nam thống nhất, bả chất của nhà
nước ta là Dân chủ Nhân dân lên CNXH, nền kinh tế gồm các thành phần: quốc doanh tập thể,
cá thể. So với Hiến pháp 1946 thì thể chế nhà nước trong Hiến pháp 1959 có những thay đổi sau:
Thứ nhất: Thể chế cộng hòa đã được xác định trên cơ sở bản chất và các nguyên tắc của chế độ XHCN.
Thứ hai: tên gọi Nghị viện Nhân dân thay bằng Quốc hội. Quyền hạn, nhiệm vụ
của Quốc hội được mở rộng hơn trước.
Thứ ba: Chế định chủ tịch nước trước đây nằm trong Hội đồng Chính phủ nay tách
ra thành chế định riêng. Quyền của Chủ tịch nước được mở rộng hơn.
Thứ tư: Cơ quan hành pháp gọi là Hội đồng Chính phủvẫn giữ chức năng, nhiệm vụ như cũ.
Thứ năm: Hệ thống cơ quan tư pháp gồm Tòa án nhân dân tối cao, toàn án nhân
dân địa phương và các tòa án quân sự. Điểm mới là cơ quan tư pháp không còn nằm trong Hội
đồng Chính phủ như trước đây mà là hệ thống cơ quan độc lập với chế độ bầu thẩm phán và
nguyên tắc tuân theo pháp luật. Đặc biệt là sự ra đời của Viện kiểm sát tối cao và ở các địa phương.
Thứ sáu: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo NN và toàn xã hội.
Như vậy Hiến pháp 1959 không đặt vấn đề phân chia quyền lực nha 2nu7o71c theo cơ
chế vận động giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp mà theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
3. Thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1980:
Ngày 18/12/1980, Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua bản hiến pháp mới, hiến
pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước. Hiến pháp có những thay đổi phát
triển về mặt thể chế Nhà nước như sau:
Quốc hội vẫn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân duy nhất có quyền lập hiến
và lập pháp. Điểm mới của Quốc hội là thành lập hai cơ quan là Hội đồng Nhà nước và Hội đồng dân tộc.
Cơ quan Hành pháp với việc đổi tên là Hội đồng Chính phủ thành Hội đồng Bộ
trưởng, nhấn mạnh hơn cơ cấu tổ chức, vị trí, trách nhiệm của từng thành viên trong tập thể. Thời
kỳ này chủ tịch nước lại nằm trong Hội đồng chính phủ.
Cơ quan Tư pháp không có gì thay đổi 8
Như vậy Hiến pháp 1980 nhấn mạnh bản chất nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô
sản và nguyên tắc làm chủ tập thể.
4. Thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1992:
Hiến pháp 1992 thông qua ngày 15/4/1992 gồm lời nói đầu, 12 chương, 147 điều. Những
nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của thể chế chính trị được đổi mới hoàn thiện trên những nét cơ bản sau:
Quốc hội bên cạnh các quy định truyền thống thì bản Hiến pháp 1992 đặt cơ sở
pháp lý cho việc phân công quyền lực giữa các thiết chế nhà nước, tiến tới mô hình tổ chức
không có cơ quan nào độc quyền về quyền lực.
Chế định Nguyên thủ quốc gia tập thể của Hội đồng nhà nước thay bằng chế định Chủ tịch nước.
Cơ quan hành pháp: Đổi Hội đồng Bộ trưởng thành Chính phủ. Chính phủ vừa ở vị
trí trực thuộc Quốc hội vừa độc lập Quốc hội. Đứng sau chính phủ là Thủ tướng.
Hiến pháp 1992 xác định rõ: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công phối hợp
giữa 3 cơ quan trong việc thực thi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hiến pháp 1992 là cái mốc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về thể chế chính trị Việt Nam hiện đại.
5. Thể chế nhà nước theo hiến pháp 2013:
Điều 2 (Chương I) Hiến pháp 2013 ghi rõ: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội;
Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp”.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do một đảng duy
nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Trình bày sự hình thành và phát triển của thể chế lập pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
Lập pháp là một bộ phận quyền lực trực tiếp và cao nhất đại diện cho lợi ích và ý chí
của nhân dân. Cơ quan Lập pháp là một trong ba cơ quan có vai trò trọng yếu trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước.
Quy định về cơ quan lập pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1946
Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khẳng định: Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng
trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và
là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ
quan này có ba chức năng chính: - Lập pháp
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri
Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại 9
biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua
các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định
đoạt các vấn đề của đất nước. Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam
được quy định theo Điều 84 trong Hiến pháp Việt Nam. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa
số. Cơ quan này có các đơn vị trực thuộc là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam. Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội.
Quy định về cơ quan lập pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1959
Theo quy định của Hiến pháp 1959, Nghị viện nhân dân nước ta đã đổi tên thành QH.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, với nhiệm kỳ là 4 năm. Về cơ cấu tổ chức,
QH theo Hiến pháp 1959 có UBTVQH với cơ cấu gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng
thư ký, các ủy viên. Các Ủy ban của QH gồm: Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kế hoạch và
ngân sách và những Ủy ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Ủy
ban thường vụ Quốc hội (Điều 57, Hiến pháp năm 1959).
Quy định về cơ quan lập pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1980
Điều 82, Hiến pháp 1980 quy định: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
QH do cử tri cả nước bầu ra, theo nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín. Nhiệm kỳ của mỗi khóa QH là 5 năm.
Cơ cấu tổ chức của QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Hiến pháp
năm 1980 đã có những quy định đầy đủ hơn về vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của
QH nói riêng và các cơ quan dân cử nói chung. Nếu theo Hiến pháp 1959, UBTVQH là cơ
quan thường trực của QH thì theo Hiến pháp 1980, cơ quan thường trực của QH là Hội
đồng Nhà nước. Mặt khác, theo Hiến pháp 1980, Hội đồng Nhà nước còn là Chủ tịch tập
thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định về cơ quan lập pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1992
Điều 83 Hiến pháp 1992 ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp. Quốc hội quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về
quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Tính đại biểu cao nhất này được thể hiện thông qua cách thức thành lập, cơ cấu, thành phần
đại biểu và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Tính đại biểu của Quốc hội Việt Nam còn
thể hiện ở việc được thành lập theo mô hình quốc hội một viện, không phải mô hình quốc
hội lưỡng viện như nhiều nước. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan được cử tri toàn quốc bầu
ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội không chỉ là
người đại diện cho cử tri bầu ra mình mà đại diện cho cử tri cả nước. Do đó, Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất cho toàn thể nhân dân.
Quốc hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam". Tính quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện rõ nét ở chỗ, theo nguyên tắc
đại diện, chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành pháp luật.
Quy định về cơ quan lập pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 2013 1
Hiến pháp năm 2013 khẳng định, Quốc hội là cơ quan làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến
pháp, làm luật, sửa đổi luật; thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Trên thực tế, quy định này
của Hiến pháp được thực hiện khá chặt chẽ, cụ thể theo trình tự sau: hàng năm, trên cơ sở
đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, Ủy ban
thường vụ Quốc hội (UBTVQH) lập và trình Quốc hội xem xét, quyết định chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh. Trên cơ sở đó, UBTVQH phân công, chỉ đạo, đôn đốc và giám sát
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chương trình này. Hội đồng Dân tộc,
các Ủy ban của Quốc hội, bên cạnh việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, còn dành nhiều
thời gian, công sức cho việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật trên cơ sở ý kiến của các vị
đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ý kiến của nhân dân, của các cơ quan, tổ chức hữu quan. Để
phục vụ cho công tác này, Hội đồng Dân tộc (HĐDT), các Ủy ban của Quốc hội đã tham
gia ngay từ đầu vào quá trình xây dựng dự án luật. UBTVQH với tư cách là cơ quan chuẩn
bị và chủ trì kỳ họp Quốc hội, thường xuyên cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh.
Giữa hai kỳ họp, các đoàn ĐBQH đã tổ chức các hội nghị để trao đổi, thảo luận và lấy ý
kiến của các đối tượng có liên quan. Ý kiến của ĐBQH là cơ sở quan trọng mang tính quyết
định trong việc hoạch định chính sách, chỉnh lý và hoàn thiện từng nội dung của dự án luật.
Theo trình tự này, Quốc hội đã nắm trọn quyền lập pháp và ý kiến rằng Quốc hội chỉ là cơ
quan thông qua luật là không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Thực tế cho thấy, nếu so sánh
giữa dự án luật trình Quốc hội với các dự án luật đã được các cơ quan của Quốc hội thẩm
tra, chỉnh lý, hoàn thiện và Quốc hội thông qua thì có sự thay đổi cơ bản về chất, nhất là về
các chính sách, kể cả về mặt nội dung cũng như hình thức văn bản.
7. Trình bày sự hình thành và phát triển của thể chế hành pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
Trong cơ cấu quyền lực nhà nước, hành pháp chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi
hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội. Ở
Việt Nam, các chủ thể thực hiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan
hành pháp ở trung ương, mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này.
Quy định về cơ quan hành pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1946
Theo Điều 43 Hiến pháp năm 1946: Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thành phần Chính phủ gồm: Chủ tịch nước,
Phó Chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng (có thể có Phó
Thủ tướng). Với vị trí, tính chất là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, nên việc thi
hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu
của Chính phủ; đồng thời với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ xây
dựng và trình trước Nghị viện các dự án luật, sắc luật; lập dự án ngân sách hằng năm. Hiến
pháp tạo cho Chính phủ những quyền khá độc lập với Quốc hội; thực chất Chính phủ là cơ
quan thực hiện quyền hành pháp, mặc dù thuật ngữ hành pháp chưa được sử dụng trong Hiến pháp.
Quy định về cơ quan hành pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1959
Hiến pháp năm 1959, theo Điều 71 “Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Quyền hạn của Chính phủ gồm 3 nhóm quyền hạn: Trình dự
án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc 1
hội; lãnh đạo hệ thống hành chính nhà nước; đình chỉ, bãi bỏ văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới…
Khẳng định tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam bắt đầu theo chế độ đại nghị -
tính trội thuộc về Quốc hội trong mối quan hệ với Chính phủ và các cơ quan khác của nhà
nước. chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện là cơ quan chấp hành của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Theo đó, chế định Chủ tịch nước được tách ra khỏi thành phần của Chính phủ.
Quy định về cơ quan hành pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1980
Theo Điều 104 Hiến pháp năm 1980 “Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao
nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”. Điều 107 Hiến pháp năm 1980 đã liệt kê
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng Bộ Trưởng là: Thi hành Hiến pháp, luật (tương tự như Hiến pháp năm 1946).
Theo Hiến pháp năm 1980 quyền hành pháp vẫn được ghi nhận, nhưng có sự thay đổi
lớn, nó không còn độc lập với lập pháp. Vì quyền hành pháp được nhập lại với quyền lập
pháp và thuộc về cơ quan lập pháp. Quy định Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và
hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã làm cho trong
cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta lúc đó không có sự phân biệt giữa cơ quan
lập pháp và cơ quan hành pháp. Thiết chế Chủ tịch nước tập thể làm cho sự phản ứng nhanh
nhạy của hành pháp phần nào bị hạn chế, không phù hợp với yêu cầu mà chức năng hành pháp cần thực hiện.
Quy định về cơ quan hành pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1992
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: " Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp". Lần đầu tiên trong Hiến pháp của nước ta có sự quy định khá rõ
ràng về các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền hành pháp ở nước ta không được
tuyên bố và giao cho một cơ quan cụ thể nào mà nó được thực hiện bởi nhiều chủ thể như
Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hành pháp ở địa phương.
Nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước - một chủ thể của quyền hành pháp. Chủ tịch
nước là một khâu rất quan trọng trong việc kết nối, liên kết, phối hợp hoạt động giữa Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. Chủ tịch nước thực hiện cả
hoạt động lập pháp và hành pháp và tư pháp.
Chính phủ - chủ thể cơ bản của quyền hành pháp Chính phủ là thiết chế có vị trí và
vai trò to lớn trong cơ chế quyền lực nhà nước - chủ thể cơ bản của quyền hành pháp, góp
phần làm cho hành pháp được thực thi có hiệu quả hơn. Hiến pháp năm 1992 quy định
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các cơ quan hành pháp ở địa phương Cơ quan chính quyền địa phương được Hiến
pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm
2003 xác định vẫn gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân có
vai trò rất lớn trong việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước
cấp trên cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Vị trí pháp lý và
nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp được xác định rất rõ trong Hiến pháp, Ủy ban nhân
dân là cơ quan trực tiếp thực thi nhiệm vụ đưa Hiến pháp và pháp luật vào đời sống trong địa bàn mình quản lý. 1
Quy định về cơ quan hành pháp trong hiến pháp 2013
Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức
khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan
trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của
Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Điều 110 Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng,
các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ
không nhất thiết là đại biểu Quốc hội”. Lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định: “Thủ tướng
Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ”(Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013).
Hiến pháp năm 2013 có điểm mới so với hiến pháp 1992 về tổ chức chính quyền địa
phương, khẳng định trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân . Một điểm mới khác cũng cần lưu ý là ngoài ba cấp chính quyền tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị
trấn, Hiến pháp mới còn quy định thêm đơn vị hành chính - lãnh thổ đặc biệt do Quốc hội
thành lập. Mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa chính quyền địa
phương, khoản 2 Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.”
8. Trình bày sự hình thành và phát triển của các thể chế tư pháp ở Việt Nam qua
các bản Hiến pháp?
Cơ quan tư pháp là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền tư pháp.
Do quyền tư pháp đồng nghĩa với quyền xét xử nên cơ quan tư pháp cũng chính là cơ quan
xét xử. Thực hiện quyền xét xử, cơ quan xét xử được quyền phán quyết, ra bản án về một sự
kiện có tính xung đột, tranh chấp và vấn đề chính yếu là phán quyết của cơ quan xét xử lại
có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan nghiêm chỉnh thi hành.
Quy định về cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1946
Điều thứ 63, hiến pháp 1946 quy định: Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà gồm có: a) Toà án tối cao. b) Các toà án phúc thẩm. c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ
cấp. Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.
Quy định về cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1959
Theo quy định tại Chương VIII của Hiến pháp năm 1959 thì có thể hiểu rằng các cơ
quan tư pháp là “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân”. Hai hệ thống cơ quan tư
pháp này không còn trực thuộc Hội đồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm và báo cáo trước
cơ quan quyền lực nhà nước đó là Quốc hội.
Hệ thống Toà án nhân dân theo Hiến pháp năm 1959 bao gồm Toà án nhân dân tối
cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự. Trong trường hợp cần xét xử
những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt (Điều 97).
Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của Toà
án nhân dân, ngày 14/7/1960, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá II, kỳ họp
thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân.
Quy định về cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1980 1
Chương X Hiến pháp năm 1980 quy định: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân
dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có
nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng
của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
Kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan
chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà
nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự kiểm sát việc
tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Về tổ chức, Toà án quân sự cấp cao trở thành bộ phận của TANDTC; tòa án nhân
dân cấp tỉnh thành lập các toà chuyên trách (toà hình sự, toà dân sự); tòa án nhân dân cấp
huyện được quy định thêm về thư kí toà án và chuyên viên pháp lí giúp việc.
Quy định về cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 1992
Hiến pháp 1992 quy định: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các
Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ
quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công
tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc
tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự
lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quy định về cơ quan tư pháp ở Việt Nam trong Hiến pháp 2013
Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan
xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. So với
Hiến pháp năm 1992 thì ngoài chức năng xét xử thì Tòa án nhân dân còn thực hiện quyền tư
pháp là nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ quan thực
hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan
thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là cơ sở pháp lý để giao cho Tòa án nhân dân có
thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người, quyền của công dân, mà
những loại việc đó hiện nay là các cơ quan hành chính đang thực hiện…
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích 1
hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ của Tòa án, đảm bảo thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án.
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng đã sắp xếp và bổ sung một số nội quan trọng
tại Điều 103, cụ thể như: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia,
trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm; Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí
mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín; Tòa
án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút
gọn; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
được bảo đảm; quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương
sự được bảo đảm”. Đây là các nguyên tắc hoạt động cơ bản Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân dân, đảm bảo chất
lượng xét xử của Tòa án tránh tình trạng xảy ra oan sai, gây thiệt hại cho các bên đương sự
trong quá trình xét xử của Tòa án.
9. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong
thể chế chính trị Việt Nam hiện nay?
Vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta
hiện nay. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong
các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã
hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khác với các tổ chức chính trị - xã hội khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò
đặc biệt quan trọng. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Là liên minh chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tạo nên sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong
các tầng lớp nhân dân; thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, nhà nước; động viên
nhân dân phát huy quyền làm chủ; tham gia xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, mặt trận là
nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tập hợp các lực lượng trong nhân dân tham
gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng; Mặt trận là nền tảng chính trị, là tổ chức
chính trị - xã hội của toàn dân.
Mặt trận là nơi hiệp thương bầu cử các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và
địa phương, có đại diện trong các cơ quan quyền lực dân cử 1
MTTQ là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân,.
MTTQ có vai trò tăng cường đồng thuận xã hội, thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân .
MTTQ có vai trò Giám sát, phản biện xã hội
MTTQ có vai trò trong hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, chủ yếu thông qua đối ngoại nhân dân để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vị trí, vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động,
chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản
lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền,
nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của
hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và
nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.
Tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao
cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những
thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng.
nền kinh tế nhiều thành phần Tổng LĐLĐVN phát huy vai trò của mình trong việc
giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động,
phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu
tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và
chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ
văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối
liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững
chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của nhà nước
Vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức
hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh. Đoàn Thanh niên là tổ chức giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, là đội hậu bị, là cánh tay
đắc lực của Đảng, đồng thời là nguồn cung cấp cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức cách mạng,
có trình độ chuyên môn cao cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng.
Vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên là tập hợp, giáo dục thanh thiếu niên và nhi
đồng thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Đoàn có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động định hơngs tư tưởng, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí
về chính trị, tinh thần trong thanh thiếu niên; lôi cuốn họ tham gia xây dựng chính quyền,
tạo điều kiện cho mỗi người phát guy tài năng, sức mạnhcủa mình phục vụ nhân dânĐoàn 1
bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của
Đảng, đó là những đoàn viên cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sung quan trọng, đảm bảo cho
Đảng phát triển không ngừng
Vị trí, vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội, đại diện, đoàn kết rộng
rãi các tầng lớp phụ nữ trên cả nước; bảo vệ quyền bình đẳng dân chủ và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của phụ nữ; bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao học vấn cho phụ nữ; giáo dục phụ nữ
xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò đặc biệt
của giới nữ trong việc làm mẹ và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã góp phần quan trọng tham mưu vào việc xây
dựng, hoạch định chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên,
phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao
đời sống của phụ nữ và nhân dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn thực hiện tốt vai trò
là cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, Nhà nước trong phát huy dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng,
an ninh, đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế
Vị trí, vai trò của Hội Nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội tổ chức đoàn kết, giáo dục nâng
cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân nhằm hướng người sản xuất nhỏ đi lên CNXH.
Hội là cơ sở, cầu nối giữa Hội với hội viên, nông dân, là nơi trực tiếp thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết, Chỉ thị
của Hội cấp trên; là nơi rèn luyện, giáo dục, kết nạp hội viên, là cầu nối giữa Đảng với nông
dân, tuyên truyền vận động nông dân vào Hội; nắm và phản ánh tâm tư nguyện vọng chính
đáng của hội viên, nông dân với Đảng, chính quyền
Vị trí, vai trò của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong Hệ thống chính trị do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của cựu chiến binh, là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Hội có vị trí là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Vị trí này xuất phát từ mục
đích ra đời của Hội là để tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh
giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của
cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu, tình đồng chí, đồng đội.
Hội có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân
tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
10. Đặc điểm của thể chế nhà nước Việt Nam hiện nay?
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân ta mà nền 1
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền
tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện quyền dân chủ
của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân;
có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, vô trách
nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội,
nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung, dân
chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự
chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền đó.
Thể ché nhà nước Việt Nam hiện nay bao gồm: quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và chính quyền địa phương - Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất; cơ
quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản
về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và
hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của nhà nước. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm, mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ do Ủy ban
thường vụ quốc hội triệu tập - Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. Được bầu
trong số đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội. Chủ tich nước có nhiệm vụ, quyền hạn: Công bố hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh; thống
lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân; đề nghị Quốc hội bầu, miẽn nhiệm, bãi nhiệm Phó
Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện
kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình
trạng chiến tranh; công bố quyết định đại xá; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh
sán, thẩm phán tòa án tối cao; Phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định
phong hàm cấp sỹ quan trong lực lượng vũ trang cấp cao trong lực lượng vũ trang nhân dân,
cấp đại sứ, tặng huân, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước, quyết định đặc xá - Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước
từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đảm bảo tính
ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. - Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các
tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. Ở cơ sở 1
thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Việc xét xử công khai, có hội thẩm nhân dân tham gia theo
quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.
- Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền kiểm tra, giám sát việc tuân thủ hiến
pháp, pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các công dân, đồng thời giữ
nguyên công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các viện kiểm
sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
- Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của
chính quyền nhà nước, là hình thức pháp lý thông qua đó Nhân dân thực hiện quyền làm
chủ của mình ở địa phương. Chính quyền địa phương mang tính nhà nước, thực hiện quyền
lực nhà nước ở địa phương. Tính chất quyền lực nhà nước của CQĐP không chỉ xác định vị
trí, tính chất pháp lý và vai trò của các cơ quan CQĐP trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà
nước thống nhất của Nhân dân, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của CQĐP
trong việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà
nước, quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ,
hình thành một hệ thống thứ bậc hành chính từ trên xuống theo hướng cấp dưới phục tùng
cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương. Tổ chức bộ máy của CQĐP do Nhân dân địa
phương, bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, thành lập ra để tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước ở địa phương. Chính quyền địa phương vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà
nước cấp trên, vừa chịu trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân ở địa phương. Trên thực tế,
không phải mọi cơ quan nhà nước ở địa phương đều nằm trong bộ máy CQĐP, mặc dù cơ
quan này có thể thực thi nhiệm vụ chính trị ở phạm vi địa phương.
11. Trình bày bản chất và cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay?
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm
quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác
Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng mang bản chất giai cấp
công nhân và tính dân tộc, tính nhân dân 1
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng: Trước hết đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin
làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình; Bản chất giai cấp
công nhân của Đảng còn thể hiên trong mục tiêu của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có giai cấp công nhân mới có thể “đưa cách mạng giải phóng dân
tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công; Đảng mang bản chất của
giai cấp công nhân còn được thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, xây dựng và hoạt động của Đảng
Tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng: Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc,
tính nhân dân của quân đội ta là một thể thống nhất bền vững. Trong mục tiêu cách mạng do
Đảng ta xác định, lợi ích giai cấp công nhân gắn liền với lợi ích của dân tộc và lợi ích của
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Các lợi ích này cơ bản là thống nhất, không đối lập
nhau. Quân đội ta chiến đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, không chỉ có mục
đích giải phóng giai cấp công nhân, mà còn có mục đích giải phóng dân tộc; không chỉ vì
lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động. Do đó, tính dân tộc,
tính nhân dân không những không mâu thuẫn, mà còn làm sâu sắc hơn bản chất giai cấp
công nhân của quân đội.
Cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
Điều lệ Đảng quy định: Hệ thống tổ chức của Đảng được thành lập tương ứng với hệ
thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt nam hiện nay gồm:
- Cơ quan lãnh đạo cấp trung ương
Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Đại hội có nhiệm
vụ đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; quyết định đường lối, chính sách
của Đảng nhiệm kỳ tới; Bầu BCH Trung ương; sửa đổi cương lĩnh, điều lệ Đảng khi cần
Ban chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạocủa toàn Đảng giữa 2 nhiệm kỳ đại
hội, có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng, quyết định những chủ
trương, chính sách đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng. Ban
chấp hành Trung ương dầu bộ chính trị, bầu Tổng Bí thư, thành lập Ban Bí thư, bầu Ủy ban
kiểm tra trung ương; bầu Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương
Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương, có nhiệm vụ lãnh
đạo, kiểm tra việc thưckj hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của
CBHTƯ, quyết định những vấn đề chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu
tập và chuẩn bị nội dung họp của BCHTƯ
Ban Bí thư là cơ quan lãnh đạo hàng ngày của Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng
và công tác quần chúng; kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chị trên các llĩnh vực; quyết
định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ
Các Ban của Trung ươg, các Đảng đoàn, ban cán sự Đảng ở các ngành, giúp việc và
tham mưu cho BCH trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư
- Cơ quan lãnh đạo địa phương
Cơ quan lãnh đạo địa phương gồm có: Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện
Đại hội đại biểu Đảng bộ là cơ quan lahx đạo cao nhất của Đảng ở các cấp địa
phương. Đại hội được triệu tập 5 năm 1 lần. Đại hội có nhiệm vụ thảo luận văn kiện của cấp
ủy cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua, quyết định nhiệm kỳ tới,
bầu ban cấp ủy, bầu đại biểu dự đại hội cấp trên. Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa
2 nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu ;
nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Ban Thường vụ là cơ quan lãnh đạo của cấp ủy có nhiệm vụ
lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của 2